Tuy nhiên sự tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời tạo ra sự chênh lệch về thu nhập, mức sống trong nhân dân ngày càng rõ nét hơn, trong đó phân hóa giàu nghèo đang là một trong những vấn đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa Lí Luận-Chính Trị
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ SỰ PHÂN HÓA
GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Thị Anh Thơ Lớp: A19 – CLC TCNH
Giáo viên hướng dẫn: Ths.Đặng Hương Giang
Hà Nội, 2012
Trang 2MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU: 3
B NỘI DUNG: 4
I.Cơ sở lí luận: 4
1.Các khái niệm: 4
a.Tăng trưởng kinh tế: 4
b.Phân hóa giàu nghèo: 5
2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với sự phân hóa giàu nghèo: 5
II Thực trạng: 7
1.Tăng trưởng kinh tế: 7
2 Khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng: 8
3 Những tác động tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo: 9
4 Để hạn chế phân hóa giàu nghèo: 10
C.KẾT LUẬN: 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 13
Trang 3A.MỞ ĐẦU:
Đất nước ta, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, đang trong thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh, phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do những cuộc chiến vô nghĩa để lại Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ta đã lãnh đạo đất nước trải qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới (từ Đại hội VI đến hết nhiệm kỳ Đại hội X) và 20 năm (1991-2010) thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, và đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể Một trong những thành tựu quan trọng và to lớn nhất phải kể đến là thành tựu về mặt kinh tế Đất nước ta đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường,….theo đó, đời sống của các tầng lớp nhân dân cũng không ngừng được cải thiện.
Tuy nhiên sự tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời tạo ra sự chênh lệch về thu nhập, mức sống trong nhân dân ngày càng rõ nét hơn, trong đó phân hóa giàu nghèo đang là một trong những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay Đây là một vấn
đề vô cùng phức tạp, rất khó để giải quyết triệt để Nhưng trong một xã hội hiện đại, phát triển, dân chủ, công bằng và văn minh mà nước ta – đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, cũng như mọi quốc gia khác gia khác trên thế giới luôn hướng tới, đã đến lúc chúng ta cần nghiêm khắc nhìn nhận và nhanh chóng tìm ra phương cách đối phó với sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra bức bách, xét theo những hậu quả xã hội nghiêm trọng mà nó đem lại
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn,mục đích đề tài làm rõ thực trạng và
xu hướng phân hoá giàu nghèo trong quá trình chuyển đổi, xây dựng và phát triển nền kinh tế nước ta, từ đó đề xuất ra những giải pháp, phương hướng giải
quyết phân hoá giàu nghèo nhằm đảm bảo xây dựng đất nước công bằng, dân chủ, văn minh
Trang 4Bên cạnh đó, tôi cũng hi vọng sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc thay đổi nhận thức của người đọc nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong hành động của mọi người trước vấn đề được nghiên cứu
B NỘI DUNG:
I.Cơ sở lí luận:
1.Các khái niệm:
a.Tăng trưởng kinh tế:
-Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là một khái niệmmang tính định lượng, được biểu hiện bằng một trong hai cách: Sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân GNP(Gross National Product); tổng sản phẩm quốc nội GDP (Grossdomestic product) hay sản phẩm quốc dân ròng NNP (Net National Product) trong một thời kỳ nhất định.;hay là Sự gia tăng thực tế theo đầu người của GNP; GDP hay NNP trong một thời kỳ nhất định
-Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế.Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chấtcủa nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thayđổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷtrọng của khu vực chế tạo và dịch vụ) Phát triển kinh tế là một quátrình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn
Trang 5b.Phân hóa giàu nghèo:
Trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kém phát triển dang nền kinh
tế thị trường, xu hướng biến động của cơ cấu xã hội nước ta hiện nay, ngày cảng trở nên rõ nét Từ thực trạng đó, đã có một số luận điểm về quan niệm sự phân hóa giàu nghèo:
-Phân hóa giàu nghèo gắn liền với bất bình đẳng xã hội và phân công lao động -Phân hóa giàu nghèo là sự phân cục về kinh tế
-Phân hóa giàu nghèo là kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế và đến lượt mình sự phân hóa đó lại trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng kinh tế
-Phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau Phân hóa giàu nghèo là phân tầng xã hội về mặt kinh tế, thể hiện trong xã hội có nhóm giàu tầng đỉnh, nhóm nghèo tầng đáy Giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là khoảng cách về thu nhập và mức sống Vậy phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau; là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm này ề tài sản, thu nhập, mức sống
2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với sự phân hóa giàu nghèo:
Nhiều năm trước đây, khi nước ta còn ở trong cơ chế nền kinh tế tập trung bao câp, những đặc trưng của nền kinh tế này không phải là điều kiện cho hiện tượng phân tầng trong xã hội, đặc biệt là phân tầng dựa trên yếu tố tài sản đó là đặc thù của chủ nghĩa bình quân với tâm lý sợ nổi trội, tưởng chừng như chúng
ta đã đạt được trạng thái công bằng khi mà trong xã hội ít tồn tại hiện tượng người này giàu hơn người kia tuy nhiên đây chỉ là trạng thái công bằng mang
Trang 6tính chất hình thức mà thôi Sau đó, công cuộc đổi mới, trước hết là nền kinh tế định hướng theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường , đã thực sự mang lại những nhân tố mới, phá vỡ những trở lực từ những hạn chế của nền kinh tế cũ mang lại, phát huy được những nguồn lực của đất nước cho sự phát triển kinh tế xã hội, theo đó nền kinh tế dần đi vào ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi lạm phát phi mã vào những năm cuối của thập kỷ 80, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện…thế nhưng trong điều kiện quá độ từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, hiện tượng phân tầng thường có những biểu hiện bột phát, đôi khi “thái quá” do
vô số các kẽ hở, khuyết tật trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản lý xã hội do còn những vùng tối cho những sự thao túng pháp luật, đồng thời cũng là do bản chất năng động và quy luật cạnh tranh, đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường
Vậy tại sao kinh tế thị trường với khả năng mạnh mẽ của nó trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng lại ngày càng gây nên tình trạng phân hoá giàu nghèo? Có những nhân tố tất yếu, đồng thời cũng có những nhân tố thể hiện sự bất bình đẳng trong xã hội, nếu như làm rõ được những nguyên nhân của sự phân hoá giầu nghèo cuối cùng sẽ là cơ sở cho việc hoạch định chính sách, giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội Nền kinh tế thị trường đề cao khả năng của chủ thể kinh tế và thực tế không phải ai cũng có khả năng như nhau trong tiếp cận với những cơ hội mà thị trường đem lại, trong khía cạnh này năng lực cá nhân của mỗi chủ thể và những điều kiện bất bình đẳng trong xã hội là hai nguyên nhân quyết định đến sự thành công về kinh tế và vươn lên so với những người khác để trở thành thành viên của nhóm giàu có trong xã hội Ở đây chúng
ta không bàn tới những yếu tố thuộc về năng lực cá nhân như là sự năng động trong quá trình chuyển đổi cách làm ăn mà quan trọng là tìm ra những nhân tố
Trang 7thuộc về sự bất bình đẳng trong tiếp cận với những cơ hội của thị trường chẳng hạn những bất bình đăng trong tiếp cận với giáo dục, đào tạo có thể dẫn tới sự bất bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp cuả một nhóm xã hội nào đó và đẩy họ xuống tình trạng đói nghèo và cơ hội dành cho họ ngày càng ít đi, sự phân hoá theo đó ngày càng trở nên sâu sắc hơn Bên cạnh đó, bước đầu làm quen với nền kinh tế thị trường, đã khiến cho sự quản lý kinh tế, quản lý xã hội của nhà nước ta còn nhiều những hạn chế, đó cũng là cơ hội cho một số bộ phận vươn lên một cách bất chính và tạo ra khoảng cách với những nhóm xã hội khác
II Thực trạng:
1.Tăng trưởng kinh tế:
Một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khá ổn định Thời kỳ từ năm
1986 tới nay là thời kỳ đổi mới, tốc độc tăng trưởng bình quân 1986 1990 là 4,5%, thời kỳ 1991-1995 là 8,2%, thời kỳ 1996-2000 là 7% và từ 2001-2007 là 7,6% Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngang bằng Hàn Quốc và chỉ đứng sau Trung Quốc
Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của nước ta trong những năm qua, đã có những chuyển dịch tích cực Xem xét cơ cấu kinh
tế theo ba ngành (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) thì thấy rằng tỉ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm và tỉ trọng công nghiệp đã tăng lên tương ứng, nếu như năm 1995 tỷ trọng nông nghiệp là 27,18% thì năm 2006 xuống còn 20,36% trong khi đó công nghiệp đã tăng từ 28,76% lên 41,56% Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cũng có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng của khu vực nhà nước có xu hướng giảm, tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học công nghệ còn hạn chế nên tăng
Trang 8trưởng kinh tế ở nước ta vẫn chủ yếu dựa vào tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên do đó sự tăng trưởng này chưa thực sự vững chắc
2 Khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng:
Mặc dù tăng trưởng kinh tế của nước ta khá ấn tượng về con số song nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng sự tăng trưởng ấy còn có một số hạn chế, đặc biệt là
"sự lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến các đối tượng chịu ảnh hưởng không mạnh và khuynh hướng ảnh hưởng tiêu cực có phần gia tăng" Trong báo cáo của mình, GS-TS Nguyễn Văn Nam (ĐH KTQD) đã viết rằng "Điều đáng nói
là, thực tế tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo đang có xu hướng giảm và bất bình đẳng lại tăng lên tương ứng" Ông đưa ra một số con số chứng minh cho nhận định của mình: Năm 1990, sự cách biệt của 20% số hộ giàu nhất
và 20% số hộ nghèo nhất chỉ là 4,1 lần Con số này năm 1995 là 7,0; năm 1999
là 7,6; năm 2002 là 8,1; năm 2004 là 8,34 ; năm 2006 là 8,37 Điều này cho thấy tình trạng tụt hậu của người nghèo trong mối tương quan với người giàu Phân tích tình hình biến đổi về thu nhập của các nhóm dân cư cho thấy, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn, mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm
có mức sống cao Nhiều báo cáo tại hội thảo đưa ra nhận xét: Khoảng cách giàu
- nghèo lớn và phân hóa giàu nghèo ngày càng dãn ra Nếu trong năm 1993, chi tiêu bình quân đầu người của những hộ gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với
hộ gia đình nghèo nhất thì năm 2004, tỷ lệ này là 7,27 lần Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất có xu hướng ngày càng thấp đi trong tổng thu nhập dân cư : năm 1995 là 21,1%; năm 1999 là 17,98%, năm 2006 là 17,47%
Một vấn đề khiến các nhà khoa học lo ngại qua việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở nước ta là tính bền vững của xóa đói giảm nghèo Đến
Trang 9hết năm 2008, nước ta còn khoảng 1 triệu hộ cận nghèo với khoảng 4,3 triệu người, còn 62 huyện có trên 50% số hộ nghèo Nếu tính theo tiêu chuẩn nghèo quốc tế là 2 USD/ngày/người thì tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam còn khoảng 35% đến 40% Còn theo tiêu chuẩn "nội" thì tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 37,4% năm
1998 xuống còn 19,5% năm 2004 Số lượng là vậy nhưng chất lượng chưa vững chắc Theo TS Lê Quốc Hội (ĐH KTQD), thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo Do vậy, khi có những dao động về thu nhập hoặc gặp thiên tai, rủi ro, biến động giá cả, họ lại rơi xuống ngưỡng nghèo Cùng với xu hướng xóa đói giảm nghèo đã chậm lại thì tỷ lệ tái nghèo ngày càng tăng, ở mức 7% đến 10%
3 Những tác động tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo:
Phân hóa giàu nghèo-người giàu thì càng giàu mà người nghèo thì ngày càng nghèo đói hơn:
Sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng Những người giàu ngày càng có cơ hội phát triển do có những điều kiện về vốn và kĩ thuật… còn người nghèo phải làm thuê và bị bóc lột Họ rất ít có cơ hội tiếp cận và được đảm bảo những điều kiện sống cơ bản Một mặt vì họ quá nghèo không đủ tài chính để trang bị vốn, tri thức mặt khác trong cơ chế thị trường hoạt động dịch vụ cơ bản có xu hướng phục vụ người giàu là chính…
Phân hóa giàu nghèo gây tình trạng thiếu hụt phát triển văn hóa Một bộ phận những thanh niên sinh ra trong những gia đình khá giả, có quyền lực thường có tư tưởng ‘’con ông cháu cha’’, coi thường đạo đức xã hội…Con nhà nghèo thì lại không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn, thiếu thốn về mặt giáo dục, đào tạo…
Phân hóa giàu nghèo khắc sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa nhóm giàu với nhóm nghèo, từ đó dẫn tới mối liên kết giữa các nhóm xã hội ngày càng lỏng
Trang 10lẻo Đây là một yếu tố gây ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc - yếu tố cơ bản trong việc đảm bảo vấn đề an ninh chính trị
Phân hóa giàu nghèo cũng dẫn đến thất nghiệp, từ đó, đặc biệt sẽ gây ra tình trạng rối loạn an ninh trật tự, các tệ nạn xa hội do một bộ phận người nghèo không công ăn việc làm, như người ta nói “nhàn cư vi bất thiện”
4 Để hạn chế phân hóa giàu nghèo:
Những giải pháp kinh tế - xã hội cần phải bảo đảm: Một mặt thúc đẩy tăng truởng kinh tế, tạo cơ sở vật chất thực hiện các chính sách hội nói chung, mặt khác giải quyết hài hoà lợi ích giữa các giai tầng, tầng lớp trong xã hội sao cho xây dựng đất nước vững mạnh theo con đường lối XHCN đã chọn Vậy những giải pháp đó là:
-Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế quốc dân và là cơ sở quyết định nhất
để giải quyết sự PHGN nói chung, xoá đói giảm nghèo nói riêng
+ Phát triển và chuyển dịch có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH
+ Lựa chọn công nghệ hợp lý đối với nông nghiệp – nông thôn
+ Điều chỉnh các chính sách ruộng đất
+ Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn bằng mọi nguồn vốn + Giải quyết "đầu ra" cho nông sản hang hoá để đẩy mạnh sản xuất hang hoá nói chung, sản xuất hang hoá nông phẩm nói riêng
- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của Nhà Nước trước xu hướng PHGN ở nước ta hiện nay
+ Tạo môi trường kinh tế - xã hội và khuôn khổ pháp lý ổn định, an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế
+ Phát huy tích cực của KTTT bằng cách duy trì và phát triển quan hệ thị trường, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cuốn hút mọi người vào phát triển kinh tế xã hội