khác nhau và dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phântheo cách này thì lạm phát có các loại sau: Lạm phát vừa phải – Mild inflation : được đặc trưng bằng giá cả tăng
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ nguồn tàiliệu có chọn lọc, uy tín
Hà Nội, Ngày tháng năm 2011
Sinh viên
Trần Ngọc Trang
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
BẢNG KÝ TỰ VIẾT TẮT 5
LỜI MỞ ĐÂU 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 9
1 Khái niệm 9
1.1 Một số vấn đề về lạm phát: 9
1.1.1 Thế nào là lạm phát? 9
1.1.2 Đo lường lạm phát bằng cách nào ? 9
1.2 Thế nào là giảm phát ? 10
1.3 Thế nào là giảm lạm phát? 10
2 Phân loại lạm phát 11
3 Nguyên nhân của lạm phát 14
4 Tác động của lạm phát 18
4.1 Tác động tiêu cực 18
4.1.1 Lạm phát dự kiến được 18
4.1.2 Lạm phát không dự kiến được 18
4.2 Tác động tích cực 20
5 Ai là nạn nhân của lạm phát ? 20
6 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 21
7 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 22
8 Một số chính sách tổng quát để kiềm chế lạm phát 22
8.1 Những biện pháp cơ bản chiến lược 23
8.2 Những biện pháp cấp bách trước mắt 23
8.3 Những phương thức chống lạm phát ở các nước phát triển 24
Trang 3CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1995 – 2011 25
1 Giai đoạn 1995-2006: 26
1.1 Diễn biến lạm phát từ 1995-1998 27
1.1.1 Nguyên nhân: 27
1.1.2 Diễn biến và thực trạng của tình hình lạm phát: 28
1.1.3 Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này: 29
1.2 Giai đoạn 1999-2001: 30
1.2.1 Nguyên nhân: 30
1.2.2 Thực trạng của lạm phát trong giai đoạn này như sau: 32
1.2.3 Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này: 32
1.3 Giai đoạn 2002 đến 2006: 35
1.3.1 Nguyên nhân: 35
1.3.2 Diễn biến lạm phát : 36
1.3.3 Chính sách kiềm chế 41
1.4.Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát giai đoạn 1986-2006: 41
2 Giai đoạn 2 (2007 – 2008): 42
2.1.Nguyên nhân 42
2.2.Thực trạng của lạm phát trong giai đoạn này như sau: 43
2.3.Hậu quả của lạm phát giai đoạn này: 45
2.4.Chính sách kiềm chế lạm phát giai đoạn này: 46
2.5.Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát trong giai đoạn này: 47
3 Giai đoạn 3 (2009 – 2010): 49
3.1 Tổng quan về tình hình lạm phát năm 2009: 49
3.1.1 Nguyên nhân: 49
3.1.2 Thực trạng lạm phát năm 2009: 49
Trang 43.1.4 Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát năm 2009: 52
3.2 Tổng quan về lạm phát năm 2010: 54
3.2.1.Nguyên nhân: 54
3.2.2 Diễn biến lạm phát năm 2010: 55
3.2.3 Chính sách: 59
3.2.4 Hiệu quả của kiềm chế lạm phát năm 2010: 60
4 Giai đoạn 4: 4 tháng đầu năm 2011 61
4.1 Nguyên nhân: 61
4.2 Diễn biến lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 63
4.3 Một số giải pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ 64
Chương 3 67
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CHO GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG GIAI ĐOẠN 1995-2011 67
1 Nhận xét tổng quan về tình hình lạm phát trong giai đoạn 1986 – 2011 67
1.1 Tóm tắt về thực trạng lạm phát ở Việt Nam thời gian qua 67
1.2 Nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn này: .68
1.3 Hậu quả của lạm phát trong giai đoạn 1995 – 2011: 69
1.4 Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát lạm phát 70
1.4.1 Những thành công của chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ: .70
1.4.2 Những tồn tại của chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ: 72
2 Một số kiến nghị của tác giả nhằm góp phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới: 73
2.1 Kiến nghị với chính phủ 73
2.2 Với cơ quan, doanh nghiệp, người dân 76
Trang 53 Một số biện pháp góp phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát đối với nềnkinh tế Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới: 76KẾT LUẬN 80TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 606 Một số chỉ tiêu căn bản của nền kinh tế Việt Nam
07 Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực của VN từ năm
2001
08 Một số chỉ tiêu vĩ mô của Việt Nam, 2002-2006
09 Bảng thể hiện chỉ số CPI và chênh lệch so với tháng
trước trong năm 2008
10 Biểu đồ diễn biến CPI năm 2009
11 Diễn biến giá tiêu dùng trong năm 2010
12 Biểu đồ so sánh CPI năm 2009 và 2010
13 Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm
2011
BẢNG KÝ TỰ VIẾT TẮT
Trang 701 NHTƯ Ngân hàng trung ương
LỜI MỞ ĐÂU
1 Mở đầu.
Trong lĩnh vực kinh tế, lạm phát được ví như “ con ngựa bất kham” mà
không phải quốc gia nào cũng có thể kiểm soát được Lịch sử đã chứng minh,trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia đều đã từng đối mặt với lạmphát và nhiều quốc gia còn sử dụng lạm phát một con số như một động lực để
Trang 8kích thích tăng trưởng kinh tế Trở lại với Việt Nam, nước ta sau 12 năm kiểmsoát lạm phát dừng ở mức một con số (1995-2007), cơn bão lạm phát bắt đầu
có hơi hướng quay trở lại Khởi đầu từ tháng 12 năm 2007,do tác động củatình hình phát triển kinh tế chung của hội nhập khu vực và thế giới, chỉ số giátiêu dùng đã chạm mức 2 con số, trong 8 tháng đầu năm 2008, tình hình diễnbiến hết sức căng thẳng, Chính phủ đã kịp thời đưa ra 8 giải pháp cả gói đểkiềm chế lạm phát Vì vậy có thể nói tình hình đã có phần dịu đi nhưng nềnkinh tế vẫn chưa ổn định, giá cả vẫn ở mức cao và chưa trở vể mức khi chưa
có lạm phát Và tới thời điểm hiện nay, năm 2011, lạm phát đang là điểmnóng được đem ra bàn luận trên các trang báo, diễn đàn kinh tế ở Việt Nam.Giá xăng, giá nhà, giá các mặt hàng tiêu dùng… tăng tới chóng mặt trongnhững tháng đầu năm 2011 vừa qua đã và sẽ luôn là một vấn đề cần quan tâmcủa mọi người dân Việt Nam Và nếu như chúng ta không có một biện phápkiềm chế lạm phát hiệu quả, thì chắc chắn tình cảnh lạm phát ba con số(1981-1988) sẽ quay trở lại
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “ Lạm phát và thực trạngkiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011” Đề tài là một sự sâuchuỗi về các giai đoạn lạm phát ở Việt Nam với những thành công và thất bạitrong công cuộc chống lạm phát giai đoạn 1995-2011; để từ đó các nhà làmchính sách, các nhà lãnh đạo có thể hoạch định ra một đường lối đúng đắnnhất đưa đất nước vượt qua cơn bão lạm phát
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa ngân hàngHọc viện ngân hàng, các anh/chị trong ngân hàng Agribank chi nhánh CầuGiấy đã chia sẻ và chỉ dạy để tác giả có thêm những kiến thức bổ ích hoànthiện đề tài này Xin chân thành cảm ơn
2 Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài: Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm phát ở Việt Nam tổng
Trang 9hợp các biện phát kiềm chế lạm phát cửa nước ta trong giai đoạn 1995-2011,
nhằm đưa ra những hướng đi đúng đắn giúp Việt Nạm vượt qua cơn bão lạm
phát trong thời điểm hiện tại
3 Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đưa ra nhằm mục đích hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về
lạm phát và các phạm trù liên quan đến lạm phát để giúp người đọc có cáinhìn tổng quan nhất về lạm phát Bên cạnh đó, đề tài trình bày một cách
xuyên suốt và hệ thống nhất về thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong những giai đoạn mang tính điểm nóng, giai đoạn ổn định lạm phát 1 con số
(1995-2006), giai đoạn nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng 2008), giai đoạn nền kinh tế bắt đầu hồi phục (2009-2010) và giai đoạn nềnkinh tế có dấu hiệu lạm phát quay trở lại (4 tháng đầu năm 2011)
(2007-Đề tài còn nêu lên những biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những thời kỳ lạm phát ở Việt nam trong suốt quãngthời gian từ 1995-2011 nhằm tìm ra những biện pháp thiết thực kiềm chế lạmphát ở Việt Nam trong thời gian tới
Đề tại được nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu trên internet, sáchkinh tế, báo chí, và các phương tiện truyền thông, các nghị quyết, đường lốiquan điểm của Đảng và Nhà nước về kiềm chế lạm phát …
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và các quan điểm vểlạm phát của các nhà kinh tế hiện đại của Việt Nam, các quan điểm, đườnglối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kiềm chế lạm phát…
Trang 10Chương 1 : Tổng quan về lạm phát
Chương 2: Thực trạng lạm phát và hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm
phát Việt Nam giai đoạn 1995-2011
Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị cho giải pháp kiềm chế lạm phát
trong giai đoạn 1995-2011
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Trang 11thời gian nhất định Tức là khi giá trị của hàng hóa dịch vụ tăng lênđồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi cùng với một số tiền
nhất định Có thể nói lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá.
Nói một cách cụ thể hơn , lạm phát là hiện tượng giảm mãi lực của
đồng tiền Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao khiến với cùng một sốlượng tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả mộtgiá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi mức giá chung và được tính theo công thức:
1.1.2 Đo lường lạm phát bằng cách nào ?
Mức giá chung của nền kinh tế được nhìn nhận theo 2 cách Chúng tacoi mức giá là giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ Khi mức giá tăng mọingười phải trả nhiều tiền hơn cho những hàng hóa dịch vụ mà họ mua Chúng
ta có thể coi mức giá cũng như là giá trị của tiền Sự gia tăng mức giá cónghĩa là giá trị của tiền giảm bởi vì mỗi đồng tiền bỏ ra lúc này mua được íthàng hóa hơn trước
Mức giá chung được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ sốđiều chỉnh (GDP) Chỉ số giá bao gồm một số loại như sau:
Chỉ số giá bán lẻ - CPI – Consumer Price Index
Chỉ số giá bán buôn – WPI - Wholesale Price Index
Chỉ số giá sản xuất – PPI – Producer Price Index,
Nhưng thông thường thì người ta dùng chỉ số giá bán lẻ (CPI) để đo
Mức giá t - 1
Mức giá t – Mức giá t-1
x 100
Tỷ lệ lạm phát (năm t) =
Trang 12lường mức độ lạm phát CPI đựơc tính theo công thức:
CPI =
Nếu nền kinh tế năm nay có lạm phát 10%/năm tức là mức giá cả
chung trong nền kinh tế tăng lên 10% so với năm trước đó Điều đó không có
nghĩa là giá cả của tất cả các hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ là 10%,
mà những hàng hóa khác nhau sẽ có những tỷ lệ tăng khác nhau và thậm chí
có mặt hàng giá giảm hoặc giá không đổi
1.2 Thế nào là giảm phát ?
Khái niệm giảm phát được hiểu ngược với khái niệm lạm phát, tức là
hiện tượng mức giá cả chung trong nền kinh tế giảm xuống Cũng tương tự
như lạm phát, giảm phát nhưng cũng không có nghĩa là tất cả các mặt hàngđều giảm theo cùng một tỷ lệ, mà những mặt hàng khác nhau sẽ có những tỷ
lệ thay đổi khác nhau
1.3 Thế nào là giảm lạm phát?
Giảm lạm phát, mô tả hay nói lên tình hình lạm phát được thay đổi
theo chiều hướng giảm xuống
Để phân biệt chúng, ta có thể lấy ví dụ như thế này Nếu coi chỉ số
giá là vận tốc của chiếc xe thì khi xe chạy - tức là vận tốc dương - lạm phát; khi xe chạy lùi - vận tốc âm - giảm phát; còn khi xe đang chạy mà rà thắng để giảm vận tốc từ từ là giảm lạm phát
Trang 13khác nhau và dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phântheo cách này thì lạm phát có các loại sau:
Lạm phát vừa phải – Mild inflation : được đặc trưng bằng giá cả
tăng chậm và có thể dự đoán được,là loại lạm phát ở mức một con
số - dưới 10%/năm Loại lạm phát này được xem là là tích cực vàcần thiết vì nó có khả năng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế
Lạm phát phi mã – Galloping inflation :Là loại lạm phát ở mức hai
đến ba con số ( tỷ lệ tăng giá trên 10% đến <100%), từ 10% 100%900% một năm Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền kinh
tế, với những hậu quả cực kỳ khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội,chính trị trong nước
Siêu lạm phát – Hyper inflation : Là loại lạm phát 4 con số, tỳ lệ
tăng giá từ 1000 %/năm trở lên Đồng tiền gần như mất giá hoàntoàn Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền không cònlàm được chức năng trao đổi Đây thực sự là một giai đoạn cực kỳ
hỗn loạn, bất ổn định kinh tế xã hội và đời sống nhân dân Những ví
dụ cùng cực nhất của siêu lạm phát đã xảy ra tại Đức những năm đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm phát lên tới 3.25 x 106 mỗi tháng,
có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ, đạt cực điểm lên đến 10.000.000.000%, Hungary sau Thế chiến II với tỉ lệ lạm phát 4.19 x 1016 (giá cả tăng gấp đôi mỗi 15 giờ đồng hồ), Zimbabue, Colombia….
01.Zimbawe Inflation rate
Trang 15Chỉ cần 1 đôla Mỹ, người ta có thể đổi được hơn 1 tỷ đôla Zimbabwe.
Về mặt định tính: Lạm phát được chia làm thành nhiều loại khác nhau,
tùy theo tính chất của lạm phát mà người ta chia ra các loại cơ bản sau:
Lạm phát thuần túy – Pure Inflation : Đây là trường hợp đặc biệt
của lạm phát, hầu như giá cả của mọi loại hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian
Lạm phát cân bằng – Balanced inflation: Là loại lạm phát có mức
giá chung tăng tương ứng với mức tăng thu nhập
Lạm phát được dự đoán trước – Predicted inflation: Là lạm phát mà
mọi người có thể dự đoán trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.
Lạm phát không được dự đoán trước – Non Predicted inflation: Là
lạm phát xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động
Lạm phát cao và lạm phát thấp – High inflation and Low inflation:
Theo quan điểm của Gary Smith thì lạm phát cao là mức lạm phát mà
tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát Ngược lại lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát
3 Nguyên nhân của lạm phát.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, Phân loại theonguyên nhân của lạm phát chúng ta có các loại lạm phát sau:
Lạm phát do cầu kéo – Demand pull inflation : Nguyên nhân này
Trang 16AD1
AD0P
P P
LAS
xảy ra khi tổng cầu trong nền kinh tế cao hơn tổng cung trong
cùng thời điểm đó Trường hợp này xuất hiện có thể là do tổng
cầu tăng nhưng tổng cung không đổi, hoặc tổng cung cũng tăngnhưng tăng không bằng tổng cầu Để khắc phục, chính phủ phảithực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, tăng thuế hoặc giảmcung tiền
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát do cầu kéo được giải thích bằng
mô hình sau:
Hình 2: Lạm phát do cầu kéo
Chúng ta bắt đầu với trạng thái cân bằng ban đầu trong dài hạn,tại đó đường LAS cắt đường SAS và AD0 ở mức giá P0 Sự gia tăngtổng cầu từ AD0 đến AD1 làm mức giá tăng từ P0 lên P1 và GDP thực tăng
từ Yp đến Y1
Lạm phát do chi phí đẩy – Cost push inflation: Lạm phát loại
này xuất hiện khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hoặc năng
lực sản xuất của nền kinh tế giảm sút
Chi phí đầu vào tăng có thể do giá các nguồn nguyên liệu đầu vàocho sản xuất tăng giá Điều kiện khai thác khó khăn hơn đòi hỏinhiều chi phí hơn; thiên tai, mất mùa, lụt bão, động đất… làm giảmnăng lực sản xuất; khủng hoảng ngành dầu mỏ do các liên minh dầu
Trang 17mỏ tăng giá hoặc chiến tranh vùng vịnh làm tăng giá, giá dầu tănglàm tăng chi phí trong ngành năng lượng, từ đó làm tăng chi phí đầuvào trong các ngành khác Các chi phí sản xuất tăng làm tăng giáthành sản phẩm và buộc doanh nghiệp tăng giá bán để bù đắp chiphí Giá bán tăng - tạo lạm phát Nhưng mặt khác giá bán tăng, theoquy luật cung cầu sẽ làm tổng cầu giảm xuống, các doanh nghiệp sẽcắt giảm sản xuất hoặc sa thải nhân công Hậu quả dẫn đến cho nềnkinh tế lúc này là vừa có lạm phát lại vừa bị suy thoái, tỉ lệ thấtnghiệp tăng cao Nếu lạm phát do cầu kéo ở mức vừa phải là mộtđiều kiện rất tốt cho nền kinh tế, nó sẽ kích thích đầu tư mở rộng sảnxuất Nhưng lạm phát do chi phí đẩy thì dù bất kỳ mức độ nào cũngđều không tốt, vì bản thân nó đã mang trong mình sự suy thoái kinh
tế Do vậy nó còn được gọi là lạm phát đình trệ
→ Về việc khi nền Kinh tế xảy ra cùng lúc 2 nguyên nhân gây ra lạm phát, lạm phát cầu kéo & lạm phát chi phí đẩy:
Trong thực tế 2 loại lạm phát có thể xảy ra cùng 1 lúc Nếu đường cầudịch chuyển sang phải kết hợp đường cung dịch sang trái hay lên trên thì giátăng, sản lượng có thể, giảm hoặc không đổi tùy theo mức độ dịch chuyển của
2 đường Đối với lạm phát do cầu kéo, ta kiềm chế lại bằng cách CP rút tiềnbớt ra khỏi nên Kinh tế, NHTƯ giảm lượng cung tiền (MS), CP giảm chi tiêu(giảm G) Còn loại lạm phát do chi phí đẩy, CP kiềm chế bằng cách áp dụng
CS tài khóa và tiền tệ mở rộng nhằm đưa sản lượng nên Kinh tế về mức sản
lượng tiềm năng (YP) Còn tùy trường hợp cụ thể, bằng cách xem xét tổng thể
nền Kinh tế bị loại lạm phát nào nặng hơn để đưa ra CS kiềm chế lạm phátthích hợp nhất
P
P
LAS
SAS1SAS0
Trang 18Hình 3: Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công
danh nghĩa cho người lao động Ngành kinh doanh không hiệu quả, vìthế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngànhmình Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệuquả sẽ tăng giá thành sản phẩm Lạm phát này nảy sinh từ đó
Lạm phát do cầu thay đổi: Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi,
trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường
có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phíadưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầugiảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thìlại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát
Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn
tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng
cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp
hơn tổng cầu Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán
sản phẩm đó trong nước cũng tăng Lạm phát hình thành khi mức giá
chung bị giá nhập khẩu đội lên.
Lạm phát tiền tệ: Cung tiền tăng do:
Trang 19 NHTƯ mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏimất giá so với ngoại tệ.
NHTƯ mua công trái theo yêu cầu của nhà nước
Quản lý tiền mặt kém hiệu quả
Chi tiêu ngân sách ngày càng lớn
Sức hút của thị trường chứng khoán
Tâm lý hoang mang của người dân trước giá cả của thị trườngtăng cao ( mua vàng hay ngoại tệ dự trữ….)
Tất cả nguyên nhân trên làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lêngây ra lạm phát
Lạm phát đẻ ra lạm phát: khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự
tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩymạnh tiêu dùng hiện tại tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung gây ra lạmphát
4 Tác động của lạm phát.
4.1 Tác động tiêu cực.
4.1.1 Lạm phát dự kiến được
Chi phí mòn giày: vì lạm phát làm xói mòn giá trị thực tế mà chúng ta
nắm giữ nên để tránh sự mất giá của đồng tiền mọi người sẽ giữ ít tiềntrong ví của mình hơn, tức là gửi tài sản dưới dạng tiền gởi ngân hàng.Chi phí bỏ ra để giảm lượng tiền nắm giữ được gọi là chi phí mòn giàycủa lạm phát Chi phí mòn giày tương đối nhỏ so với quốc gia có lạm
Trang 20phát vừa phải Chi phí mòn giày rât lớn đối với quốc gia siêu lạm phát.
Chi phí thực đơn: hầu hết các doanh nghiệp không thay đổi giá hàng
ngày, mà thường thông báo giá và giữ ổn định trong khoảng thời gianvài tuần, vài tháng, năm Các doanh nghiệp không thường xuyên thayđổi giá vì họ phải chịu chi phí khi đổi giá Chi phí cho việc đổi giá gọi
là chi phí thực đơn, một thuật ngữ rút ra từ chi phí in thực đơn mới củacác nhà hàng Chi phí thực đơn bao gồm các chi phí quyết định giámới, chi phí gởi bản giá và catalo mới cho đối tác và khách hàng, chiphí quảng cáo giá mới và thậm chí cả chi phí giải thích cho khách hàngtại sao có sự thay đổi giá.Lạm phát làm tăng chi phí thực đơn màdoanh nghiệp phải chịu Khi lạm phát cao, chi phí doanh nghiệp tăngrất nhanh do sự thay đổi giá nhiều lần trong kỳ
Sự biến động của giá tương đối và phân bổ sai nguồn lực, các nền kinh
tế thị trường thường dựa vào giá tương đối để phân bổ nguồn lực.Người tiêu dùng quyết định mua hàng hóa bằng cách so sánh chấtlượng và giá cả của hàng hóa đó và dịch vụ khác nhau Thông quanhững quyết định này, họ quyết định phân bổ các nhân tố sản xuất khanhiếm cho các nghành và doanh nghiệp Khi lạm phát cao thì sự thay đổi
tự động trong giá tương đối càng lớn, các quyết định của khách hàng bịbiến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách hiệuquả
Những biến dạng của thuế do lạm phát gây ra: các nhà lập pháp thườngkhông tính đến lạm phát khi soạn thảo các luật thuế Các nhà kinh tế đãnghiên cứu các luật thuế và kết luận rằng lạm phát có xu hướng làmtăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản thu nhập thu được từ tiếtkiệm
Thuế thu nhập đánh vào lãi suất danh nghĩa thu được từ những khoản
Trang 21tiết kiệm, mặc dù một phần lãi suất danh nghĩa chỉ đơn thuần là bù lạm phát.
Để xem xét lạm phát, chúng ta chú ý đến ví dụ bằng số sau:
Nền kinh tế 1 (giá ổn định)
Nền kinh tế 2 (lạm phát)
1 Lãi suất thực tế
2 Tỷ lệ lạm phát
3 Lãi suất danh nghĩa (Lãi suất
thực tế + Tỷ lệ lạm phát)
4 Lãi suất giảm do thuế suất
25% (0.25 x Lãi suất danh
nghĩa)
5 Lãi suất danh nghĩa sau thuế
(0.75 x Lãi suất danh nghĩa)
6 Lãi suất thực tế sau thuế
(Lãi suất danh nghĩa sau thuế
x Tỷ lệ lạm phát)
4%
04
3
9
1
Trang 22Khi lạm phát bằng 0, mức thuế suất 25% đánh vào thu nhập từ lãi suấtlàm giảm lãi suất thực tế từ 4 xuống 3% Khi lạm phát bằng 8, mức thuế nhưvậy làm giảm lãi suất thực tế từ 4 xuống 1%.
Những tác động của lạm phát làm thay đổi thuế, nên lạm phát càng cao thìcàng có xu hướng làm giảm động cơ tiết kiệm của mọi người Mà tiết kiệmtrong nền kinh tế chính là nguồn của đầu tư và đầu tư chính là bộ phận tăngtrưởng của nền kinh tế trong dài hạn Vì vậy, khi lạm phát làm tăng gánh nặngthuế đánh vào các khoản tiết kiệm, nó có xu hướng làm giảm tỷ lệ tăng trưởngkinh tế trong dài hạn
Lạm phát làm tăng sự nhầm lẫn và bất tiện: các nhà kế toán phản ánh sai
các khoản thu nhập của doanh nghiệp khi giá cả tăng thường xuyên Vìlạm phát làm cho đồng tiền có giá trị thực tế không giống nhau vào cácthời điểm khác nhau, nên việc tính toán lợi nhuận của công ty - phầnchênh lệch giữa các khoản thu và chi phí sẽ phức tạp hơn khi nền kinh tế
có lạm phát Do vậy, trong chừng mực nào đó, lạm phát làm cho các nhàđầu tư khó phân biệt giữa các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và dovậy làm cản trở thị trường tài chính trong việc phân bổ các khoản tiếtkiệm của nền kinh tế cho các loại đầu tư khác nhau
4.1.2 Lạm phát không dự kiến được.
Thứ nhất, là lạm phát làm thu nhập thực tế của một bộ phận dân cư giảm
xuống, đời sống khó khăn hơn.Như khái niệm thì lạm phát là một thuậtngữ mô tả hiện tượng mức giá cả chung trong nền kinh tế tăng lên Aicũng hiểu khi giá cả trong nền kinh tế tăng lên điều đó có nghĩa là thunhập thực tế của những người có thu nhập cố định hay ít thay đổi nhưquân nhân, cán bộ hưu trí, lương của cán bộ công nhân viên trong cơ quanhành chính nhà nước giảm xuống
Thứ hai, là làm môi trường kinh tế rối ren Lạm phát quá cao tức là ở
Trang 23mức trên 20%/năm, là nơi tiềm ẩn và chứa đựng các mầm mống có khảnăng đe dọa đến tiến trình phát triển bền vững của nền kinh tế Trong mộtnền kinh tế mà giá cả tăng lên liên tục và tăng ở mức cao thì thật là mộtmôi trường kinh tế đầy bát nháo.
Thứ ba, là các chính sách về kinh tế xã hội tài chính tiền tệ tín dụng rất
khó định hướng thực hiện, và cũng có thể dẫn đến sự khủng hoảng tronglĩnh vực tài chính tiền tệ tín dụng thông qua các vấn đề lãi suất thực, lãisuất danh nghĩa, cung tiền, vay nợ Ngoài ra,lạm phát xảy ra còn là môitrường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh như đầu
cơ, tích trữ gây cung hàng hóa giả tạo
Thứ tư, tác hại đặc biệt của lạm phát không dự kiến là tái phân phối của
cải một cách tùy tiện, lạm phát bất ngờ phân phối lại của cải giữa cácthành viên trong xã hội không theo công lao và nhu cầu của họ Sự phânphối này xảy ra vì trong nền kinh tế có rất nhiều khoản vay được tính toánbằng đơn vị tính là tiền Khi giá cả thay đổi không đoán trước được nó sẽphân phối lại của cải giữa người đi vay và người cho vay Nếu lạm phát
có thể dự đoán trước được thì người đi vay và người cho vay đã tính đếnlạm phát khi đưa ra lãi suât danh nghĩa
Trong trường hợp cầu hàng hóa giảm thì tất yếu nền kinh tế rơi vào trạngthái suy thoái kinh tế Tại sao giá không tăng hoặc giảm, là vì tổng cung của nềnkinh tế lớn hơn tổng cầu Cung lớn hơn nên chắc chắn các doanh nghiệp sẽ cómột lượng hàng hóa tồn kho không bán được, phản ứng của doanh nghiệp tronglúc này là cắt giảm thu hẹp sản xuất, sa thải bớt nhân công Như vậy khái quáthóa lên thì trong toàn nền kinh tế lúc này sẽ bị tác động theo dây chuyền lang từngành này sang ngành khác và dẫn đến việc khủng hoảng thừa trầm trọng hơn
và suy thoái toàn nền kinh tế
Trang 244.2 Tác động tích cực.
Bên cạnh những mặc tiêu cực, lạm phát cũng có một số mặc tích cực như sau:
Thứ nhất, nếu lạm phát ở mức độ nhẹ và trong tầm kiểm soát của chính
phủ Ví dụ, hàng năm chính phủ có thể phát hành thêm một lượng tiềnmới để tiêu xài cho những chương trình công cộng hoặc giải quyết thiếuhụt ngân sách khiến đồng tiền xoay vòng tạo ra thêm của cải, trực tiếp đẩycao tổng sản lượng quốc dân GDP lên thêm một mức Dĩ nhiên nếu quá
đà sẽ có nguy cơ gây ra lạm phát nặng hoặc siêu lạm phát và làm cho cáchoạt động kinh tế sẽ bị tê liệt
Thứ hai, lạm phát mà tỷ lệ tăng giá dương vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh
tế (theo nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin) Ông dùng từ "dầu bôitrơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát Mức lạm phát vừa phảilàm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào laođộng giảm đi Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sảnxuất Việc làm được tạo them và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm
Vì vậy, nền kinh tế lạm phát hay không lạm phát thì cũng đều không tốt.
Vấn đề là chúng ta xác định mức độ lạm phát trong nền kinh tế bao nhiêu là tốtnhất, và với mức độ đó thì nền kinh tế không bị rối ren lộn xộn bất ổn mà cũngkhông bị suy thoái Với các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì nên giữ mứclạm phát khoảng 8 đến 12%/năm là tốt nhất
5 Ai là nạn nhân của lạm phát ?
Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều bị
ảnh hưởng, đều trở thành nạn nhân của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi người đều là người tiêu dùng Tuy nhiên, 3 thành phần chịu nhiều thiệt thòi
nhất là:
Trang 25- Người về hưu: Lương hưu là một trong những “hàng hoá” ổn định
nhất về giá cả, thường chỉ được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hànghoá đã tăng lên gấp nhiều lần
- Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên sự mất giá của đồng tiền
khiến cho những người tích trữ tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiếtkiệm đánh mất của cải nhanh nhất
- Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một
món hàng nhất định thì nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấphơn Vậy ai là người được hưởng lợi? Có lẽ khi đồng tiền mất giá dần thì ngườisung sướng nhất chính là những con nợ vì nay khoản nợ họ phải trả có vẻ nhẹgánh hơn
6 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Hai chỉ báo về tình hình kinh tế được theo dõi chặt chẽ là lạm phát và thất
nghiệp Hai đại lượng phản ánh tình hình kinh tế này gắn bó vói nhau như thế nào? Bởi lẽ, như chúng ta đã thấy tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào
thuộc tính của thị trường lao động chẳng hạn như luật tiền lương tối thiểu, sứcmạnh thị trường của công đoàn, vai trò cuả tiền lương và hiệu quả của việc tìmviệc làm Ngược lại,tỷ lệ lạm phát phụ thuôc trước hết vào sự gia tăng cung
tiền,do NHTW kiểm soát Do đó, trong dài hạn, lạm phát và thất nghiệp không
có mối quan hệ nhiều với nhau Nhưng trong ngắn hạn thì ngược lại,các nhà
kinh tế học vĩ mô thường cho rằng một trong mười nguyên lý của nền kinh tếhọc là: xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.Nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ mở rộng tổng cầu và chuyển nền kinh
tế lên phía trên đường tổng cung ngắn hạn, họ có thể tạm thời cắt giảm thấtnghiệp, nhưng cái giá phải trả là lạm phát cao hơn Nếu các nhà hoạch địnhchính sách hạn chế tổng cầu và chuyển nền kinh tế xuống phía dưới đường tổngcung ngắn hạn, họ có thể cắt giảm lạm phát, nhưng phải trả giá là thất nghiệpcao hơn
Trang 26Mặc dù sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp đã tạo nhiều đảo lộn vềtri thức của các nhà kinh tế học, nhưng một số nguyên tắc đã hình thành màngày nay chúng ta đều nhất trí
Ví dụ về sự giải thích của Milton Friedman vào năm 1958 về mối quan hệgiữa lạm phát và thất nghiệp : « Luôn luôn có sự đánh đổi tạm thời giữa lạmphát và thất nghiệp, nhưng không có sự đánh đổi lâu dài Sự đánh đổi tạm thờinày không phát sinh ừ lạm phát nói chung, mà từ lạm phát không dự kiến, tức tỷ
lệ lạm phát ngày một gia tăng Niềm tin phổ biến rằng có sự đánh đổi lâu dài chỉ
là sự lẫn lộn giữa cái cao và cái đang tăng, điều mà chúng ta ai cũng biết dướidạng đơn giản hơn Tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng có thể làm giảm thất nghiệp,song tỷ lệ lạm phát cao thì không »
7 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ phi tuyến tính, ở mức lạm phát thấp (thường là 1 con số) thì lạm phát không tác
động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí ở mức lạm phát thấp gia tăng lạm phátthường gắn gắn liền với tăng trưởng cao hơn; khi lạm phát đến một ngưỡng caonhất định thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng, ngưỡng này đốivới các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi là dao động từ 11% -14%/năm
8 Một số chính sách tổng quát để kiềm chế lạm phát.
Khi lạm phát đã xãy ra nặng nề và nghiêm trọng thì chính phủ phải tìmmọi cách để chống lại lạm phát nhằm khôi phục lại sức mua của đồng tiền Nóinhư vậy có nghĩa là việc thực hiện các biện pháp ổn định tiền tệ và kiềm chế lạmphát sẽ trở thành một trong những chính sách lớn trong phát triển kinh tế củacác nước
Ổn định tiền tệ nói chung và kiềm chế lạm phát nói riêng là việc Nhànước áp dụng các biện pháp về kinh tế là tổ chức và kỹ thuật để ổn định sức mua
Trang 27của đồng tiền tạo điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Như vậy việc áp dụng các biện pháp các biện pháp đó có tính chất chiếnlược cùng các biện pháp cấp bách trước mắt như sau:
8.1 Những biện pháp cơ bản chiến lược
Đây là biện pháp nhằm tác động toàn bộ lên mọi mặt hoạt động củanềnkinh tế,với ý tưởng tạo ra sức mạnh về tiềm lực kinh tế của đất nước , mộtquốc gia có nền kinh tế phát triển tốt và ổn định thì ở đó đồng tiền ổn định khávững chắc.Lạm phát ít có cơ hội để phát triển bộc phát.Những biện pháp cơ bảnchiến lược chưa thể phát huy tác dụng ngay , nhưng nếu không áp dụng nhữngbiện pháp đó thì tình trạng lạm phát, tình trạng rối loạn của lưu thông tiền tệ sẽxảy ra triền miên không lối thoát Những biện pháp cơ bản chiến lược có thểgồm những biện pháp lớn như sau:
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn
Điều chỉnh cơ cấu kinh tế,phát triển nghành mũi nhọn xuất khẩu
Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước
8.2 Những biện pháp cấp bách trước mắt.
Biện pháp này nhằm ổn định tiền tệ và chống đỡ lạm phát được thực hiệntrong hoàn cảnh lạm phát xảy ra nghiêm trọng, cơn sốt lạm phát cao thì sẽ có tácdụng nhanh chóng hơn.Những biện pháp như vậy được gọi là những biện pháptình thế để đói phó với thực trạng báo động của tình hình tiền tệ giá cả
Trang 28hội, nhờ đó làm lượng tiềncung ứng,mặt khác nâng cao lãi suất tíndụng cũng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hangthương mại.
Trường hợp cần thiết có thể áp dụng các biện pháp cải cách tiền
tệ, phát hành tiền mới thu đổi tiền cũ để lập lại trật tự trong lưuthông tiền tệ
Biện pháp về tài chính ngân sách:
Trước hết phải tìm cách giảm dần bội chi tiến tới thăng bằng thuchi ngân sách bằng tiết kiệm chi phí nhất là những khoản chi cho
bộ máy quản lý hành chính, những khoản chi chưa thật cấp thiếtcũng cần phải cắt bỏ hoặc giảm thiểu để làm giảm sự căn thẳngcủa ngân sách
Tăng cường bồi dưỡng và mở rộng các khoản thu từ nền kinh tế,chống thất thu thuế, đồng thời phải thực hiện thu đúng thu đủ côngbằng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống
Sử dụng tín dụng nhà nước bằng cách vay nợ trong nước và nướcngoài
Ngăn chặn sự leo thang của giá cả như thực hiện mậu dịch tự do, nớilỏng hang rào thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu hang hóa
8.3 Những phương thức chống lạm phát ở các nước phát triển
Việc lựa chọn phương thức chống lạm phát ở các nước khác nhau khônghoàn toàn giống nhau, ngay cả ở cùng một nước, trong những thời kỳ khác nhaungười ta cũng áp dụng những phương thức khác nhau, nhưng nhìn chung,có 2phương thức cơ bản sau:
Thứ nhất ,“Hạn chế tiền tệ” hay kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng.
Thứ hai, “Nới lỏng tiền tệ” hay lấy lạm phát trị lạm phát.
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2011
Có thể nói rằng lạm phát vừa là một phạm trù kinh tế khách quan, vừa là mộtcông cụ kinh tế được Nhà nước sử dụng để phát triển kinh tế, vì việc phân phối sảnphẩm và thu nhập nói chung đều được thực hiện thông qua tiền tệ nên lạm phát làbiện pháp để phân phối lại sản phẩm và thu nhập trong nền kinh tế Nói cách khác,lạm phát sẽ khiến cho diễn biến và quá trình phân phối lại thu nhập sẽ có lợi chođối tuợng này và gây thiệt hại cho đối tượng khác trong xã hội Như vậy, lạm phátmang bản chất kinh tế xã hội sâu sắc chứ không phải là một hiện tư tự nhiên củanền kinh tế thị trường Vì vậy, trong mỗi giai đoạn khác nhau, cách biểu hiện củalạm phát cũng không thật sự hoàn toàn giống nhau và nguyên nhân và giải pháp màchính phủ sử dụng để kiềm chế lạm phát cũng khác nhau
Thật vậy, câu chuyện lạm phát ở Việt Nam không phải là mới Đã từng cóthời kỳ tỉ lệ lạm phát lên đến 3 chữ số, sau đó lại giảm đến một con số, rồi tăngtrở lại Dễ dàng để chúng ta nhận ra rằng trong giai đoạn từ 1995- 2011, đấtnước có nhiều bước chuyển mình vươn lên phát triển, lạm phát cũng theo đó màdiễn biến phức tạp, khó có thể dự đoán một cách chính xác được, nhưng nhìn lạimột cách tổng thể, chúng ta có thể chia thành bốn giai đoạn chính sau:
Giai đoạn đầu: Khi nền kinh tế bắt đầu đổi mới, đi vào ổn định:
1995-2006
Giai đoạn thứ hai: Nền kinh tế bắt đầu khủng hoảng : 2007 – 2008.
Giai đoạn ba: Nền kinh tế bắt đầu giai đoạn phục hồi: 2009 – 2010 Giai đoạn bốn: Lạm phát đang có dấu hiệu quay trở lại : 4 tháng đầu
năm 2011
Ngược lại dòng thời gian, tác giả xin điểm qua một số sự kiến chính trongdòng chảy lạm phát Việt Nam thời ky trước 1995-2011
Trang 30Giai đoạn 1986-1988: Lạm phát 3 con số kéo dài 3năm liên tục, được mở
đầu bằng các cuộc cải cách lớn về giá và lương cùng việc đổi tiền Thời kì nàyảnh hưởng giá cả trong quan hệ xuất nhập khẩu, gây bất lợi cho các cân thanhtoán của Việt Nam
Giai đoạn năm 1989-1994: Sau một thập kỉ lạm phát cao liên tục nền
kinh tế rơi vào khủng hoảng nhưng đến năm 1989 đã chuyển sang một giai đoạnmới của lạm phát được đặc trưng bởi sự hạ sốt lạm phát và đến năm 1994 triểnvọng buớc qua thời kì lạm phát một con số là có thể thực hiện được
Bây giờ tác giả xin đi sâu vào điểm chính trong nghiên cứu này:
1 Giai đoạn 1995-2006:
Đây là giai đoạn rất đặc biệt ở Việt Nam Theo định hướng chung nền kinh tế Việt Nam( nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, xóa bỏ hoàn toàn chế độ quan liêu bao cấp) trong những năm này tiếp tục trên đà phát triển và mục tiêu được đặt ra là kiểm soát chặt chẽ lạm phát Thời kỳ này nước ta đã kiểm soát được lạm phát chỉ dừng lại ở một con số.
Hình 4: Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá tiêu dùng
tháng 12 mỗi năm so với tháng 12 năm trước (Nguồn: Tổng cục
Thống kê)
Hình 5: Biểu đồ so sánh lạm phát 1995-2005
Trang 31Chỉ số giá tiêu dùng
0,95 1 1,05 1,1 1,15
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Trong giai đoạn này tác giả xin chia ra làm 3 giai đoạn nhỏ như sau:
* Giai đoạn 1: Diễn biến lạm phát từ 1995-1998
* Giai đoạn 2: Diễn biến lạm phát từ 1999-2001
* Giai đoạn 3: Diễn biến lạm phát từ 2002-2006
1.1 Diễn biến lạm phát từ 1995-1998
1.1.1 Nguyên nhân:
Lạm phát chủ yếu trong giai đoạn này là nguyên nhân bên trong:
Vào năm 1993 , mặc dù lạm phát đã giảm xuống một chữ số nhưng đếnnăm 1994 tỉ lệ lạm phát lại tăng lên mức 14,4%
Tình hình kinh tế trong giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể , lạmphát xảy ra đã phản ánh được hậu quả tất yếu của tình hình lúc bấy giờ
Trước hết, lạm phát xảy ra là do hiện tượng cầu kéo Đồng thời năm 1998Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thông qua tương đối thông thoángkhiến cho đầu nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh
Chi tiêu của Chính phủ trong thời gian này cũng tăng mạnh, trong đó có
chi thường xuyên và chi cơ bản Cụ thể là:
Các cải cách chế độ tiền lương, trợ cấp, cơ sở xã hội, trợ cấp đốituợng bộ đội chuyển ngành và nghỉ hưu, trợ cấp thôi việc…Bên
Trang 32 Cũng từ năm 1992-1994, ngân sách nhà nước chi cho đường dâycao áp 500KV chiếm phần lớn chi tăng thêm cho xây dựng cơ bản.
Từ năm 1993-1995 đầu tư xã hội tăng mạnh, trong đó có đầu tư vàoxây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho nền kinh tế mới phát triển.Tất cả những điều này đẩy đường tổng cầu lên cao, làm giá cả tăngcao Lạm phát thời kỳ này xảy ra còn do chi phí đẩy: Vào thời kỳnày, giá cả một số mặt hàng được điều chỉnh như giá xi măng, giáđiện, giá xăng, làm cho chi phí đầu vào tăng mạnh, cung giảm, đẩygiá cả lên cao, gây lên lạm phát chi phí đẩy
1.1.2 Diễn biến và thực trạng của tình hình lạm phát:
Đến năm 1993, cùng với việc đầu tư nước ngoài tăng cao (tăng 85,6% sovới năm 1992) là việc các hãng nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước , do đócầu ngoại tệ tăng cao làm cho giá USD tăng, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá từ10.600 đồng/1USD vào năm 1993 đến 11.050đồng/1USD năm 1995 Điều nàytác động làm cán cân thương mại được cải thiện, do đó, tổng cầu trong nền kinh
tế tăng
Kết quả kì diệu của cơ chế tỉ giá năm 1997 cho thấy: đồng nội tệ đã bị
đánh giá cao cùng với tỷ giá bị cố định cứng trong khoảng thời gian dài từ 1992đến 1996 đã thúc đẩy nhập khẩu ồ ạt Do vậy, thâm hụt thương mại liên tục tăng
để lên đến đỉnh cao hơn 45% vào năm 1995
Năm 1997, lần đầu tiên cơ chế xơ cứng của tỷ giá được điều chỉnh đểchống lạm phát Liên tục trong 4 năm thâm hụt thương mại giảm mạnh để chỉcòn -1% vào năm 2000
Tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản xuất cầm chừng xảy ra ở một số sảnphẩm và một số khu vực, đặc biệt là khu vực nhà nước:
+ Số hàng tồn kho của Tổng công ty 90-91 trong 6 tháng đầu năm 1999
Trang 331.1.3 Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này:
Trong giai đoạn này, các chính sách tiền tệ mà NHNN áp dụng để nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát đều nhằm mục đích giảm mức cung tiền tệ Cụ thể NHNN đã áp dụng một số các biện pháp sau đây:
Một là: NHNN đã bán trái phiếu, tín phiếu gần 2000 tỷ VNĐ kỳ hạn 2-3
tháng mà người mua là NHTM đồng thời cũng để khuyến khích các NHTM tíchcực huy động vốn
Hai là: NHNN hạ mức tín dụng và kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng
tái cấp vốn đối với các NHTM và hạn mức của NHTM đối với nền kinh tế
Ba là: buộc các TCTD phải thực hiện dự trữ bắt buộc mở rộng, năm 1995
quy định tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền thanh toán được thống nhất vào một tàikhoản, tỉ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho tất cả các TCTD là 10% cho các loạitiền gửi dưới một năm, và trong cơ cấu tièn gửi bắt buộc phải có 70% gửi tại
Trang 34NHNN vàcác TCTD phải thường xuyên duy trì đầy đủ số tiền dự trữ bắt buộc tạiNHNN theo từng ngày, kiên quyết xử phạt đối với những TCTD không chấphành theo quy định này.
Bốn là: Tăng cường quản lý ngoại hối NHNN điều hành tốt việc cung
ứng tiền phục vụ cho mục tiêu mua bán ngoại tệ nên nhìn chung tỉ giá ngoại tệ
ổn định, cầu giả tạo về ngoại tệ, vàng, một số mặt hàng khác giảm xuống làmcho nhiều mặt hàng giảm xuống, lạm phát được kiểm soát
Năm là: nâng lãi suất chiết khấu làm giảm việc vay của các NHTM
Tất cả đều làm mức tăng cung tiền tệ bị hạn chế mạnh mẽvà lãi suất tănglên, chi tiêu giảm, cầu giảm , giá cả giảm
Đồng thời NHNN còn áp dụng một số biện pháp khác, nhờ vậy tốc độ lạm phát đã giảm xuống từ 12,7% năm 1996 xuống còn 4,6% năm 1997 và 3,65% năm 1998.
1.2 Giai đoạn 1999-2001:
1.2.1 Nguyên nhân:
Chủ yếu do bên ngoài tác động, đó là:
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á mà chủ yếu là hiện tượng giảm phát bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 làm cho nước ta chịu sức ép ngày càng tăng Kinh tế trải qua hiện tượng giảm giá liên tục, sức mua giảm sút, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu có dấu hiệu suy giảm , sản xuất trong nước rơi vào tình trạng trì trệ, hàng hoá ứ đọng nhiều, tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh Bao gồm những nguyên nhân chính sau:
Một là: giá hàng nông sản giảm mạnh, đặc biệt là giá lương thực, cà phê,
hạt tiêu, hạt điều làm giảm thu nhập của nông dân, ảnh hưởng tới sức mua hàngcông nghiệp Từ năm 1998 đến 6 tháng đầu năm 2001 chỉ số giá lương thực liêntục giảm : năm 1999gm 7,8%, năm 2000 giảm 7,9%, 6 tháng đầu năm 2001
Trang 35giảm 5,7% Giá những hàng hoá trên giảm không chỉ làm cho CPI chung giảm
mà nó còn gián tiếp làm cho sức mua và giá cả đầu vào các hàng hoá và dịch vụkhác giảm theo
Hai là: nhìn chung hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam chất lượng thấp,
giá thành cao nên không có điều kiện cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đặcbiệt là hàng nhập khẩu trốn lậu thuế, do đó giá cả hàng hoá công nghiệp và dịch
vụ đang có xu hướng giảm giá để có thể cạnh tranh được với hàng hoá nhậpkhẩu
Ba là : cơ cấu tăng trưởng kinh tế giữa khu vực công nghiệp và nông
nghiệp là không hợp lý, làm ch thu nhập và theo đó là sức mua của nông dân, là
bộ phận dân cư lớn nhất nước không tăng lên được
Bốn là: tình trạng vốn ứ đọng ở các ngân hàng phản ánh người có tiền
không muốn bỏ vốn vào đầu tư Nợ khó đòi và nợ quá hạn ở các ngân hàng lớn
Năm là : đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh Tốc độ giảm trung bình
khoảng 24%/ năm trong giai đoạn 1997-2000
Sáu là: tỉ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giảm sút do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á
Bảy là: trong khi nước ta đang duy trì ổn định tỉ giá thì các đồi tác thương
mại trong khu vực phá giá đồng tiền làm cho nhiều mặt hàng trong nước đắt hơnhàng ngoại, chúng ta lâm vào thế cạnh tranh khôngthuận lợi so với bên ngoài
Tám là: hậu quả của hiệu ứng lây lan do suy thoái và giảm phát khu vực Chín là : sự chậm trễ trong việc cải tiến những chính sách vĩ mô của
Chính phủ , làm cho nước ta đạt được ít kết quả trong cạnh tranh Vai trò điềutiết của nhà nước còn rất nhiều hạn chế
Trang 36Giá cả thị trường có xu hướng giảm:
- Năm 1999 giá cả thị trường có nhiều diễn biến bất thường : giá cả liêntục giảm trong 8 tháng liền, từ tháng 3 đến tháng 12 Đặc biệt tháng 10 năm
1999 CPI giảm 0,8% so với tháng 12 năm 1998 Chỉ số giá lương thực tháng 10năm 1999 sút giảm 10,5% so với tháng 12 năm 1998 , sự sụt giảm giá lươngthực làm cho CPI chung hầu như không tăng (do tỉ trọng của hàng lương thựctrong rổ hàng hoá lớn)
- Năm 2000, CPI cả năm giảm 0,6% so với năm 1999
- 6 tháng đầu năm 2001 CPI vẫn giảm, CPI tháng 6/2001 giảm 0,3% sovới tháng 6/2000 và giảm 0,7% so với tháng 12/2000 CPI giảm liên tục trong 3tháng liên tiếp,tháng 3 giảm 0,7%, tháng 4 giảm 0,5%, tháng 5 giảm 0,2% Kếtquả là đến cuối năm 2001 nhờ nhiều nỗ lực , chúng ta đã đẩy được tỉ lệ lạm phátlên 0,8%
1.2.3 Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này:
Chính phủ đã sử dụng đồng bộ các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát ở
mức tối đa:
Thứ nhất, dùng những biện pháp nhằm nâng cao sức mua của các tầng lớp dân cư tức tăng cầu.
- Chương trình giải quyết việc làm được đẩy mạnh: Trong năm 2000, đã
thu hút và tạo việc làm cho khoảng 1,3 triệu người , tỉ lệ thất nghiệp ở thành thịgiảm xuống còn khoảng 6,5% so với 7,4% năm 1999, sử dụng lao động ở nôngthôn được nâng lên
- Chương trình xoá đói giảm nghèo được triển khai
- Tăng cường các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nôngthôn
- Mở rộng dịch vụ du lịch trong cả nước và nước ngoài, chú trọng đầu tư
Trang 37cơ sở hạ tầng du lịch.
- Tăng lương cho các cán bộ công nhân viên chức
- Thực hiện cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng
Thứ hai, dùng những biện pháp tăng cường đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhằm tăng mức cung hàng hoá và dịch vụ.
- Sử dụng chính sách tiền tệ:
Nếu lấy cuối năm 1997 làm mốc thì NHNN liên tục cắt giảm trần lãisuất cho vay Năm 1999, NHNN 5 lần điều chỉnh lãi suất cho vay trung và dàihạn từ 1,25%/ tháng xuông còn 0,85%/ tháng, 4 lần điều chỉnh lãi suất tái cấpvốn từ 1,1%/ tháng xuống còn 0,55/ tháng, 2 lần điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộcđối với các tổ chức tín dụng từ mức 7% xuống còn 5% Năm 2000, NHNN bỏlãi suất trần, chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cho cung-cầu về vốn theo cơ chế thị trường và các NHTM chủ động hơn trong kinhdoanh Ngày 24/5/2001 TTCP đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP quy địnhlãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giảm xuống còn 5,4%/ năm.Riêng lãi suất cho vay ngân hàng phục vụ người nghèo đồi với khu vức III là5,4%/năm và đối với khu vực khác là 6%/năm
Lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng cũng liên tục giảm xuống đếnmức thấp nhất từ trước đến nay
Chính phủ và NHNN ban hành các văn bản nhằm nới lỏng các điều kiệnvay vốn cho khu vực nông thôn
Cùng với việc ngân hàng hạ lãi suất cho vay, thì một loạt các tỉnh vàthành phố dành một phần vốn ngân sách của mình hỗ trợ vay vốn ngân hàng chomột số dự án, một số doanh nghiệp, một số chương trình kinh tế trọng điểm củađịa phương
- Sử dụng chính sách tài chính:
Trang 38Tập trung huy động và giải ngân vốn, đảm bảo các mức đầu tư đề ra.Trong 3 năm (1998-2000), nhà nước chú trọng đầu tư đúng mức cho khu vựcdoanh nghiệp trong đó bổ sung vốn lưu động trên 2000 tỷ đồng cho các doanhnghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn chodoanh nghiệp.
- Sử dụng chính sách thuế:
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, với thuế suất VAT bằng 0% và hànghoá xuất khẩu được hoàn thuế VAT đã nộp, đây thức chất là hình thức trợ giácủa nhà nước đối với hàng hoá xuất khẩu
Thuế TNDN được áp dụng theo mức ưu đãi, thấp nhất là 25% đối vớicác dự án đầu tư có giá trị xuất khẩu đạt trên 30% tổng giá trị hàng hoá và miễnthuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung nếu có giá trị hàng hoá xuất khẩu trên 50%.Nhà nước cũng quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu chocác doanh nghiệp sản xuất , vận tải, xây dựng mới được thành lập và giảm 50%thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo
Những biện pháp trên đây đã góp phần khuyến khích đầu tư, mở rộngsản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển theo hướng chuyểnđổi cơ cấu kinh tế có lợi cho quốc tế dân sinh, góp phần khôi phục và ổn địnhkinh tế, kích thích tiêu dùng
- Chính sách khuyến khích đầu tư:
Môi trường đầu tư đã được cải thiện rất nhiều nhờ những chính sáchkhuyến khích đầu tư của nhà nước Hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta,trong đó có luật đầu tư nước ngoài, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nướcngoài đầu tư vào Việt Nam Ngoài ra việc cải thiện cơ chế hành chính chồngchéo cũng góp phần tạo ra một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
1.3 Giai đoạn 2002 đến 2006:
Trang 39Thật vậy, bắt đầu từ năm 2003 và kéo dài cả năm 2004, nhiều mặt hàng quantrọng trong nền kinh tế đã tăng giá Sự tăng giá này vừa bắt nguồn từ giá của thếgiới tăng hoặc từ cơ cấu của chính bên trong nền kinh tế.
Lý lẽ giải thích thứ hai cho rằng lạm phát bắt nguồn từ tiền tệ, nghĩa là
sự tăng cung tiền một cách quá lố Ở cách lý giải này, dù bất cứ giá cả của loạihàng hoá nào có tăng thì sẽ có giá của hàng hoá nào đó phải giảm nếu lượng tiềntrong nền kinh tế là không đổi Và bất cứ trường hợp nào gây tăng giá đều bắtnguồn từ nguyên nhân tiền tệ Bằng cả hai cách đo cơ bản bổ sung cho nhau làkhối lượng tiền mạnh (M2) và lượng tín dụng bơm ra cho nền kinh tế đều chothấy tốc độ tăng hàng năm là quá cao và trong một thời gian dài Chẳng hạn nhưnhiều nước trên thế giới đều ảnh hưởng giá dầu tăng và thậm chí nền kinh tế của
họ tiêu dùng nhiều xăng dầu hơn cả Việt Nam nhưng lạm phát không vượt quá3%
Cách giải thích của nhóm thứ nhất nghiêng về lý do tổng cung giảm,nhóm này kỳ vọng rằng các nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong CPI bị các
cú sốc bất lợi từ phía bên trong và phía bên ngoài nên đẩy giá chung tăng cao.Tuy nhiên, nếu lạm phát chưa được chận đứng, chí ít là cho đến trong năm naythì cách giải thích này có thể không còn đứng vững vì các nguyên nhân gây sốcphía cung không còn nữa
Trang 40phần lớn là do tăng tiền Bởi vì khi tổng cung giảm không thể gây ra sự tăng giáliên tục để tạo thành lạm phát trừ khi có tiếp ứng của ngân hàng trung ươngbằng cách tài trợ tiền liên tục Điều này còn có thể thấy rõ hơn qua biểu hiện của
tăng trưởng kinh tế.
Cả hai nguyên nhân của lạm phát là sự tăng cung tiền và những biến động
về giá thế giới vẫn tiếp tục
1.3.2 Diễn biến lạm phát :
Các năm 1999-2000 chỉ số giá chỉ tăng 0,1% và -0,6% Tăng trưởng củaGDP cũng thấp: 4,8% năm 1999 và 6,7% năm 2000 Giải pháp được đưa ra lúcnày là kích cầu tăng trưởng thông qua gia tăng chi tiêu công và đầu tư của cácdoanh nghiệp nhà nước Chi tiêu của Nhà nước (so với GDP) đã tăng từ 5% năm
2000 lên trên 8% từ sau năm 2005 Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên đến 34%năm 2000 và đến 40% từ năm 2004 đến nay (2006) Từ đây các nhân tố lạmphát được nuôi dưỡng
Số liệu thống kê cho thấy Việt Nam liên tục bơm tín dụng vào nền kinh tế
để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong nhiều năm gần đây cũng ủng hộ cho lậpluận này Sau khủng hoảng Đông Á vài năm thì Việt Nam rơi vào suy thoái nhẹ
và giảm phát Để kéo nền kinh tế trở lại thì Chính phủ dùng chính sách kích cầubằng cách bơm một khối lượng tiền lớn vào nền kinh tế Số liệu tín dụng trongnhững năm này cho thấy điều đó Trong bối cảnh mà nền kinh tế đang giảmphát, năm 2000 lạm phát âm và năm 2001 nhích lên gần 1%, thì việc bơm tiền
để kích cầu có thể không dẫn đến lạm phát và đó là điều nên làm Tuy nhiên,đến thời điểm này nếu tiếp tục an tâm theo cách làm cũ để nhằm cho mục tiêutăng trưởng thì khó lòng đạt được lạm phát mục tiêu, nhất là khi nó đã đượcchâm ngòi
Tình hình kinh tế năm 2002 có nhiều sự khởi sắc mới Mặc dù năm