Biểu đồ 2.2: diễn biến CPI của Việt Nam từ 2002 – 2012
CPI tháng 1-2012 đã tăng 1% so với tháng trước và tháng 2-2012 tăng 1,37% - tức bằng mức cùng kỳ năm 2009, nhưng là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua... Tuy nhiên, bên cạnh đó, sức ép lạm phát cao vẫn tiếp tục hiện diện, mà nổi bật là Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hệ quả cuộc khủng hoảng nợ công và suy giảm kinh tế toàn cầu, trực tiếp làm giảm động lực tăng trưởng từ xuất khẩu, thậm chí tô đậm hơn xu hướng bảo hộ kỹ thuật từ cả 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, EU và Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam còn chịu áp lực tăng lạm phát trên thế giới gắn với các động thái tiêu cực về chính sách tiền tệ, thị trường tài chính và
Học viện Ngân hàng
căng thẳng chính trị cũng như quan hệ quốc tế ở nhiều nơi trên thế giới.
Một vấn đề khác, nền kinh tế Việt Nam phát triển còn thiếu bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, còn nhiều nút thắt nội tại chưa dễ tháo gỡ đòi hỏi nhiều hơn các nỗ lực và chi phí tài chính cho ổn định vĩ mô. Sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn gắn với chi phí vốn cao và gia tăng cạnh tranh quốc tế. Nợ xấu tích lũy tăng và áp lực thanh khoản của một số ngân hàng thương mại tiếp tục khó khăn; nhập siêu còn lớn, cán cân thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại hối mới dần được cải thiện; thị trường tài chính, tỷ giá và giá vàng trên thị trường có nhiều khả năng vẫn biến động bất thường. Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô có thể trở thành thách thức lớn hơn nếu không có giải pháp quyết liệt, hiệu quả. Tham nhũng, lãng phí và sự chi phối của lợi ích nhóm chưa được đẩy lùi; hệ số tín nhiệm quốc gia thấp và chỉ số cạnh tranh tụt bậc liên tiếp nhiều năm...Trong những tháng đầu năm, làn sóng tăng giá hàng thiết yếu đã đẩy người dân vào một mặt bằng giá mới khá bất lợi. Giá gas liên tiếp tăng và giá xăng cũng tăng 2100đ/lít. Giá sữa của nhiều hãng nhập ngoại từ đầu tháng 3-2012 sẽ tăng từ 10 – 12%. Giá của một số mặt hàng hóa mỹ phẩm, nhất là xà bông cục, nước rửa tay, chăm sóc cơ thể, tẩy rửa, băng vệ sinh, một số đồ dùng và thực phẩm giành cho trẻ em cũng bị ép tăng từ 5-10%. Giá nước sinh hoạt ở nhiều đô thị lớn cũng tăng mạnh, như từ ngày 1-1-2012 TP.HCM tiếp tục tăng10%, còn TP.Hải Phòng tăng khoảng 40%. Đặc biệt, theo dự thảo thông tư về khung giá nước sạch sinh hoạt do Bộ Tài chính xây dựng đầu năm 2012, giá nước sạch có thể lên tới 18.000 đồng/m3. Giá thành điện 2012 dự kiến sẽ là 1.242 đồng mỗi kWh, tăng 4,6% so với 2011... Những làn sóng tăng giá các hàng thiết yếu nêu trên - vốn chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính CPI của Việt Nam - đang và sẽ làm cho mục tiêu an sinh xã hội bị đe dọa, mức sống thực tế của người dân bị hạ thấp. Hơn nữa, chúng còn gây áp lực tăng lạm phát chi phí đẩy khiến CPI tháng 3-2012 sẽ khó bắt đầu chu kỳ giảm theo thông lệ, mà ngược lại, có thể sẽ tiếp tục tăng với mức cao.Mục tiêu kiềm chế CPI xuống mức một con số trong năm 2012, vì thế, cũng trở nên khó khăn hơn (thậm chí sẽ ở mức 10-12%) nếu thiếu các nỗ lực phối hợp đồng bộ và hiệu quả hơn từ nhiều phía và nhiều loại công cụ, giải pháp. Do vậy, để kiềm chế lạm phát, một mặt, tiếp tục điều hành chính sách tài chính-tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt theo tín hiệu thị trường; kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng dư nợ tín dụng hàng năm không vượt quá 15-17%%; giảm dần mặt bằng lãi suất hợp lý; chủ động điều hành tỷ giá linh hoạt theo thị trường, kiểm soát nợ xấu; giảm sâu hơn bội chi ngân sách; áp
Học viện Ngân hàng
khoán bắt buộc tiết kiệm 5-10% chi phí quản lý, kinh doanh đối với khu vực DNNN; bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn; tăng cường sự quản lý thống nhất của Trung ương về mục tiêu và danh mục các chương trình, dự án; đồng thời, phát huy sự năng động, sáng tạo của địa phương trong đầu tư phát triển theo quy hoạch; kiên quyết tập trung vốn cho các công trình dự án cấp thiết, sớm hoàn thành, nhanh đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả... Mặt khác, phải tăng cường quản lý nhà nước về giá; thực hiện đúng quy luật và trình tự quy trình kinh tế thị trường; chỉ cho phép doanh nghiệp có tính độc quyền cao thực hiện giá thị trường khi có cạnh tranh thị trường đầy đủ, lành mạnh trong lĩnh vực đó; tăng cường công tác thông tin về giá, kiểm tra, kiểm toán giá, đồng thời đề cao trách nhiệm, sự chủ động và minh bạch về giá của doanh nghiệp; xử lý nghiêm khắc các hoạt động quảng cáo quá mức và các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; quy chế hóa và tăng cường kiểm soát hoạt động của các hệ thống đại lý phân phối nhằm giảm thiểu tình trạng tăng giá độc quyền, đầu cơ và đấu tranh phòng ngừa hiệu quả với các hiện tượng chuyển giá, làm giá, gian lận về giá và các gian lận thương mại khác; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các chủ trương, biện pháp điều hành giá cả của Chính phủ; tăng cường kiểm tra, giám sát kinh doanh vàng, ngoại tệ theo đúng quy định; nâng cao hiệu quả công tác bình ổn giá và bảo vệ người tiêu dùng, nhất là các đối tượng khó khăn khi thực hiện chủ trương điều hành giá cả theo cơ chế thị trường...