trường ngoại hối
Tại Hội nghị “Sơ kết chương trình bình ổn thị trường năm 2012 và phương hướng triển khai năm 2013” , Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã nhấn mạnh, Chương trình bình ổn thị trường cộng với việc triển khai quyết liệt các cơ chế chính sách gỡ khó cho doanh nghiệp... đã giúp kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tránh tình trạng đầu cơ trục lợi cũng như liên kết các doanh nghiệp trong nước xích lại gần nhau hơn. Và người dân Việt Nam chính là những người được hưởng lợi khi chương trình này ngày càng xã hội hóa, chương trình bình ổn thị trường đang ngày càng nhận được những tín hiệu tích cực của xã hội. Chương trình đang dần được xã hội hóa. Cụ thể là: Năm 2012 có 45/63 địa phương triển khai Chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường giá cả, tăng 9 địa phương so với năm 2011 với sự tham gia của khoảng 300 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình được địa phương tạm ứng vốn ngân sách tạm thời nhàn rỗi với lãi suất 0% hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng hoặc được vay vốn với lãi suất 0% thông qua Quỹ Đầu tư - Phát triển tỉnh, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp
Học viện Ngân hàng
tác xã... Các doanh nghiệp tham gia chương trình đều đăng ký giá và cam kết bán hàng bình ổn giá với giá thấp hơn giá thị trường từ 5-10%.
Ngoài quy mô chương trình tiếp tục được mở rộng thì các mặt hàng bình ổn cũng được mở rộng hơn, từ chỗ chỉ tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong các dịp Tết Nguyên đán, đến nay một số địa phương (TP HCM, Bình Dương, Lai Châu, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bến tre, Cần thơ, Đồng Nai) đã mở rộng bình ổn đối với các mặt hàng khác như giấy vở học sinh, dược phẩm, sữa... Hình thức triển khai Chương trình ngày càng đa dạng, phương thức thực hiện ngày càng được cải tiến nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Từ chỗ chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, tới nay nhiều địa phương đã hướng tới tập trung bình ổn giá từ gốc của sản xuất, hỗ trợ lãi suất cho người sản xuất, cho vận chuyển (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Bắc Giang). Thông qua Chương trình đã tạo dựng được mối liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng hàng hóa từ nhà sản xuất tới nhà phân phối, người tiêu dùng; tạo lập được liên kết giữa các doanh nghiệp trong chương trình với nhau, giữa các doanh nghiệp trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Năm 2012, một số tỉnh, thành phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL) cũng đã ký thỏa thuận kết nối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và đang triển khai mô hình liên kết tiêu thụ nông sản.... Từ chỗ bán hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại, đã tổ chức ngày càng nhiều các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng về nông thôn, các huyện ngoại thành, miền núi...đồng thời thiết lập nhiều điểm bán cố định tại các khu công nghiệp, các chợ truyền thống, khu vực nông thôn. Đối tượng hưởng lợi của chương trình hiện không chỉ là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh (thông qua hỗ trợ về cơ chế tài chính để sản xuất, cung ứng hàng hóa, tổ chức các điểm bán hàng, quảng bá hàng hóa…) mà cả người tiêu dùng được tiếp cận hàng bình ổn với chất lượng bảo đảm, giá bán hợp lý.
Bộ Công Thương cho biết, các Bộ, ngành sẽ tiếp tục có chính sách ổn định kinh tế vĩ mô (Lãi suất, tỷ giá, kiểm soát tốt giá các yếu tố đầu vào...), thực hiện tốt việc ngăn chặn hàng nhập lậu nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn hàng. Bên cạnh đó sẽ quan tâm hỗ trợ công tác dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, chú ý đối với các địa phương thường xuyên bị bão lũ. Tạo điều kiện về mặt chủ trương cho các địa phương thực hiện chương trình, Bộ Công Thương và Tài Chính sẽ cung cấp thông tin về cung cầu, giá cả hàng hóa nhằm giúp các địa phương linh hoạt hơn trong việc tạo lập nguồn hàng, bình ổn thị
Học viện Ngân hàng
trường. Trong những năm qua, để hạn chế sự mất cân đối cung cầu gây tăng giá đột biến, đặc biệt là trong những dịp cao điểm, lễ, tết..., nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai khá tốt Chương trình dự trữ hàng hóa thiết yếu để bình ổn thị trường, giá cả. Chương trình đã đem lại hiệu quả thiết thực, số doanh nghiệp và tổng giá trị hàng hóa tham gia triển khai Chương trình ngày càng tăng và đa dạng, phong phú về các mặt hàng, đặc biệt đã có nhiều doanh nghiệp tự nguyện tham gia Chương trình mà không nhận vốn hỗ trợ từ Nhà nước. Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai Chương trình này. Chương trình đã đạt được những thành công bước đầu và được đánh giá là một trong những công cụ để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, nhất là các hàng hóa thiết yếu, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chương trình cũng tập trung vào xúc tiến thương mại nội địa, vào các mặt hàng sản xuất trong nước,... từ đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nội địa; hạn chế mức tăng giá chung, hạn chế tâm lý đầu cơ găm hàng, nhất là tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh, nơi chiếm quyền số lớn trong cơ cấu tính CPI của cả nước. Qua đó, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Chương trình cũng đã từng bước tạo được chuỗi liên kết sản xuất và phân phối. Xuất phát từ việc hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, tới nay Chương trình đã hướng tới tập trung BOG từ gốc của sản xuất, hỗ trợ lãi suất cho người sản xuất để đầu tư, chủ động nguồn hàng, giảm bớt khâu lưu thông. Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, hướng dẫn về nguồn kinh phí và kiểm soát sử dụng kinh phí; phối hợp với UBND cấp tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát việc bán hàng theo giá bán hàng của Chương trình đúng theo như quy định và cam kết; Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các địa phương thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của các địa phương đồng thời giám sát việc giải ngân vốn vay của các địa phương. Bên cạnh đó, đề nghị các địa phương (nhất là địa phương có khó khăn về kinh phí) chủ động nghiên cứu triển khai các hình thức mới để Chương trình bình ổn thị trường ngày càng phát huy hiệu quả theo hướng tăng cường xã hội hóa và giảm thiểu sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như mô hình TP. Hồ Chí Minh vừa triển khai cho năm 2013 và Tết Giáp Ngọ năm 2014 (Thành phố không hỗ trợ vốn vay ưu đãi với lãi suất 0% như những năm trước, thay vào đó UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đứng ra kết nối doanh nghiệp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia Chương trình để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với
Học viện Ngân hàng
lãi suất thấp).