- “Liệu pháp kích cầu” về bản chất là việc Nhà nước chủ động tác
3.2.2 Diễn biến lạm phát năm 2010:
Mức lạm phát trong năm 2010 đạt chạm mức 2 con số: 11,75%, vượt so với chỉ tiêu được quốc hội đề ra đầu năm gần 5%.
Bảng 11. Diễn biến giá tiêu dùng trong năm 2010.
Nguồn : Tổng cục thống kê.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng(CPI) năm 2010 vẫn cao ở đầu và cuối năm, thấp ở giữa năm. Thêm vào đó, nửa số tháng trong năm 2010, mức tăng CPI đã vượt qua 1%. Các tháng từ 9 đến 11, chỉ số giá tiêu dùng đều đạt kỷ lục của 15 năm trở lại đây.
Diễn biến CPI năm 2010 như hình chiếc cốc, tạo bởi mức chênh lệch giữa tháng tăng đỉnh và đáy lên đến hơn 15%, khá tương đồng với năm 2007. Hai điểm cao nhất đều được tạo thành từ mức tăng xấp xỉ 2% của tháng 2 và tháng 12, trong khi đáy kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ quanh mức 0%.
Tết Canh Dần rơi vào đầu tháng 2/2010, các mức tăng CPI hai tháng đầu năm đều trên 1% và tiến gần 2%. Nhưng khác với các năm trước, vào tháng 3 chỉ số giá tiêu dùng không chịu xuống mạnh như các năm trước.
Bảng 12: Biểu đồ so sánh CPI năm 2009 và 2010
Tâm lý thị trường sau một năm 2009 lạm phát tương đối ổn định dường như không mấy lo ngại với các mức tăng 2 tháng trước Tết Nguyên Đán. VnIndex thể hiện xu hướng bật lên sau khi chỉ số giá tiêu dùng các tháng 1 và 2 được công bố. Từ điểu đáy đầu tiên vào ngày 22/1, khoảng 477 điểm, chỉ số VnIndex có một chu kỳ vận động đi lên, đến 15/3 đạt khoảng 532 điểm( tăng xấp xỉ 10%).
Tuy nhiên, tháng 3 bắt đầu có những đột biến. Ngân hàng Nhà nước ngày 10/2 đã công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND tăng hơn 3% so với trước đó, đưa mức giá trần theo quy định lên 19100VND/USD.
Nhiều mặt hàng thuộc diện Nhà nước quản lý đã được điều chỉnh lên mức giá mới, đồng loạt áp dụng từ ngày 1/3: giá than bán cho điện tăng đến 47% tùy loại, giá điện tăng 6,8%, giá nước sạch tại Tp.HCM tăng khoảng 50%.Trước đó, trưa 21/2, ngay trước ngày các viên chức trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, giá xăng đột ngột được điều chỉnh tăng khoảng 3,6% cùng lúc dòng xe cộ
ùn ùn đổ về các thành phố. Và theo đó, giá gas, xi măng, sắt thép … cũng kéo nhau tăng giá.
Từ ngày 15/3 con số chính thức được chốt lại mức tăng 0,75%,chỉ kém năm 2008 đột biến nhưng tương đương năm 2004 và 1996.
So với tháng 12/2009, CPI tháng 3/2010 đã tăng 4,12%. Nửa cuối tháng 3, thị trường chứng khoán chứng kiến giai đoạn xụt giảm mạnh,chỉ số VNIndex về đáy vào ngày 31/3, ở mức dưới 500 điểm, mất khoảng 6% so với đỉnh 15/3.
Tuy nhiên sau 3 tháng được công bố, chỉ số giá tiêu dùng trong 5 tháng sau đó có xu hướng “nằm sàn”. Trong khoảng 5 tháng từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng rất thấp, về gần sát mức 0% ( tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6). Trong giai đoạn này, sự điều chỉnh đáng kể ở các tương quan ảnh hưởng đến giá tiêu dùng. Sức mua tăng đột ngột thể hiện ở tổng mức bán lẻ đi lên trong tháng 4 và đến tháng 5 đạt mức tăng gần 27% so với cùng kỳ, đi kèm với nó chỉ là số tồn kho giảm tốc.
Một tham khảo đối với ngành công nghiệp chế biến, chỉ số tồn kho tăng 27,5% so với cùng kỳ vào tháng 5.Tuy nhiên, xu thế này thay đổi nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ so với cùng kỳ liên tục trượt xuống mức tăng thấp hơn qua từng tháng, nguyên nhân là do cung tiền và tín dụng không hỗ trợ chi tiêu trong thời gian này.
Vào cuối tháng 7, tổng phương tiện thanh toán M2 và tín dụng mới đạt mức tăng gần 13% so với cuối năm 2009, chỉ bằng một nửa so với mục tiêu cho phép. Chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến tăng 38,6% vào tháng 6 và giữ ở mức trên 37% trong hai tháng kế tiếp. Do không được hỗ trợ từ tiêu dùng, tồn kho tăng cao gây sức ép lên sản xuất. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo tháng không tạo được bứt phá kể từ tháng 4. Mức tăng trưởng đi xuống dần và đến tháng 10/2010, giá trị sản xuất công nghiệp đã giảm 3,4% so với tháng 9.
Về tỷ số VNIndex, với vai trò là “ hàn thử biêu”, trong suốt gia đoạn từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8, VNIndex kéo một đường dài sụt giảm. Đạt đỉnh vào ngày 5/5 ở gần 549 điểm, sau 4 tháng liên tục đi xuống, đến 25/8 VNIndex chạm đáy ở mức 427 điểm, mất trên 22%.
Vào 4 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng liên tục duy trì ở mức cao. Ngày 9/8, giá xăng dầu sau một thời gian dài được giữ cố định đã điều chỉnh tăng lên khoảng 2.5%, đẩy CPI tháng 9 vào vòng thử thách mới. Không lâu sau đó, ngày 18/8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD lên mức 18932 VND ( tăng gần 2,,1%) và giữ nguyên biên độ tỷ giá +/-3%.
Khi Nghị định 49/NĐ-CP cho phép điều chỉnh học phí có lộ trình, các tỉnh, thành phố đã đồng loạt tăng học phí lên rất cao trong tháng 9, dẫn tới nhóm giáo dục và đào tạo góp phần làm cho CPI tháng đó tăng tới 0,7%. Không những vậy, Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội kéo dài 10 ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 10. Lại thêm lũ lụt diễn ra liên miên tại miền Trung kéo dài thêm chuỗi tác động đến chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn cuối năm.
Trong khi đó, dưới tác động từ giá thế giới, gạo xuất khẩu liên tục lên giá đẩy mặt bằng giá trong nước lên theo. Cả năm 2010, giá sàn xuất khẩu gạo đã được điều chỉnh tăng đến 6 lần. Riêng giai đoạn cuối năm, giá gạo tăng bình quân khoảng 3-4%/tháng, kéo dài từ tháng 8 đến những ngày cuối cùng năm dương lịch. Hơn thế, từ khoảng trung tuần tháng 10, thị trường lại ghi nhận các đợt leo thang của giá vàng và USD, trong đó bối cảnh xu hướng CPI đã bắt đầu tăng cao.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là chính sách tiền tệ đã nới lỏng hơn. Từ mức tăng chỉ chưa đầy 13%vào cuối tháng 7, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng được bồi đắp nhanh chóng, đến cuối tháng 11 đã đạt mức tăng 22,54% với
M2 và 26,31% với tín dụng, so với cuối năm 2009. Ghi nhận tích cực tù chính sách tiền tệ nới lỏng, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 11 đã tăng 4,9% so với tháng 10 và dự kiến tháng 12 này còn tăng khoảng 6% so tháng trước. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến cũng giảm dần về mức 28% tăng hơn so với cùng kì , chốt tại đầu tháng 12.
Trong khi đó , thị trường chứng khoán cũng trải qua giai đoạn đi ngang, VNIndex dao động trong khoảng hẹp kéo dài từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 11, sau đó xuất hiện dấu hiệu đi lên.
Đầu tháng 11, tín hiệu thắt chặt lại xuất hiện. Ngày 5/11, các lãi suất chủ chốt được điều chỉnh tăng thêm 100 điểm cơ bản. Cung tiền và tín dụng cũng thu hẹp tốc độ tăng, chốt lại cả năm M2 còn tăng 23%, tín dụng tăng 27,65% so với cuối năm 2009.