1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay

84 532 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 743,5 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 3 1.1. Khái niệm và nguyên nhân cơ bản gây lạm phát 3 1.1.1.Định nghĩa 3 1.1.2. Hậu quả của lạm phát 7 1.1.3. Nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát 8 1.2. Ngân hàng nhà nước và chính sách tiền tệ 11 1.2.1.Ngân hàng nhà nước 11 1.2.2. Chính sách tiền tệ 17 CHƯƠNG 2 28 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SAHCS TIỀN TỆ NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN 28 2.1.Thực trạng lạm phát của Việt Nam hiện nay 28 2.1.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới 28 2.1.2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay 32 2.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam 39 2.2.1. Lạm phát do cầu kéo 41 2.2.2.Lạm phát do chi phí đẩy 41 2.2.3. Lạm phát do cơ cấu 41 2.2.4. Lạm phát do cầu thay đổi 42 2.2.5. Lạm phát do xuất khẩu 42 2.2.6. Lạm phát do nhập khẩu 43 2.2.7. Lạm phát tiền tệ 43 2.3. Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam 44 2.4. Chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và tác động của chính sách này 46 2.4.1. Chính sách điều chỉnh lãi suất 48 2.4.2. Dự trữ bắt buộc 54 2.4.3. Nghiệp vụ thị trường mở 55 2.4.4. Chính sách tỷ giá hối đoái 55 2.4.5. Hạn mức tín dụng 56 Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 2.4.5. Đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của việc thực hiện chính sách tài khóa trong thời gian qua 57 CHƯƠNG 3 62 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 62 NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN TỪ NAY TỚI NĂM 2015 62 3.1. Dự báo tình hình lạm phát từ nay tới năm 2015 62 3.1.1. Cơ sở đưa ra dự báo 62 3.1.2. Dự báo mức độ lạm phát từ nay tới 2015 62 3.2. Một số kiến nghị 65 3.2.1. Kết hợp chính sách tiền tệ với một số chính sách khác 68 3.2.2. Minh bạch hóa ngân sách nhà nước, tăng cường giám sát và bình ổn thị trường ngoại hối 71 3.2.3. Thực hiện phát hành tín phiếu ngân hàng bằng ngoại tệ 74 KẾT LUẬN 76 Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010 -2011 33 Biểu đồ 2.2: diễn biến CPI của Việt Nam từ 2002 – 2012 44 Biểu đồ 2.3: Điều hành lãi suất trong năm 2012 49 Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa CPI chỉ số giá tiêu dùng GDP tổng sản phẩm quốc nội NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương TCTD Tổ chức tín dụng Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Lạm phát là một vấn đề kinh tế cơ bản và quan trọng đối với bất cứ một quốc gia nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nếu lạm phát ở mức vừa phải sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng, nhưng nếu tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số thì sẽ làm cho nền kinh tế mất cân đối và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó ngăn chặn vấn đề lạm phát không phải là vấn đề đơn giản mà cần có các giải pháp thống nhất, đồng bộ và khôn ngoan. Việt Nam trải qua hơn 20 năm đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã từng trải qua giai đoạn khủng hoảng và lạm phát cao lên tới 3 con số như năm 1985 (lên tới 700%). Từ năm 1986, thực hiện cải cách, nền kinh tế bước đầu đã có sự dịch chuyển tích cực, tỷ lệ lạm phát đã giảm hẳn. Sau đó trong giai đoạn 2004- 2005, lạm phát lại có nguy cơ bùng phát lên cao khi tỷ lệ lạm phát năm 2004 là 9.5% gần ở mức hai con số, năm 2007 lên tới 12.5% và năm 2012 hạ xuống còn 6.81%, tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở phía trước. Nếu trước kia tình hình lạm phát chủ yếu do quan liêu bao cấp, và ở trong nền kinh tế đóng thì nay các biện pháp phải và chính sách phải phù hợp với các yếu tố của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Cuối năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO và trở thành thành viên thứ 150. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của các biến động nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các nhà hoạt động chính sách thực hiện kiềm chế lạm phát không chỉ tính đến các nhân tố bên trong mà còn phải dự tính đến các yếu tố tác động bên ngoài. So các nước có nền kinh tế mới nổi khác, họ cũng có nhiều điều kiện phát triển kinh tế giống với nước ta như các mước ASEAN-5( Singapo, Thái Lan, Philipin, Inđonexia và Malayxia) nhưng tỷ lệ lạm phát năm 2007,2008 của Việt Nam cao gấp đôi mức trung bình các nước này. Hơn nữa, Việt Nam lại vấp phải khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát so với các nước khác vì thâm hụt cán cân thanh toán lớn và thâm hụt tài khóa, điều kiện vĩ mô kém ổn định, nợ nước ngoài nhiều trong khi dự trữ ngoại tệ thì quá ít. Vì vậy cuộc chiến lạm phát ở Việt Nam trở nên khó khăn và căng thẳng hơn. Trong kh đó chính phủ Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm điều hành phát triển kinh tế trong điều kiện mở cửa và hội nhập nên gặp không ít trở ngại và vấp váp ban đầu . Nhưng sau đó nhờ kinh nghiệm và bài học thực tế rút ra từ các nền kinh tế khác, các chính sách dần đã đi đúng hướng. Với tất cả những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài "Thực trạng lạm phát và Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay" để lạm rõ tình hình lạm phát tại Việt Nam và tác dụng của các chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. 2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên số liệu cụ thể và diễn biến lạm phát và tác động của Nhà nước nhằm thấy rõ được nguyên nhân gây ra lạm phát, các tác động tích cực và tiêu cực của từng chính sách cụ thể. Từ đó dự đoán tình hình lạm phát sắp tới và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát hiệu quả hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: các chỉ số giá và các mặt hàng, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô căn bản nhằm đánh giá thực trạng lạm phát và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế nói chung, các chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, chính sách tài khóa và chính sách khác của nhà nước có liên quan đến việc kiềm chế lạm phát hiện nay 4. Phạm vi nghiên cứu Các số liệu tập trung nghiên cứu trong năm 2011,2012 và 2013 do Tổng cục thống kê và ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính chính thức ban hành. Ngoài ra còn có các số liệu công trình nghiên cứu và nhận xét về tình hình lạm phát và biến động nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam do các tổ chức quốc tế như IMF, WB và các tạp chí nước ngoài đưa ra. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích số liệu. Ngoài ra còn nghiên cứu tham khảo lý luận về các vấn dề căn bản của nền kinh tế vĩ mô; từ đó kết hợp với thực tiễn để đưa ra nhận xét và lý giải đầy đủ hơn. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận , gồm 3 phần chính như sau: Chương 1: Tổng quan về lạm phát và chính sách tiền tệ Chương 2: Tình hình lạm pháp và tác động của các chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát trong thời gian qua Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát giai đoạn từ nay tới năm 2015 Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1. Khái niệm và nguyên nhân cơ bản gây lạm phát 1.1.1.Định nghĩa 1.1.1.1.Khái niệm Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát làgiảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả" 1.1.1.2.Phân loại Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà có các loại lạm phát khác nhau. Thông thường người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính. Về mặt định lượng: Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phân theo cách này thì lạm phát có các loại sau: Lạm phát vừa phải – Mild inflation – Là loại lạm phát ở mức một con số - dưới 10%/năm. Loại lạm phát này được xem là là tích cực và cần thiết vì nó có khả năng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Lạm phát phi mã – Galloping inflation – Là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số, từ 10% 100% 900% một năm. Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền kinh tế, với những hậu quả cực kỳ khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong nước. Siêu lạm phát – Hyper inflation – Là loại lạm phát 4 con số, từ 1000 % trở lên. Đây thực sự là một giai đoạn cực kỳ hỗn loạn, bất ổn định kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Về mặt định tính: Lạm phát được chia làm thành nhiều loại khác nhau, tùy theo tính chất của lạm phát mà người ta chia ra các loại cơ bản sau: Lạm phát thuần túy – Pure Inflation – Đây là trường hợp đặc biệt của lạm Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng phát, hầu như giá cả của mọi loại hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian. Lạm phát cân bằng – Balanced inflation – Là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương ứng với mức tăng thu nhập. Lạm phát được dự đoán trước – Predicted inflation – Là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm. Lạm phát không được dự đoán trước – Non Predicted inflation – Là lạm phát xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động. Lạm phát cao và lạm phát thấp – High inflation and Low inflation – Theo quan điểm của Gary Smith thì lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Ngược lại lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát. 1.1.1.3. Thước đo lạm phát Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 4 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra). Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ. Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc. Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 5 [...]... hành chính sách tiền tệ Tuỳ theo tình hình từng giai đoạn, tuỳ thuộc yêu cầu của việc thực hiện chính sách tiền tệ trong giai đoạn ấy, cần thực hiện chính sách "nới lỏng" hay "thắt chặt" tín dụng mà ngân hàng trung ương quy định lãi suất thấp hay cao Lãi suất tái chiết khấu đặt ra từng thời kỳ phải có tác dụng hướng dẫn, chỉ đạo lãi suất tín dụng trong nền kinh tế của giai đoạn đó * Cơ chế tác động... Việt Nam Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương... kiềm chế lạm phát đặc biệt là lạm phát cao, nhiệm vụ đầu tiên mà chính phủ cần làm là dùng công cụ chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh và ổn đinh lượng cung tiền Ưu điểm của chính sách tiền tệ là có hiệu quả nhanh và tác dụng ngay vì nó quyết định đến mức cung tiền tệ trên thị trường Tuy nhiên, bản thân nó không phải là một giải pháp vạn năng cho bất cứ một nền kinh tế nào muốn giảm áp lực lạm phát và. .. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SAHCS TIỀN TỆ NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN 2.1 .Thực trạng lạm phát của Việt Nam hiện nay 2.1.1 Bối cảnh nền kinh tế thế giới Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới, đặc biệt là Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) vẫn chưa thoát khỏi bóng ma suy giảm và nợ nần chồng chất, làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm công ăn việc làm... nghĩa, il: tỷ lệ lãi suất thực tế và ii là tỷ lệ lạm phát, do đó khi có lạm phát cao, áp dụng chính sách lãi suất ở đây chính là việc tăng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa cao hơn hẳn tỷ lệ lạm phát (để duy trì lãi suất thực dương) qua đó mới tạo được cầu tiền danh nghĩa tương ứng với cầu tiền thực tế Tóm lại khi lãi suất tiền gửi cao thì động viên được nhiều người gửi tiền vào NHTM và ngược lại NHTM mua tín... hai chế độ thả nổi và cố định Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ. .. hàng của ngân sách không hài hòa với chính sách tiền tệ nó sẽ làm cản trở hiệu quả của chính sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô Với lý do trên ngân hàng trung ương phải tham gia cố vấn cho chính phủ trong chính sách tài chính và kinh tế Với vai trò này ngân hàng trung ương gián tiếp ảnh hưởng đến việc cung ứng trái phiếu của chính phủ và các hoạt động chi tiêu khác cho hợp lý với ngân sách Đây là một... Ta xét tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát theo quan điểm của hai trường phái: Quan điểm của trường phái trọng tiền và quan điểm của trường phái keynes Trường phái trọng tiền: Milton Friedman đã hàm ý rằng: Lạm phát bao giờ cũng là kết quả của một sự tăng trưởng kéo dài trong cung ứng tiền tệ khi ông cho rằng: " Lạm phát luôn luôn và lúc nào cũng là một hiện tượng tiền tệ" Tuy nhiên, ông... chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI) Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình... nổi Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phépTây Âu và Nhật Bản . " ;Thực trạng lạm phát và Dương Thị Hiền Lớp: TCDNB – LTĐH8 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay& quot; để lạm. nhà nước và chính sách tiền tệ 11 1.2.1.Ngân hàng nhà nước 11 1.2.2. Chính sách tiền tệ 17 CHƯƠNG 2 28 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SAHCS TIỀN TỆ NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI. hình lạm pháp và tác động của các chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát trong thời gian qua Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát giai đoạn

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w