Thế giới đang bước vào thế kỷ mới với kỳ vọng một cuộc sống mới phồn vinh hạnh phúc. Làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh là động lực thôi thúc các quốc gia dân tộc vào một cuộc đua tranh vì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy nền kinh tế thế giới đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra hố ngăn giữa các quốc gia, các tầng lớp trong xã hội ngày càng sâu .Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt hết sức quan trọng và cấp thiết đối với Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Thực tiễn đổi mới ở nước ta 20 năm qua cho thấy, với sự chuyển đổi, xây dựng, và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, cùng các chính sách mở cửa, hội nhập, đã đem lại nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, đời sống của mọi tầng lớp dân cư không ngừng được nâng cao. Đồng thời quá trình này cũng kéo theo những biến động về cơ cấu xã hội, trong đó phân hoá giàu nghèo diễn ra ngày càng rõ nét, nổi lên như một vấn đề thời sự cấp bách. Vì nó cũng mang tính hai mặt: bên cạnh mặt tích cực là làm người dân giàu hợp pháp...còn mặt tiêu cực là liên quan đến bất bình đẳng XH. Nếu để quá trình bất bình đẳng diễn ra một cách tự phát thì nó dẫn đến những bất ổn định không chỉ về kinh tế, văn hoá, xã hội mà trên cả lĩnh vực chính trị, thậm chí dẫn đến nguy cơ chệch hướng XHCN.Chính vì vậy chúng ta phải có một giải quyết đúng đắn để giải quyết vấn để phân hóa giàu nghèo sao cho xây dựng đất nước công bằng dân chủ văn minh. Do vậy, em đã chọn đề tài “Thực trạng phân hóa giàu nghèo của Việt Nam từ 20082018” để phân tích rõ thực trạng giàu nghèo ở nước ta trong giai đoạn này và đưa ra biện pháp giải quyết hiệu quả để xóa bỏ thực trạng phân hóa giàu nghèo ở nước ta.