8. Một số chính sách tổng quát để kiềm chế lạm phát.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 –
SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2011
Có thể nói rằng lạm phát vừa là một phạm trù kinh tế khách quan, vừa là một công cụ kinh tế được Nhà nước sử dụng để phát triển kinh tế, vì việc phân phối sản phẩm và thu nhập nói chung đều được thực hiện thông qua tiền tệ nên lạm phát là
biện pháp để phân phối lại sản phẩm và thu nhập trong nền kinh tế. Nói cách khác, lạm phát sẽ khiến cho diễn biến và quá trình phân phối lại thu nhập sẽ có lợi cho đối tuợng này và gây thiệt hại cho đối tượng khác trong xã hội. Như vậy, lạm phát mang bản chất kinh tế xã hội sâu sắc chứ không phải là một hiện tư tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn khác nhau, cách biểu hiện của lạm phát cũng không thật sự hoàn toàn giống nhau và nguyên nhân và giải pháp mà chính phủ sử dụng để kiềm chế lạm phát cũng khác nhau.
Thật vậy, câu chuyện lạm phát ở Việt Nam không phải là mới. Đã từng có thời kỳ tỉ lệ lạm phát lên đến 3 chữ số, sau đó lại giảm đến một con số, rồi tăng trở lại. Dễ dàng để chúng ta nhận ra rằng trong giai đoạn từ 1995- 2011, đất nước có nhiều bước chuyển mình vươn lên phát triển, lạm phát cũng theo đó mà diễn biến phức tạp, khó có thể dự đoán một cách chính xác được, nhưng nhìn lại một cách tổng thể, chúng ta có thể chia thành bốn giai đoạn chính sau:
Giai đoạn đầu: Khi nền kinh tế bắt đầu đổi mới, đi vào ổn định: 1995-
2006
Giai đoạn thứ hai: Nền kinh tế bắt đầu khủng hoảng : 2007 – 2008. Giai đoạn ba: Nền kinh tế bắt đầu giai đoạn phục hồi: 2009 – 2010 . Giai đoạn bốn: Lạm phát đang có dấu hiệu quay trở lại : 4 tháng đầu
năm 2011
Ngược lại dòng thời gian, tác giả xin điểm qua một số sự kiến chính trong dòng chảy lạm phát Việt Nam thời ky trước 1995-2011
Giai đoạn 1986-1988: Lạm phát 3 con số kéo dài 3năm liên tục, được mở
đầu bằng các cuộc cải cách lớn về giá và lương cùng việc đổi tiền. Thời kì này ảnh hưởng giá cả trong quan hệ xuất nhập khẩu, gây bất lợi cho các cân thanh toán của Việt Nam.
kinh tế rơi vào khủng hoảng nhưng đến năm 1989 đã chuyển sang một giai đoạn mới của lạm phát được đặc trưng bởi sự hạ sốt lạm phát và đến năm 1994 triển vọng buớc qua thời kì lạm phát một con số là có thể thực hiện được.
Bây giờ tác giả xin đi sâu vào điểm chính trong nghiên cứu này:
1. Giai đoạn 1995-2006:
Đây là giai đoạn rất đặc biệt ở Việt Nam. Theo định hướng chung nền kinh tế Việt Nam( nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, xóa bỏ hoàn toàn chế độ quan liêu bao cấp) trong những năm này tiếp tục trên đà phát triển và mục tiêu được đặt ra là kiểm soát chặt chẽ lạm phát. Thời kỳ này nước ta đã kiểm soát được lạm phát chỉ dừng lại ở một con số.
Hình 4: Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 mỗi năm so với tháng 12 năm trước. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong giai đoạn này tác giả xin chia ra làm 3 giai đoạn nhỏ như sau: * Giai đoạn 1: Diễn biến lạm phát từ 1995-1998
* Giai đoạn 2: Diễn biến lạm phát từ 1999-2001 * Giai đoạn 3: Diễn biến lạm phát từ 2002-2006