Chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và tác động của chính sách này

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 53)

Trong 9 năm qua, đây là lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 giảm so với tháng trước vàcũng là tháng đầu tiên CPI giảm sau 38 tháng liên tục tăng. Lạm phát diễn biến theo hướng tích cực và đang dần trở về quỹ đạo của những năm từ 2010 trở về trước, không còn vượt tầm kiểm soát như năm 2011.

Có được kết quả này là nhờ sự quyết liệt trong điều hành chính sách vĩ mô của Chính phủ được nêu ra ở Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012. Trong đó không thể không nói đến sự thành công của chính sách tiền tệ (CSTT). Cụ thể ngay từ ngày 13/2/2012, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN với mục tiêu điều hành CSTT chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán ở mức 14-16% và tín dụng khoảng 15-17%, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt pVề cơ bản, “lạm phát ở mọi lúc, mọi nơi luôn là một hiện

Học viện Ngân hàng

tượng tiền tệ” (Friedman 1991) và sự gia tăng giá suy cho cùng là do sự gia tăng tiền. Khi hạn chế được lượng tiền cung ứng ra thị trường và điều hành các công cụ CSTT hiệu quả thì có thể kiểm soát được lạm phát. Thực tế đã chứng minh rằng, tính đến tháng 6/2012, với tác động trễ của mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2, lượng tiền cung ứng ra ngoài thị trường là hút ròng, tín dụng giảm, tỷ giá khá ổn định và chính sách lãi suất bám sát diễn biến vĩ mô đã tác động gần 35% lên chỉ số CPI để lạm phát dần trở lại mức ổn định. Trong đó, tổng phương tiện thanh toán M2 có xu hướng giảm từ 0,42% tháng 1 xuống -0,17% vào tháng 3 và với độ trễ 3 tháng đã tác động tích cực lên CPI của tháng 6. Theo một số tính toán thì yếu tố tiền tệ M2 đã góp phần làm giảm 0,03% lạm phát vào tháng 6/2012.

Lượng tiền cung ứng cũng giảm. Tính từ đầu năm đến 20/6/2012, NHNN đã hút ròng 12.769 tỷ đồng qua kênh ngoại hối, nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu và tái cấp vốn. Nếu tính lượng tiền gửi của TCTD tại NHNN bị rút ra và lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại NHNN tăng thêm thì thực chất lượng tiền cung ứng vẫn là hút ròng, và vì thế đây là một trong những yếu tố làm giảm lạm phát trong thời gian qua.

Đặc biệt, từ khi Chỉ thị 01 được ban hành, NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, cam kết giữ tỷ giá USD/VND ở mức ổn định để tạo hiệu quả tâm lý và niềm tin thị trường. Cung cầu ngoại tệ được cải thiện, tình trạng găm giữ ngoại tệ đã không còn và chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và chính thức đã thu hẹp trong biên độ giao động của tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Giá trị đồng nội tệ ổn định là dấu hiệu tốt để ổn định giá cả hàng hóa xuất khẩu, lành mạnh hóa thị trường giao dịch ngoại hối, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia và giảm tình trạng đô la hóa, qua đó bình ổn cán cân vĩ mô.

Kiềm chế giá bằng giải pháp phi giá

Thực tế cũng đã chứng minh, giải pháp về giá (price solutions) như các chương trình trợ giá hay hỗ trợ đầu vào không thể kiểm soát lạm phát bền vững mà cần phải sử dụng các biện pháp phi giá (non-price solutions) thì mới có thể kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả lâu dài. Vì vậy, giải pháp dù ngắn hay dài hạn cũng cần phải có sự phối hợp đồng bộ, linh hoạt của các cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, Bộ Tài chính hay NHNN, các NHTM và cả các doanh nghiệp trong nước. Theo đó, Bộ Tài chính cần quản lý chính sách tài khóa chặt chẽ, hợp lý, đẩy mạnh chi đầu tư để tạo đà hỗ trợ cho tổng cầu. Qua đó, phối hợp đồng bộ với

Học viện Ngân hàng

NHNN để hỗ trợ giảm lãi suất và khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước đang gặp nhiều khó khăn.

Chính phủ cần có sự chọn lựa hợp lý giữa lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và vấn đề phá sản của các doanh nghiệp. Rõ ràng xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam hiện nay cũng nằm trong xu hướng chung của các nước trên thế giới và phần nhiều chịu tác động khách quan từ bối cảnh kinh tế khó khăn. Trong khi rủi ro về lạm phát đối với Việt Nam vẫn là rất lớn, mặc dù tốc độ gia tăng lạm phát có giảm trong một vài tháng gần đây nhưng chưa bền vững ở mức mục tiêu thì việc cẩn trọng trong mở rộng cung tiền là cần thiết. Hơn nữa, xử lý nợ xấu vẫn là một trong những vấn đề quan trọng và khó khăn nhất của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay.

Việc tăng trưởng tín dụng cần gắn liền với hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w