Những thành công của chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ:

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 72)

- “Liệu pháp kích cầu” về bản chất là việc Nhà nước chủ động tác

1. Nhận xét tổng quan về tình hình lạm phát trong giai đoạn 1986 – 201 Tóm tắt về thực trạng lạm phát ở Việt Nam thời gian qua.

1.4.1. Những thành công của chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ:

phủ:

Trong giai đoạn 1986-1993, nhờ những áp dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và chính sách tài chính một cách hợp lý chúng ta đã từ việc không kiểm soát được siêu lạm phát sang hoàn toàn kiềm chế và kiểm soát được nó. Từ

tỉ lệ siêu lạm phát 775% năm 1986 xuống tỉ lệ lạm phát 5,2% năm 1993 quả là một kỳ tích, điều đó đã thể hiện chính sách đúng đắn của nhà nước trong việc tìm kiếm biện pháp kiểm soát lạm phát .

Trong giai đoạn 1994-1998, lạm phát bùng phát trở lại mức 14,4% năm 1994,trước tình hình đó , NHNN đã thực thi các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm làm giảm mức cung tiền, nhờ đó mà tỉ lệ lạm phát đã giảm , đặc biệt là trong giai đoạn 1996-1998 các công cụ này phát huy tác dụng, tỉ lệ lạm phát đã giảm từ 12,7% năm 1996 xuống còn 4,6% năm 1997 và 3,6% năm 1998.

Trong giai đoạn 1999-2001 chúng ta lại rơi vào tình trạng giảm phát, giá cả liên tục giảm . Do vậy, chúng ta đã thực hiện các chính sách nhằm kích cầu và tăng mức cung ứng hàng hoá và dịch vụ trên thị trường . Và kết quả đạt được sau khi đã thực hiện các biện pháp trên là: đã chặn được giảm sút về tăng trưởng kinh tế ; mức tổng cầu đã tăng lên đáng kể, đầu tư cho phát triển kinh doanh đã được phục hồi nhanh:

Năm 2000 đã tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên 14,6% so với năm 1999;chi tiêu của Chính phủ thể hiện qua ngân sách nhà nước cũng tăng lên rõ rệt; nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên khá nhanhNếu 6 tháng đầu năm 1999 khi chưa thực thi chính sách thì tổng mức bán lẻ và dịch êu thụ được trong năm 1998 dã được đảy lùi; sản xuất có bước chuyển biến tích cực cả trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ; vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu phụvụ chỉ tăng 1,5%thì năm 2000 chỉ tiêu này là 9,1%.

Xuất khẩu đã tăng từ 2% năm 1998 lên 23,3% năm 1999 và 25% năm 2000, năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 15,1 tỷ đô la tăng 45% so với năm 2000; tình trạng ứ đọng hàng hoá , không thu hồi, năm 2000 có vốn đăng ký là 1,973 tỷ USD tăng so với 1,568 tỷ USD năm 1999, năm 2001 tổng số vốn đăng ký đã tăng lên con số 3 tỷ USD; tình trạng vốn ứ đọng trong các ngân hàng đã phần nào được giải quyết.

Năm 2002 đến 2006 được coi là những năm khá thành công trong tất cả các lĩnh vực của đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tất cả các nghành đều có mức tăng cao, trong đó phải kể đến ngành dịch vụ mà đặc biệt là ngành du lịch. Chúng ta cũng đã kiểm soát được lạm phát ở mức 4%.

Do chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa kém hiệu quả năm 2007 và sự nôn nóng muốn tăng trưởng nhanh của các nhà kinh tế làm cho tình trạng lạm phát diễn biến theo chiều hướng xấu và cuối cùng là bùng phát năm 2008, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Năm 2008, với mục tiêu chống lạm phát đặt lên hàng đầu, chính phủ cùng NHNN đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đặc biệt là gói kích cầu “quyết định”năm 2009 đã dần đưa đất nuớc ra khỏi tình trạng khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam bắt đầu “sống dậy”.

Năm 2010, lạm phát có xu hướng sống dậy tăng trở lại .Mặc dù chính phủ đã có gắng dùng nhiều biện pháp kiềm chế nhưng vẫn chưa đem lại được hiệu quả đáng chú ý.Những tháng đầu năm 2011, lạm phát tăng mạnh trở lại, chính phủ đã đưa ra nhiều nghị quyết như nghị quyết 11, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thấy dấu hiệu tích cực xuất hiện qua các số liệu thống kê.

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w