Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này:

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 30)

8. Một số chính sách tổng quát để kiềm chế lạm phát.

1.1.3 Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này:

Trong giai đoạn này, các chính sách tiền tệ mà NHNN áp dụng để nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát đều nhằm mục đích giảm mức cung tiền tệ. Cụ thể NHNN đã áp dụng một số các biện pháp sau đây:

Một là: NHNN đã bán trái phiếu, tín phiếu gần 2000 tỷ VNĐ kỳ hạn 2-3

tháng mà người mua là NHTM đồng thời cũng để khuyến khích các NHTM tích cực huy động vốn.

Hai là: NHNN hạ mức tín dụng và kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng

tái cấp vốn đối với các NHTM và hạn mức của NHTM đối với nền kinh tế .

Ba là: buộc các TCTD phải thực hiện dự trữ bắt buộc mở rộng, năm 1995

khoản, tỉ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho tất cả các TCTD là 10% cho các loại tiền gửi dưới một năm, và trong cơ cấu tièn gửi bắt buộc phải có 70% gửi tại NHNN vàcác TCTD phải thường xuyên duy trì đầy đủ số tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN theo từng ngày, kiên quyết xử phạt đối với những TCTD không chấp hành theo quy định này.

Bốn là: Tăng cường quản lý ngoại hối. NHNN điều hành tốt việc cung

ứng tiền phục vụ cho mục tiêu mua bán ngoại tệ nên nhìn chung tỉ giá ngoại tệ ổn định, cầu giả tạo về ngoại tệ, vàng, một số mặt hàng khác giảm xuống làm cho nhiều mặt hàng giảm xuống, lạm phát được kiểm soát .

Năm là: nâng lãi suất chiết khấu làm giảm việc vay của các NHTM

Tất cả đều làm mức tăng cung tiền tệ bị hạn chế mạnh mẽvà lãi suất tăng lên, chi tiêu giảm, cầu giảm , giá cả giảm .

Đồng thời NHNN còn áp dụng một số biện pháp khác, nhờ vậy tốc độ lạm phát đã giảm xuống từ 12,7% năm 1996 xuống còn 4,6% năm 1997 và 3,65% năm 1998.

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w