Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á– Thái Bình Dương APEC

Một phần của tài liệu Hội nhập và liên kêt kinh tế khu vực ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2010 (Trang 52 - 53)

Bình Dương - APEC

Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đánh dấu bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

APEC là khu vực năng động, tương đối ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đại diện cho khoảng 40% tổng dân số thế giới, 51% thương mại và 60% tổng GDP toàn cầu. Các thành viên của APEC chiếm 75% vốn FDI, 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA), 73% xuất khẩu và 79% nhập khẩu của Việt Nam.

Trong những năm qua, APEC đóng vai trò quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Khoảng 80% kim ngạch thương mại, 75% đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 50% viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam hiện nay được thực hiện với các thành viên APEC. Thông qua APEC, thương mại và đầu tư của Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.

Hơn nữa, các rào cản như hạn ngạch cũng bị xóa bỏ, các rào cản đầu tư cũng được cắt giảm. Điều đó làm lưu chuyển vốn toàn cầu giữa APEC với khu vực bên ngoài tăng gần 8 lần, đạt 1,4 nghìn tỉ USD trong vòng 20 năm qua. Tổng sản phẩm quốc nội của APEC tính trên đầu người tăng 26%. Điều này làm mở rộng cơ hội thương mại cho Việt Nam, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của

Việt Nam với khu vực APEC tăng gần gấp 3 lần trong 8 năm đầu gia nhập APEC.

Hơn nữa, APEC cũng giúp Việt NẠm hoàng thiện về mặt chính sách và phương thức quản lý cũng như giúp Việt Nam tiếp cận thông tin, phát triển nguồn nhân lực thông qua hõ trợ kĩ thuật, trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng và thị trường

APEC cũng giúp Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Hội nhập và liên kêt kinh tế khu vực ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2010 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w