Các khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào cơ chế DSU

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới (Trang 94)

7. Bố cục Luận văn

3.3. Các khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào cơ chế DSU

Theo nhận định của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thƣơng các Vụ kiện phòng vệ thƣơng mại có xu hƣớng tăng lên trong thời gian tới, do đó Việt Nam cần rút ra cho mình những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa rủi ro trong cả ba giai đoạn: trƣớc khi bị kiện, trong vụ kiện và sau khi bị áp các biện pháp trừng phạt.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã vạch ra đƣờng lối phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩ, chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực. Chính sách thƣơng mại của Việt Nam đang có những thay đổi sâu sắc theo đúng đƣờng lối đó, cụ thể là chính sách thƣơng mại ngày càng tự do hóa và phù hợp dần với các nguyên tắc và quy định của Luật thƣơng mại quốc tế. Theo hƣớng đó, ta đang cải cách cơ bản các công cụ chính sách quản lý thƣơng mại truyền thống không còn phù hợp.

Về thuế quan: thuế quan hầu hết các mặt hàng sẽ giảm đáng kể; đây cũng là cam kết của Việt Nam trong CEPT/APTA, cam kết gia nhập WTO,…điều này đồng nghĩ với việc Việt Nam không thể tăng thuế suất một cách tùy tiện. Với xu hƣớng này, tác động của bảo hộ sản xuất của thuế quan sẽ ngày giảm đi.

Về hàng rào phi thuế quan: Việt Nam có thể duy trì các hàng rào phi tuế quan không phù hợp với thông lệ quốc tế trong vài năm nữa, tuy nhiên sẽ phải dỡ bỏ trong thời gian không xa. Trong thời gian tới, chỉ có thuế quan là công cụ bảo hộ trực tiếp cho một số ngành sản xuất hàng hóa trong nƣớc hiện nay còn kém cạnh tranh.

Nhƣ vậy, có thể thể thấy rằng chính sách và pháp luật Việt Nam đang còn nhiều vấn đề cần phải sửa cho phù hợp với các chuẩn mực của Luật thƣơng mại thế giới.

Hiện nay, có 3 biện pháp phòng vệ thƣơng mại (trade defense measure) thƣờng đƣợc dùng thƣơng mại quốc tế: Tự vệ(SG), Thuế chống bán phá giá (AD), Thuế chống trợ cấp (CV). Đây đều là công cụ phòng vệ thƣơng mại mới chúng ta chƣa áp dụng và cần sớm nghiên cứu để áp dụng triệt để, tránh sự thiệt thòi cho các doanh nghiệp của ta với doanh nghiệp các nƣớc áp dụng các biện pháp này.

3.3.1. Các nguyên nhân chính gây ra các vụ kiện

Mỗi một vụ kiện đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có những căn nguyên xuất phát riêng biệt và không giống nhau. Tuy nhiên, để góp phần tìm ra những quy luật chung và những vấn đề mang tính khái quát, có thể nêu ra một số nguyên nhân gây ra các vụ kiện nêu trên nhƣ sau:

3.3.1.1 Tƣ tƣởng bảo hộ trong xu thế tự do hóa thƣơng mại toàn cầu dẫn đến việc lạm dụng các biện pháp TRs

Trƣớc hết phải khẳng định các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là công cụ đƣợc WTO và các nƣớc công nhận, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế tự do hóa thƣơng mại. Chính vì vậy, hầu hết các nƣớc đều ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ và coi đó là một công cụ hợp pháp để bảo vệ ngành sản xuất trong nƣớc trƣớc hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhƣ bán phá giá hoặc trợ cấp của hàng hoá nhập khẩu nƣớc ngoài. Khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang từng bƣớc đƣợc cắt giảm, các nƣớc có xu hƣớng áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nhƣ một công cụ bảo hộ cho sự yếu kém của ngành sản xuất nội địa. Nói cách khác, một khi việc cắt giảm thuế và giảm thiểu rào cản phi thuế quan truyền thống dƣờng nhƣ không thể tránh khỏi thì biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ bảo hộ mới.

Qua các trƣờng hợp chống bán phá giá do EU tiến hành từ 1980-1997, hai tác giả Bourgeois và Messerlin (Bourgeois và Messerlin, 1998) đã chỉ ra rằng các ngành là đối tƣợng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thông thƣờng là những ngành có biểu thuế nhập khẩu thấp. Kết luận này cũng phản ánh thực tế khởi kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá của EU đối với hàng hóa Việt Nam trong những năm gần đây. Ví dụ, trong số

các vụ kiện do EU tiến hành gần đây, mặt hàng đèn huỳnh quang, mã CN 8539 31 90, xuất xứ từ Việt Nam chỉ phải chịu thuế nhập khẩu 2.7%, mặt hàng xe đạp, mã CN 8712 00 30, đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế 10.5%...

Vụ kiện tự vệ đối với hóa chất STPP (Sodium Tripholyphosphates) nhập khẩu từ Việt Nam và một số nƣớc vào thị trƣờng Philippines là một ví dụ điển hình cho việc bảo hộ ngành sản xuất trong nƣớc. Bên khởi kiện là một công ty độc quyền duy nhất sản xuất STPP trong nƣớc Philippines. Dƣới tác động của nhiều yếu tố khác ngoài yếu tố hàng nhập khẩu, công ty này làm ăn thua lỗ trong nhiều năm liền và không cạnh tranh đƣợc với hàng hóa nhập khẩu. Đứng trƣớc tình hình đó, bên khởi kiện đã đƣa vụ việc lên Cơ quan hữu quan của Philippines và vụ việc kiện đã đƣợc tiến hành.

3.3.1.2 Nhận thức chƣa tốt về vấn đề chống bán phá giá

Trong các vụ kiện chống bán phá giá, vấn đề quan trọng và có tính quyết định lớn là những bằng chứng, phân tích về mặt kỹ thuật để chứng minh doanh nghiệp nƣớc bị khiếu nại không bán phá giá. Những phân tích, tính toán này thƣờng đƣợc dựa vào chính tài liệu, số sách kế toán do doanh nghiệp cung cấp. Nhƣ vậy, doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng và có nghĩa vụ chứng minh với cơ quan điều tra là mình không bán phá giá. Nếu doanh nghiệp chứng minh đƣợc điều này thì họ sẽ là những ngƣời thu đƣợc nhiều lợi ích nhất vì không phải chịu mức thuế bán phá giá thƣờng là rất cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động, tự giác, nghiêm chỉnh và có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các vụ kiện thƣơng mại quốc tế.

Tuy đã có nhiều tiến bộ qua hơn 20 vụ kiện chống bán phá giá nhƣng nhìn chung, nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề này vẫn cần đƣợc nâng cao hơn nữa. Các điểm yếu cơ bản là:

- Chƣa chủ động nghiên cứu, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm về chống bán phá giá.

- Cần phải xác định và năng cao vai trò tích cực, chủ đạo của các doanh nghiệp/hiệp hội trong việc chủ động phòng, chống và tham gia vào quá trình cử lý các vụ kiện thƣơng mại.

- Thiếu tính đoàn kết giữa các doanh nghiệp với nhau và với Hiệp hội ngành hàng để tăng sức mạnh trong công tác phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá.

- Ý thức cạnh tranh lành mạnh và thƣơng mại công bằng trong nền kinh tế thị trƣờng của doanh nghiệp chƣa cao; ý thức tự bảo vệ và chủ động tham gia kháng kiện không thật sự mạnh mẽ; nhận thức chƣa đầy đủ về các thách thức mới trong việc mở rộng thị phần xuất khẩu. Hiện nay, tăng trƣởng xuất khẩu của doanh nghiệp phần nhiều là nhờ vào việc gia tăng số lƣợng chứ không phải là gia tăng chất lƣợng và giá xuất khẩu. Nhìn chung, nhiều doanh nghiệp trong nƣớc chƣa chuẩn bị tốt cho các vụ kiện thƣơng mại nƣớc ngoài nhƣ các doanh nghiệp có vồn dầu tƣ nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI).

3.3.1.3. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu cao của Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khi các nƣớc có xu hƣớng tăng cƣờng sử dụng các biện pháp khắc phục thƣơng mại nhƣ một công cụ bảo hộ cho ngành sản xuất trong nƣớc thì nguy cơ bị kiện thể hiện đặc biệt rõ khi có sự tăng trƣởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam khá cao và thƣờng tập trung vào những thị trƣờng lớn nhƣ: Hoa Kỳ, EU, Canada... với những mặt hàng chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nhƣ thuỷ sản, nông sản, công nghiệp chế biến, giầy dép, may mặc... Đây cũng là một trong những

nguyên nhân của vụ kiện chống bán phá giá đã, đang và sẽ xảy ra.

Ở một số thị trƣờng, cơ chế theo dõi sự tăng trƣởng kim ngạch nhập khẩu đã đƣợc áp dụng. Gần đây nhất, Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ đã đƣa ra cơ chế giám sát đối với hàng dệt may của Việt Nam với lý do hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam có thể sẽ tăng cao đột biến sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, hạn ngạch dệt may đƣợc dỡ bỏ. Nhƣ vậy, có thể nói đi kèm với tăng trƣởng xuất khẩu khả quan, Việt Nam sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vụ kiện hơn. Điều này chúng ta có thể nhận thấy thông qua số liệu thống kê các vụ kiện mà Trung Quốc đã phải đối mặt trong những năm qua, sau khi đã gia nhập WTO, cũng nhƣ số liệu các vụ kiện chống bán phá giá mà các nƣớc Đông Nam Á đang phải đối mặt.

3.3.1.4 Quy định phức tạp của WTO làm cho các nƣớc dễ bị “vi phạm” Những quy định khá phức tạp của WTO và cách giải thích luật với phạm vi rộng về các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ cũng làm cho khả năng dẫn đến sự lạm dụng của nhiều nƣớc đối với các biện pháp này. Ví dụ, mức ngƣỡng 3% và mức ngƣỡng cộng gộp 7% đã có tác động tiêu cực đến những nƣớc xuât khẩu có thị phần nhỏ. Khi sử dụng phƣơng pháp cộng gộp, thậm chí những nƣớc xuất khẩu có thị phần chƣa đến 3% trong tổng nhập khẩu và không đủ để gây ra thiệt hại nhƣng vẫn bị điều tra chống bán phá giá bởi quy định cho phép đƣợc sử dụng phƣơng pháp cộng dồn. Cùng với khuynh hƣớng bảo hộ manh mẽ, theo phƣơng pháp này, nhiều nƣớc sẽ bị kiện, đặc biệt là những nƣớc có thị phần nhập khẩu nhỏ hơn 3%. Tất cả những dữ liệu này đã, đang và sẽ có liên quan cụ thể trực tiếp đến Việt Nam - nƣớc thƣờng có thị phần xuất khẩu rất nhỏ khi so sánh với thị phần của các nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi chiếm ít hơn 3% tổng lƣợng

nhập khẩu hàng hóa tƣơng tự của nƣớc nhập khẩu, hàng hóa của Việt Nam vẫn có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.

3.3.1.5. Một số nguyên nhân khác

- Phản ứng dây chuyền: Khi các nền kinh tế lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU, Canada... tiến hành điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, tự vệ... đối với hàng hoá, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ gây ra phản ứng dây chuyền và tác động mạnh, tiêu cực đến các ngành công nghiệp khác của nƣớc đó hoặc của các quốc gia khác (Ví dụ: trƣờng hợp Hàn Quốc kiện chống bán phá giá bật lửa gas, sau khi EU đã chính thức khởi kiện Việt Nam sản phẩm đó...).

Ngoài ra, hàng Việt Nam bị điều tra bán phá giá thƣờng bị gắn với hàng hoá xuất khẩu cùng loại của một số nƣớc khác nhƣng có kim ngạch lớn hơn. Trong phần lớn các trƣờng hợp, hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu thuế chống bán phá giá có kim ngạch xuất khẩu không cao nên không gây thiệt hại đến các nhà sản xuất tại nƣớc nhập khẩu. Tuy nhiên, các nƣớc thƣờng áp thêm thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam khi xem xét áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số nƣớc khác có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn. Ví dụ, Canada đánh thuế chống bán phá giá chủ yếu với tỏi nhập khẩu từ Trung quốc, đồng thời mở rộng áp dụng thêm hàng Việt Nam (khối lƣợng xuất khẩu tỏi của Việt Nam sang Canada không bằng 1/10 mức bình quân của Trung Quốc).

- Tình trạng lẩn tránh thuế chống bán phá giá:

Để lẩn tránh thuế chống bán phá giá cao, một số doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cùng loại hoặc tƣơng tự của các nƣớc bị áp dụng thuế chống bán phá giá thƣờng sử dụng phƣơng thức tạm nhập, tái xuất và/hoặc sử dụng C/O của nƣớc khác hoặc các doanh nghiệp này có xu hƣớng chuyển vốn đầu

tƣ sang nƣớc thứ 3 để tiếp tục đầu tƣ, sản xuất những hàng hoá là đối tƣợng bị áp thuế chống bán phá giá với mục đích để thâm nhập vào thị trƣờng cũ và tránh đƣợc mức thuế này. Hậu quả là các nƣớc áp dụng biện pháp thuế chống bán phá có thể sẽ áp dụng biện pháp này đối với nƣớc thứ 3 để ngăn chặn tối đa và hiệu quả các hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá của các doanh nghiệp bị áp thuế. Ví dụ: vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm oxyde kẽm, vòng khuyên kim loại của Việt Nam, vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng đèn compact có nguồn gốc xuất xứ của Trung Quốc xuất khẩu sang EU thông qua Việt Nam v.v...

Yếu tố phản ứng dây chuyền, yếu tố gian lận thƣơng mại trong các vụ kiện thƣơng mại quốc tế nhiều khi làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình thế hết sức bị động cho dù họ không phải là đối tƣợng ban đầu của các vụ kiện.

3.3.2. Tác động của vụ kiện chống bán phá giá và tự vệ đối với Việt Nam Các vụ kiện chống bán phá giá và tự vệ đã gây ra những tác động lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Một khi bị kiện bán phá giá hay tự vệ, dù chƣa có kết luận cuối cùng về việc áp thuế, ảnh hƣởng bao trùm lên nền kinh tế chính là sự lo lắng về nguy cơ bị áp thuế và các công tác kháng kiện đã làm đảo lộn các hoạt động kinh doanh bình thƣờng của doanh nghiệp và của ngƣời lao động. Có thể thấy sự tác động này trên các mặt sau đây:

(1). Chính phủ Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, phải gánh chịu những tổn thất về mặt tài chính ngay từ những ngày đầu tiến hành điều tra vụ kiện. Từ năm 1994 cho đến nay, các vụ kiện dù có dẫn đến việc áp thuế hay không, các doanh nghiệp Việt Nam liên quan cũng đã phải trang trải những khoản chi phí khổng lồ liên quan tới công việc kháng kiện. Các chi phí này thƣờng bao gồm các chi phí liên quan đến trả

lời câu hỏi, thuê luật sƣ tƣ vấn, chi phí vận động hành lang, tham gia tố tụng…và là một chi phí đáng kể đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

(2).Tác động rất lớn về mặt kinh tế của các vụ kiện là sự giảm sút một cách đáng kể kim ngạch xuất khẩu. Điều này hoàn toàn có thể lý giải đƣợc vì ngay khi cuộc điều tra mới bắt đầu, các doanh nghiệp nhập khẩu của Hoa Kỳ hay EU đều cắt giảm nhập khẩu để tránh những rủi ro về nguy cơ phải trả thêm các khoản thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu các sản phẩm tôm, cá hoặc giày từ Việt Nam. Những nhà nhập khẩu sẽ chuyển sang mua hàng từ các nhà cung cấp nƣớc ngoài khác. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng tiếp cận các thị trƣờng này đã bị thu hẹp lại ngay trong quá trình điều tra.

Sự tác động này thể hiện càng rõ nét khi có quyết định áp thuế chống bán phá giá. Khi có quyết định áp thuế, các sản phẩm của Việt Nam sẽ bị bất lợi về giá cả trong cạnh tranh với các hàng hóa của nƣớc khác không bị áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức thấp hơn.

(3). Các tác động kinh tế không chỉ dừng lại ở các nhà sản xuất sản phẩm bị chống bán phá giá mà lan rộng sang các ngành công nghiệp khác. Đó chính là phản ứng mang tính dây chuyền của các ngành công nghiệp sử dụng các sản phẩm bị điều tra bán phá giá làm nguyên liệu đầu vào. Ví dụ

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)