on Tariffs and Trade – GATT)
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) ra đời vào năm 1947 với 23 quốc gia thành viên, trong đó có 12 quốc gia phát triển và 11 quốc gia đang phát triển, và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1 năm 1948. Mục tiêu của GATT là nhằm thúc đẩy thương mại tự do thông qua việc giảm bớt các trở ngại thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại quốc tế.
Hoạt động của GATT đã tỏ ra rất thành công trong những năm đầu mới thành lập. Từ năm 1947 đến năm 1988, hiệp định đã cắt giảm mức thuế quan trung bình từ 40% xuống còn 5% và tăng qui mô thương mại quốc tế lên đến 20
lần. Những kết quả nói trên đạt được thông qua các vòng đàm phán thương mại giữa các nước thành viên. Bàng 7.1 liệt kê các vòng đàm phán đã diễn ra trong khuôn khổ GATT. Lưu ý rằng nếu như thuế quan chỉ là chủ đề duy nhất trong 5 vòng đàm phán đầu tiên thì ở các vòng tiếp theo, nhiều chủ đề khác đã được đề cập đến. Vòng đàm phán Uruguay được bắt đầu vào năm 1986 tại Uruguay là vòng đàm phán thương mại lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử của GATT.
Mặc dù có những thời điểm thăng trầm, vòng đàm phán Uruguay đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm bớt các trở ngại thương mại thông qua việc sửa đổi và bổ sung các quy định của GATT năm 1947. Bên cạnh việc ra kế hoạch nhằm cắt giảm hơn nữa các trở ngại đối với thương mại hàng hóa, vòng đàm phán Uruguay đã đề cập tới những vấn đề khác như thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các trở ngại thuế quan và phi thuế quan trong thương mại hàng nông sản, và về việc thành lập một tổ chức thương mại mới thay cho GATT.