Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp, diễn đàn quốc tế

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới (Trang 114)

7. Bố cục Luận văn

3.5.9.Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp, diễn đàn quốc tế

Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), vì vậy ta cần tích cực tham gia vào Cơ chế giải quyết tranh chấp (DSU/ WTO) và sử dụng hiệu quả quyền lợi này của Việt Nam tại DSB. Ngoài ra, Việt Nam cần tích cực tham gia vào các diễn đàn trong khu vực và quốc tế nhƣ ASEAN, APEC,… để đƣa ra quan điểm, ý kiến cũng nhƣ tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam

- Việc phòng tránh và chủ động ứng phó với các vụ kiện là hết sức cần thiết trong thời gian tới, cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng. Ở đây, cần nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của tất cả các đơn vị hữu quan trong công tác phòng chống các vụ kiện. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan do Chính phủ quy định, thì vai trò/trách nhiệm cụ thể của các đơn vị trong việc thực hiện các giải pháp ứng phó với các vụ kiện là rất quan trọng mà các cơ quan, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp cần nhận thức và thực hiện một cách đầy đủ.

- Trƣớc mắt, cần phải thực hiện tốt Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 9/6/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ và Chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ (tại công văn số 4078/BTM-QLCT ngày 03/07/2006 do Nguyên Bộ trƣởng Trƣơng Đình Tuyển ký và công văn số 1530/BTM-QLCT ngày 20/3/2007 do Nguyên Thứ trƣởng Lê Danh Vĩnh ký) về công tác phòng, chống các vụ kiện thƣơng mại với nƣớc ngoài, theo đó, các cơ quan liên quan trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là các Đại sứ quán và Thƣơng vụ Việt Nam tại nƣớc ngoài, để tìm hiểu thông tin pháp luật, thị trƣờng, tình hình tăng trƣởng và thị phần xuất khẩu nhằm kịp thời phân tích, cảnh báo và chủ động phòng, chống các vụ kiện mới.

- Ngoài ra, các Bộ, Ngành liên quan cần phải phối hợp xây dựng và triển khai công tác vận động các nƣớc công nhận nền kinh tế thị trƣờng cho Việt Nam theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Công văn số 73/TTg-QHQT ngày 1/12/2006, qua đó đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, tranh thủ sự ủng hộ để các nƣớc sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trƣờng trƣớc năm 2018, tránh bị thiệt thòi trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới (Trang 114)