Thực trạng giải quyết tranh chấp theo DSU đối với các nƣớc đang

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới (Trang 34)

7. Bố cục Luận văn

2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp theo DSU đối với các nƣớc đang

phát triển trong thời gian qua

2.1.1. DSU và tác động đối với các nƣớc đang phát triển

Hệ thống giải quyết tranh chấp là nền tảng đối với việc áp dụng chính xác và có hiệu quả các Hiệp định quốc tế. Điều này, cũng đƣợc áp dụng trong lĩnh vực thƣơng mại. Về cơ bản, thông qua giải quyết tranh chấp mà một quốc gia có thể bảo vệ quyền lợi của mình trong hệ thống thƣơng mại đa phƣơng. Các quy định của WTO - vốn đôi khi không rõ ràng - cũng đƣợc xác định thông qua việc giải quyết tranh chấp.

2.1.1.1. Các nước đang phát triển trong hệ thống giải quyết tranh chấp - lý thuyết và thực tiễn

Với cơ chế DSU Việt Nam có thể vận dụng cơ chế GQTC của WTO để khiếu nại các biện pháp của thành viên mà Việt Nam cho rằng vi phạm pháp luật WTO và gây thiệt hại cho Việt Nam. Ngƣợc lại, Việt Nam cũng đứng trƣớc thách thức bị các thành viên khác khiếu nại về việc vi phạm các nghĩ vụ của mình trong WTO. Có thể nói cơ chế DSU vẫn là con dao hai lƣỡi đặt ra cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là vừa phải luôn trong tƣ thế sãn sàng để trong trƣờng hợp cần thiết có thể chuyển thành lƣỡi gƣơm tấn công hoặc lá chắn bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng của Việt Nam trong sân chơi toàn cầu.

Nhìn chung mọi ngƣời đều nhất trí rằng chính sự tồn tại của một hệ thống giải quyết tranh chấp đa phƣơng mang tính bắt buộc là một lợi ích đặc biệt dành cho các nƣớc đang phát triển và các thành viên nhỏ. Một hệ thống

mà tất cả các thành viên đều có khả năng tiếp cận bình đẳng và trong đó các quyết định đƣợc đƣa ra trên cơ sở luật pháp thay vì dựa vào thế lực kinh tế đã tăng sức mạnh của các nƣớc đang phát triển và các nền kinh tế nhỏ bằng cách dành cho “các nƣớc yếu” một vị thế bình đẳng hơn so với “các nƣớc mạnh”. Theo nghĩa này bất kỳ một hệ thống thực thi pháp luật nào cũng sẽ có lợi cho các nƣớc yếu hơn vì các nƣớc mạnh luôn luôn có các công cụ khác để tự bảo vệ và áp đặt quyền lợi của mình khi không có hệ thống thực thi luật. Quan điểm này đã bị một số bên chỉ trích vì quá mang nặng tính hình thức và lý thuyết. Tuy nhiên, cần phải lƣu ý rằng, trên thực tế, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đã đƣa ra nhiều ví dụ về việc các nƣớc thành viên đang phát triển thắng các đối tác thƣơng mại lớn trong các tranh chấp, thậm chí cả việc các nƣớc lớn phải rút bỏ các biện pháp bị các nƣớc thành viên đang phát triển kiện là không phù hợp với quy định của WTO.

Đồng thời rõ ràng là các nƣớc đang phát triển muốn đƣợc hƣởng lợi ích của hệ thống giải quyết tranh chấp đang phải đối mặt với gánh nặng đáng kể. Ví dụ, các nƣớc đang phát triển đặc biệt là các nƣớc nhỏ hơn, thƣờng không có đủ nguồn nhân lực với kiến thức chuyên môn - những chuyên gia nắm đƣợc bản chất phức tạp của các luật lệ WTO hoặc của các thủ tục giải quyết tranh chấp. Khối lƣợng thông tin, kiến thức luật do Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm phát triển ngày càng nhiều khiến cho các quan chức thƣơng mại trên toàn thế giới ngày càng khó nắm bắt đƣợc cả bản chất và thủ tục của luật WTO, kể cả những tiến triển mới nhất. Thêm vào đó, thƣờng một hệ thống quản lý thƣơng mại nhỏ rất khó có khả năng cử một trong số các quan chức ít ỏi của mình - những ngƣời hiện đã phải đối mặt với việc theo kịp toàn bộ các vấn đề trong WTO - tham gia tranh chấp. Một tranh chấp cụ thể có thể chiếm rất nhiều thời gian của một quan chức - có thể tới hai năm. Một nƣớc thành viên đang phát triển cũng khó có thể

chịu đựng tác hại về mặt kinh tế gây ra bởi hàng rào thƣơng mại của một nƣớc thành viên khác trong toàn bộ quá trình tố tụng. Nếu một hàng rào thƣơng mại nhƣ vậy làm phƣơng hại tới khả năng xuất khẩu của nƣớc đang phát triển đó và đƣợc kết luận trái với WTO, thì việc rút bỏ biện pháp này cũng không đƣợc thực hiện cho tới tận hai hay ba năm sau khi khởi kiện trong WTO.

Mặc dù có những khó khăn này, các nƣớc thành viên đang phát triển đã tham gia tích cực vào hệ thống giải quyết tranh chấp trong vòng mƣời sáu năm qua. Kể từ năm 1995, họ đã là bên nguyên trong hơn 1/3 các vụ tranh chấp, và là bên bị trong khoảng 2/5 số vụ. Các nƣớc đang phát triển đã khởi kiện các nƣớc thành viên phát triển cũng nhƣ các nƣớc thành viên đang phát triển khác. Chỉ trong một năm 2001, các nƣớc thành viên đang phát triển đã chiếm tới 75% tổng số đơn kiện. Các nƣớc chậm phát triển tới nay chƣa tham gia vào tranh chấp nào trong WTO cả với tƣ cách bên đi kiện hay bên bị kiện. Việc tham gia của các nƣớc thành viên đang phát triển với tƣ cách là bên thứ ba là rất thƣờng xuyên và mang lại kinh nghiệm quý báu cho các thành viên không tham gia thƣờng xuyên vào quá trình giải quyết tranh chấp.

Mặt khác, trong đa số các tranh chấp của WTO tới nay, bên đi kiện là một nƣớc thành viên phát triển, song các nƣớc phát triển cũng là bên bị kiện trong đa số các vụ việc. Tính tới thực tế thì đa số các nƣớc thành viên WTO là nƣớc đang phát triển, nhƣng có thể kết luận rằng các nƣớc phát triển đã tận dụng hệ thống giải quyết tranh chấp là chính, do vậy không tƣơng xứng nếu so về số lƣợng nhóm thành viên phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, nếu luận nhƣ vậy thì sẽ bỏ qua thực tế là những thành viên phát triển này, đồng thời là bên đi kiện và bị kiện trong đa số các tranh chấp của WTO, chiếm phần lớn thƣơng mại thế giới. Họ thƣờng có quan hệ thƣơng

mại rất rộng (trong cả các lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ) và rất sâu (xét về khối lƣợng và giá trị thƣơng mại). Những quan hệ thƣơng mại nhƣ vậy đã tăng đáng kể khả năng phát sinh xung đột từ các hàng rào thƣơng mại mà nƣớc thành viên xuất khẩu sẵn sàng khởi kiện.

Với điều này, lại cho thấy có một thực tế khó giải quyết, từ quan điểm của các nƣớc thành viên đang phát triển. Khối lƣợng thƣơng mại khiêm tốn có thể bị ảnh hƣởng bởi một hàng rào thƣơng mại không hợp lệ của một nƣớc thành viên khác không phải lúc nào cũng tƣơng xứng với lƣợng thời gian và tiền bạc cần đầu tƣ vào một tranh chấp của WTO. Do vậy, rõ ràng các nƣớc thành viên đang phát triển ở trong một tình thế đặc biệt mà ở chừng mực nào đó, hệ thống giải quyết tranh chấp hiện nay đang xem xét. Một điều rõ ràng khác là khả năng sử dụng hiệu quả hệ thống giải quyết tranh chấp của các nƣớc đang phát triển là yếu tố cốt lõi giúp họ có thể thụ hƣởng đầy đủ các lợi ích mà họ đƣợc hƣởng theo Hiệp định WTO. Các công cụ để giải quyết tình trạng đặc biệt của các thành viên đang phát triển chính là các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt và những hỗ trợ pháp lý.

2.1.2. Đối xử đặc biệt và khác biệt

Đối xử đặc biệt và khác biệt trong DSU có hình thức khác so với các hiệp định liên quan khác, chứa đựng các quy định thực chất điều chỉnh thƣơng mại quốc tế. DSU thừa nhận điều kiện đặc biệt của các nƣớc thành viên đang và chậm phát triển thông qua việc dành thêm cho họ, ví dụ, các thủ tục bổ sung hoặc ƣu đãi và hỗ trợ pháp lý. Các nƣớc đang phát triển có thể chọn thủ tục nhanh hơn, yêu cầu có khung thời hạn dài hơn hay yêu cầu trợ giúp pháp lý. Các thành viên WTO cũng đƣợc khuyến khích dành sự quan tâm đặc biệt đối với tình hình của nƣớc thành viên đang phát triển. Những quy định này sẽ đƣợc đề cập cụ thể dƣới đây. Một số quy định đƣợc

áp dụng thƣờng xuyên, nhƣng một số khác thì vẫn chƣa hề đƣợc sử dụng trên thực tế.

2.1.3. Đối xử đặc biệt và khác biệt trong tham vấn

Trong tham vấn, các thành viên nên dành sự quan tâm đặc biệt tới các vấn đề và lợi ích cụ thể của các nƣớc thành viên đang phát triển (Điều 4.10 của DSU). Nếu đối tƣợng của tham vấn là một biện pháp do một nƣớc thành viên đang phát triển áp dụng thì các bên có thể đồng ý kéo dài thời hạn tham vấn thông thƣờng. Nếu vào cuối giai đoạn tham vấn, các bên không thể đồng ý kết thúc tham vấn, Chủ tịch DSU có thể kéo dài thời hạn tham vấn (Điều 12.10 của DSU).

2.1.4. Đối xử đặc biệt và khác biệt trong giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm Cũng có đối xử đặc biệt và khác biệt trong giai đoạn làm việc của Ban hội thẩm. Khi một tranh chấp xảy ra giữa một nƣớc thành viên đang phát triển và một nƣớc thành viên phát triển, Ban hội thẩm phải căn cứ vào yêu cầu của nƣớc thành viên đang phát triển có ít nhất một hội thẩm viên từ một nƣớc đang phát triển (Điều 8.10 của DSU).

Nếu một nƣớc thành viên đang phát triển là bên bị kiện, Ban hội thẩm phải dành cho thành viên này đủ thời gian để chuẩn bị và đệ trình lý lẽ bào chữa của mình. Tuy nhiên, việc này không đƣợc ảnh hƣởng tới toàn bộ thời gian dành cho Ban hội thẩm để hoàn tất quá trình giải quyết tranh chấp (Điều 12.10 của DSU). Một Ban hội thẩm đã áp dụng điều khoản này bằng cách dành thêm 10 ngày cho bên bị là nƣớc thành viên đang phát triển, theo yêu cầu của bên này, để chuẩn bị văn bản đệ trình của mình gửi tới Ban hội thẩm, bất chấp sự phản đối của bên nguyên.

Khi một nƣớc thành viên đang phát triển là bên tham gia trong một tranh chấp và dẫn ra các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt của DSU

hay của các hiệp định khác thì báo cáo của Ban hội thẩm phải chỉ rõ cách thức các quy định này đƣợc xem xét (Điều 12.11 của DSU). Điều này nhằm làm rõ tính hiệu quả các quy định đƣợc dẫn chiếu và việc áp dụng chúng trong thực tế.

2.1.1.5. Đối xử đặc biệt và khác biệt trong thực thi

Ở giai đoạn thực thi, DSU cho phép dành sự quan tâm đặc biệt tới các vấn đề ảnh hƣởng tới lợi ích của các nƣớc thành viên đang phát triển (Điều 21.1 của DSU). Điều khoản này đã đƣợc áp dụng nhiều lần bởi các trọng tài viên hoạt động theo Điều 21.3 của DSU khi quyết định thời hạn hợp lý để thực thi. Căn cứ vào Điều 21.2 của DSU, một trọng tài đã dành thêm một thời gian là 6 tháng để thực thi trong những hoàn cảnh cụ thể.

Trong khuôn khổ giám sát thực thi, nếu nhƣ một nƣớc thành viên đang phát triển nêu vấn đề này, DSB phải cân nhắc có thêm hành động thích hợp ngoài việc giám sát và báo cáo hiện trạng (Điều 21.7 của DSU). Khi cân nhắc các hành động thích hợp trong một vụ kiện của một nƣớc thành viên đang phát triển, DSB phải xem xét không chỉ phạm vi thƣơng mại bị ảnh hƣởng bởi các biện pháp bị kiện, mà cả tác động của chúng tới nền kinh tế của các nƣớc thành viên đang phát triển có liên quan (Điều 21.8 của DSU).

2.1.6. Thủ tục rút gọn theo yêu cầu của một nƣớc thành viên đang phát triển, Quyết định ngày 5-4-1996

Nếu một nƣớc thành viên đang phát triển đƣa ra khiếu kiện đối với một nƣớc thành viên phát triển, bên đi kiện có quyền tuỳ ý viện dẫn đến thủ tục rút gọn theo Quyết định ngày 5/4/1996 thay vì sử dụng các điều khoản trong Điều 4, 5, 6 và 12 của DSU. Các quy định và thủ tục của Quyết định năm 1996 có giá trị ƣu tiên áp dụng so với các quy định và thủ tục tƣơng

ứng trong các Điều 4, 5, 6 và 12 của DSU khi có sự khác biệt (Điều 3.12 của DSU).

Trƣớc hết, Quyết định này quy định rằng Tổng giám đốc có thể làm môi giới và tiến hành tham vấn theo yêu cầu của nƣớc đang phát triển nhằm tìm ra giải pháp cho tranh chấp, khi tham vấn giữa các bên đã thất bại. Thứ hai, nếu trong vòng 2 tháng những tham vấn do Tổng giám đốc tiến hành không đem lại một giải pháp làm các bên hài lòng, Tổng giám đốc theo yêu cầu của một trong các bên, sẽ đệ trình một báo cáo về hành động của mình. DSB khi đó sẽ thành lập Ban hội thẩm với sự đồng ý của các bên. Thứ ba, Ban hội thẩm sẽ xem xét đầy đủ tới hoàn cảnh và những mối quan tâm có liên quan đến đơn khiếu nại các biện pháp, và tác động của chúng đối với thƣơng mại và phát triển kinh tế của các thành viên bị ảnh hƣởng. Thứ tƣ, Quyết định chỉ cho phép Ban hội thẩm có 60 ngày để đệ trình các kết luận của mình tính từ ngày vấn đề đƣợc đƣa ra Ban hội thẩm. Khi Ban hội thẩm thấy rằng thời hạn này là không đủ, Ban này có thể gia hạn với sự đồng ý của bên khởi kiện.

Các thời hạn của Quyết định chỉ đƣợc áp dụng một lần theo GATT 1947, nhƣng chƣa đƣợc áp dụng trong WTO. Trên thực tế, các nƣớc thành viên đang phát triển có xu hƣớng thích có thêm thời gian để chuẩn bị các văn bản đệ trình của mình. Tuy nhiên, họ thƣờng kiên quyết theo yêu cầu Ban hội thẩm tôn trọng khung thời hạn tổng thể để hoàn tất thủ tục.

2.1.7. Các nƣớc thành viên chậm phát triển tham gia vào tranh chấp

Tất cả các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt trên đều áp dụng cho các nƣớc thành viên chậm phát triển, một phần của nhóm các nƣớc thành viên đang phát triển. Bên cạnh đó, DSU có một số quy định đặc biệt chỉ áp dụng riêng cho các nƣớc thành viên chậm phát triển.

Khi một nƣớc thành viên chậm phát triển tham gia vào tranh chấp phải lƣu ý đến hoàn cảnh đặc biệt của thành viên đó trong toàn bộ các giai đoạn của tranh chấp. Các thành viên phải kiềm chế thích đáng việc khởi kiện một nƣớc thành viên chậm phát triển và trong việc yêu cầu bồi thƣờng hay đề nghị áp dụng quyền tạm ngừng các nghĩa vụ đối với một nƣớc thành viên chậm phát triển đã “thua kiện” (Điều 24.1 của DSU).

Đối với các tranh chấp có liên quan tới một nƣớc thành viên chậm phát triển, DSU cũng quy định cụ thể việc môi giới, hoà giải và trung gian. Khi tham vấn không đem lại kết quả thỏa đáng và do vậy nƣớc thành viên chậm phát triển có yêu cầu, Tổng giám đốc hay Chủ tịch của DSB phải tiến hành môi giới, hoà giải và trung gian. Mục đích là giúp các bên giải quyết tranh chấp trƣớc khi phải thành lập Ban hội thẩm. Khi tiến hành hỗ trợ nhƣ vậy, Tổng giám đốc hay Chủ tịch DSB sẽ tham khảo bất kỳ nguồn nào đƣợc coi là thích hợp (Điều 24.2 của DSU).

2.1.8. Hỗ trợ pháp lý

Ban thƣ ký của WTO hỗ trợ tất cả các thành viên trong giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các thành viên này, nhƣng các nƣớc thành viên đang phát triển đƣợc cung cấp thêm tƣ vấn và hỗ trợ pháp lý. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Ban thƣ ký đƣợc yêu cầu cung cấp một chuyên gia pháp lý có năng lực từ dịch vụ hợp tác kỹ thuật của WTO tới bất kỳ nƣớc thành viên đang phát triển nào có yêu cầu (Điều 27.2 của DSU). Học viện Đào tạo và Hợp tác kỹ thuật, một bộ phận của Ban Thƣ ký WTO, hiện nay tuyển dụng chuyên gia chuyên trách và hai tƣ vấn gia độc lập làm việc bán chuyên trách để thực hiện mục đích này. Những chuyên gia này phải hỗ trợ các nƣớc thành viên đang phát triển trên nguyên tắc tôn trọng tính trung lập, khách

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)