Chính sách điều chỉnh lãi suất

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 59)

Dấu hiệu căng thẳng thanh khoản trên hệ thống ngân hàng trong những tháng cuối năm 2011 tiếp tục kéo dài sang năm 2012 khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) duy trì áp dụng biện pháp hành chính là áp trần lãi suất huy động.

Trong quý 1, trước xu hướng giảm tốc của chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát kỳ vọng, NHNN đã bắt đầu kéo giảm đồng loạt các lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động. Một số yếu tố cộng hưởng khác cũng giúp ủng hộ quan điểm này là thanh khoản ở một số ngân hàng lớn dần được cải thiện; các kênh đầu tư vàng, ngoại hối không còn thu hút dòng tiền…

Tính từ đầu năm đến nay (17/12), lãi suất tái cấp vốn đã giảm từ 15% xuống còn 10%, lãi suất tái chiết khấu đã giảm từ 13% xuống còn 8%, và trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn ngày giảm từ 14% xuống còn 9%.

Học viện Ngân hàng

Biểu đồ 2.3: Điều hành lãi suất trong năm 2012

Song song với động thái kéo giảm trần lãi suất huy động, NHNN cũng đã áp trần lãi suất cho vay (hiện duy trì ở mức 13%/năm) đối với 4 lĩnh vực ưu tiên: (1) Phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, (2) Thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu, (3) Phục vụ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, (4) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; hay kêu gọi đưa lãi suất cho vay cũ về mức 15%…

Việc giảm chi phí vốn vay là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế và NHNH đã thể hiện tốt vai trò định hướng này. Gánh nặng lãi vay từng bước giảm xuống, và tạo tiền đề cho các hoạt động kinh doanh sản xuất có thể được cải thiện trong thời gian tới. Tuy vậy, cơ chế điều hành bằng biện pháp hành chính khiến cho hoạt động lách trần lãi suất vẫn ngầm diễn ra sôi động.

Lạm phát sẽ tiếp tục xu hướng tăng

Lạm phát ở mức thấp đã tạo điều kiện thuận lợi để NHNN thực hiện cắt giảm lãi suất trong năm nay. Cơ quan này đã giảm lãi suất tái cấp vốn 100 điểm cơ bản vào hồi tháng 3, ngay sau khi tỷ lệ lạm phát được công bố đạt thấp hơn 7%.

Trong tháng 4, lạm phát đã ổn định ở mức 6,6% so với cùng kì năm ngoái, giảm so với mức 6,9% trong Quý 1/2013 (tính trung bình theo quý). Lạm phát lõi cũng giảm từ 12% xuống 11,6% so với cùng kì năm ngoái.

Theo số liệu cập nhật định kỳ của Standard Chartered, kể từ tháng 04/2010, lạm phát tính theo tháng đã lần đầu tiên đạt âm vào tháng 4 vừa qua. Theo đó, Standard Chartered cho rằng những rủ ro lạm phát sẽ harbour trở lại muộn hơn so với dự báo trước đó. “Do đó, chúng tôi hạ dự báo lạm phát năm 2013 từ 8,0%

Học viện Ngân hàng

xuống 7,2% và nâng mức dự báo năm 2014 từ 6,0% lên 8,2%.”, Standard Chartered cho biết.

Cũng theo ngân hàng này, lạm phát sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới và những rủi ro lạm phát sẽ harbour trở lại vào Quý 4/2013 trong bối cảnh giá thực phẩm, giá năng lượng và lương tối thiểu gia tăng. Dự kiến, đến cuối năm 2013, lạm phát CPI sẽ đạt 8,0% so với cùng kì năm ngoái.

Tăng trưởng tín dụng còn chậm chạp

Standard Chartered cho rằng việc tín dụng tiếp tục tăng trưởng chậm chạp là một trong những động lực cho đợt cắt giảm lãi suất gần đây nhất. Trong giai đoạn từ cuối năm 2012 đến tháng 4/2013, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 1,4%. Kết quả này dù cao hơn so với criminal số tính đến tháng 3 nhưng vẫn còn xa vời so với mục tiêu 12% mà Chính phủ đề ra cho năm 2013.

Lãi suất cao có thể là nguyên nhân khiến cho hoạt động tín dụng tăng trưởng yếu ớt. Tuy nhiên, liệu mức lãi suất được giảm xuống có thực sự làm giảm chi phí huy động vốn và thúc đẩy hoạt động cho vay của các ngân hàng grain không vẫn còn là dấu hỏi.

Do quy mô của hoạt động tái cấp vốn còn khiêm tốn so với hoạt động cho vay, việc lãi suất hạ sẽ không trực tiếp giúp giảm thiểu chi phí huy động cho các ngân hàng. Quan trọng hơn nữa, chi phí huy động giảm cũng không hẳn sẽ giúp hoạt động cho vay khởi sắc hơn.

Tình trạng thanh khoản dư thừa trong hệ thống cho thấy việc các ngân hàng thiếu tự tin trong công tác quản trị và khả năng giải quyết nợ xấu còn là một vấn đề hóc búa hơn nữa đối với bài toán thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Kể từ năm 2012, NHNN đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những trở ngại kinh tế và thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong nước, và thực tế đã đạt được nhiều kết quả.

Học viện Ngân hàng

NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn 800 điểm cơ bản kể từ tháng 3/2012, giảm lãi suất thị trường mở (OMO) từ 14% xuống 6% kể từ tháng 10/2012, và giảm trần lãi suất huy động từ mức 14% hồi đầu năm 2012 xuống còn 7,5%.

NHNN cũng đang cân nhắc đến việc áp trần lãi suất cho vay nhằm kích thích nhu cầu tín dụng (hiện tại, lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên nằm trong khoảng 9-12%, trong khi đó, mức phổ biến trên thị trường là 11-15%).

Về chính sách tài khóa, Chính phủ dự kiến sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 22% vào tháng 7/2013. Những biện pháp trên đều đã phần nào có tác dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, lo ngại của các ngân hàng về chất lượng bảng cân đối kế toán cũng như lo ngại của người vay về triển vọng kinh tế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tín dụng tăng trưởng chậm chạp trong thời gian qua.

Để xóa bỏ những rào cản đó đòi hỏi quá trình tái cấu trúc phải được thực hiện một cách quyết đoán.

Từ đầu năm đến nay, quá trình tái cấu trúc đã diễn ra một cách chậm chạp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2013 của Việt Nam từ 5,8% xuống 5,2%, phản ánh tầm quan trọng của việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu.

Việc thành lập công ty quản lý tài sản (AMC) nhằm giải quyết nợ xấu trong ngành ngân hàng đã 2 lần bị trì hoãn kể từ tháng 3. Ngày 21/05, Nghị định thành lập công ty này đã được Thủ tướng Chính phủ ký thông qua, hứa hẹn sẽ giúp tháo gỡ

Học viện Ngân hàng

phần nào những khó khăn cho thị trường.

Ngoài ra, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và phục hồi thị trường bất động sản cũng sẽ là chìa khóa đối với nhiệm vụ tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Chính phủ dự kiến sẽ công bố bản kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước vào tháng 6 và triển khai gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng cho vay mua nhà nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản, tuy nhiên, những kế hoạch này vẫn chưa được công bố một cách cụ thể và chi tiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi suất tái cấp vốn sẽ tiếp tục giảm?

Trái phiếu Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Standard Chartered cho biết có một cái nhìn lạc quan về triển vọng Trái phiếu Chính phủ Việt Nam. NHNN đã có những bước đi thận trọng hơn trong bối cảnh lạm phát giảm và tăng trưởng tín dụng yếu ớt.

“Chúng tôi dự đoán NHNN sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ bản về mức 6,5% trong Quý 3/2013. Lạm phát CPI đã giảm từ mức 6,64% trong tháng 3 xuống còn 6,61% trong tháng 4 (mức kỳ vọng của thị trường: 6,95%). Chúng tôi nhận định lạm phát năm 2013 sẽ đạt trung bình 7,2%, giảm so với dự báo 8% trước đó.”, Standard Chartered cho biết.

Trong giai đoạn từ tháng 2/2011 đến ngày 10/05/2013, lợi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn 2 năm đạt thấp hơn so với lãi suất tái cấp vốn (vào tháng 2/2011, lãi suất tái cấp vốn trở thành lãi suất chính sách, thay thế cho lãi suất cơ bản; vào ngày 10/05/2013, NHNN cắt giảm lãi suất tái cấp vốn 100 điểm cơ bản xuống 7%).

Lần cắt giảm lãi suất tái cấp vốn gần đây nhất được thực hiện mạnh tay hơn so với mức 50 điểm phần trăm mà thị trường kỳ vọng. Hiện tại, lợi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn 2 năm đang nằm ở mức 7,2%, cao hơn so với lãi suất tái cấp vốn.

Standard Chartered dự đoán sự chênh lệch này sẽ được thu hẹp trong bối cảnh các ngân hàng tận dụng triệt để hoạt động tái cấp vốn nhằm đảm bảo thanh khoản, và, do đó, lãi suất tái cấp vốn cũng bao gồm mức phí bù rủi ro, phản ánh tình trạng khó khăn của người đi vay.

Nguồn cầu trái phiếu Chính phủ Việt Nam chủ yếu đến từ khối ngân hàng. Standard Chartered dự đoán lãi suất đi vay của ngân hàng sẽ giảm strain strain với lãi suất tái cấp vốn, do đó, nguồn cầu trái phiếu Chính phủ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Học viện Ngân hàng

Hoạt động tái cấp vốn chỉ là một trong nhiều kênh huy động của các ngân hàng và không thể phản ánh một cách toàn diện tình hình lãi suất huy động. Hoạt động vay vốn liên ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm và hoạt động tái cấp vốn thông qua hoạt động thị trường mở (OMO) của NHNN là 3 nguồn huy động vốn chính của các ngân hàng trong nước. Theo đánh giá của Standard Chartered, lợi suất trái phiếu Chính phủ vẫn cao hơn so với lãi suất đi vay của ngân hàng.

Mặc dù diễn biến khá bất ổn, nhưng lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng chỉ giao động trong khoảng 2-4% trong 6 tháng qua, thấp hơn 400-500 điểm cơ bản so với lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm.

Cùng với sự tăng trưởng chậm chạp của hoạt động tín dụng, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã trở nên dư thừa kể từ năm 2012. Với việc lãi suất trong hợp đồng mua lại đảo ngược được giảm xuống 6% từ mức 6,5% vào ngày 13/05, trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm trở nên hấp dẫn khi có mức lợi suất cao hơn 120 điểm cơ bản.

Trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn hiện nằm ở mức 7,5%, giảm so với mức 8% trong tháng 3. Standard Chartered dự đoán mức trần này sẽ giảm sâu hơn nữa khi triển vọng lạm phát trong ngắn hạn còn khá thấp. Trần lãi suất huy động là một trong những công cụ điều hành lãi suất cho vay hiệu quả nhất do tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn huy động của các ngân hàng.

Rủi ro về nguồn cung là rất nhỏ do khả năng huy động vốn của chính phủ cao hơn nhiều so với ước tính. Ngày 09/05, hãng thông Bloomberg trích nguồn của Bộ Tài Chính cho biết, tính đến cuối tháng 4, lượng vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc đạt 89 nghìn tỷ đồng, tương đương 59% mục tiêu huy động từ thị trường nợ trong năm 2013.

Standard Chartered dự đoán trái phiếu Chính phủ kì hạn từ 1 đến 3 năm, vốn được giao dịch nhiều nhất, sẽ duy trì mức lợi suất cao trên đường cong lợi suất, và lợi suất trái phiếu Chính phủ nói chung sẽ diễn biến theo chiều hướng tăng rồi đi ngang.

Cũng theo ngân hàng này, nhiều khả năng lợi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn 2 năm sẽ chạm đáy ở mức 6,5% so với mức 7,2% hiện tại và mức 7,7% dự báo trước đó.

Việc lạm phát tăng tốc vào nửa cuối năm 2013 sẽ hạn chế sự gia tăng lợi suất trái phiếu Chính phủ khi mức lãi suất thực giảm sẽ làm suy yếu nhu cầu của các ngân hàng đối với trái phiếu Chính phủ. Các nhà đầu tư quốc tế cũng sẽ xem xét

Học viện Ngân hàng

đến chi phí giao dịch và những rủi ro ngoại hối khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Việt Nam.

Theo đó, Standard Chartered dự đoán NHNN sẽ hạ giá đồng Việt Nam 2-3% trong năm negative và tỷ giá USD/VND sẽ đạt mức 21,000 đồng trong quý 4/2013.

Đầu tiên phải kể đến là chính sách lãi suất. Trong năm 2012, NHNN đã liên tiếp thực hiện giảm mặt bằng lãi suất, điều chỉnh giảm 4 lần đối với lãi suất tái cấp vốn từ 15% xuống 10%, lãi suất chiết khấu từ 13% xuống 8%. Lãi suất trên thị trường mở giảm 6 lần. Điều chỉnh giảm 4 lần trần lãi suất tiền gửi tối đa bằng VNĐ, từ 14%/năm xuống 9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến 12 tháng; từ 6%/năm xuống 2% năm đối với tiền gửi không kỳ hạn. Đồng thời, áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với bốn lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành công nghiệp hỗ trợ), lãi suất điều chỉnh giảm từ 15% xuống còn 13%. Riêng đối với tiền gửi trên 12 tháng, NHNN cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định trên cơ sở quan hệ cung cầu. Nhờ đó, đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, ngoài nguyên nhân sâu xa từ những bất cập của nền kinh tế như năng suất lao động thấp, chất lượng đầu tư kém hiệu quả, giá cả thế giới và yếu tố kỳ vọng lạm phát... thì yếu tố tăng trưởng tiền tệ cao, tín dụng tăng cao trong nhiều năm qua cũng là một trong những tác nhân gây ra lạm phát. Thậm chí, tín dụng tăng cao cũng là một trong những nhân tố gây ra sự thiếu thanh khoản của thị trường và là yếu tố tiềm ẩn phát sinh những bất ổn của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng lạm phát và việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 59)