Dự báo mức độ lạm phát từ nay tới 2015

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 70)

Học viện Ngân hàng

CPI đã có 3 tháng liên tiếp giảm, tính chung 5 tháng đã thấp hơn cùng kỳ năm trước và đem lại một số hiệu ứng tích cực. Người dân đỡ lo lắng hơn khi chi cho tiêu dùng, bởi giá lương thực năm trước đã giảm sâu. Việc CPI tăng thấp trong 5 tháng đầu năm là tín hiệu khả quan để có thể thực hiện được mục tiêu cả năm về lạm phát. Đây cũng là căn cứ để các nhà hoạch định chính sách và quản lý điều hành kinh tế vĩ mô có thể yên tâm hơn trong việc đề ra và thực hiện nhiều giải pháp trong thời gian tới.

Ngoài ra, giá trị tích cực khác của CPI giảm còn là trong khi ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đó là biện pháp cơ bản để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, việc tăng thấp của lạm phát cũng có những hiệu ứng phụ không tích cực. Nổi bật là do thắt chặt tiền tệ, tín dụng đã làm cho tổng cầu bị sụt giảm; tỷ lệ vốn đầu tư/GDP giảm liên tục và tương đối nhanh trong mấy năm nay; vốn đầu tư từ nguồn ngân sách giảm từ 19,3% xuống 17,4%; tốc độ tăng tổng mức bán lẻ thấp hơn tốc độ tăng GDP. Trong đó, rõ nhất là sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản tăng.

Theo ước tính, số DN giải thể bình quân theo quý những tháng đầu năm 2013 cao hơn đáng kể so với cả năm của 20 năm trước đây. Không chỉ số lượng DN “lăn ra chết” đang tăng, mà đáng báo động hơn là tốc độ “chết” nhanh hơn...

Chưa bao giờ nền kinh tế đối mặt với tình trạng suy giảm kéo dài như hiện tại. Nền kinh tế đang bị kiệt sức, thể hiện qua số lượng DN đóng cửa trong Quý I/2013 lên đến 15.300 DN. Lần đầu tiên con số này “vươn lên” gần ngang hàng với số lượng DN đăng ký mới là 15.700.

Theo ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, CPI đang quá thấp. Khi nhìn nhận về tình trạng này, đừng lầm tưởng hoàn toàn là thành tích của nỗ lực kiềm chế lạm phát, mà là do sức cầu của nền kinh tế đang bị cạn kiệt. Hệ quả là cả 3 lực lượng luôn có đóng góp chính vào tăng trưởng của kinh tế gồm: Tín dụng, đầu tư từ ngân sách và doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay đều quá yếu.

TS. Trần Du Lịch nhìn nhận, liều lượng chính sách kiềm chế lạm phát đã có phần thực hiện “quá tay”. Với sự suy giảm tổng cầu của nền kinh tế như hiện nay, thì khả năng lạm phát cao trở lại là không thể. Do vậy, về chính sách tài khóa, có thể xem lại kế hoạch bội chi ngân sách, để nới lỏng chính sách này cho phù hợp với

Học viện Ngân hàng

tình hình hiện nay.

Theo đó, nên tính toán tăng lượng trái phiếu phát hành, để ít nhất là dành trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp, đồng thời tạo hiệu ứng luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Đây là giải pháp nhằm phối hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ, để tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Với diễn biến lạm phát thấp tính đến thời điểm này, theo nhiều chuyên gia kinh tế, đã đủ cơ sở để thực thi nhanh hơn các giải pháp kích lạm phát tăng ở mức hợp lý, nhằm giúp nền kinh tế và DN hồi sinh.

Vậy, đâu là ngưỡng lạm phát tốt nhất?

Tại Hội thảo “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” do Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức tại Hà Nội sáng hôm 21/5, nhiều chuyên gia kinh tế đều nhất trí với nhận định, trong vài năm tới, tình hình kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, lạm phát sẽ chưa được kiểm soát vững chắc, đồng thời mức tăng trưởng của nền kinh tế cũng không cao. Tình hình khó khăn này có thể kéo dài đến năm 2015.

Trưởng khoa Tài chính - Tiền tệ, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TS. Nguyễn Thạc Hoát cho rằng, việc xác định ngưỡng lạm phát là vấn đề rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế đất nước. Ngưỡng lạm phát thể hiện tại mức độ nền kinh tế huy động được tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Ở nước ta, trong khoảng 20 năm qua đã có 3 xu hướng lạm phát xảy ra. Xu hướng giảm rất mạnh, từ mức cao 2 con số xuống mức âm diễn ra trong giai đoạn 1992 - 2000. Xu hướng tăng mạnh, từ mức âm lên 2 con số trong giai đoạn 2000 - 2008. Cuối cùng là xu hướng biến động mạnh và phức tạp trong giai đoạn 2009 - 2012. Trong giai đoạn này, lạm phát đã xuống thấp vào năm 2009 (6,5%), bùng phát cao năm 2010 và 2011 (11,8% và 18,1%), và giảm thấp đột ngột vào năm 2012 (6,8%).

“Theo tính toán, khoảng lạm phát tối ưu của Việt Nam (1996 - 2012) từ 7,5% - 9,5% và ngưỡng tối ưu cho lạm phát là 7,5%”, ông Hoát nói và cho biết, khi lạm phát nằm ngoài khoảng lạm phát tối ưu, thì mỗi 1% lạm phát tăng có thể làm giảm tăng trưởng 0,0138%.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Bích Lâm cho rằng, thực trạng kinh tế nước ta hơn hai thập kỷ qua cho thấy, lạm phát và tăng trưởng có quan hệ tỷ lệ nghịch. Dường như ngưỡng lạm phát của Việt Nam cũng nằm trong ngưỡng của các nước đang phát triển, tuy vậy, với mô hình

Học viện Ngân hàng

tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư trong thời gian dài đã gây nên lạm phát, từ đó lạm phát tác động trở lại làm giảm tăng trưởng. Theo ông Lâm, ngưỡng lạm phát đối với tăng trưởng của nước ta nên ở mức một con số.

Ngân hàng ANZ vừa đưa ra dự đoán lạm phát Việt Nam năm 2013 sẽ chỉ khoảng 5,5%. ANZ cho rằng, việc giá hàng hóa liên tục giảm trong thời gian gần đây là nhân tố lớn nhất giúp CPI tháng này giảm. Áp lực lạm phát của các yếu tố trong rổ CPI tiếp tục giảm. Chỉ số giá lương thực trong tháng này tiếp tục ở mức thấp, chỉ tăng 1,49% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,35% so với tháng 4. Trong khi đó, chỉ số giá chăm sóc sức khỏe y tế cũng chỉ tăng 1,58% so với tháng trước, giảm mạnh so với mức trên 5% luôn được duy trì từ tháng 8 năm ngoái cho đến tháng 1 năm nay.

Theo đó, ANZ tiếp tục duy trì dự báo lạm phát trung bình trong năm nay sẽ ở ngưỡng dưới từ 6 - 8%. Theo ngân hàng này, cuối Quý III, đầu Quý IV, lạm pháp có thể vẫn ở dưới ngưỡng 5% trước khi lên khoảng 5,5% vào cuối năm. Nguyên nhân là do áp lực lạm phát lương thực và áp lực cầu kéo trên thị trường nội địa đều ở mức thấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w