1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở việt nam

17 674 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 47,95 KB

Nội dung

Phân tích thực trĐề bài: Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam. Bài làm Trong 10 năm gần đây (2002 2012), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 6,5%, tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh từ 22,3% năm 2002 xuống còn 11,1% năm 2012. Đời sống của các hộ gia đình đã được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng. Mặc dù thu nhập của mọi tầng lớp dân cư, các địa phương, các vùng lãnh thổ và khu vực đều tăng lên, nhưng sự gia tăng này lại diễn ra theo các tốc độ và chiều hướng khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo trong từng địa phương, từng khu vực cũng như trên phạm vi cả nước. Cụ thể nếu năm 2002 hệ số chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số thuộc nhóm giàu so với 20% dân số ở nhóm nghèo của Việt Nam là 8,1 lần, đến năm 2012 thì hệ số này là 9,4 lần. Với tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo bình quân 1,6% năm như hiện nay, nếu không có các chính sách điều chỉnh hợp lý thì Việt Nam sẽ nhanh chóng bước vào ngưỡng bất bình đẳng cao. Điều này không những sẽ gây ra sự bất lợi về tăng trưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. 1. Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị nông thôn đang được rút ngắn, nhưng mức chênh lệch tuyệt đối lại đang tăng lên. Ở giai đoạn 1992 1998, tăng trưởng về chi tiêu bình quân của người dân sống ở khu vực thành thị gấp đôi người dân ở khu vực nông thôn, cụ thể từ năm 1992 đến 1998 mặc dù chi tiêu bình quân đầu người ở nông thôn tăng 30% (trung bình mỗi năm tăng 5,4%) nhưng ở thành thị tăng 61% (trung bình 9,9%năm), dẫn đến mức sống của người dân ở hai khu vực có sự khác biệt lớn. Nguyên nhân chủ yếu là trong giai đoạn này phần lớn các loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp, khu chế xuất chỉ tập trung phát triển ở các khu đô thị. Trong khi đó ở vùng nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, gặp nhiều rủi ro thiên tai và những diễn biến bất lợi về giá cả cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác khả năng tiếp cận các cơ hội, việc làm tốt của người nông dân thấp. Hậu quả là khoảng cách giữa thành thị với nông thôn đã nới rộng ra trong thời kỳ này từ 1,8 lần lên 2,2 lần. Trước nguy cơ gia tăng khoảng cách giữa thành thị nông thôn, chính sách công nghiệp hóa đất nước đã hướng sự chú ý vào khu vực nông thôn. Trong thời gian gần đây, hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng ở khu vực nông thôn, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp và góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình trong khu vực. Điều này được thể hiện một cách rõ nét nhất qua chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người một tháng của từng khu vực thành thị, nông thôn ở giai đoạn 2002 – 2012. Nếu năm 2002 thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn là 275,1 nghìn đồng thì đến năm 2012 là 1579,4 nghìn đồng (gấp 5,74 lần so với năm 2002); còn ở khu vực thành thị thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2012 là 2989,1 nghìn đồng gấp 4,80 lần so với năm 2002 (622,1 nghìn đồng). Mặc dù thu nhập của thành thị vẫn cao hơn ở nông thôn nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người qua các năm ở giai đoạn này của khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị.Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị với nông thôn giảm 17,4%; từ 2,3 lần năm 2002 giảm xuống còn 1,9 lần năm 2012. Riêng thời kỳ từ 2006 đến 2008 hệ số này dường như chững lại, không có sự biến đổi là do tốc độ tăng thu nhập của 2 khu vực tương đương nhau. Tuy nhiên, mức chệnh lệch tuyệt đối về thu nhập bình quân đầu người hàng tháng giữa hai khu vực lại đang ngày càng tăng lên. Nếu như năm 2002, chênh lệch này chỉ là 347 nghìn đồng, thì đến năm 2012, nó đã lên đến 1.409,7 nghìn đồng (Bảng 1). Bảng 1:Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo khu vực thành thị nông thôn ở Việt Nam thời kỳ 2002 2012 Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2012 TNBQ ở thành thị (1.000 đ) 622,1 815,4 1058,4 1605,2 2129,5 2989,1 TNBQ ở nông thôn (1.000 đ) 275,1 378,1 505,7 762,2 1070,4 1579,4 Hệ số chênh lệch TTNT (lần) 2,3 2,2 2,1 2,1 2,0 1,9 Chệnh lệch tuyệt đối TTNT (1.000đ) 347,0 437,3 552,7 843,0 1059,1 1409,7 (Nguồn:Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình Tổng cục Thống kê) Số liệu thống kê thời kỳ này cũng chỉ rõ: 60% dân số có thu nhập thấp (thuộc 3 nhóm nghèo, cận nghèo và trung bình) chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của cả xã hội, mà đại bộ phận trong số này sống ở nông thôn. Còn lại 40% dân số có thu nhập cao chủ yếu là người giàu có sống ở đô thị lại sở hữu đến 70% tổng thu nhập của cả nước. Để rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, trong những năm gần đây Chính phủ đã xây dựng và điều tiết các chính sách nhằm phát triển nông thôn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn như: công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới, các chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư, xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng để phát triển nông thôn... Vì vậy nhiều địa phương có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Điều này đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông thôn hơn. 2. Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn thay đổi theo chiều hướng tiến bộ đã làm thu nhập bình quân đầu người ở khu vực này tăng lên, và giảm bớt hệ số chênh lệch so với thành thị Bảng 2: Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo nguồn thu và khu vực thành thị nông thôn thời kỳ 2002 2012 Đơn vị: % Nguồn thu Khu vực Chung Tiền lương, tiền công Nông, Lâm, Thủy sản CN XD Thương nghiệp Dịch vụ Khác Thành thị 2002 100.0 44.2 6.8 6.6 12.4 10.7 19.3 2004 100.0 42.5 5.9 5.8 12.5 11.0 22.3 2006 100.0 42.9 5.5 6.8 12.2 11.0 21.6 2008 100.0 42.6 4.8 5.5 11.9 11.3 23.9 2010 100.0 54.9 4.5 5.8 12.2 10.3 12.3 2012 100.0 55.8 4.9 4.4 11.6 10.4 12.9 Nông Thôn 2002 100.0 24.8 43.4 5.6 7.8 4.4 14.0 2004 100.0 26.0 42.0 5.8 8.1 3.8 14.3 2006 100.0 27.7 39.4 5.5 8.0 4.1 15.3 2008 100.0 28.4 39.4 5.7 7.6 4.5 14.4 2010 100.0 36.4 33.4 5.6 9.4 4.7 10.5 2012 100.0 38.4 31.8 5.1 9.0 4.5 11.2 (Nguồn:Kết quả các cuộc điều tra MSHGĐ Tổng cục Thống kê) Bảng 2 đã chỉ ra rằng phần lớn nguồn thu nhập của người dân ở khu vực thành thị là từ tiền lương, tiền công (chiếm khoảng hơn ½ trong tổng thu nhập của thời kỳ 2010 2012) và thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ (chiếm khoảng 22% 24% thu nhập). Còn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông, lâm thủy sản chỉ chiếm từ 4,5% đến 6,8%. Ngược lại, với người dân ở nông thôn nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản, chiếm khoảng 40% tổng thu nhập ở giai đoạn 2002 – 2008 và giảm xuống còn khoảng hơn 30% trong mấy năm gần đây. Bên cạnh đó thu nhập từ tiền lương, tiền công ở khu vực nông thôn đã tăng mạnh trong giai đoạn này, chỉ chiếm 14 tổng các loại thu nhập ở những năm đầu của thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 và đến những năm đầu của thập niên thứ hai đã tăng đến gần 25 tổng các loại thu nhập. Bên cạnh đó tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động thương nghiệp và dịch vụ cũng tăng lên đáng kể. Chính nhờ sự thay đổi cơ cấu thu nhập theo chiều hướng tiến bộ này (tăng tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ hoạt động thương mại, dịch vụ và giảm bớt tỷ trọng thu nhập từ nông – lâm – thủy sản, khu vực có năng suất lao động thấp) đã làm cho thu nhập của các hộ gia đình nông thôn tăng nhanh hơn khu vực đô thị (5,74 lần so với 4,8 lần trong giai đoạn 20022012) và góp phần làm cho bất bình đẳng về thu nhập giữa thành thị với nông thôn giảm đi hay khoảng cách giàu nghèo giữa hai khu vực này được thu hẹp. 3. Trong khi khoảng cách chênh lệch giàunghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng giảm dần, thì ngược lại, ở khu vực nông thôn lại đang tăng dần đã làm cho chênh lệch giàunghèo trên phạm vi cả nước có xu hướng gia tăng. Nhìn một cách tổng quát, trên phạm vi cả nước, bất bình đẳng về thu nhập trong giai đoạn 20022012 diễn biến theo đường vòng cung. Ở đầu giai đoạn, nó liên tục tăng và tăng cao nhất vào năm 2008. Từ 2008 đến cuối giai đoạn lại giảm khá đều. Nên ở cuối thời kỳ, gần như tăng không đáng kể so với đầu kỳ. Tuy nhiên, nếu xét theo từng khu vực thành thị và nông thôn, thì nó lại diễn biến hoàn toàn trái ngược nhau. Bảng 3: Hệ số Gini tính theo thu nhập chia theo khu vực thành thị nông thôn ở Việt Nam thời kỳ 2002 – 2012 (Đơn vị: lần) Năm Khu vực 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Thành thị 0.410 0.410 0.393 0.404 0.402 0.385 Nông Thôn 0.360 0.370 0.378 0.385 0.395 0.399 Chung cả nước 0.421 0.423 0.424 0.434 0.433 0.424 Nguồn: Kết quả điều tra MSHGĐ các năm Tổng cục Thống kê Từ năm 2002 đến năm 2010 hệ số Gini của thành thị luôn cao hơn của nông thôn, nhưng đến năm 2012 đã có sự “đổi ngôi”. Nghĩa là khu vực thành thị luôn có bất bình đẳng thu nhập cao hơn khu vực nông thôn. Tuy nhiên sự bất bình đẳng ở thành thị trong giai đoạn này đã giảm một cách đáng kể từ 0,41 vào những năm 2002 2004 sau đó đến năm 2012 giảm xuống còn 0,385, tức giảm 6,1%. Trái lại ở khu vực nông thôn, bất bình đẳng về thu nhập đang ngày càng gia tăng. Chỉ trong vòng 10 năm hệ số Gini tăng từ 0,36 lên 0,399 hay tăng 10,83%. Chính sự gia tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn diễn ra nhanh chóng, dẫn đến năm 2012 chênh lệch giàu nghèo trong khu vực này trở lên nghiêm trọng hơn so với khu vực đô thị. Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở khu vực thành thị và nông thôn chia theo 5 nhóm thu nhập của thời kỳ 2002 2012 Năm Nhóm TN Thu nhập BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI 1 tháng (nghìn đồng) So sánh 20122002 (lần) 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Thành thị Nghèo 184,2 236,9 304 453,2 632,6 951,5 5,17 Cận nghèo 324,1 437,3 575,4 867,8 1153,5 1672,2 5,16 Trung bình 459,8 616,1 808,1 1229,9 1611,5 2332,9 5,07 Khá 663,6 876,7 1116,1 1722,2 2268,4 3198,3 4,82 Giàu 1479,2 1914,1 2488,3 3752,4 4983,4 6794,4 4,59 Chênh lệch GiàuNghèo 8,0 8,1 8,2 8,3 7,9 7,1 Nông Thôn Nghèo 100,3 131,2 172,1 251,2 330,0 450,2 4,49 Cận nghèo 159,8 215,1 287 415,4 568,4 817,8 5,12 Trung bình 217,7 297,6 394,4 583,1 820,5 1227,7 5,64 Khá 299,4 416,2 552,4 828,7 1174,6 1788,9 5,97 Giàu 598,6 835,0 1122,5 1733,9 2461,8 3614,8 6,04 Chênh lệch GiàuNghèo 6,0 6,4 6,5 6,9 7,5 8,0 Nghèo TTNghèo NT 1,84 1,81 1,77 1,80 1,92 2,11 Giàu TTGiàu NT 2,47 2,29 2,22 2,16 2,02 1,88 (Nguồn: Kết quả điều tra MSHGĐ Tổng cục Thống kê) Tuy nhiên, theo hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu với nhóm nghèo trong nội bộ từng khu vực ở bảng 4 có thể rút ra một số điểm chính sau: Thứ nhất, sự chênh lệch giàu nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Từ năm 2002 đến năm 2008 thu nhập của người giàu luôn gấp hơn 8 lần thu nhập của người nghèo và mức chênh lệch này tăng khá chậm. Nhưng từ năm 2008 đến năm 2010 mức chênh lệch này đã giảm tương đối nhanh từ 8,3 lần xuống 7,9 lần và đến 2012 thì giảm mạnh chỉ còn 7,1 lần. Mặc dù sự chênh lệch giàu nghèo ở nội bộ khu vực thành thị vẫn còn tương đối cao nhưng nó đang diễn ra theo chiều hướng tích cực giảm dần. Đồng thời thu nhập của các nhóm nghèo trong khu vực này ngày càng được cải thiện hơn, tốc độ tăng thu nhập của các nhóm nghèo cao hơn tất cả các nhóm còn lại. Điều này đã tác động làm cho bất bình đẳng trong nội bộ khu vực thành thị giảm. Thứ hai, chênh lệch giàu nghèo ở khu vực nông thôn, diễn ra theo xu hướng trái ngược với khu vực thành thị.. Trong những năm đầu của giai đoạn 2002 – 2012, hệ số chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm giàu nghèo là hơn 6 lần, thấp hơn hệ số này ở nội bộ khu vực thành thị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các nhóm khá và nhóm giàu ở khu vực nông thôn càng trở lên giàu hơn so với dân cư trong khu vực của mình, tốc độ tăng thu nhập của các nhóm này cũng nhanh hơn và cao hơn các nhóm nghèo khá nhiều. Chính điều này đã làm cho hệ số chênh lệch giàu nghèo tăng mạnh, từ gấp 6 lần (năm 2002) lên gấp 8 lần (năm 2012) cao hơn cả ở khu vực thành thị. Nghĩa là bất bình đẳng về thu nhập ở nội bộ khu vực nông thôn ngày càng tăng và tăng nhanh. Nguyên nhân của sự gia tăng này có thể do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu hút được nhiều lao động ở khu vực này, do đó nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công đã làm cho tổng thu nhập của hộ tăng lên. Đồng thời bảng 2 cũng cho biết có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu thu nhập trong khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công, giảm tỷ trọng thu nhập từ nông, lâm, thủy sản. Mà thu nhập của nhóm giàu trong khu vực này chủ yếu là từ tiền công, tiền lương và một số nguồn thu khác như được đền bù do đất nông nghiệp bị thu hồi vào hoạt động công nghiệp,... Bên cạnh đó thu nhập của các hộ gia đình thuộc nhóm nghèo trong khu vực chủ yếu là từ nông, lâm nghiệp, thủy sản (chiếm khoảng 50% đến 60% tổng thu nhập của hộ). Sự phát triển không đều của các vùng nông thôn trong cả nước cũng là một nguyên nhân của tình trạng trên. Trong khi nhiều vùng nông thôn ở các khu vực đồng bằng đã có sự phát triển khá mạnh, thì tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng báo các dân tộc ít người… trình độ phát triển còn rất thấp, người dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Đây chính là những lý do dẫn đến chênh lệch giàu nghèo trong nội bộ khu vực nông thôn ngày càng cao và tốc độ gia tăng mạnh. Sự gia tăng chênh lệch giàunghèo ở khu vực nông thôn, nơi chiếm gần 70% dân số cả nước đã làm cho tình trạng chệnh lệch giàunghèo của cả nước ngày càng tăng lên, tuy không nhiều. Thứ ba, sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn đang dần được rút ngắn lại. Tuy nhiên, nếu so sánh thu nhập trong cùng nhóm giàu hoặc cùng nhóm nghèo giữa hai khu vực này với nhau, cho thấy dù là người giàu hay người nghèo, thì thu nhập ở thành thị luôn cao gấp 2 lần thu nhập của các hộ gia đình cùng nhóm ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là ở khu vực nông thôn phần lớn các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng thời nơi đây có tỷ lệ nghèo cao (năm 2012 là 22,1%), tập trung nhiều người nghèo (năm 2012 tỷ trọng người nghèo ở nông thôn chiếm 90,8% trong tổng số người nghèo của cả nước) và hơn một nửa số họ là người dân tộc thiểu số. Trong khi đó tỷ lệ nghèo của thành thị chỉ bằng ¼ tỷ lệ nghèo nông thôn (5,4% năm 2012) và tỷ trọng người nghèo chỉ có 9,2% trong tổng số nghèo. Do đó sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm nghèo thành thị với nghèo nông thôn có xu hướng tăng lên. Năm 2002 thu nhập của nhóm nghèo ở thành thị vẫn cao gấp 1,84 lần so với nhóm nghèo ở nông thôn, đến năm 2010 con số này là 1,92 lần và năm 2012 là 2,11 lần. Rõ ràng là, mặc dù đều thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất nhưng khả năng thoát nghèo của người nghèo ở nông thôn ngày càng khó khăn hơn so với khu vực thành thị, thu nhập của họ rất thấp và tốc độ tăng thu nhập cũng rất chậm. Như vậy, dựa trên thu nhập bình quân đầu người chung của hai khu vực thành thị nông thôn thì thấy khoảng cách giữa hai khu vực này dường như đang rút ngắn. Nhưng khi so sánh trực tiếp giữa các nhóm giàu, nghèo của hai khu vực này với nhau, kết quả cho thấy có sự chênh lệch giàu nghèo tương đối lớn và ngày càng tăng. Điều này cho thấy sự khác biệt về mức sống giữa các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội và phân hóa giàu nghèo chung ở Việt Nam có xu hướng tăng lên. ạng

Trang 1

Họ tên: Tăng Tùng Lâm.

Lớp: XH15C

MSSV: 124D1031962

MÔN: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI.

Đề bài: Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam.

Bài làm

Trong 10 năm gần đây (2002 - 2012), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 6,5%, tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh từ 22,3% năm

2002 xuống còn 11,1% năm 2012 Đời sống của các hộ gia đình đã được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng Mặc dù thu nhập của mọi tầng lớp dân cư, các địa phương, các vùng lãnh thổ và khu vực đều tăng lên, nhưng sự gia tăng này lại diễn ra theo các tốc độ và chiều hướng khác nhau Điều này đã dẫn đến sự gia tăng chênh lệch giàu - nghèo trong từng địa phương, từng khu vực cũng như trên phạm vi cả nước Cụ thể nếu năm 2002 hệ số chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số thuộc nhóm giàu so với 20% dân số ở nhóm nghèo của Việt Nam là 8,1 lần, đến năm 2012 thì hệ số này là 9,4 lần Với tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo bình quân 1,6% năm như hiện nay, nếu không

có các chính sách điều chỉnh hợp lý thì Việt Nam sẽ nhanh chóng bước vào ngưỡng bất bình đẳng cao Điều này không những sẽ gây ra sự bất lợi về tăng trưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay

Trang 2

1 Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị nông thôn đang được rút ngắn, nhưng mức chênh lệch tuyệt đối lại đang tăng lên.

Ở giai đoạn 1992 - 1998, tăng trưởng về chi tiêu bình quân của người dân sống ở khu vực thành thị gấp đôi người dân ở khu vực nông thôn, cụ thể từ năm

1992 đến 1998 mặc dù chi tiêu bình quân đầu người ở nông thôn tăng 30% (trung bình mỗi năm tăng 5,4%) nhưng ở thành thị tăng 61% (trung bình 9,9%/năm), dẫn đến mức sống của người dân ở hai khu vực có sự khác biệt lớn Nguyên nhân chủ yếu là  trong giai đoạn này phần lớn các loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp, khu chế xuất chỉ tập trung phát triển ở các khu đô thị Trong khi

đó ở vùng nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, gặp nhiều rủi ro thiên tai

và những diễn biến bất lợi về giá cả cho sản xuất nông nghiệp Mặt khác khả năng tiếp cận các cơ hội, việc làm tốt của người nông dân  thấp Hậu quả là khoảng cách giữa thành thị với nông thôn đã nới rộng ra trong thời kỳ này từ 1,8 lần lên 2,2 lần

Trước nguy cơ gia tăng khoảng cách giữa thành thị - nông thôn, chính sách công nghiệp hóa đất nước đã hướng sự chú ý vào khu vực nông thôn Trong thời gian gần đây, hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng ở khu vực nông thôn, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp và góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình trong khu vực Điều này được thể hiện một cách rõ nét nhất qua chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người một tháng của từng khu vực thành thị, nông thôn ở giai đoạn 2002 – 2012 Nếu năm 2002 thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn là 275,1 nghìn đồng thì đến năm 2012 là 1579,4 nghìn đồng (gấp 5,74 lần so với năm 2002); còn ở khu vực thành thị thu nhập bình quân đầu người một tháng năm

2012 là 2989,1 nghìn đồng gấp 4,80 lần so với năm 2002 (622,1 nghìn đồng) Mặc dù thu nhập của thành thị vẫn cao hơn ở nông thôn nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người qua các năm ở giai đoạn này của khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị.Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị với nông thôn giảm 17,4%; từ 2,3 lần năm 2002 giảm xuống còn 1,9 lần năm

2012 Riêng thời kỳ từ 2006 đến 2008 hệ số này dường như chững lại, không có

Trang 3

sự biến đổi là do tốc độ tăng thu nhập của 2 khu vực tương đương nhau Tuy nhiên, mức chệnh lệch tuyệt đối về thu nhập bình quân đầu người hàng tháng giữa hai khu vực lại đang ngày càng tăng lên Nếu như năm 2002, chênh lệch này chỉ là 347 nghìn đồng, thì đến năm 2012, nó đã lên đến 1.409,7 nghìn đồng (Bảng 1)

Bảng 1:Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo khu vực thành thị

- nông thôn ở Việt Nam thời kỳ 2002 - 2012

TNBQ ở thành thị (1.000 đ) 622,1 815,4 1058,4 1605,2 2129,5 2989,1 TNBQ ở nông thôn (1.000 đ) 275,1 378,1 505,7 762,2 1070,4 1579,4

Hệ số chênh lệch TT-NT

Chệnh lệch tuyệt đối TT-NT

(1.000đ) 347,0 437,3 552,7 843,0 1059,1 1409,7

 (Nguồn:Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình -Tổng cục Thống kê)

Số liệu thống kê thời kỳ này cũng chỉ rõ: 60% dân số có thu nhập thấp (thuộc 3 nhóm nghèo, cận nghèo và trung bình) chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của cả xã hội, mà đại bộ phận  trong số này sống ở nông thôn Còn lại 40% dân số có thu nhập cao chủ yếu là người giàu có sống ở đô thị lại  sở hữu đến 70% tổng thu nhập của cả nước Để rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, trong những năm gần đây Chính phủ đã xây dựng và điều tiết các chính sách nhằm phát triển nông thôn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn như: công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới, các chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư, xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng để phát triển nông thôn Vì vậy nhiều địa phương có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Điều này đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông thôn hơn

Trang 4

2 Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn thay đổi theo chiều hướng tiến bộ đã làm thu nhập bình quân đầu người ở khu vực này tăng lên, và giảm bớt hệ số chênh lệch so với thành thị

Bảng 2: Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo nguồn thu

và khu vực thành thị - nông thôn thời kỳ 2002 - 2012

              Đơn vị: %

Nguồn thu

Khu vực Chung Tiền lương, tiền công Nông, Lâm, Thủy sản CN & XD Thương nghiệp Dịch vụ Khác

Thành

thị

Nông

Thôn

(Nguồn:Kết quả các cuộc điều tra MSHGĐ - Tổng cục Thống kê)

Bảng 2 đã chỉ ra rằng phần lớn nguồn thu nhập của người dân ở khu vực thành thị là từ tiền lương, tiền công (chiếm khoảng hơn ½ trong tổng thu nhập của thời kỳ 2010 - 2012) và thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ (chiếm khoảng 22% - 24% thu nhập) Còn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông, lâm- thủy sản chỉ chiếm từ 4,5% đến 6,8% Ngược lại, với người dân ở nông thôn nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông - lâm-thủy sản, chiếm khoảng 40% tổng thu nhập ở giai đoạn 2002 – 2008 và giảm xuống còn khoảng hơn 30% trong mấy năm gần đây Bên cạnh đó thu nhập từ tiền lương, tiền công ở khu vực nông thôn đã tăng mạnh trong giai đoạn này, chỉ chiếm 1/4 tổng các loại thu nhập ở những năm đầu của thập niên đầu tiên của

Trang 5

thế kỷ 21 và đến những năm đầu của thập niên thứ hai đã tăng đến gần 2/5 tổng các loại thu nhập Bên cạnh đó tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động thương nghiệp và dịch vụ cũng tăng lên đáng kể Chính nhờ sự thay đổi cơ cấu thu nhập theo chiều hướng tiến bộ này (tăng tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ hoạt động thương mại, dịch vụ và giảm bớt tỷ trọng thu nhập từ nông – lâm – thủy sản, khu vực có năng suất lao động thấp) đã làm cho thu nhập của các hộ gia đình nông thôn tăng nhanh hơn khu vực đô thị (5,74 lần so với 4,8 lần trong giai đoạn 2002-2012) và góp phần làm cho bất bình đẳng về thu nhập giữa thành thị với nông thôn giảm đi hay khoảng cách giàu nghèo giữa hai khu vực này được thu hẹp.    

3 Trong khi khoảng cách chênh lệch giàu/nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng giảm dần, thì ngược lại, ở khu vực nông thôn lại đang tăng dần đã làm cho chênh lệch giàu/nghèo trên phạm vi cả nước có xu hướng gia tăng.

Nhìn một cách tổng quát, trên phạm vi cả nước, bất bình đẳng về thu nhập trong giai đoạn 2002-2012 diễn biến theo đường vòng cung Ở đầu giai đoạn, nó liên tục tăng và tăng cao nhất vào năm 2008 Từ 2008 đến cuối giai đoạn lại giảm khá đều Nên ở cuối thời kỳ, gần như tăng không đáng kể so với đầu kỳ Tuy nhiên, nếu xét theo từng khu vực thành thị và nông thôn, thì nó lại diễn biến hoàn toàn trái ngược nhau

Bảng 3: Hệ số Gini tính theo thu nhập chia theo khu vực thành thị - nông

thôn ở Việt Nam thời kỳ 2002 – 2012 (Đơn vị: lần)

Năm

Thành thị 0.410 0.410 0.393 0.404 0.402 0.385

Nông Thôn 0.360 0.370 0.378 0.385 0.395 0.399

Chung cả nước 0.421 0.423 0.424 0.434 0.433 0.424

 Nguồn: Kết quả điều tra MSHGĐ các năm - Tổng cục Thống kê

Trang 6

Từ năm 2002 đến năm 2010 hệ số Gini của thành thị luôn cao hơn của nông thôn, nhưng đến năm 2012 đã có sự “đổi ngôi” Nghĩa là khu vực thành thị luôn có bất bình đẳng thu nhập cao hơn khu vực nông thôn Tuy nhiên sự bất bình đẳng ở thành thị trong giai đoạn này đã giảm một cách đáng kể từ 0,41 vào những năm 2002- 2004 sau đó đến năm 2012 giảm xuống còn 0,385, tức giảm 6,1% Trái lại ở khu vực nông thôn,  bất bình đẳng về thu nhập đang ngày càng gia tăng Chỉ trong vòng 10 năm hệ số Gini tăng từ 0,36 lên 0,399 hay tăng 10,83% Chính sự gia tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn diễn ra nhanh chóng, dẫn đến năm 2012 chênh lệch giàu nghèo trong khu vực này trở lên nghiêm trọng hơn so với khu vực đô thị

Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở khu vực thành thị và

nông thôn chia theo 5 nhóm thu nhập của thời kỳ 2002 -2012

Năm

Nhóm TN

Thu nhập BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI 1 tháng

(nghìn đồng) 2012/2002 So sánh

(lần)

2002 2004 2006 2008 2010 2012

Thành

thị

Nghèo 184,2 236,9 304 453,2 632,6 951,5 5,17

Cận nghèo 324,1 437,3 575,4 867,8 1153,5 1672,2 5,16

Trung bình 459,8 616,1 808,1 1229,9 1611,5 2332,9 5,07

Khá 663,6 876,7 1116,1 1722,2 2268,4 3198,3 4,82

Giàu 1479,2 1914,1 2488,3 3752,4 4983,4 6794,4 4,59 Chênh lệch

Nông

Thôn

Nghèo 100,3 131,2 172,1 251,2 330,0 450,2 4,49

Cận nghèo 159,8 215,1 287 415,4 568,4 817,8 5,12

Trung bình 217,7 297,6 394,4 583,1 820,5 1227,7 5,64

Khá 299,4 416,2 552,4 828,7 1174,6 1788,9 5,97

Giàu 598,6 835,0 1122,5 1733,9 2461,8 3614,8 6,04 Chênh lệch

Nghèo TT/Nghèo

Giàu TT/Giàu NT 2,47 2,29 2,22 2,16 2,02 1,88

  (Nguồn: Kết quả điều tra MSHGĐ - Tổng cục Thống kê)    

Trang 7

Tuy nhiên, theo hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu với nhóm nghèo trong nội bộ từng khu vực ở bảng 4 có thể rút ra một số điểm chính sau:

Thứ nhất, sự chênh lệch giàu nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây Từ năm 2002 đến năm 2008 thu nhập của người giàu luôn gấp hơn 8 lần thu nhập của người nghèo và mức chênh lệch này tăng khá chậm Nhưng từ năm 2008 đến năm 2010 mức chênh lệch này đã giảm tương đối nhanh từ 8,3 lần xuống 7,9 lần và đến 2012 thì giảm mạnh chỉ còn 7,1 lần Mặc dù sự chênh lệch giàu nghèo ở nội bộ khu vực thành thị vẫn còn tương đối cao nhưng nó đang diễn ra theo chiều hướng tích cực - giảm dần Đồng thời thu nhập của các nhóm nghèo trong khu vực này ngày càng được cải thiện hơn, tốc độ tăng thu nhập của các nhóm nghèo cao hơn tất cả các nhóm còn lại Điều này đã tác động làm cho bất bình đẳng trong nội bộ khu vực thành thị giảm Thứ hai, chênh lệch giàu nghèo ở khu vực nông thôn, diễn ra theo xu hướng trái ngược với khu vực thành thị Trong những năm đầu của giai đoạn

2002 – 2012, hệ số chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm giàu - nghèo là hơn 6 lần, thấp hơn hệ số này ở nội bộ khu vực thành thị Tuy nhiên, trong những năm gần đây các nhóm khá và nhóm giàu ở khu vực nông thôn càng trở lên giàu hơn so với dân cư trong khu vực của mình, tốc độ tăng thu nhập của các nhóm này cũng nhanh hơn và cao hơn các nhóm nghèo khá nhiều Chính điều này đã làm cho hệ

số chênh lệch giàu nghèo tăng mạnh, từ gấp 6 lần (năm 2002) lên gấp 8 lần (năm 2012) cao hơn cả ở khu vực thành thị Nghĩa là bất bình đẳng về thu nhập ở nội

bộ khu vực nông thôn ngày càng tăng và tăng nhanh Nguyên nhân của sự gia tăng này có thể do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đã tạo

ra nhiều công ăn việc làm và thu hút được nhiều lao động ở khu vực này, do đó nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công đã làm cho tổng thu nhập của hộ tăng lên Đồng thời bảng 2 cũng cho biết có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu thu nhập trong khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công, giảm tỷ trọng thu nhập từ nông, lâm, thủy sản Mà thu nhập của nhóm giàu trong khu vực này chủ yếu là từ tiền công, tiền lương và một số nguồn thu

Trang 8

khác như được đền bù do đất nông nghiệp bị thu hồi vào hoạt động công nghiệp, Bên cạnh đó thu nhập của các hộ gia đình thuộc nhóm nghèo trong khu vực chủ yếu là từ nông, lâm nghiệp, thủy sản (chiếm khoảng 50% đến 60% tổng thu nhập của hộ) Sự phát triển không đều của các vùng nông thôn trong cả nước cũng là một nguyên nhân của tình trạng trên Trong khi nhiều vùng nông thôn ở các khu vực đồng bằng đã có sự phát triển khá mạnh, thì tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng báo các dân tộc ít người… trình độ phát triển còn rất thấp, người dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao Đây chính là những lý do dẫn đến chênh lệch giàu nghèo trong nội bộ khu vực nông thôn ngày càng cao và tốc độ gia tăng mạnh Sự gia tăng chênh lệch giàu/nghèo ở khu vực nông thôn, nơi chiếm gần 70% dân số cả nước đã làm cho tình trạng chệnh lệch giàu/nghèo của cả nước ngày càng tăng lên, tuy không nhiều  

Thứ ba, sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn đang dần được rút ngắn lại Tuy nhiên, nếu so sánh thu nhập trong cùng nhóm giàu hoặc cùng nhóm nghèo giữa hai khu vực này với nhau, cho thấy dù là người giàu hay người nghèo, thì thu nhập ở thành thị luôn cao gấp 2 lần thu nhập của các hộ gia đình cùng nhóm ở khu vực nông thôn Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là ở khu vực nông thôn phần lớn các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp Đồng thời nơi đây có tỷ lệ nghèo cao (năm 2012 là 22,1%), tập trung nhiều người nghèo (năm 2012 tỷ trọng người nghèo ở nông thôn chiếm 90,8% trong tổng số người nghèo của cả nước) và hơn một nửa số

họ là người dân tộc thiểu số Trong khi đó tỷ lệ nghèo của thành thị chỉ bằng ¼

tỷ lệ nghèo nông thôn (5,4% năm 2012) và tỷ trọng người nghèo chỉ có 9,2% trong tổng số nghèo Do đó sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm nghèo thành thị với nghèo nông thôn có xu hướng tăng lên Năm 2002 thu nhập của nhóm nghèo

ở thành thị vẫn cao gấp 1,84 lần so với nhóm nghèo ở nông thôn, đến năm 2010 con số này là 1,92 lần và năm 2012 là 2,11 lần Rõ ràng là, mặc dù đều thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất nhưng khả năng thoát nghèo của người nghèo ở

Trang 9

nông thôn ngày càng khó khăn hơn so với khu vực thành thị, thu nhập của họ rất thấp và tốc độ tăng thu nhập cũng rất chậm

Như vậy, dựa trên thu nhập bình quân đầu người chung của hai khu vực thành thị - nông thôn thì  thấy khoảng cách giữa hai khu vực này dường như đang rút ngắn Nhưng khi so sánh trực tiếp giữa các nhóm giàu, nghèo của hai khu vực này với nhau, kết quả cho thấy có sự chênh lệch giàu nghèo tương đối lớn và ngày càng tăng Điều này cho thấy sự khác biệt về mức sống giữa các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội và phân hóa giàu nghèo chung ở Việt Nam có

xu hướng tăng lên

4 Sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam thời kỳ 2002-2012 chủ yếu là do sự phát triển không đồng đều trong nội bộ từng khu vực

Để tìm ra được nguyên nhân gây ra chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam cũng như sự gia tăng của nó trong thời gian qua, có thể sử dụng chỉ số Theil L

để phân tích Chỉ số Theil L cho phép phân tích bất bình đẳng chung do ảnh hưởng bởi sự bất bình đẳng giữa các nhóm, các khu vực và trong nội bộ từng nhóm, từng khu vực Đồng thời còn giúp phân tích biến động của nó theo thời gian

Bảng 5: Phân tích tình trạng chênh lệch giàu nghèo ở nông thôn - thành thị

theo chỉ số Theil L thời kỳ 2002 -  2012

Năm

Chỉ tiêu

lệch 2008/2002

Sự chênh lệch 2012/2008

Theil L của NT 0,208 0,246 0,270 +0,038 +0,024

Phân tích tình trạng phát triển không đồng đều

Mức chênh lệch chung ở

Việt Nam

0,293 (100%)

0,316 (100%)

0,311 (100%)

+0,023 (100%)

-0,005 (100%)

Trong đó:

a Sự phát triển không

đồng đều giữa NT và TT

0,067 (22,87%)

0,06 (18,99%)

0,045 (14,47%)

-0,007 (-30,4%)

-0,015 (+300%)

b Sự phát triển không

đồng đều trong nội (77,13%)0,226 (81,01%)0,256 (85,53%)0,266 (130,4%) +0,03 (-200%) +0,01

Trang 10

bộ từng khu vực

 (Nguồn: Tác giả tự tính dựa trên bộ số liệu VHLSS năm 2002, 2008, 2012)

Bảng 5 cho thấy đánh giá thực trạng chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam và cho từng khu vực nông thôn – thành thị dựa trên chỉ số Theil L trong giai đoạn này cũng có cùng xu hướng giống như các chỉ số đã sử dụng phân tích ở trên

Đó là bất bình đẳng chung của Việt Nam trong cả thời kỳ dài 10 năm từ 2002 đến 2012 có xu hướng tăng lên (tăng 6,14%), nhưng trong mấy năm gần đây đang có xu hướng chững lại và giảm dần Nếu tách thời kỳ này thành hai giai đoạn thì chênh lệch giàu nghèo của hai giai đoạn này biểu hiện xu hướng phát triển trái ngược nhau, cụ thể: ở giai đoạn 2002 – 2008 chênh lệch giàu nghèo tăng lên (tăng 7,85% hay tăng 0,023 lần) và giảm dần ở thời kỳ 2008 - 2012 (giảm 1,58% hay giảm 0,005 lần) Đối với từng khu vực cho thấy thành thị từ

2002 đến 2008 có mức độ bất bình đẳng lớn hơn nông thôn nhưng đến giai đoạn

2008 -2012 thì ngược lại Cũng trong thời kỳ này mức độ bất bình đẳng của thành thị chững lại và giảm (giảm 9,6%), còn của nông thôn thì ngày càng tăng

và tăng nhanh (tăng 29,81%)

Mặt khác, bảng 5 cũng cho biết sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam của thời kỳ này chủ yếu là do sự phát triển không đồng đều trong nội bộ từng khu vực (giai đoạn 2002 -2008 chiếm 130,4% và từ 2008 đến 2012 chiếm 200%) Trái ngược hoàn toàn với 10 năm trước (thời kỳ 1993 – 2002) chênh lệch giàu nghèo tăng lên chủ yếu là do sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nông thôn với thành thị hay chính là do sự phát triển không đồng đều giữa hai khu

vực (chiếm 96% thời kỳ 1993 – 1998 và chiếm 107% thời kỳ 1998 – 2002)[3].

Sự gia tăng bất bình đẳng chung ở Việt Nam một cách khiêm tốn trong 10 năm qua (chỉ số theil L tăng 0,018 lần và hệ số Gini tăng 0,003 lần) là do chịu

sự tác động tổng hợp của hai yếu tố diễn ra trái chiều nhau Một yếu tố tác động làm giảm và yếu tố kia thì tác động làm tăng bất bình đẳng Chính sự tác động tổng hợp này đã triệt tiêu lẫn nhau làm cho bất bình đẳng trong thời kỳ này tăng lên một cách không đáng kể

Ngày đăng: 22/10/2015, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w