Một số giải pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 65)

- “Liệu pháp kích cầu” về bản chất là việc Nhà nước chủ động tác

4.3.Một số giải pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ

4. Giai đoạn 4: 4 tháng đầu năm 2011 1 Nguyên nhân:

4.3.Một số giải pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ

Trong hội nghị trực tuyến với 63 địa phương trên cả nước về việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ “ Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế

lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” đã diển ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Chính phủ đã đưa ra 6 giải pháp tích cực để ổn định vĩ mô nền kinh tế.

Giải pháp thứ nhất: Phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.

Trong số thống kê về tỷ lệ lạm phát 11,75% do Tổng cục Thống kê đưa ra thì yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4,65%. Vì vậy, phải kiểm soát được tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20%( năm 2010 là 31%), cung ứng tiền ra lưu thông chỉ khoảng 15% ( năm 2010 là 26%) đồng thời dành tín dụng ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục trợ và đẩu tư cho các lĩnh vực thiết yếu khác trên nguyên tắc điều hành minh bạch. Cùng với việc kiềm chế lạm phát, phải giảm dần lãi suất theo hướng hợp lý, coi lãi suất là một trong những công cụ kiềm chế lạm phát.

Điều hành tỷ giá ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, Chính phủ thông qua Ngân hàng Nhà nước sẽ huy động và sử dụng các nguồn lực để kiểm soát bằng được tỷ giá theo quy định, không để thả nổi tỷ giá; không để cho thị trường chợ đen chi phối. Các doanh nghiệp phải bán ngoại tệ cho ngân hàng và ngân hàng sẵn sàng đáp ứng đầy đủ về ngoại tệ cho các doanh nghiệp để nhập khẩu các loại hàng hóa thiết yếu mà trong nước không sản xuất ra được.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, buôn lậu vàng qua biên giới.

Giải pháp thứ hai: phải thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt.

Thực hiện được mục tiêu tăng thu tự 7-8% so với dự toán quốc hội đã thông qua, tiết kiệm chi tiêu thêm 10% của 8 tháng còn lại; dứt khoát phải giảm bội chi xuống dưới 5% GDP; coi giải bội chi là giảm cầu, làm giảm lạm phát.

Bên cạnh đó, không ứng vốn ngân sách nhà nước kể cả nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án kéo dài, không cấp bách, ưu tiên các dự án hoàn thành trong năm 2011.

Giải pháp thứ ba : Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu và sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Với mức giá nông sản tăng cao, đây là thời điểm tốt để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Hạn chế tối đa các mặt hàng nhập khẩu trong nước có thể sản xuất được, phấn đấu bảo đảm nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Giải pháp thứ tư: Điều chỉnh giá xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo. Theo đó, giá điện tăng lên 165 đồng mỗi kWh và giá xăng tăng 2900 đồng/1 lít. Việc điều chỉnh này mới chỉ là điều chỉnh từng bước, điều chỉnh một phần dựa trên nguyên tắc Nhà nước vẫn lùi khấu hao tới 90%, cơ cấu vào giá chỉ 10% để tránh gây sốc cho nền kinh tế và tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà kinh tế và các chuyên gia thì với việc điều chỉnh một bước đối với giá xăng dầu và giá điện, chỉ số CPI năm 2011 của nước ta sẽ tăng 2%, tuy nhiên nếu các doanh nghiệp và cá nhân thắt chặt chi tiêu thì sẽ không ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Đối với những hộ nghèo, Nhà nước có chính sách hỗ trợ sau khi điều chỉnh giá điện với mức 30000đồng/ hộ/ tháng. Các hộ thuộc diện thu nhập thấp có mức sử dụng điện thường xuyên không quá 50kWh/tháng được ưu tiên mua điện theo giá của bậc thang đầu tiên. Hiện cả nước có khoảng 3,1 triệu hộ( kể cả những hộ hiện chưa sử dụng điện) nằm trong diện được hỗ trợ này, đây là chính sách rất tốt mà Chính phủ đưa ra nhằm giảm khó khăn cho những hộ nghèo khi thực hiện lộ trình đưa giá điện sát giá thị trường của Chính phủ.

trọng tâm là hỗ trợ giảm nghèo tài các địa phương, đặc biệt là tại các xã, thôn, bản khó khăn. Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quyền lợi đối với các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng.

Giải pháp thứ sáu: Việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền.

Các phương tiện thoong tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết, tuyên truyền về những thuận lợi cũng như những khó khăn để nhân dân hiểu, tạo ra sự đồng thuận trong triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết đề ra.

Chương 3

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 65)