Lạm phát tiền tệ

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 49)

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Nhìn nhận năm 2012, Việt Nam có thuận lợi ở cả 3 dạng thức lạm phát nêu trên khi giá nguyên, nhiên liệu thế giới ổn định (lạm phát chi phí đẩy); đầu tư công thắt chặt (nhất là việc bất động sản đóng băng, doanh nghiệp đình trệ) và thắt chặt tiền tệ (lạm phát tiền tệ).

Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại, năm 2013 và các năm tiếp theo, nếu các dạng thức trên có biến động, nhất là đầu tư công nới lỏng và đến thời điểm nào đó bất động sản “tan băng” thì ngay lập tức lạm phát lại có thể… nóng.

Điều này càng đáng lo khi xu hướng lạm phát 2011-2012 là sự lặp lại vòng xoáy lạm phát từ 2004-2007 theo chu kỳ 3 năm một lần: 2 năm tăng vọt lên và 1 năm giảm xuống sâu đột ngột.

“Điều này cho thấy, kết quả kiểm soát lạm phát chỉ mang tính tạm thời, không ổn định và chưa vững chắc, các yếu tố gây nên lạm phát cao chưa giải quyết được gốc rễ. Đặc biệt, các nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, gây áp lực tạo nên lạm phát cao của nước ta vẫn còn nguyên”, TS. Hoát cảnh báo.

Đó là những yếu tốt gây nên áp lực lạm phát chi phí đẩy của nền kinh tế như: xu thế giá cả hàng hóa thế giới ngày càng tăng cao với một nền kinh tế có tỷ lệ nhập khẩu/GDP cao hơn 80%; sự tăng lên của chi phí sản xuất do cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng, quản lý kém hiệu quả và yêu cầu phải điều chỉnh tăng tiền lương; sự tăng giá của các mặt hàng chủ chốt và dịch vụ thiết yếu do quá trình điều chỉnh giá bao cấp sang giá thị trường của các hàng hóa, dịch vụ Nhà nước quản lý và kiểm soát giá.

“Như vậy, thách thức lớn nhất đối với vấn đề kiểm soát lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2013 và những năm tới là từ các yếu tố

Học viện Ngân hàng

gây nên lạm phát chi phí đẩy chứ không phải nguy cơ từ các yếu tố cầu kéo và các nguyên nhân khác”, TS. Hoát chỉ ra.

Đưa ra những dự báo cho năm 2013, bà Ngô Ánh Dương, Phó vụ trưởng Vụ giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng, CPI năm 2013 rất có thể sẽ tăng cao. Điều này cũng được nhìn nhận bởi đến năm 2013, nhiều mặt hàng sẽ trong lộ trình điều chỉnh giá; trong đó đáng chú ý nhất có khoảng trên 30 tỉnh, thành sẽ điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Đây sẽ là nhân tố đóng góp lớn vào tăng CPI.

Theo đó, CPI năm 2013 có thể tăng xoanh quanh mức 8% nhưng với điều kiện Chính phủ phải nỗ lực hết sức trong chỉ đạo điều hành, bà Dương nhấn mạnh.

Năm 2013, kiềm chế lạm phát tiếp tục là mục tiêu được ưu tiên của Chính phủ. Song về lâu dài, cần nhìn nhận vấn đề một cách căn cơ để việc kiềm chế lạm phát mang tính ổn định và không phụ thuộc các yếu tố chủ quan.

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 49)