Từ khi BHXH Việt Nam được thành lập, đặc biệt sau khi Luật BHXH được ban hành, tình hình thực hiện các chế độ, chính sách và quy định của pháp luật về BHXH đã có nhiều chuyển biến tích c
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sinh viên:
Lê Thị Thu Hiền
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHXH TP Bảo hiểm xã hội Thành phố
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CNTT Công nghệ thông tin
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanhHCSN Hành chính sự nghiệp
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Chính sách BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta Là một trong những chính sách cơ bản thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước với mục tiêu vì con người, bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội Mục đích của Chính sách BHXH là bảo đảm sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật hay tuổi già, góp phần đảm bảo
an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ đồng thời giữ ổn định
xã hội
Sau hơn 60 năm thực hiện với những bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần to lớn đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổn định chính trị -
xã hội của đất nước
Từ khi BHXH Việt Nam được thành lập, đặc biệt sau khi Luật BHXH được ban hành, tình hình thực hiện các chế độ, chính sách và quy định của pháp luật về BHXH đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng Các chế độ bảo hiểm đã được mở rộng và linh hoạt hơn với nhiều loại hình đa dạng từ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp, BHYT…phạm vi đối tượng cũng đã gia tăng đáng kể; cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm cũng có những đổi mới từng bước được hoàn thiện hơn
Trong thời gian thực tập tại cơ quan BHXH huyện Thanh Oai em nhận thấy rằng BHXH huyện Thanh Oai đã đạt được những kết quả đáng mừng về công tác thu BHXH như: số tiền thu BHXH ngày càng tăng, thu đúng, thu đủ… Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đó còn nhiều vướng mắc tồn tại như: trốn tham gia BHXH và tình hình nợ đọng ở một số đơn vị
sử dụng lao động, … Những hiện tượng trên làm công tác thu BHXH ở huyện Thanh Oai tăng chậm lại, kết quả thu không tương xứng với tiềm năng thu của huyện
Trang 6Nhận thức được tầm quan trọng của thực trạng thu BHXH đối với BHXH huyện Thanh Oai, em xin chọn đề tài:
“Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thanh
Oai – Hà Nội”
Bài viết đi từ nghiên cứu lý luận đến thực trạng công tác thu BHXH
ở BHXH huyện Thanh Oai và qua đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác thu BHXH ở cơ quan này
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Trưởng khoa Bảo Hiểm, Th.S Phùng Bá Đề; cô Nguyễn Thị Thoa, giám đốc BHXH Thanh Oai và các cán bộ trong cơ quan BHXH huyện đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
Do trình độ lý luận, thực tiễn còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên đề tài còn những thiếu sót nhất định Em rất mong được sự nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn
Kết cấu báo cáo thực tập được chia làm hai phần:
Trang 8PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
BHXH Ở HUYỆN THANH OAI
I.KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG Ở BHXH HUYỆN THANH OAI
1 Đặc điểm tình hình BHXH huyện Thanh Oai
1.1 Giới thiệu chung về huyện Thanh Oai
Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hà Nội, có diện tích gần 142km2, với khoảng 161.400 người vào năm 2009
Vị trí địa lý: Huyện Thanh Oai, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận
Hà Đông; phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa; phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì
Hành chính: Huyện Thanh Oai có 01 thị trấn và 20 xã
Kinh tế: Thanh Oai là một vùng quê với rất nhiều làng nghề như nón
lá làng Chuông, quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác, xã Cao Viên, làng
Bình Đà xã Bình Minh ngày xưa rất nổi tiếng với nghề làm pháo.Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở rất nhiều, thu hút rất nhiều lao động nhàn rỗi của địa phương
Văn hóa: Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc
Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời Làng Chuông đã được công nhận là làng nghề điển hình của văn hóa đồng bằng bắc bộ Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, đình Bình Đà v.v Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo
Giao thông: Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà Đông đi chùa Hương và sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài Quốc lộ 6 qua rìa phía Tây Bắc huyện, ngoài ra còn có tỉnh lộ 71
Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy
Trang 9qua, để tới ga Văn Điển.
1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện
Thanh Oai
Ngày 1/7/1995, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ra quyết định số
14 về việc thành lập BHXH Thanh Oai BHXH huyện bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 1/7/1995 cùng sự ra đời của BHXH Tỉnh Hà Tây
BHXH Thanh Oai được thành lập trên cơ sở được tách từ ngành Lao động Thương binh và Xã hội và Liên đoàn lao động Tỉnh Ngay từ khi thành lập, tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất ngành rất khó khăn, thiếu thốn Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về chính sách BHXH không đồng đều, nơi làm việc chật chội, trang bị thiếu thốn, công việc mới nên áp lực trong công tác rất lớn Được sự quan tâm và lãnh đạo trực tiếp của BHXH Hà Tây, HĐND, UBND huyện, BHXH Thanh Oai đã nhanh chóng ổn định tổ chức đi vào hoạt động hiệu quả trong công tác
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính Tp Hà Nội và một số tỉnh
có liên quan Ngày 25/07/2008, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3902/QĐ-BHXH về việc tổ chức lại BHXH TP Hà Nội trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất BHXH tỉnh Hà Tây và BHXH TP Hà Nội Từ ngày 1/8/2008 BHXH Thanh Oai là 01 trong 29 BHXH quận, huyện của BHXH TP Hà Nội
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Thanh Oai
1.3.1 Chức năng:
BHXH huyện có chức năng giúp Giám đốc BHXH TP tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH TP, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND huyện
Trang 101.3.2 Nhiệm vụ:
BHXH huyện có nhiệm vụ :
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH
TP phê duyệt và tổ chức thực hiện;
Hướng dẫn đơn vị SDLĐ lập danh sách tham gia BHXH; đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc trực tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH TP;
Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH TP chuyển đến theo phân cấp Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả;
Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH TP xem xét, giải quyết
Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả BHXH ở xã, phường, thị trấn;
Quản lý các đối tượng KCB bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH tỉnh trên địa bàn phụ trách; hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn thẻ KCB theo phân cấp của BHXH tỉnh; Thực hiện công tác giám định chi phí KCB của người có sổ, thẻ BHXH tại các cơ sở KCB Tiếp nhận và hướng dẫn người bệnh trong quá trình đến KCB, giải quyết những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ BHXH;
Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách, chế độ BHXH trên địa bàn;
Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH TP Hà Nội
1.4 Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Thanh Oai
Trang 111.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Giám đốc: Là thủ trưởng cơ quan BHXH huyện phụ trách chung và
chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa bàn huyện, phụ trách trực tiếp công tác tài chính, chính sách, tổ chức, công tác đối ngoại, tổng hợp
Trong cơ cấu tổ chức BHXH Thanh Oai không có phó Giám đốc
Bộ phận quản lý thu và cấp sổ thẻ: Bộ phận này vừa có nhiệm vụ
quản lý thu đồng thời vừa làm công tác cấp sổ thẻ Cụ thể như sau:
- Hướng dẫn đơn vị SDLĐ lập danh sách lao động, tiền lương đăng ký nộp BHXH Tổ chức phối hợp tốt với các ngành các cấp địa phương để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền BHXH theo điều lệ BHXH và các văn bản hướng dẫn của các bộ, các ngành và cơ quan BHXH cấp trên
Giám Đốc
Bộ phận
Quản lý
Thu và Cấp sổ thẻ
Bộ phận
Kế hoạch Tài chính
Bộ phận Chính sách
Bộ phận Giám định chi BHYT
Trang 12- Giúp giám đốc thực hiện công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ, thẻ BHXH đối với đối tượng tham gia BHXH theo quy định của pháp luật Tổ chức xét duyệt hồ sơ theo phân cấp của BHXH tỉnh và đề nghị BHXH tỉnh xét cấp sổ BHXH cho NLĐ tham gia BHXH Quản lý danh sách lao động, tiền lương, theo dõi sự biến động tăng giảm Hàng quý tiến hành đối chiếu công nợ với đơn vị, xác nhận kịp thời trên sổ BHXH khi có thay đổi chức danh, địa điểm và mức đóng BHXH.
- Định kỳ hàng quý tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị, báo cáo giám đốc và trình BHXH TP xét duyệt Phối hợp với bộ phận chế độ để xét hưởng 2 chế độ (ốm đau, thai sản)
- Tuyên truyền chủ trương chính sách BHXH cho các đơn vị và NLĐ, đôn đốc thu nộp, kiểm tra việc thực hiện trích nộp ở các đơn vị và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao
Bộ phận giám định chi BHYT: Chịu trách nhiệm trước giám đốc, có
trách nhiệm chuyên theo dõi công tác KCB tại các trung tâm y tế và bệnh viện trên địa bàn huyện Ngoài ra còn kiểm tra thủ tục giấy tờ, phiếu KCB
và khám điều trị tại bệnh viện
Bộ phận kế hoạch tài chính: Bộ phận này có nhiệm vụ: tiếp nhận hồ
sơ danh sách chi trả và nguồn kinh phí do BHXH TP chuyển về, tổ chức chi trả cho người được hưởng, kiểm tra giám sát việc chi trả và thanh quyết toán với cấp trên
- Phối hợp với bộ phận thu và bộ phận chính sách để tiếp nhận hồ sơ chi
2 chế độ (ốm đau, thai sản) Thông qua đơn vị SDLĐ để chi trả cho người được hưởng Nộp kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của BHXH TP
- Thực hiện chế độ, tiêu chuẩn định mức tiêu tài chính, chế độ kế toán của đơn vị theo quy định của Nhà nước và cơ quan BHXH cấp trên Thực hiện nghiêm túc chế độ giao nhận và quản lý tiền mặt theo quy định của Bộ tài chính
Trang 13- Theo dõi lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của Bộ tài chính
Bộ phận quản lý chế độ chính sách: Bộ phận này có nhiệm vụ:
- Quản lý hồ sơ đối tượng hưởng BHXH dài hạn trên địa bàn, tiếp nhận hồ sơ do BHXH TP chuyển về Theo dõi biến động tăng giảm của từng loại đối tượng tham gia, thông báo cho đối tượng và bộ phận kế hoạch tài chính để cắt giảm kịp thời đối tượng chết và hết hạn hưởng
- Cung cấp hồ sơ cho bộ phận kế hoạch tài chính để tăng, giảm mức hưởng của đối tượng khi có quyết định của BHXH TP
Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất những bất hợp lý về mức hưởng của đối tượng, hướng dẫn đối tượng và ban chi trả xã lập hồ sơ xuất trình cấp trên xét duyệt giải quyết
- Xét duyệt 2 chế độ ốm đau, thai sản và cho các đối tượng ở các đơn
vị Tổng hợp cung cấp hồ sơ cho bộ phận kế hoạch tài chính chuyển tiền cho đơn vị để chi trả cho đối tượng được hưởng, kiểm tra việc thực hiện chi trả ở các đơn vị
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao
1.4.2 Đội ngũ cán bộ, công, viên chức của đơn vị:
Khi mới thành lập, BHXH Thanh Oai chỉ có 5 cán bộ (4 ở phòng LĐTBXH, 1 cán bộ phòng thanh tra huyện chuyển sang), 1 Giám đốc, 1 phó giám đốc, 3 cán bộ nghiệp vụ; 1 chi bộ có 4 đảng viên; 1 tổ công đoàn
có 5 đoàn viên Cán bộ công chức chuyển sang hoặc sáp nhập được sắp xếp
bố trí công việc phù hợp với khả năng của từng người, kế thừa được kinh nghiệm công tác và đã nhanh chóng đoàn kết, hòa đồng để thực hiện nhiệm
vụ chung
Hiện nay BHXH Thanh Oai có 10 cán bộ, công chức, viên chức (4 nam, 6 nữ), 80% có trình độ đại học; một chi bộ có 6 đảng viên, 33,3% có trình độ trung cấp lý luận chính trị; một Công đoàn cơ sở có 10 đoàn viên
Trang 14Các năm qua, BHXH Thanh Oai luôn tạo điều kiện cho cán bộ công chức tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị do BHXH TP Hà Nội và Huyện ủy Thanh Oai triệu tập, tổ chức…BHXH Thanh Oai yêu cầu mỗi cán bộ công chức trong cơ quan nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chuyển từ phong cách quản lý hành chính sang phong cách phục vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đến làm việc và để đối tượng hưởng đầy đủ quyền lợi.
1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật của BHXH huyện Thanh Oai
BHXH Thanh Oai khi mới thành lập, trụ sở đóng trong khuôn viên UBND huyện Thanh Oai Tháng 02/1999 được sự quan tâm của BHXH Việt Nam, BHXH Tỉnh, Huyện Ủy – HĐND – UBND huyện Thanh Oai, trụ sở mới của BHXH huyện Thanh Oai được xây dựng tại trung tâm thị trấn Kim Bài, đó là tòa nhà 2 tầng khang trang, sạch đẹp Trụ sở gồm 06 phòng làm việc và 01 hội trường Các phòng ban đều được trang bị đầy đủ như điều hòa, máy vi tính, điện thoại bàn, máy in, máy fax, bàn ghế làm việc…Đặc biệt cán bộ nào cũng được trang bị hệ thống máy vi tính đã được nối mạng
2 Những thuận lợi và khó khăn của BHXH huyện Thanh Oai
2.1 Những thuận lợi cơ bản
Với chức năng và nhiệm vụ của ngành được giao 15 năm qua, BHXH Thanh Oai có nhiều thuận lợi, đó là:
BHXH Thanh Oai luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH
TP Hà Nội Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, nhận thức rõ niềm vinh dự được Đảng, Nhà nước, NLĐ giao cho trọng trách mới đó là thực hiện chế độ BHXH, BHYT đối với NLĐ Do đó đã không ngừng phấn đấu, thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT Hàng năm được Huyện ủy, HĐND, UBND
Trang 15Huyện, BHXH TP Hà Nội đánh giá luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển KT-XH, ổn định đời sống NLĐ trên địa bàn huyện Qua 15 năm xây dựng và phát triển của BHXH Thanh Oai đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về thành lập cơ quan BHXH, là cơ quan chuyên trách thực hiện các chính sách chế độ BHXH, BHYT, quản lý quỹ BHXH từng bước độc lập với ngân sách Nhà nước; là cơ quan thay mặt Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách, đưa tính ưu việt của chính sách đến với người dân.
Thanh Oai là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở cửa ngõ thủ đô Hà nội, nơi có trục giao thông quan trọng của quốc gia Sự kiện tỉnh Hà tây được duyệt quy hoạch vào TP Hà nội đã khiến Thanh Oai trở thành “miền đất hứa” thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư hình thành lên nhưng khu công nghiệp, và sẽ trở thành vùng kinh tế sầm uất trong tương lai
Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng rất nhanh GDP năm 2009 đạt 5.32%,năm 2010 đạt 6.78% Huyện Thanh Oai không nằm ngoài sự tăng trưởng đó Tình hình sản xuất kinh doanh của các DN gặp nhiều thuận lợi vì thế các chủ DN cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho NLĐ, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ của các chủ DN Nhiều NLĐ cũng có thu nhập cao hơn thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để NLĐ có cơ hội tham gia BHXH Thêm nữa khi đời sống kinh tế cao khiến nhận thức của NLĐ cũng dần cao lên, ngoài việc đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ còn mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội Đó là một trong những yếu tố tác động tích cực làm tăng thu BHXH
Sự ra đời của Luật BHXH làm nhận thức của người dân được nâng cao, họ thấy rõ được vai trò quan trọng của chính sách BHXH đối với
Trang 16quyền lợi thiết thực trong cuộc sống của NLĐ và đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện.
2.2 Một số khó khăn của BHXH huyện Thanh Oai
Bên cạnh những thuận lợi trên, BHXH Thanh Oai gặp không ít khó khăn như:
Khó khăn lớn nhất trong những năm đầu thành lập là sự chuyển biến
về nhận thức của NLĐ, của chủ SDLĐ về chế độ, chính sách BHXH theo
cơ chế mới là BHXH bắt buộc, với nguyên tắc có tham gia đóng BHXH mới được hưởng quyền lợi BHXH Nguyên nhân chính của vấn đề này là suốt trong một thời gian dài các chế độ, chính sách BHXH ở nước ta được thực hiện trong cơ chế bao cấp, NLĐ không phải đóng BHXH, chủ SDLĐ nếu phải đóng thì chỉ đóng với tỉ lệ rất thấp
Chế độ chính sách của Nhà nước thường xuyên bổ xung, sửa đổi, điều chỉnh, mặt khác nhiệm vụ mới được giao phải có thời gian học hỏi, tìm hiểu để đáp ứng yêu cầu phục vụ các đối tượng nên phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ
Các văn bản ban hành thiếu đồng bộ Ví dụ như các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách BH thất nghiệp
Thanh Oai là địa phương có nhiều thay đổi về sát nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, do vậy số đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN và đối tượng hưởng chế độ chính sách BHXH luôn có những biến động
Số cán bộ viên chức trong cơ quan vẫn còn thiếu, áp lực công việc nhiều, chưa tương xứng với khối lượng công việc ngày càng tăng
Qua 15 năm tổ chức xây dựng và phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH TP
Hà Nội cùng sự phối hợp có hiệu quả sự ủng hộ của các Ban ngành đoàn thể của huyện và các xã; sự phối hợp của các đơn vị, các doanh nghiệp,
Trang 17trường học, cơ sở y tế và các tầng lớp nhân dân, BHXH Thanh Oai đã khắc phục những khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ góp phần ổn định đời sống NLĐ, xứng đáng là địa chỉ tin cậy của NLĐ.
Trang 18II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH HUYỆN THANH OAI
BHXH Thanh Oai là cơ quan thực hiện chính sách BHXH đối với NLĐ trên địa bàn huyện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của BHXH
TP Hà Nội, được sự quan tâm lãnh đạo của Huyên ủy, HĐND, UBND huyện Thanh Oai, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể, nhất là sự ủng hộ nhiệt tình của các xã, các đơn vị SDLĐ và đối tượng hưởng chế độ BHXH
Với các mục tiêu và biện pháp đề ra, BHXH Thanh Oai đã phấn đấu thực hiện và đạt một số kết quả trong tâm sau:
1 Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách pháp luật BHXH
Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm và đầu tư thích hợp Trong các năm qua BHXH Thanh Oai thường xuyên tuyên truyền vận động các đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định Khai thác mở rộng đối tượng tham gia ở khu vực ngoài Nhà nước Hàng năm, BHXH Thanh Oai luôn bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, sự chỉ đạo của BHXH TP Hà Nội, thường xuyên phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng của địa phương để tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT (Ví dụ như mở Hội nghị tuyên truyền đến các xã, hội đoàn thể và nhân dân trên địa bàn huyện, kí hợp đồng với Đài truyền thanh Thanh Oai có 1 mục tuyên truyền về BHXH TN để người dân biết và tham gia) Qua đó mọi tầng lớp nhân dân có điều kiện hiểu biết thêm, nâng cao nhận thức về chế độ chính sách BHXH, BHYT, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong việc tham gia BHXH, BHYT của chủ SDLĐ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ.Tuy nhiên, công tác tuyên truyền về Luật BHXH, BHYT đã làm nhưng kết quả chưa cao nên một số chủ SDLĐ chưa có nhận thức đúng đắn
về BHXH, BHYT, BHTN từ đó chưa tự giác hoàn thành nghĩa vụ thu nộp (đặc biệt là việc thu nộp tiền BHTN) nên kết quả công tác thu chưa cao,
Trang 19ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ cho NLĐ.
2 Tình hình tham gia BHXH
Phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cho nên BHXH huyện luôn tăng cường công tác tuyên truyền vận động để tăng số lượng đơn vị, NLĐ tham gia thu nộp đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ
Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH tại BHXH Thanh Oai
Nguồn: BHXH Thanh Oai
Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH tăng nhanh qua các năm Năm 2007 có 180 đơn vị, 38.960 LĐ tham gia BHXH; năm 2010 có 232 đơn vị, 46.397 LĐ tham gia BHXH
BHXH tự nguyện là chính sách mới được triển khai từ năm 2008 Thực hiện công văn số 421/BHXH-PT ngày 15/07/2009 của BHXH TP Hà Nội về việc triển khai BHXH tự nguyện, năm 2009 có 44 người tham gia; năm 2010 có 67 người tham gia (tăng 190% so với năm 2009)
Cùng với đối tượng tham gia BHXH, đối tượng tham gia BHYT được
mở rộng và tăng trưởng Năm 2010 có hơn 70.000 người tham gia BHYT.+ Công tác BHYT học sinh đạt kết quả: năm học 2009 – 2010, toàn huyện có 49/49 trường công lập và 02 trường dân lập tham gia BHYT với
số học sinh tham gia là 18.287/23.734, đạt tỉ lệ 76,8%
+ Đối tượng tham gia BHYT tự nguyện ngày càng được mở rộng và
Trang 20phát triển Người dân ngày càng ý thức được quyền lợi khi tham gia BHYT nên số người tham gia BHYT tự nguyện ngày một đông Cụ thể năm 2004
có 954 người của 3/21 xã tham gia, năm 2009 có 4.129 người của 21/21 xã tham gia, năm 2010 có 4.355 người của 21/21 xã tham gia
3 Công tác cấp sổ BHXH và thẻ BHYT
3.1 Cấp sổ BHXH
BHXH huyện thực hiện tốt việc thẩm định và cấp sổ BHXH mới cho NLĐ, làm cơ sở để thanh toán các chế độ hưởng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH
Trang 21Bảng 2: Công tác cấp sổ BHXH của BHXH Thanh Oai năm 2007-2010
8000 thẻ Công tác cấp và đổi thẻ BHYT thực hiện kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng khi đi KCB
4 Tình hình thu BHXH
4.1 Thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc
Từ năm 1995 đến nay, BHXH Thanh Oai đã thu được 123,8 tỷ đồng,
số tiền thu được tăng nhanh qua các năm Năm 1995 thu được 1,766 tỷ đồng; năm 2009 có thu được 30,4 tỷ đồng
Bảng 3: Công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH Thanh Oai
(2007-2010)
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: BHXH Thanh Oai
4.2 Thu BHXH, BHYT tự nguyện
a) Thu BHXH tự nguyện:
Trang 22Qua hơn 2 năm thực hiện BHXH tự nguyện, năm 2009 có 44 người tham gia, thu được 41 triệu đồng; năm 2010 có 67 người tham gia với số tiền 119 triệu đồng (tăng 190% so với năm 2009)
b) Thu BHYT tự nguyện
Năm 2009 thu được 3.529 triệu đồng, năm 2010 thu được 4.893 triệu đồng (tăng 39% so với năm 2009) Cụ thể:
• Thu BHYT tự nguyện học sinh:
Công tác thu BHYT học sinh đã đạt kết quả: Có 49/49 trường công lập và 02 trường dân lập tham gia BHYT với số học sinh tham gia là 18.287/23.734 = 76,8% với tổng số tiền thu được là 3.268 triệu đồng (so với thực hiện năm 2009 là 2.573 triệu đồng tăng 27%) Có 7 trường tham gia BHYT học sinh đạt tỷ lệ 100% là trường tiểu học Thanh Cao, THCS
Cự Khê, THCS Phương Trung, THPT Thanh Oai A, THPT Thanh Oai B, THPT Nguyễn Du và TT giáo dục thường xuyên (so với năm 2009 có 4 trường đạt tỉ lệ 100%)
• Thu BHYT tự nguyện nhân dân:
Thu BHYT tự nguyện nhân dân tăng lên nhanh chóng Cụ thể, năm
2009 có 4.129 người tham gia, thu 955 triệu đồng; năm 2010 có 4.355 người tham gia với tổng số tiền thu được là 1.624 triệu đồng (tăng 70% so với năm 2009)
5 Công tác giải quyết chính sách, chế độ đối với NLĐ
Việc giải quyết tốt chế độ chính sách cho người tham gia và thụ hưởng
sẽ tạo được niềm tin đối với chính sách BHXH – BHYT của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần tạo động lực để đẩy mạnh công tác thu, phát triển đối tượng tham gia Vì vậy, 15 năm qua BHXH Thanh Oai đã thường xuyên quan tâm tới việc thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH đối với người lao động tham gia BHXH và người thụ hưởng BHXH Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chế độ chính sách mới, đúng nguyên tắc không
Trang 23gây phiền hà cho đối tượng Thực hiện tốt quy trình “một cửa” trong việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH cho đơn vị SDLĐ và NLĐ Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý chế độ chính sách thường xuyên được giáo dục về ý thức trách nhiệm, tác phong công tác thái độ phục vụ, biết kế thừa kinh nghiệm tích lũy của thế hệ đi trước
Tổng số đối tượng được giải quyết chế độ chính sách là: 4.324 người Trong đó: Hưu trí là 2.222 người, hưu quân đội là 504 người, mất sức lao động là 728 người, tai nạn lao động là 34 người, phục vụ tai nạn lao động
là 01 người, tuất là 749 người, trợ cấp 91 là 02 người, cán bộ xã nghỉ hưu là
32 người, mất sức lao động theo QĐ 613 là 52 người
6 Công tác chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ
Thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo đúng quy định của BHXH Việt Nam Chấp hành chi tiêu đúng chế độ chính sách, đúng nguồn và đúng mục đích kinh phí sử dụng Tổ chức kí kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả ở 20 xã và 01 thị trấn Hàng tháng phối kết hợp với ngân hàng và Ban chi trả các xã, thị trấn chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng Công tác chi đã đảm bảo đủ
số, tận tay, kịp thời, đúng người, đúng chế độ và đảm bảo tuyệt đối an toàn Cuối mỗi quý sơ kết công tác chi trả thường xuyên Thực hiện thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn đầy đủ, chính xác theo quy định của Bộ tài chính và pháp lệnh kế toán thống kê
+ Kết quả chi lương hưu và trợ cấp BHXH 15 năm qua BHXH Thanh Oai đã chi trả cho 700 ngàn lượt người với số tiền là 412 tỷ đồng
Trang 24Nguồn: BHXH Thanh Oai
Năm 2010 BHXH Thanh Oai chi trả cho 51.720 lượt người với số tiền 85.678 triệu đồng (so với năm 2009 chi 74.563 triệu đồng tăng 15%) trong đó:
• Nguồn ngân sách là: 35.160 lượt người = 51.198 triệu đồng
• Nguồn quỹ BHXH là: 16.560 lượt người = 34.480 triệu đồng
+ Kết quả chi các chế độ ngắn hạn, trong 15 năm BHXH Thanh Oai chi trả gần 20 tỷ đồng
Năm 2010 BHXH Thanh Oai chi trả là 4519,8 triệu đồng (so với năm
2009 chi 2.212 triệu đồng tăng 104,3%) Trong đó:
• Chi trợ cấp ốm đau cho 1.213 lượt người = 8.080 ngày = 303,5 triệu đồng
• Chi trợ cấp thai sản cho 579 lượt người = 71.831 ngày = 3.114,3 triệu đồng
• Chi nghỉ dưỡng sức cho 232 lượt người = 1.206 ngày = 202,7 triệu đồng
• Chi chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 49 người = 557,4 triệu đồng
• Chi trả chế độ tuất cho 57 đối tượng = 341,9 triệu đồng
7 Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH
Theo quy định của Luật BHXH quy định tập trung thống nhất nguồn quỹ BHXH do BHXH Việt Nam quản lý, sử dụng đúng mục đích BHXH Thanh Oai được giao một khoản tiền trong quỹ BHXH để chi trả cho các
Trang 25chế độ BHXH theo quy định của Luật và một phần tiền do Ngân sách Nhà nước chi cho việc trả các chế độ lương hưu cho các đối tượng nghỉ hưu trước tháng 1/1995 và một số chế độ khác theo Luật BHXH luôn sử dụng nguồn tài chính do quỹ BHXH phân bổ đúng mục đích Quỹ BHXH được quản lý hiệu quả, tránh thất thoát, đảm bảo đủ chi trả các chế độ cho người tham gia BHXH.
8 Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về BHXH
BHXH huyện hiện đang quản lý 4.121 hồ sơ (so với năm 2009 tăng 5%)
BHXH Thanh Oai tổ chức sắp xếp, phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ
sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy,
dễ kiểm tra, phục vụ cho việc giải quyết hưởng các chế độ được kịp thời và đúng chế độ chính sách Công tác lưu trữ các chứng từ, sổ sách đảm bảo tốt theo quy định, tránh làm mất, cháy, thất lạc hồ sơ Thực hiện ứng dụng CNTT để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc BHXH huyện cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý
9 Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế
độ BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
BHXH Thanh Oai coi trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra Hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra cho từng tháng, quý, năm Sau các cuộc kiểm tra có kết luận, đánh giá ưu, khuyết điểm, biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt; phê phán xử lý tập thể, cá nhân vi phạm chính sách BHXH Trong năm qua, BHXH Thanh Oai đã tổ chức 12 cuộc kiểm tra với nhiều hình thức phong phú Qua kiểm tra, cơ quan BHXH đã phát hiện những biểu hiện thực hiện chế độ không đúng, thiếu chính xác, điển hình là các dạng như: giả mạo hồ sơ, khai không đúng tuổi, năm công tác, mức lương để hưởng BHXH, lập chứng từ thanh toán
Trang 26chi không đúng mục đích chế độ ốm đau, thai sản, kí HĐLĐ dưới 3 tháng
để trốn tránh tham gia BHXH, giấu số lao động và quỹ tiền lương làm căn
cứ đóng BHXH…từ đó thu hồi tiền ngân sách và quỹ BHXH về cho Nhà nước
10.Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH
Trong năm qua, BHXH Thanh Oai không có đơn thư khiếu nại về chế
độ chính sách mà chỉ có những thắc mắc của NLĐ về chế độ mà họ chưa hiểu rõ BHXH huyện Thanh Oai thực hiện tốt công tác tiếp dân, tiếp nhận
và trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội
để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH TP xem xét, giải quyết
Các phòng nghiệp vụ tự kiểm tra, mở sổ sách theo dõi tiếp dân và trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo của đối tượng theo luật định Đơn thư khiếu nại được giải đáp và giải quyết dứt điểm từ cơ sở, tránh đơn thư vượt cấp phức tạp xảy ra
Trang 27III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1 Nhận xét
1.1 Những kết quả đã đạt được của BHXH Thanh Oai
• Đối tượng tham gia BHXH, BHYT ngày càng mở rộng và phát triển,
số thu tăng nhanh hàng năm
• Giải quyết chế độ chính sách kịp thời, đúng chế độ, quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT
• Tổ chức thực hiện công tác chi kịp thời, an toàn, đúng, đủ theo quy định
• Tổ chức mạng lưới KCB thuận tiện, làm tốt công tác đảm bảo quyền lợi bệnh nhân BHYT của Thanh Oai và các huyện khác đến KCB
• Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
• Cải cách hành chính trong các hoạt động nghiệp vụ
1.2 Những hạn chế trong hoạt động của BHXH Thanh Oai
Bên cạnh những kết quả đạt được trong 15 năm xây dựng và phát triển, BHXH Thanh Oai cũng còn có một số hạn chế đó là:
Công tác thông tin tuyên truyền các chế độ BHXH, BHYT chưa được thường xuyên, chưa sâu rộng dẫn đến NLĐ, đơn vị SDLĐ chưa hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH, BHYT nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác thu, nộp và thực hiện chế độ đối với NLĐ
Việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở một số đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn, chưa có biện pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn
Năng lực, trình độ chuyên môn, phương pháp làm việc của một số ít cán
bộ, công viên chức còn chậm, hiệu quả chưa cao và chưa thực sự đồng đều
2 Nguyên nhân
Trang 28BHXH Thanh Oai sau 15 năm xây dựng và phát triển đạt được những kết quả trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là: Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương đổi mới chính sách BHXH, BHYT là hoàn toàn đứng đắn, phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, định hướng XHCN Chính sách BHXH, BHYT đã đi vào cuộc sống và thực sự phát huy tác dụng
Hai là: Các cấp ủy đảng và chính quyền từ Trung ương đến cơ sở luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác BHXH, BHYT Đặc biệt từ khi có Chỉ thị
số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ chính trị, Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây, Chỉ thị số 28 CT/HU của Huyện ủy Thanh Oai về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH
Ba là: BHXH Thanh Oai thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của BHXH TP Hà Nội, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự phối hợp có hiệu quả của các ban ngành, các xã, thị trấn; các tổ chức đoàn thể và sự cộng tác chặt chẽ của các đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện Thanh Oai
Bốn là: Sự phấn đấu không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ, công viên chức BHXH Thanh Oai Thường xuyên hưởng ứng các phong trào thi đua do BHXH TP Hà Nội phát động hướng vào việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ trọng tâm Phong trào thi đua và công tác thi đua khen thưởng của ngành được sử dụng như là đòn bẩy trong công tác quản lý, tạo động lực mạnh mẽ thức đẩy từng cá nhân, từng tập thể đơn vị phát huy tính năng động, sáng tạo hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
Năm là: Do làm tốt các chế độ chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước, thực hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo công bằng xã hội nên tạo được niềm tin và cảm tình từ NLĐ, chủ SDLĐ, đối tượng hưởng chính sách
Trang 293 Kiến nghị
1 Đề nghị Trung ương, TP, Huyện cần có những biện pháp mạnh để buộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải thực hiện theo đúng Luật Lao động, Luật BHXH, Luật BHYT tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ
2 Từ năm 2009 BHXH các huyện được Giám đốc BHXH TP Hà Nội giao cho việc in và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho các đối tượng Bộ máy lãnh đạo chưa đủ, nhân lực còn thiếu và yếu, tổng số mới có 01 Giám đốc, 07 cán bộ và 02 nhân viên hợp đồng Năm 2010 BHXH huyện đã đề nghị Ban lãnh đạo BHXH TP Hà Nội tăng cường lãnh đạo và cán bộ cho BHXH Thanh Oai nhưng đến nay vẫn chưa được bổ sung Năm 2011 BHXH Thanh Oai tha thiết đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Oai
và Ban Giám đốc BHXH TP Hà Nội quan tâm đến công tác tổ chức cán
bộ của BHXH Thanh Oai nhiều hơn nữa để bộ máy của BHXH Thanh Oai có đủ lãnh đạo và cán bộ làm việc
3 Trụ sở cơ quan BHXH huyện Thanh Oai hiện nay đã xuống cấp nhiều, đề nghị BHXH Việt Nam, BHXH TP Hà Nội quan tâm cho sửa chữa lớn
4 Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN để mọi người dân hiểu rõ tính nhân văn của chính sách từ đó tự giác, tự nguyện tham gia
Trang 31PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI”
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC THU BHXH
1 Lý luận về BHXH
1.1 Khái niệm về BHXH
Ở Việt Nam, BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta thể hiện tinh thần nhân đạo và nhân văn cao cả “ mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” Làm sao để cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là một mục tiêu hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm
Theo Luật BHXH Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thấp nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”
1.2 Hệ thống chế độ BHXH
Theo Luật BHXH hiện hành, nước ta thực hiện cả loại hình BHXH
bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHTN BHTN được thực hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 2009
BHXH bắt buộc thực hiện với 5 chế độ sau đây: Trợ cấp ốm đau; trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; trợ cấp thai sản; trợ cấp hưu trí; trợ cấp tử tuất
BHXH tự nguyện gồm 2 chế độ: Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất
1.3 Vai trò của BHXH
1.3.1 Đối với người lao động
BHXH có vai trò rất quan trọng đối với NLĐ, nó giúp cho NLĐ ổn định được cuộc sống, thu nhập… khi mà họ bị mất hoặc giảm thu nhập,
Trang 32tránh cho họ rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá Từ đó góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân NLĐ và giúp họ cải thiện cuộc sống khi gặp những rủi ro.
1.3.2 Đối với người SDLĐ
Khi NSDLĐ tham gia đóng BHXH cho NLĐ sẽ tạo sự gắn bó của NLĐ với nơi họ đang làm việc Khi năng suất lao động tăng, làm cho lợi nhuận của NSDLĐ cũng tăng lên
Khi các đơn vị tham gia đóng BHXH thì sẽ được Nhà nước bảo hộ quyền lợi của họ, lúc này mặc dù thị trường có sự biến đổi thì nó không trực tiếp ảnh hưởng ngay đến đơn vị SDLĐ Mà sự biến động đó đã được Nhà nước giúp điều tiết Thêm nữa, khi có bàn tay của Chính Phủ thì giúp
có các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, đúng theo quy định của luật
Đó chính là vai trò mà NSDLĐ được hưởng
1.3.3 Đối với Nhà nước
Khi thực hiện tốt BHXH cũng có nghĩa là những người tham gia sẽ được bảo vệ và đảm bảo cuộc sống khi họ không may gặp rủi ro Thay vì ngân sách Nhà nước chi trả khi họ gặp khó khăn nay đã có nguồn quỹ BHXH chi trả, từ đó giảm chi cho ngân sách Nhà nước Các khoản chi trả
đó, sẽ được Nhà nước dùng để chi cho các việc khác như xây dựng các công trình phúc lợi xã hội Tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế nên sẽ tạo việc làm mới cho nhiều lao động, làm cho nền kinh tế phát triển
Mặt khác thực hiện tốt BHXH thì an sinh xã hội cũng được đảm bảo,
xã hội sẽ được phát triển tốt, cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện Đó cũng là một nguyên nhân giảm chi cho ngân sách Nhà nước, bổ sung thêm nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế…
Công tác thu BHXH là một nghiệp vụ quan trọng của BHXH, thực hiện tốt công tác thu BHXH sẽ góp phần tạo dựng sự phát triển của BHXH Vậy công tác thu BHXH là gì? Vai trò và nội dung của công tác này là gì,
Trang 33chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để làm rõ bản chất của vấn đề Do thời gian hạn chế nên em chỉ xin được lựa chọn “công tác thu BHXH bắt buộc” để nghiên cứu.
2 Lý luận chung về công tác thu BHXH bắt buộc
2.1 Khái niệm
Thu BHXH là việc Nhà Nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên cơ sở thành lập quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo cho hoạt động của BHXH
Quản lý hoạt động thu nộp BHXH, xác định việc thực hiện nghĩa vụ của NLĐ tham gia BHXH và đồng thời xác nhận đó là căn cứ để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, đảm bảo quyền lợi đối với đối tượng tham gia BHXH đúng, đủ, kịp thời đáp ứng mọi yêu cầu, quy định của pháp luật
2.2 Vai trò của công tác thu BHXH
Thu BHXH có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH Muốn chính sách được thực thi thì điều kiện tiên quyết là phải có nguồn quỹ để chi trả các chế độ cho người lao động
Thu BHXH có vai trò quan trọng trong việc cân đối quỹ Thu BHXH
sẽ tạo nguồn bổ sung liên tục cho quỹ, khi quỹ BHXH được cân đối, điều
đó có nghĩa là quỹ luôn luôn có đủ nguồn lực để chi trả các chế độ cho người tham gia Khi người tham gia BHXH gặp rủi ro theo quy định của pháp luật thì bản thân và gia đình họ được tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp đầy đủ, kịp thời
3 Nội dung công tác thu BHXH
3.1 Lập kế hoạch thu
- BHXH huyện:
Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng đối
Trang 34tượng tham gia BHXH trên địa bàn, lập 02 bản “ Kế hoạch thu BHXH bắt buộc” năm sau (Mẫu số 13-TBH) gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm.
- BHXH tỉnh:
Lập 02 bản dự toán thu BHXH đối với NSDLĐ do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “ Kế hoach thu BHXH bắt buộc” năm sau (Mẫu số 13-TBH), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm
Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 20/01 hàng năm
- BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ:
Lập kế hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm
- BHXH Việt Nam:
Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển đối tượng năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH cho BHXH tỉnh và BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban
Cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/ 01 hàng năm
3.2 Đối tượng thu
Trang 35- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
- Người làm công việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức Quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động
3.2.3 Nhà nước
Nhà nước có vai trò hỗ trợ và tham gia với tư cách là SDLĐ của các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức Ngoài ra, Nhà nước còn tham gia với vai trò đóng góp vào quỹ BHXH cho những người nghỉ hưu trước năm 1995 đang hưởng trợ cấp hàng tháng
3.3 Căn cứ thu
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định thì căn cứ thu là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản trợ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có); tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung
Trang 36- Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quy định thì căn cứ thu là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
3.4 Mức thu
- Mức thu đối với người lao động = 5% mức tiền lương, tiền công hàng tháng, và từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm tăng thêm 1% cho đến khi đạt mức 8%
- Mức thu đối với người SDLĐ = 15% tổng quỹ tiền lương, tiền công của toàn đơn vị, và từ năm 2010 cứ 2 năm tăng thêm 1 % cho đến khi đạt 18%
3.5 Phương thức thu
Hiện nay các cơ quan BHXH thực hiện thu BHXH theo hàng tháng, hàng quý hoặc 06 tháng một lần với 2 hình thức chủ yếu là thu trực tiếp bằng tiền mặt và thu qua tài khoản
Thu qua tài khoản: Các đơn vị SDLĐ hàng tháng nộp tiền BHXH vào tài khoản thu của BHXH Việt Nam mở tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thu bằng tiền mặt: Các cá nhân, đơn vị trực tiếp mang tiền đến nộp tại
Trang 37- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh
- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc”
• BHXH huyện:
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý
• BHXH Bộ quốc phòng, Bộ công an, Ban cơ yếu chính phủ:
Trực tiếp thu, cấp sổ BHXH đối với người lao động do Bộ quốc phòng, Bộ công an và Ban cơ yếu chính phủ quản lý, xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt Nam
3.6.2 Quy trình thu
a)Phương thức thu và thời gian thu, nộp
Hàng tháng, đơn vị SDLĐ trích từ tiền lương hoặc tiền công của NLĐ
và trích tỷ lệ % trên tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH thuộc trách nhiệm đóng BHXH của NSDLĐ theo mức trích quy định tại Luật BHXH nộp vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện (tài khoản thu của BHXH Thanh Oai mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Thanh Oai), hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH
Từ ngày 10 đến 25 hàng tháng, BHXH huyện chuyển số tiền mà các đơn vị sử dụng lao động đã nộp lên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh
Từ ngày 10 đến ngày 20 và ngày cuối tháng, cơ quan BHXH tỉnh
Trang 38chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam
b) Quản lý tiền thu BHXH
Thu BHXH bằng hình hức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào trong ngân hàng ngay trong ngày
BHXH Tỉnh và BHXH huyện: không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì, không được áp dụng hình thức gán thu, bù chi tiền BHXH, BHYT đối với các đơn vị ( trường hợp đặc biệt phải được Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản )
Hàng quý, BHXH tỉnh và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch, thừa, thiếu; đồng thời gửi thông báo quyết toán cho bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau
BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT định kỳ 6 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu chính phủ
c) Thông tin, báo cáo:
BHXH tỉnh, huyện: mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc, thực hiện ghi số BHXH theo hướng dẫn sử dụng biểu mẫu
BHXH tỉnh, huyện thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt buộc định kỳ tháng, quý, năm như sau:
- BHXH huyện: Báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 15 đầu quý sau; báo cáo năm ngày 20/01 năm sau Địa điểm gửi BHXH tỉnh
- BHXH Tỉnh: Báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 25 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 31/01 năm sau Địa điểm gửi: BHXH Việt Nam
BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu chính phủ: Thực
Trang 39hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 02 năm sau.
d) Quản lý hồ sơ, tài liệu
BHXH Tỉnh, huyện: Cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý.BHXH Tỉnh: xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ
BHXH Các cấp: Tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác sử dụng Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc
e) Sơ đồ quy trình thu BHXH
Giao kế hoạch thu Giao nhiệm vụ thu BHXH cho
Việt Nam