Thực hiện phát hành tín phiếu ngân hàng bằng ngoại tệ

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 84)

Về một giải pháp khả dĩ đáp ứng được yêu cầu kiềm chế lạm phát nhưng vẫn tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, theo Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, cần có những thay đổi từ cách nhìn nhận vấn đề, với những chính sách dài hạn và ngắn hạn khác nhau:

“Vấn đề của Việt Nam đối với riêng lạm phát có hai chuyện. Chuyện thứ nhất là câu chuyện về dài hạn là chắc chắn phải tái cơ cấu hay cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời là thay đổi mô hình tăng trưởng để vừa có thể có tăng trưởng cao. Đồng thời tăng trưởng cao phải gắn với ổn định bền vững, tức là không đi kèm với lạm phát cao. Việc này chỉ thực hiện được khi thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, dựa vào hiệu quả và năng suất; không dựa vào việc tăng vốn hay phát triển theo chiều rộng như thời gian vừa qua.

Trong ngắn hạn về kiềm chế và kiểm soát lạm phát, thứ nhất là không ưu tiên mục tiêu tăng trưởng và không tăng trưởng bằng mọi giá. Nhận thức này nhằm tránh tình huống vì nỗ lực tăng trưởng mà tạo ra lạm phát, thậm chí là lạm phát cao.”

Để vực dậy nền kinh tế đang trì trệ, các gói hỗ trợ có nhiều khả năng được thực hiện. Trong năm 2013, để giải quyết hàng tồn kho, ách tắc trong ngành kinh doanh bất động sản… việc đẩy mạnh vốn ra thị trường đã được tính đến. Các hoạt động bơm tiền của Ngân hàng Nhà nước sẽ kích thích đà tăng của giá hàng hóa, áp lực gia tăng lạm phát xuất hiện. Nhưng nếu siết chặt tín dụng, kinh tế sẽ không thể phục hồi.

Sau 2 tháng đầu năm, mức tăng trưởng tín dụng đã giảm xuống âm; cả nước có hơn 8 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cao hơn số doanh nghiệp mới thành lập. Diễn biến chung cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam đang còn nhiều khó khăn ngay từ đầu năm 2013. Riêng các quan ngại về lạm phát năm nay, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh có nhận định:

“Trong ngắn hạn, lo ngại về kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong năm 2013, chủ yếu liên quan ít nhất hai nhóm vấn đề. Nhóm thứ nhất liên quan tới các biện pháp nhà nước can thiệp vào thị trường, vào giá cả của các nguyên vật liệu thiết yếu như: điện, nước, xăng dầu… Vấn đề này gắn với câu chuyện về cách thức quản lý cũng như vận hành của các doanh nghiệp nhà nước mà hiện nay họ đang chi phối thị trường.

Học viện Ngân hàng

nợ xấu, các biện pháp về hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh kích thích thị trường… Nếu như tiến hành các biện pháp đó dựa trên việc bơm tiền, và thậm chí là bơm tiền ồ ạt thì có thể sẽ gây ra lạm phát.”

Nguyên nhân sâu xa của lạm phát ở Việt Nam xuất phát từ cơ cấu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn và năng lực điều hành. Do đó, tình huống xảy ra lạm phát cao vẫn là một nguy cơ rất thực, một khi chương trình tái cơ cấu nền kinh tế chưa thực hiện được rốt ráo.

Để giải quyết được bài toán vừa chống suy thoái lẫn ngăn chận gia tăng lạm phát, quả là không đơn giản, đòi hỏi phải nhiều thận trọng từ công tác điều hành vĩ mô.

Học viện Ngân hàng

KẾT LUẬN

Trong hơn 20 năm mở cửa Việt Nam đã đạt được những bước chuyển mình mạnh mẽ về phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao vai trò, vị thế trên trường quốc tế. Để đạt những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ có sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân; tuy nhiên với thành công này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức rất nhiều. WTO đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế và chính trị cho Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đưa Việt Nam vào những biến động đang có chiều hướng xấu đi của nền kinh tế toàn cầu. Vừa là một nước nhỏ bé phải chịu ảnh hưởng của các nền kinh tế lớn khi mở cửa, đồng thời hệ thống kinh tế- xã hội chưa phát triển đầy đủ, vừa thiếu kinh nghiệm trong điều hành quản lý; tất cả những yếu tố này sẽ tạo ra rào chắn kiên cố mà bắt buộc Việt Nam phải vượt qua trên con đường hội nhập.

Giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã có có những bước đi đúng đắn trông việc kiềm chế lạm phát, tuy nhiên trong điều kiện kinh tế phức tạp như hiện nay thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ bùng nổ lạm phát trở lại. Việc phối kết hợp các chính sách của nhà nước trong việc tạo dựng môi trường phát triển kinh tế bền vững, tuy đã có những cố gắng và nỗ lực nhưng cũng ko tránh khỏi những hạn chế. Nhìn chung, việc kết hợp các chính sách với nhau đã có những hiệu quả bước đầu và nhóm nghiên cứu tin tưởng vào những tiến triển tích cực sau này của nó.

Dựa vào tình hình thực tế, tôi thực hiện chuyên đề này nhằm minh họa cụ thể chi tiết, diễn biến của tình hình lạm phát trong nước, đồng thời phân tích tác động của chính sách tiền tệ trong việc phòng chống lạm phát, phát triển kinh tế xã hội nói chung. Chúng ta sẽ luôn hy vọng vào một sự phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Học viện Ngân hàng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Những vấn đề cơ bản kinh tế vĩ mô-NXB Thống kê-2002 2.Lý thuyết tài chính tiền tệ- Ths. Phan Anh Tuấn

3. Kinh tế vĩ mô- G.Mankiw

4.Lạm phát: Hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam - TS. Lê Quốc Lý 5. Luật dân sự năm 2005

6. Luật ngoại hối

7.Website: www.vneconomy.vn 8.Website: www.dantri.com.vn 9.Website: www.tinkinhte.com 10. Website: www.saga.vn 11. Website: www.sbv.gov.vn 12. Website: www.opec.org

Học viện Ngân hàng

PHỤ LỤC

Quyết định số 2951/ QĐ –NHNH về việc điề chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng cho các tổ chức tín dụng như sau:

1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam áp dụng như sau:

a. Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

b. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

c. Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng đồng Việt Nam áp dụng như sau:

a. Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

b. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Điều 2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng như sau:

Học viện Ngân hàng

tháng bằng ngoại tệ áp dụng như sau:

a. Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là 7% trên tổng số dư tiền gửi bằng ngoại tệ phải dự trữ bắt buộc.

b. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng như sau:

a. Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi bằng ngoại tệ phải dự trữ bắt buộc.

b. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 12 năm 2008 và thay thế Quyết định số 2811/QĐ-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2008 và Điều 2 Quyết định số 2560/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 11 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w