0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Việt Nam trong các tranh chấp sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG WTO, CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 81 -81 )

7. Bố cục Luận văn

3.2. Việt Nam trong các tranh chấp sau khi gia nhập WTO

Việc bị coi là nền kinh tế phi thị trƣờng đồng nghĩa với việc bị đối xử một cách bất bình đẳng. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của Việt Nam, ngay cả khi đã trở thành thành viên của WTO vì thời hạn Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trƣờng kéo dài đến 12 năm sau khi gia nhập WTO. Việt Nam chỉ có thể sử dụng đƣợc một cách hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO khi không còn bị coi là có nền kinh tế phi thị trƣờng. Chỉ đến khi đó, Việt Nam mới có thể đệ trình những bằng chứng chống lại các buộc tội Việt Nam phá giá và cũng có thể tuyên bố các nƣớc khác bán phá giá tại thị trƣờng Việt Nam. Cho đến khi VN chƣa đƣợc công nhận là “nền kinh tế thị trƣờng”, các đối tác thƣơng mại lớn nhƣ Mỹ và EU sẽ không chấp nhận các dữ liệu từ Việt Nam để xem xét trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đây là một trong những khía cạnh cần đƣợc xem xét cụ thể hơn vì có tác động nghiêm trọng đến việc vận dụng có hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam. Chi tiết về vấn đề này sẽ đƣợc trình bày trong phần tiếp theo về những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế theo WTO.

3.2.1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Gia nhập WTO, Việt Nam đã và sẽ gặp phải nhiều thách thức to lớn, trong số đó phải kể đến nguy cơ phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện quốc tế, không chỉ là các vụ kiện chống bán phá giá mà sẽ là nhiều loại vụ kiện khác trong các lĩnh vực liên quan đến thƣơng mại quốc tế nhƣ trợ cấp và các biện pháp đối kháng, nhãn mác hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm,

đầu tƣ,…. Đặc biệt trong vòng 12-15 năm là thời gian Việt Nam bị coi là có nền kinh tế phi thị trƣờng. Thời hạn này có thể bị các nƣớc đối tác tận dụng để áp đặt biện pháp chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ đặc biệt cũng nhƣ tự vệ đối với từng loại hàng hóa của Việt Nam. Hơn lúc nào hết, cần nhận thức rõ ràng và đầy đủ hơn về những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam sẽ gặp phải trong việc tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp theo WTO.

Tham gia WTO nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng, với tƣ cách là một nƣớc đang phát triển, Việt Nam sẽ có đƣợc những thuận lợi và sẽ gặp phải những khó khăn nhất định nhƣ đối với bất kỳ một nƣớc đang phát triển nào theo phân tích trên đây. Tuy nhiên, xét trong điều kiện nhất định của Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội, địa lý và lịch sử có thể thấy nổi bật lên những thuận lợi và khó khăn sau đây.

3.2.1.1. Thuận lợi

Thuận lợi trƣớc tiên phải kể đến là với tƣ cách là thành viên của WTO Việt Nam có quyền tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO bình đẳng nhƣ bất kỳ quốc gia thành viên nào khác. Theo đó, điều quan trọng là Việt Nam sẽ có thể tiến hành đàm phán song phƣơng hoặc có thể tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc thành viên khác trong quá trình giải quyết tranh chấp để giải quyết đƣợc các tranh chấp phát sinh một cách ổn thoả nhất .

Thuận lợi thứ hai phải kể đến đó là việc thay đổi, điều chỉnh hệ thống pháp luật của Việt Nam cho phù hợp với luật chơi quốc tế phổ biến. Việc sửa đổi và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp nhằm phòng tránh và xử lý hiệu quả các tranh chấp thƣơng mại quốc tế phát sinh vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam. Cơ hội vì đây là dịp để Việt Nam nhìn lại những chính sách, luật lệ của mình, tiến hành sửa đổi những chính sách

pháp luật không phù hợp trong một sân chơi chung nhằm tránh những bất đồng có thể làm phát sinh tranh chấp hoặc gây bất lợi trong việc giải quyết các tranh chấp. Thách thức cũng chính là ở sự sửa đổi này vì cần phải rà soát, kiểm tra, chấp nhận và thực hiện các sửa đổi cho phù hợp. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía Việt Nam. Báo cáo rà soát văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành với các quy định của WTO và cam kết của VN với WTO do Bộ Tƣ pháp thực hiện năm 2010, hệ thống pháp luật Việt Nam đã đƣợc cải cách và điều chỉnh một cách đáng kể nhằm thực thi có hiệu quả các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn nhất định liên quan đến hệ thống pháp luật trong nƣớc cần phải khắc phục nhằm thực hiện có hiệu quả các cam kết của Việt Nam, các quy định của WTO nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng.

Thuận lợi thứ ba có thể kể đến là Việt Nam, khi đã trở thành thành viên của WTO có thể đƣợc hƣởng những lợi ích thiết thực mà các nƣớc đang phát triển khác đã đấu tranh để giành đƣợc trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp Braxin kiện Mỹ trợ cấp bông vải và EU trợ cấp cho ngành đƣờng là bán phá giá bất hợp pháp, thắng lợi của Braxin có thể thúc đẩy những thay đổi về chính sách làm lợi cho tất cả thành viên WTO. Để có thể tận dụng đƣợc thuận lợi này Việt Nam cũng cần chủ động tích cực hơn nữa trong việc tìm hiểu và cập nhật các thông tin về giải quyết tranh chấp của WTO.

3.2.1.2. Khó khăn

Trong nỗ lực để gia nhập WTO, Việt Nam đã đƣa ra những cam kết có thể vƣợt quá khả năng thực tế, có những cam kết cần phải đƣợc thực hiện ngay lập tức sau khi gia nhập WTO mặc dù điều kiện kinh tế xã hội trong nƣớc còn nhiều khó khăn. Xu hƣớng này rất rõ ràng, ít nhất trong vòng 12-

15 năm, là thời gian VN bị coi là có nền kinh tế phi thị trƣờng và dễ bị các nƣớc đối tác tận dụng để áp đặt biện pháp chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ đặc biệt cũng nhƣ tự vệ đối với từng loại hàng hóa.Vì Việt Nam là nƣớc có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, đa phần lại là những hàng hoá có giá trị thặng dự thấp nên rất dễ có nguy cơ phát sinh các tranh chấp thƣơng mại. Việc phải đƣơng đầu với các vụ kiện tranh chấp thƣơng mại quốc tế với một quy trình phức tạp, kéo dài, tốn kém và có thể phải chịu những sức ép về chính trị là một khó khăn không dễ dàng vƣợt qua.

Vấn đề năng lực về tài chính và nhân sự. Về tài chính, là một nƣớc nghèo, tài chính chỉ trông vào xuất khẩu, Việt Nam không có điều kiện rộng rãi để theo đuổi các vụ kiện tranh chấp quốc tế. Về nhân sự, có thể nói trình độ năng lực nhân sự của các chủ thể tham gia vào các hoạt động liên quan đến luật pháp của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động lập pháp phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế vẫn còn quá yếu. Trên thực tế, Quốc hội là cơ quan lập pháp song các đạo luật do Quốc hội ban hành thƣờng chƣa thể đƣa vào triển khai ngay trong thực tế mà phải chờ có các văn bản hƣớng dẫn do Chính phủ, các Bộ ban hành. Đôi khi những quy định hƣớng dẫn lại không phù hợp với các đạo luật đã ban hành hoặc vƣợt quá thẩm quyền của cơ quan ban hành khiến cho hiệu lực của các quy phạm pháp luật bị hạn chế. Trong khi điều kiện năng lực tài chính và nhân sự đều hạn chế song phải thực hiện việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật một cách gấp rút đáp ứng nhu cầu hội nhập, các quy định pháp luật đƣợc ban hành đôi khi không tránh khỏi việc không sát với thực tế và việc tuân thủ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, hạn chế của đội ngũ những nhà làm luật của Việt Nam trong việc hiểu biết pháp luật quốc tế nói chung, các quy định của WTO nói riêng cũng khiến cho các quy định pháp luật đƣợc ban hành của Việt Nam thiếu sự phù hợp với luật chơi quốc tế phổ biến, từ đó dễ dẫn đến việc phát sinh các tranh

chấp. Bên cạnh đó, hai mảng dịch vụ pháp lý quan trọng là luật sƣ và trọng tài của Việt Nam cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của quá trình hội nhập. Cả nƣớc hiện nay chỉ có gần 4.000 luật sƣ, đã tăng gần 200% so với năm 2001 tuy nhiên tỷ lệ luật sƣ mới chỉ đạt 1/21.215 ngƣời dân, trong khi tỷ lệ này ở Nhật là 1/4.546; Thái Lan: 1/1.526; Singapore: 1/1.000; Mỹ: 1/250, Trung Quốc: 1/10.000, Ấn Độ: 1/12000, Đức: 1/630, Anh: 1/500 [6]. Trong khi năng lực về nhân sự hạn chế, khó khăn về tài chính dẫn đến việc Việt Nam khó có thể thuê các chuyên gia, các luật sƣ tài năng để hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp. Hạn chế này khiến cho việc theo đuổi các vụ kiện cũng nhƣ đối phó với các vụ kiện của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, rất có thể xảy ra trƣờng hợp phải buông xuôi để mặc cho vụ kiện đi theo tiến trình do bên khiếu kiện đề ra dẫn đến khó có thể thành công. Khó khăn về tài chính và trình độ năng lực nhân sự còn có thể dẫn đến thực trạng là các Hiệp định, các cam kết theo WTO có thể không đƣợc thực thi đầy đủ, nghiêm chỉnh và do đó có thể là nguyên nhân phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện buộc Việt Nam phải theo đuổi. Những vụ kiện phức tạp, kéo dài, tốn kém và nhiều sức ép chính trị có thể khiến Việt Nam lao đao. Theo ƣớc tính của Ngân hàng Thế giới, chi phí thực thi một Hiệp định lên tới khoảng 100 triệu USD.Với khối lƣợng gần80 Hiệp định của WTO cần phải tuân theo, nguồn tài chính mà Việt Nam cần dành cho việc thực hiện pháp luật quốc tế khi gia nhập WTO quả là không nhỏ và là một khó khăn thực sự đáng quan tâm. Hơn thế nữa, việc tƣơng thích với các Hiệp định của WTO là một tiến trình hết sức phức tạp. Ví dụ, Hiệp định SPS (Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật) yêu cầu phải hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia về nông sản và thuỷ sản. Điều này đem đến những khó khăn chồng chất cho những ngƣời nghèo, những nhà sản xuất không đủ vốn liếng, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam các chắc chắn phải tốn nhiều thời

gian mới đạt đƣợc. Là một nƣớc có thu nhập thấp, nhiều nợ với ƣu tiên chính sách dành cho các lĩnh vực gắn với giảm nghèo nhƣ y tế, giáo dục, Việt Nam đã yêu cầu một thời kỳ quá độ trong việc thực thi các cam kết và quy định của WTO song thời gian đó cũng rất ngắn, chỉ trong vòng ba năm. Trong ba năm này, khắc phục chỉ một khó khăn này thôi đối với Việt Nam cũng đã là một vấn để rất lớn, đòi hỏi sự quyết tâm và cải cách cao độ.

Việt Nam vẫn đang bị coi là có nền kinh tế phi thị trƣờng, nghĩa là nền kinh tế mà Nhà nƣớc giữ độc quyền thƣơng mại hoặc giá cả do nhà nƣớc ấn định. Phƣơng pháp nền kinh tế phi thị trƣờng lần đầu tiên đƣợc áp dụng vào năm 1967 đối với việc gia nhập GATT của Ba Lan. Những luật lệ về chống bán phá giá của khá nhiều quốc gia trong đó có Mỹ và EU có quy định riêng cách áp dụng phƣơng pháp này và các tiêu chuẩn để đánh giá nền kinh tế hoặc ngành hoặc công ty vận hành theo thị trƣờng. Tuy nhiên, ngay cả những nền kinh tế thị trƣờng đƣợc coi là phát triển nhất cũng không thể đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn của EU và Mỹ do vẫn duy trì thƣơng mại nhà nƣớc, kiểm soát giá đối với các mặt hàng trọng yếu, hoặc đồng nội tệ không hoàn toàn có khả năng chuyển đổi hoặc không hoàn toàn có sự tự do tuyển dụng và sa thải nhân công. Quyết định về nền kinh tế phi thị trƣờng mang nhiều tính chính trị hơn là dựa trên những đánh giá kinh tế. Mỹ và EU giữ quyền thay đổi quyết định khi cảm thấy cần thiết mà không cần quan tâm đến sự thực là khi các nền kinh tế chuyển đổi này gia nhập WTO, họ đã phải chứng minh đƣợc với các thành viên của WTO về thành tựu cải cách theo hƣớng thị trƣờng của mình. Theo đàm phán song phƣơng với Mỹ, Việt Nam đã phải chấp nhận là nền kinh tế phi thị trƣờng trong vòng tối đa 12 năm sau khi gia nhập WTO. Sự áp đặt này đƣợc đánh giá là phi lý vì nó không dựa trên sự phân tích những thành tựu cải cách của Việt Nam mà chỉ là một sự "mặc cả chính trị". Do Mỹ lo ngại hàng hóa xuất khẩu của Việt

Nam sẽ gia tăng đáng kể ở thị trƣờng của họ giống nhƣ hàng xuất khẩu Trung Quốc. Quy chế nền kinh tế phi thị trƣờng tạo thuận lợi để các doanh nghiệp của họ dễ dàng thắng các vụ kiện về bán phá giá và áp đặt thuế chống bán giá cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam. WTO buộc các nƣớc phải cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan chính vì vậy các biện pháp bảo hộ nhƣ thuế chống bán phá giá trở nên thƣờng xuyên đƣợc áp dụng.

Một khó khăn khác phải kể đến đối với Việt Nam đó là tính minh bạch của hệ thống pháp luật trong nƣớc và việc hoàn thiện hệ thống này cho phù hợp với WTO. Mặc dù về cơ bản các quy định của pháp luật Việt Nam về minh bạch hoá là phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO song sự minh bạch thực sự của các quy định pháp luật phù hợp với các cam kết của Việt Nam và các quy định của WTO chƣa cao. Điều đó thể hiện qua việc quy định các thủ tục hành chính áp dụng chung và điều hành hoạt động thƣơng mại ở các cấp, đặc biệt là ở địa phƣơng vẫn chƣa đƣợc rõ ràng và thống nhất. Ngoài ra, Việt Nam cũng chƣa có một tạp chí, trang web, công báo hoặc một cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thống nhất đăng tải tất cả các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật từ trung ƣơng đến địa phƣơng và cho phép công chúng có một thời hạn hợp lý để góp ý cho dự thảo xây dựng luật. Theo quy định của WTO các văn bản dự thảo về pháp luật và chính sách thƣơng mại phải đƣợc đăng tải công khai trong một thời gian hợp lý, không ít hơn 60 ngày để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. Việt Nam đã có hệ thống công báo đăng tải các văn bản đã đƣợc ban hành song dự thảo văn bản pháp luật thì phần lớn chƣa đƣợc đăng tải kịp thời và phù hợp theo quy định nhƣ trên. Theo đó, một số quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay cần phải sửa đổi để nội luật hoá các quy định liên quan đến việc tạo điều kiện cho các chủ thể có

liên quan đƣợc đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật cũng nhƣ tìm hiểu về các quy định pháp luật mới đƣợc ban hành trƣớc khi đƣa vào thực hiện. Có rất nhiều công việc cần thiết phải lập kế hoạch thực hiện để đảm bảo xây dựng đƣợc một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, phù hợp với các quy định của WTO, tránh làm phát sinh các khiếu kiện dẫn đến tranh chấp.

3.2.2. Bài học kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp theo WTO

Từ những phân tích về các thuận lợi và khó khăn nêu trên có thể tổng

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG WTO, CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 81 -81 )

×