7. Bố cục Luận văn
3.5.7. Cần làm tốt công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng
- Với vị trí và vai trò ngày càng nổi bật của hoạt động PR trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin nhƣ hiện nay, Việt Nam cần thiết lập và thúc đẩy các hoạt động quan hệ công chúng giữa chính phủ và các bên quan tâm nhƣ công đồng doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng, giới luật sƣ, các trƣờng đại học... theo đó cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền và phổ biến những thông tin, kiến thức về pháp luật và các quy định về chống bán phá giá của WTO, Hoa Kỳ, EU và các nƣớc bạn hàng chính của ta.
- Xây dựng một chiến lƣợc tốt hoặc một thông điệp tốt và sử dụng các phƣơng tiện tƣơng thích để có thể chuyển tải những thông điệp có lợi cho ta trong việc xử lý các vụ kiện chống bán phá giá đến công chúng, đến những
đối tƣợng bên ngoài và tạo ra đƣợc những hiệu quả tích cực cho Việt Nam. - Thúc đẩy công tác tuyên truyền và phổ biến các bài học, kinh nghiệm thực tiễn trong việc ứng phó với các vụ việc chống bán phá giá cho tất cả các bên liên quan.
3.5.8. Mặc cả thƣơng mại và trả đũa thƣơng mại
- Tham khảo và nghiên cứu một khuynh hƣớng mới của các nƣớc đang phát triển nhƣ Ấn Độ, Braxin… trong việc tiến hành khởi kiện nhằm áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và tự vệ đối với các sản phẩm nhập khẩu từ nƣớc ngoài, việc sử dụng các biện pháp này đƣợc coi là một biện pháp "trả đũa thƣơng mại" hợp pháp trong WTO và là một trong những phƣơng thức phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá và tự vệ một cách gián tiếp và hiệu quả.
- Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần nghiên cứu và áp dụng phƣơng thức “mặc cả thƣơng mại” trong các quan hệ thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và các đối tác thƣơng mại trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Qua đó đề xuất các biện pháp áp dụng những phƣơng thức này trong việc giải quyết và chủ động phòng chống các vụ việc chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ đối với hàng hoá của Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế.