Diễn biến lạm phát:

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 37)

8. Một số chính sách tổng quát để kiềm chế lạm phát.

1.3.2Diễn biến lạm phát:

Các năm 1999-2000 chỉ số giá chỉ tăng 0,1% và -0,6%. Tăng trưởng của GDP cũng thấp: 4,8% năm 1999 và 6,7% năm 2000. Giải pháp được đưa ra lúc này là kích cầu tăng trưởng thông qua gia tăng chi tiêu công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Chi tiêu của Nhà nước (so với GDP) đã tăng từ 5% năm 2000 lên trên 8% từ sau năm 2005. Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên đến 34% năm 2000 và đến 40% từ năm 2004 đến nay (2006). Từ đây các nhân tố lạm phát được nuôi dưỡng.

Số liệu thống kê cho thấy Việt Nam liên tục bơm tín dụng vào nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong nhiều năm gần đây cũng ủng hộ cho lập luận này. Sau khủng hoảng Đông Á vài năm thì Việt Nam rơi vào suy thoái nhẹ và giảm phát. Để kéo nền kinh tế trở lại thì Chính phủ dùng chính sách kích cầu bằng cách bơm một khối lượng tiền lớn vào nền kinh tế. Số liệu tín dụng trong những năm này cho thấy điều đó. Trong bối cảnh mà nền kinh tế đang giảm

phát, năm 2000 lạm phát âm và năm 2001 nhích lên gần 1%, thì việc bơm tiền để kích cầu có thể không dẫn đến lạm phát và đó là điều nên làm. Tuy nhiên, đến thời điểm này nếu tiếp tục an tâm theo cách làm cũ để nhằm cho mục tiêu tăng trưởng thì khó lòng đạt được lạm phát mục tiêu, nhất là khi nó đã được châm ngòi.

Tình hình kinh tế năm 2002 có nhiều sự khởi sắc mới Mặc dù năm

2002 tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhưng nước ta vẫn đạt tỉ lệ tăng trưởng kinh tế là 7,04%, tỉ lệ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực Châu á chỉ sau có Trung Quốc(8%), các chỉ tiêu kinh tế khác chúng ta hầu hết đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Lạm phát trong năm 2002 là 4%, một tỉ lệ lạm phát chấp nhận được mặc dù cao hơn so với mục tiêu 35 của chúng ta đã đề ra.

Tình hình giá cả đầu năm 2002 của chúng ta đã tăng lên tương đối nhanh, 6 tháng đầu năm giá cả đã tăng 2,9%, khi đó rất nhiều nhà kinh tế đã lo ngại rằng nếu chúng ta không kiểm soát được lạm phát thì rất có thể tỉ lệ lạm phát của nước ta sẽ lên tới 6%. Trước tình hình đó nhà nước đã có những chính sách nhằm ổn định giá cả trên thị trường một cách hợp lý , nhờ đó, đến cuối năm tỉ lệ lạm phát của chúng ta chỉ là 4%.

Hơn hai tháng đầu năm 2003, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là sự kiện Mỹ chủ trương lật đổ chính quyền đương thời để lập nên một chính quyền mới ở Irắc, đã khiến cho tình hình kinh tế thế giới rơi vào tình trạng hầu hết các mặt hàng trên thế giới đều tăng cao. Đặc biệt là giá xăng dầu, giá vàng tăng mạnh. Một sự kiện xảy ra trong thời gian vừa qua đó là việc một số cửa hàng xăng dầu ở các thành phố lớn đã đóng cửa không bán xăng cho người tiêu dùng, đó chính là dấu hiệu của sự đầu cơ, có thể gây những ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế .

Giá vàng cũng tăng mạnh, thậm chí có ngày trong một buổi sáng giá vàng tăng ba lần. Trước tình hình đó, nguy cơ giá cả tăng cao rất đễ xảy ra, thực tế trong hai tháng đầu năm 2003 giá cả các mặt hàng của chúng ta đã tăng 3%,vì vậy có nhiều người lo ngại là chúng ta không thể đạt được mục tiêu về lạm phát đã đề ra là tỉ lệ lạm phát không quá 5%. Hiện tại, giá dầu và giá vàng, giá rất nhiều mặt hàng khác trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, ở nước ta giá vàng còn cao hơn trên thế giới , vì vậy trong những ngày vừa qua chúng ta vẫn tiếp tục nhập vàng về để tìm cách ổn định thị trường vàng trong nước.

Bảng 6: Một số chỉ tiêu căn bản của nền kinh tế Việt Nam (thay đổi hàng năm, đơn vị: %)

Nguồn: Tăng trưởng và lạm phát là của Tổng cục Thống kê, M2 và tín dụng là của IMF. Năm 2004 là số liệu trong một bài phát biểu gần đây của đại diện IMF tại Việt Nam, năm 2005 là mục tiêu)

Về mặt lý thuyết kỳ vọng, sự tăng giá ngay cả bản thân nó cũng tạo ra một

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tăng trưởng 5.8 4.8 6.8 6.8 7.0 7.3 7.6 8.5 Lạm phát 7.8 4.1 -1.7 0.8 1.5 3.0 9.5 6.5 M2 12 19 24 29 30 36 M2/GDP 37 83 37 31 15 39 Tín dụng/GD P 12 29 35 40 45 52 Tín dụng 17 178 34 23 25 32 42

tâm lý kỳ vọng trong dân và kết quả càng tạo ra áp lực lạm phát. Hơn nữa kết quả của chính sách tăng tiền lương công chức vừa rồi cũng sẽ góp một phần làm lạm phát trong năm 2005

Thực tế hiện nay, lạm phát hiện tại và lạm phát kỳ vọng đã làm cho lãi suất thực trên thị trường tiền tệ không còn đủ thu hút người dân gửi tiền tiết kiệm. Lãi suất thực trong năm 2004 là âm 3.3% và từ đầu năm 2005 nhiều NHTM của Việt Nam đã tăng lãi suất tiền gửi. Với mức tăng lãi suất ngân hàng lẫn lạm phát hiện nay thì không chắc chắn rằng đảm bảo mục tiêu lãi suất thực trong năm 2005 sẽ dương 0.9% như kế hoạch.

Bảng 7: Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực của VN từ năm 2001

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Lãi suất D. Nghĩa (%)

5.4 6.0 6.2 6.2 7.4

Lãi suất thực (%) 4.6 2.0 3.2 -3.3 0.9

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong môi trường lạm phát cao, mà vốn dĩ dân chúng Việt Nam đã có kinh nghiệm từ những năm 80, sẽ chuyển từ cất giữ tiền mặt sang một loại tài sản hữu hình nào đó hoặc ngoại tệ. Mặc dù hiện nay VND lên giá nhưng sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi VND và USD cũng đã bắt đầu có sự dịch chuyển này. Chính điều này sẽ làm cho cân đối giữa nợ và có của các ngân hàng thương mại gặp khó khăn. Để đảm bảo suất sinh lợi, việc nâng lãi suất tiền gửi thì cũng đồng nghĩa là các ngân hàng phải nâng lãi suất cho vay. Nhưng việc này lại làm khó khăn cho các doanh nghiệp. Việt Nam đã tự do hoá lãi suất (từ năm 2001), nhưng điều đó cũng không có nghĩa là phải nâng lãi suất theo mức lạm phát. Tình huống này hoàn toàn có thể dẫn đến khan hiếm tín dụng để đáp ứng đầu tư một khi mà lượng tiền gửi không đáp ứng được. Với áp lực phải đạt

tăng trưởng cao, một giải pháp dễ dàng nhất có thể đạt được ngay trong năm là tăng đầu tư nhà nước lẫn đầu tư tư nhân. Chính nhu cầu này sẽ dẫn đến Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ bơm thêm tiền cho các tổ chức ngân hàng thương mại hoặc phi ngân hàng, chẳng hạn như Quĩ Đầu tư Phát triển. Nhưng chính sự lựa chọn dễ dàng này sẽ dẫn đến một di hại là lạm phát sẽ tiếp tục tăng.

Bảng 8: Một số chỉ tiêu vĩ mô của Việt Nam, 2002-2006

2002 2003 2004 2005 2006

Kiều hối (%GDP) 5.1 5.2 5.1 6.0 5.6

Thâm hụt thương mại (%GDP) -3.0 -6.4 -5.0 -1.6 -0.6 Cân đối tài khoản vãng lai

(%GDP) -1.9 -4.8 -3.4 0.4 0.3

Cân đối tài khoản vốn (%GDP) 3.3 10.1 5.4 3.6 4.5 Thay đổi dự trữ ngoại tệ

(%GDP)* -1.3 -5.3 -1.9 -4.0 -4.7

Tỷ giá danh nghĩa (trung bình

kỳ) 15.244 15.475 15.704 15.816 15.957 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

REER (trung bình kỳ, 1990

=100) 94.9 86.3 87.3 98.6 102.9

Tăng trưởng GDP (%) 7.1 7.3 7.8 8.4 7.5

Tăng CPI (%) (cuối năm) 4.0 2.9 9.7 8.8 7.5

(Nguồn: IMF (2006b))

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 37)