7. Bố cục Luận văn
3.1. Việt Nam trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế trƣớc khi gia nhập
nhập WTO
Trƣớc khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã phải đƣơng đầu với khá nhiều vụ tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Tổng số vụ tranh chấp liên quan đến phòng vệ thƣơng mại (trade remedies) quốc tế mà Việt Nam phải đối phó trong thời gian qua lên đến 34 vụ, còn tranh chấp TMQT đến nay chƣa có tài liệu thống kê cụ thể, tuy nhiên theo các chuyên gia Ban Cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thƣơng cho biết, chủ yếu là đa phần là các vụ kiện chống bán phá giá và Việt Nam thƣờng là bên bị kiện (theo http://wto.nciec.gov.vn). Các vụ tranh chấp điển hình có thể kể đến nhƣ vụ kiện thƣơng hiệu cá da trơn và vụ kiện bán phá giá tôm ở Mỹ, vụ kiện bán phá giá xe đạp và giầy ở EU, vụ kiện bán phá giá bật lửa ga ở Hàn Quốc,… Nƣớc khởi kiện nhiều nhất đối với Việt Nam là EU (chín vụ), tiếp đến là Mỹ (hai vụ), Canada (hai vụ), còn lại là Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Pê-ru… Các sản phẩm bị kiện của Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhƣ cá, tôm, giày dép, dệt may... và các trƣờng hợp bị kiện của Việt Nam đều có chung thời điểm và sản phẩm với các nƣớc bị kiện khác nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
Trong các vụ tranh chấp đã diễn ra, có 23 trƣờng hợp đƣợc kết luận là có bán phá giá và đã bị áp thuế chống bán phá giá với mức thuế chống bán phá giá khá cao. Mặc dù bán phá giá không phải là lĩnh vực duy nhất phát sinh tranh chấp thƣơng mại quốc tế mà Việt Nam phải đối phó song những vụ kiện trong lĩnh vực này là những vụ kiện đã đang và có nguy cơ xảy ra
thƣờng xuyên, đặc biệt ngay cả khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.