1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chính sách chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam

31 1,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 529,5 KB

Nội dung

Phân tích chính sách chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Trang 2

M C L C Ụ Ụ

Mở đầu 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Giới hạn, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 2

1.2.1. Giới hạn nghiên cứu 2

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 3

Cơ sở lý luận và thực tiễn 5

2.1 Khái quát những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực nông thôn 5

2.2 Quy luật vận động của nguồn nhân lực nông thôn 7

2.3 Một số kinh nghiệm quốc tế 9

Nội dung và thảo luận 12

3.1 Thực trạng nguồn nhân lực 12

3.2 Hiện trạng đào tạo nghề 13

3.3 Vấn đề cung cầu về đào tạo nghề 15

3.4 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực nông thôn 18

3.5 Các vấn đề đặt ra 22

3.6 Đề xuất giải pháp chính sách 24

Kết luận 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 3

Mở đầu

1.1 Đặt vấn đề

Sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, ngành nông nghiệp và phát triểnnông thôn đã có những bước phát triển đáng khích lệ Nông nghiệp luôn tăng trưởng ổnđịnh, là cơ sở nền tảng và tiền đề vững chắc cho sự phát triển của đất nước, bộ mặt nôngthôn ngày càng đổi mới, đời sống của người dân dần được cải thiện đáng kể Tuy nhiên,những thành tựu đạt được cho đến nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưađồng đều giữa các vùng Có nhiều nguyên nhân của tồn tại mà một trong những nguyên

nhân chính là do nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện vẫn đang thiếu hụt nghiêm trọng

nguồn nhân lực có kỹ thuật, kĩ năng và trình độ cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và đất nước mặc dù hàng năm Nhà nước vẫn đang dành

một khoản ngân sách không nhỏ cho công tác đào tạo nghề Lao động nông thôn luônđược đánh giá là một nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng đối với công cuộc phát triểnkinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua và trong thời gian tới Tuy nhiên, trênthực tế trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nông thôn còn nhiều bất cập, thịtrường lao động nông thôn mang tính tự phát và chưa hoàn hảo Một trong những nguyênnhân chủ yếu của tồn tại này là do tâm lý trọng “đại học” xem nhẹ học nghề trong cộngđồng người dân, khả năng chi trả của người dân cho học nghề còn hạn chế Bên cạnh đó,việc học nghề chưa thực sự gắn với thị trường sử dụng lao động, học xong rất khó tìmviệc làm Hệ thống cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập: số lượng cơ

sở đào tạo còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu - đặc biệt là các cở sởthuộc ngành nông nghiệp và PTNT; nội dung đào tạo chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏingày càng cao của thực tiễn và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốctế

Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích chính sách/

chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam”.

Trang 4

1.2 Giới hạn, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Giới hạn nghiên cứu

Đề tài giới hạn trong phạm vi thời gian những năm gần đấy, liên quan đến bức tranhnguồn nhân lực ở nông thôn và trong nông nghiệp, thực trạng công tác đào tạo nguồnnhân lực cho nông thôn, nông nghiệp, các thuận lợi, khó khăn và hạn chế của nó; Từ đó

có những khuyến nghị về chủ trương chính sách Không đi sâu và mở rộng cho toàn bộcác ngành kinh tế và khu vực khác ngoài khu vực nông nghiệp và nông thôn

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thực trạng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay

Xu thế vận động của nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiệnnay

Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn

Chủ trường và chính sách chủ yếu đối với công taccs đào tạo nguồn nhân lực chonông nghiệp, nông thôn Khuyến nghị giải pháp chính

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Khai thác các nguồn số liệu có sẵn đa qua xử lý (số liệu thứ cấp) từ các nguồn khác

nhau để mô tả thực trạng

Xây dựng khung lý thuyết để khái quát vấn đề:

Trang 6

Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1 Khái quát những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực nông thôn

a Nguồn nhân lực

Dưới đây là một số khái niệm về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy

được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995) Nguồn nhân lực, theo GS Phạm Minh Hạc (2002), là tổng thể các tiềm năng lao động của

một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiếnthức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để pháttriển kinh tế- xã hội trong một cộng đồng

Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hóa được trong công tác kế hoạchhóa ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ

tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của bộ Luật Lao Động Việt Nam (nam

đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi).

Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực haynguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ Trong đó lực lượnglao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động

có nhu cầu nhưng không có việc làm (thất nghiệp) Lao động dự trữ bao gồm học sinh

trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động

b Nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn

Từ các khái nhiệm trên, ta có thể hiểu:

Nguồn nhân lực cho nông nghiệp hay nguồn nhân lực con người cho nông nghiệpbao gồm lực lượng lao động trong nông nghiệp và laod động dự trữ cho nông nghiệp.Nguồn nhân lực cho nông thôn hay nguồn lực con người cho nông thôn bao gồm lựclượng lao động hiện có đang phục vụ cho nông thôn và lao động dự trữ sẽ phục vụ chonông thôn cũng như sẽ có ở nông thôn Nguồn nhân lực này bao gồm cả số lượng laođộng sẽ từ nông thôn chuyển cho khu vực đô thị và của khu vực đô thị cung cấp cho nôngthôn

Trang 7

c Đào tạo nguồn nhân lực, chủ trương chủ yếu cho đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.

Theo giáo trình kinh tế lao động “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến

thức nhất định và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định Đào tạo gồm đào tạo kiến thức phổ thông và đào tạo kiến thức chuyên nghiệp”.

Theo quá trình quản trị nhân lực đào tạo được biểu hiện là các hoạt động nhằm giúpcho người lao động có thể thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình

Với nguồn nhân lực thì đào tạo luôn đi liền với phát triển Theo nghĩa rộng: phát

triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trongnhững khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của

người lao động Theo nghĩa hẹp: phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi

công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựatrên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức hoặc phát triển khả năng nghề nghiệpcủa họ

Một cách định nghĩa khác: Phát triển được hiểu là quá trình làm tăng kiến thức, kỹnăng, năng lực và trình độ của cá nhân người lao động để họ hoàn thành công việc ở vị trícao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ

Phát triển xét trên phạm vi phát triển con người thì đó là sự gia tăng giá trị cho conngười về cả tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng … lẫn thể chất Phát triển nguồnnhân lực con người nhằm gia tăng các giá trị đó cho con người, làm cho con người trởthành những người lao động có năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêu cầungày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008, Hội nghị lần thứ VIIBan chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đào tọa nguồn

nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn được cụ thể hóa là : “Tăng cường đào tạo, bồi

dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại hóa cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phân con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đao tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm

Trang 8

bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn Thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề” Đây là một chủ trương lớn của Đảng nhằm phát triển nông

nghiệp, nông thôn

2.2 Quy luật vận động của nguồn nhân lực nông thôn

Trong lịch sử loài người, quá trình vận động và phát triển nông thôn bao gồm phát

triển song song 3 bộ phận : (1) Phát triển kinh tế nông thôn, bao gồm phát triển các hoạt

động nông, lâm, thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái và yêu cầu của thị trường về hàng hóa nông, lâm, thủy sản và phát triển các hoạt động kinh tế khác ngoài nông, lâm, thủy sản để tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn; (2) Phát triển các cộng đồng xã hội nông thôn ngày một văn minh và hiện đại trên nền tảng văn hóa truyền thống; (3) Duy trì và hoàn thiện môi trường sinh thái tự nhiên (đất, nước, tài nguyên, khí hậu) mang đặc thù của nông thôn.

Để đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển nói trên, nguồn nhân lực nông thôncũng vận động theo và trải qua các giai đoạn sau:

a Giai đoạn gia tăng lao động làm việc trong các ngành của khu vực nông, lâm, thủy sản với các lý do sau:

Trong giai đoạn này sự vận động của nguồn nhân lực xã hội nói chung và nguồnnhân lực nông thôn nói riêng diễn ra theo xu hướng sau:

Người dân nhờ vào trực tiếp làm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nói cách khác làkinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đó là thời kỳ tiền tư bản ở Châu Âu, Châu Mỹ, cácchâu lúc khác và hiện nay là các quốc gia chưa hoặc mới bắt đầu vào quá trình CNH nềnkinh tế, ở đó cơ cấu kinh tế và thu nhập của người dân từ sản xuất nông nhiệp chiếm tỷtrọng cao Trong điều kiện đó, số lượng dân cư và lao động làm nông nghiệp chiếm tỷtọng cao trong dân số và lao động xã hội không ngừng tăng Các nguồn lực khác như đấtđai, tiền vốn cũng được tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp

Cùng với gia tăng dân số và lao động làm nông nghiệp, hàng hóa nông sản ngàycàng được sản xuất ra nhiều hơn, đáp ứng đủ yêu cầu tiêu dùng nội địa và bắt đầu có dưthừa để xuất khẩu, bán ra thị trường quốc tế, tạo ra nền kinh tế nông nghiệp hướng xuấtkhẩu, gia tăng các hoạt động chế biến và dịch vụ cho hoạt động hàng ngày

Trang 9

b Giai đoạn hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa nền kinh tế

Trong giai đoạn này sự vận động của nguồn nhân lực xã hội nói chung và nguồnnhân lực nông thôn nói riêng diễn ra theo xu hướng sau:

Cơ cấu lao động xã hội dịch chuyển theo sự chuyển dịch của cơ ccaaus các ngànhkinh tế với xu hướng chính là chuyển từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác như côngnghiệp, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác, nói cách khác là vận động củanguồn nhân lực có hướng đi khỏi nông nghiệp, chuyển sang lĩnh vực kinh tế khác, sự

“quay về với nông nghiệp” vẫn có thể xảy ra, nhưng là hạn hữu và không thể trở thành xu

hướng chủ đạo trong nông thôn

Lao động trẻ mới bước vào tuổi lao động càng nhanh chóng rời bỏ nông nghiệp đểtham gia vào các hoạt động kinh tế phi nông ngiệp trên địa bàn nông thôn và ở các đô thị,khu công nghiệp

Lao động làm nông nghiệp giảm dần và ngày càng “già hóa”, năng suất lao động

nông nghiệp giảm nhanh nếu như các hoạt động nông nghiệp không được thay thế bằngmáy móc và phương tieenjc ơ giới khác, mà vẫn giữ phương thức canh tác truyền thông,s

sử dụng lao động chân tay là chính (thô sơ).

Tỷ lệ nhân lực làm nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ dần trong tổng lao động xã hội,tạo tiền đề để hình thành phương thức sản xuất nông nghiệp mới

c Giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ kinh tế nông thôn

Trong giai đoạn này sự vận động của nguồn nhân lực xã hội nói chung và phần nhânlực nông thôn nói riêng diễn ra theo xu hướng khác nhau:

Nguồn nhân lực nông thôn chuyển dịch nhanh sang các ngành nghề khác theo nhịp

độ của công nghiệp hóa, đô thị hóa ở từng vùng và trên quy mô cả nước Tốc độ chuyểndịch biến động nhanh ở các vùng cận đô thị, vùng công nghiệp mới, ở những nơi này laođộng nông nghiệp có thể mất đi hoàn toàn trong thời gian ngắn, chuyển nhanh sang cácngành nghề khác theo sức hút của các ngành này

Biến động xã hội trong nguồn nhân lực nông thôn diễn ra mạnh do nguy cơ rủi ro vàảnh hưởng tiêu cực của sự dịch chuyển quá trình nhanh từ nông nghiệp sang các ngành

Trang 10

nghề khác trong khi lao động nông nghiệp chưa được chuẩn bị đầy đủ về tay nghề mới vàcuộc sống mứoi

Những cơ hội mới đi kèm với những bất ổn về đời sống, việc làm xảy ra đồng thờivới sự gia tăng tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa

2.3 Một số kinh nghiệm quốc tế

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nông thôn là một trong những yếu tố quantrọng đầu tiên của toàn bộ chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn, nó rạo ra nềntảng và căn cứ để xây dựng các chương trình, chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triểncác thành tố của nguồn nhân lực phát triển theo một định hướng nhất quán, dài hạn vàđồng bộ Thiếu chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nôngthôn nói riêng thì không thể có chính sách tốt về phát triển nguồn nhân lực

Thực tiễn cho thấy các quốc gia thành công trong phát triển nguồn nhân lực nông

thôn (với kết quả tạo ra đội ngũ lao động có số lượng hợp lý với yêu cầu sử dụng và chất

lượng cao) đều phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực nông thôn rất rõ ràng và nhất

quán, tạo cơ sở để triển khai các chính sách cụ thể với mục tiêu thúc đẩy nguồn nhân lựcphát triển theo định hướng đã định của Nhà nước Trên Thế giới các nước đã thành công

và có kinh nghiệm tốt trong việc hình thành chiến lược phát triển nguồn nhân lực nôngthôn có thể kể đến như : Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo…

Kinh nghiệm quốc tế của một số nước cho thấy phát triển đào tạo nghề nói chung

và đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được Chính phủ các nước quan tâm đặc biệtvới vai trò là một thành tố chính trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực:

- Chính phủ các nước thường có các chính sách nhất quán và đồng bộ về phát triểnđào tạo nghề lồng ghép trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Đồng thời,Chính phủ sẽ giao các cơ quan quản lí xác định và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn đểquản lí thống nhất chất lượng đào tạo trên phạm vi cả nước tương ứng với hệ thốngbằng cấp, chứng chỉ nghề Đồng thời, quy hoạch phát triển đào tạo nghề trên cơ sở

có tầm nhìn xa về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xu hướng pháttriển của khoa học và công nghệ, để từ đó có chiến lược đáp ứng về nhân lực

Trang 11

- Phân cấp rõ ràng việc quản lí đào tạo nghề theo ngành dọc và theo vùng địa lí đểđảm bảo tính chủ động của các cơ quan quản lí đồng thời tạo sự linh hoạt cho hoạtđộng đào tạo nghề được phân bố tại các vùng địa phương theo quy hoạch tổng thểcủa cả nước.

- Phát triển nguồn đào tạo nghề được nhất quán từ khâu đào tạo, sử dụng và bồidưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo cân bằng cung cầu laođộng trên thị trường theo các ngành kinh tế cũng như theo vùng địa lí

- Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện song song theo hai

hướng là đào tạo để chuyển dịch cơ cấu lao động (là chủ yếu, gắn liền với quá

trình công nghiệp hóa) và đào tạo nghề để nâng cao năng suất lao động trong nông

nghiệp Đồng thời, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cấpPTCS để có định hướng học nghề ngay sau khi học hết PTTH

- Đào tạo nghề được phát triển đa dạng và vai trò của các đối tác xã hội được chútrọng; đồng thời phát huy tính chủ động của các cá nhân trong một xã hội học tậpsuốt đời

- Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực

hành tại nơi sử dụng lao động, gắn kết chặt chẽ giữa “học” và “hành”, đào tạo

theo địa chỉ, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của nơi sử dụng lao động

Trang 13

Nội dung và thảo luận

3.1 Thực trạng nguồn nhân lực

Từ các số liệu thống ke cho thấy nước ta có quy mô dân số cao trên thế giới, phân

bổ không đều giữa thành thị và nông thôn; lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nôngthôn và trong thành phần kinh tế tư nhân

Quy mô dân số nước ta là 86,927 triệu người (năm 2010) đứng thứ 3 trong khu vực (sau Indonesia và Philippines), đứng thứ 13 trên thế giới Chủ yếu sống ở khu vực nông

thôn chiếm 69,83%, tỷ lệ giới tính nam, nữ có chênh lệch không đáng kể, khoảng 58%dân số trong tuổi lao động, trong đó độ tuổi lao động từ 15-34 chiếm khoảng 45% lựclượng lao động

Hàng năm số lượng tham gia lực lượng lao động trên 1 triệu người, cứ 3 ngườibước vào tuổi lao động thì có 1 người hết tuổi lao động Thành phần kinh tế tư nhân cólực lượng lao động nhiều nhất chiếm 86,1% có vai trò chủ đạo trong giải quyết công ăn,việc làm cho toàn xã hội

Trang 14

3.2 Hiện trạng đào tạo nghề

Năm 2007, lực lượng lao động nông thôn đạt 34,8 triệu người Giai đoạn

1996-2007, lực lượng lao động nông thôn tăng với tốc độ bình quân 1,64%/năm, hay khoảng0,5 triệu người/năm Tuy nhiên, do tốc độ tăng lực lượng lao động giảm dần qua các nămnên tỷ lệ lực lượng lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động cả nước đã giảm từgần 80% năm 1990 xuống còn dưới 75% vào năm 2007

Trong thời kỳ 1996-2005, do nhiều nguyên nhân lực lượng lao động nông thôn cótrình độ chuyên môn kĩ thuật1 tiếp tục gia tăng mạnh, đạt 19,35%/năm và tỷ lệ lao động cótrình độ chuyên môn kĩ thuật trong tổng lực lượng lao động nông thôn thời kỳ 1996-2005

tăng 13,59% (từ 7,78% năm 1996 đến 23,17% năm 2005) Nhìn chung, trong giai đoạn

1996-2005, cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ chuyên môn kĩ thuật đã chuyển dịchnhanh hơn rất nhiều so với cơ cấu lao động nông thôn chia theo trình độ học vấn

Mặc dù vậy, nhìn chung trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động nông thôn vẫncòn khá thấp Năm 2005, lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật chỉ chiếm 16,88%trong tổng lực lượng lao động nông thôn Trong đó, lao động nông thôn có trình độ sơcấp, học nghề và công nhân kỹ thuật không có bằng chiếm 11,56%; cao đẳng, đại học trởlên chỉ chiếm 2,12% trong tổng lực lượng lao động nông thôn Bên cạnh đó, có tới trên

27,6 triệu lao động nông thôn không có trình độ chuyên môn kĩ thuật (lao động phổ

thông), chiếm 83,12% trong tổng lực lượng lao động nông thôn Tỷ lệ này cao hơn rất

nhiều so với khu vực thành thị (tỷ lệ lao động phổ thông chỉ chiếm 49,3%)

Nhìn chung, cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ chuyên môn kĩ thuật hiện naychưa hợp lý, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật bậc cao còn quá thấp Tỷ lệtương quan trung bình giữa lao động có trình độ tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên/lao

động tốt nghiệp trung cấp/lao động đã qua đào tạo nghề (bao gồm đào tạo nghề ngắn hạn

và dài hạn) của cả nước vào năm 2005 là 1/0,86/2,74 và của lực lượng lao động nông

thôn là 1/1,51/5,46 và đây là một thách thức lớn cho nông thôn Việt Nam khi gia nhậpWTO nếu không cải thiện đáng kể chất lượng nguồn nhân lực

1Lao động có trình độ CMKT bao gồm những người đã được đào tạo, hay tự đào tạo từ trình độ sơ cấp, học nghề,

Trang 15

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Nhằm nâng cao chất lượng laođộng nông thôn đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâuvào nền kinh tế thế giới, Đảng đã đề ra hàng loạt chủ trương lớn, và đã được thể chế hoáthành các chính sách cụ thể của Nhà nước liên quan đến công tác dạy nghề, phát triển

nguồn nhân lực nông thôn Gần đây nhất, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành

Trung ương ĐCSVN, Hội nghị lần thứ bảy khóa X về nông nghiệp nông dân và nông thôntrong đó nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nông thôn đã được đặc biệt quan tâm thểhiện bằng chủ trương tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức khoa học kĩ thuật sản xuấtnông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân, đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân

để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộquản lí, cán bộ cơ sở Nghị quyết TW cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hình thànhChương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảohàng năm đào tạo 1 triệu lao động nông thôn, thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác đàotạo nghề

Các quy định pháp luật cũng như các chính sách này có tác dụng bước đầu tạo môitrường, hành lang pháp lý và chính sách thuận lợi để phát triển mạnh công cuộc dạy nghềcho người lao động, nâng cao khả năng tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động nôngnghiệp, nông thôn Hệ thống chính sách về đào tạo nghề đặc biệt là đào tạo nghề cho laođộng nông thôn trong những năm gần đây đã từng bước được hoàn thiện và hỗ trợ kháđắc lực cho việc hình thành và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề rộng khắp trên cảnước và đạt được những kết quả đáng khích lệ Ngoài ra, đối với riêng lĩnh vực nôngnghiệp mỗi năm cũng đã có hàng trăm ngàn lao động nông thôn được đào tạo nghề vớihàng trăm tỷ đồng hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, trong đó chủ yếu là thanh niên, đốitượng chính sách, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng.Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đáng kể đó hệ thống chính sách này cũng còn bộc

lộ nhiều tồn tại cần phải điều chỉnh ví dụ như hình thức và mức độ hỗ trợ lao động họcnghề cần mạnh và thực tế hơn hay cần có chính sách tạo cơ chế kết nối giữa nơi đào tạo

và sử dụng lao động… để tiếp tục tạo môi trường tốt cho sự phát triển bền vững và hiệuquả của công tác dạy nghề

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w