Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế khách quan chi phối sự phát triển của các quốc gia. Đất nước Việt Nam ta đang đứng trước khó khăn lớn về mọi mặt nhất là trong phát triển kinh tế, do đó chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thận trọng, khẩn trương và làm sao để có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc áp dụng quy luật giá trị vào việc phát triển kinh tế là rất quan trọng. Chúng ta cần phải linh hoạt trong từng vấn đề, từng lĩnh vực của sự phát triển kinh tế. Đất nước ngày càng phát triển về nhiều mọi lĩnh vực như vậy sẽ dẫn đến thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam. Do cơ chế chính sách chưa thỏa đáng: trung ương cũng như địa phương chưa có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thỏa đáng, nhất là các vùng núi cao, vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến cũ, tiếu các chính sách đồng bộ như: chính sách ưu đãi, khuyến khích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa cũng như chuyển giao công nghệ, tổ chức chưa tốt việc chăm lo của cộng đồng xã hội đối với người nghèo. Các nguyên nhân trên tác động qua lại lẫn nhau làm cho tình trạng nghèo đói trong từng vùng thêm trầm trọng, gay gắt khiến cho các hộ nghèo khó có thể vượt qua được nếu có những chính sách và giải pháp riêng đối với các hộ nghèo và vùng nghèo. Tóm lại, qua thực trạng Việt Nam hiện nay ta có thể thấy hàng loạt những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, nguyên nhân chủ quan, khách quan và chúng tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên vận may, cơ hội của mỗi cá nhân, do vậy tạo nên sự khác biệt chênh lệch trong thu nhận, tài sản và hàng loạt các mặt khác của cuộc sống tạo nên sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.