Chính sách kiềm chế.

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 42)

8. Một số chính sách tổng quát để kiềm chế lạm phát.

1.3.3Chính sách kiềm chế.

Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.

Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử

dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước,cố gắng giảm tỉ lệ thâm hụt ngân sách.

Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp , khắc

phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.

Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu

,giảm nhập siêu.

Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

Sáu là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an ninh xã hội.

Bảy là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành

pháp luật nhà nước về giá.

1.4.Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát giai đoạn 1986-2006:

Tình trạng nhập siêu là một tác nhân góp phần gây lạm phát. Năm 1986 xuất được có 800 triệu USD nhưng nhập tới 2,2 tỷ, những biện pháp kiềm chế lạm phát lúc đó là giảm nhập siêu bằng hai loại công cụ chủ yếu: xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá, chuyển sang cơ chế một tỷ giá theo quy luật cung cầu trên thị trường đi đôi với việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương của Bộ Ngoại thương, cho phép các bộ, ngành và các địa phương kinh doanh xuất-nhập khẩu, thả lỏng việc nhập hàng phi mậu dịch.

Kết quả là năm 1992 nước ta đã xuất siêu (đây là năm duy nhất trong hơn 20 năm qua nước ta xuất siêu ).

làm cho hàng loạt công ty đang hoạt động hết sức khốn đốn. Chính phủ đã ra quyết định lập Ban thanh toán công nợ quốc gia để thanh toán chéo nhưng kết quả không đáng kể.

Chính cơ chế cứng nhắc cùng với tỷ giá đồng nội tệ cao đã làm mất đi cơ hội của đất nước khi mà dòng FDI thế giới đang hướng mạnh vào làm cho nội lực của nền kinh tế bị thương tổn nghiêm trọng. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 1992 đến 1996 đạt đến 9% năm, nhưng từ 1997 thì giảm dần. Một số báo cáo cho rằng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế châu Á. Đó là cách lý giải mà ngay từ lúc đó cũng không có sức thuyết phục. Dấu ấn của chính sách tỷ giá, tiền tệ các năm đó lớn hơn là ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực.

Năm 2002: tình hình kinh tế của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc , tỉ lệ tăng trưởng đạt 7,04%, tỉ lệ lạm phát chỉ ở mức 4% do những chính sách nhằm ổn định giá cả trên thị trường một cách hợp lý, và bước đầu phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 42)