Áp lực tăng giá trong nước là do giá thế giới tăng, Việt Nam phải nhập

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 50)

khẩu với tỷ lệ lớn các nguyên nhiên liệu cơ bản, điển hình là xăng dầu. - Giá điện tăng, tín dụng tung ra nhiều,…

- Do yếu tố tâm lý xã hội, nhất là sự lo ngại về việc tăng giá cả hàng hóa của ngừơi tiêu dùng.

3.1.2 Thực trạng lạm phát năm 2009:

Nguồn: Tổng cục thống kê

CPI năm 2009 có mức tăng chậm hơn so với các năm trước, không có những đột biến lớn, không bất thường về quy luật. Lạm phát cả năm 2009 được công bố chính thức là 6.88% và thấp hơn mục tiêu 7%.

Trong tháng 1/2009 CPI lên nhẹ 0,32%, chủ yếu do yếu tố tâm lý, người tiêu dùng chấp nhận giá cao hơn trong tháng giáp Tết Nguyên đán. Sang tháng hai, CPI tăng 1,17% do vào dịp Tết Kỷ Sửu và rằm tháng Giêng kéo giá lương thực, thực phẩm và nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đồng loạt lên mức cao. Sang tháng 3 thì CPI hạ nhiệt còn -0,17%.

Giá xăng dầu đã tăng 7 lần liên tiếp cho đến ngày 30/8 chốt lại mặt bằng giá mới ở mức xăng A92 có giá bán 15.700 đồng/lít. Tháng 10 giảm nhẹ và ngày 20/11 giá xăng A92 tăng thêm 800 đồng/lít.

Chỉ số giá USD đã tăng 10,7% trong vòng 1 năm, tính đến tháng 12/2009 gây áp lực rất lớn lên giá hàng hóa nhập khẩu và các mặt hàng sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.

Có 10/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tăng giá, chỉ một nhóm giảm giá là nhóm Bưu chính viễn thông giảm 5,27%.

Nhóm hàng tăng giá mạnh nhất là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,02%, so với mức tăng chung 5,07%.

3.1.3 Chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ

- Thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, đặc biệt các hàng hoá là đầu vào của sản xuất và tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Tăng cường kiểm soát thị trường, đồng thời xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối để bảo đảm cung ứng hàng hoá với giá cả hợp lý, nhất là hàng tiêu dùng thiết yếu và tại những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó

khăn.

- Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu để giảm tỷ lệ nhập siêu. Tháo gỡ các trở ngại liên quan đến xuất khẩu để giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

- Chính phủ VN đã áp dụng một loạt biện pháp kích thích tài chính như: + Cắt giảm tạm thời 30% tỷ lệ thuế DN cho các DNNN.

+ Hỗ trợ thêm tài chính cho các hộ nghèo.

+ Hỗ trợ lãi suất 4% và thúc đẩy việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Cụ thể gói kích cầu của Chính phủ năm 2009:

Một phần của tài liệu Lạm phát và thực trạng kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, giai đoạn 1995-2011 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w