1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích dự báo sự biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Xuân Trường - Nam Định

82 632 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 4,03 MB

Nội dung

Nội dung đề tài Kết cấu: đề tài gồm 3 chương như sau: Chương 1 Tổng quan về mô hình đa nhân tố Nội dung chính: lý thuyết về mô hình đa nhân tố bao gồm lịch sử hình thành,nội dung của mô

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ 3

1.1 Mô hình đa nhân tố 3

1.1.1 Lịch sử hình thành 3

1.1.2 Mô hình đa nhân tố của Stephen Ross 4

1.1.2.1 Các giả thuyết 4

1.1.2.2 Phân loại nhân tố 4

1.1.2.3 Nội dung mô hình đa nhân tố 5

1.2 Phương pháp ước lượng và phân tích 6

1.2.1 Phân tích nhân tố 6

1.2.2 Phương pháp hồi quy bội trong phân tích nhân tố 7

1.2.3 Phương pháp phân tích thành phần chính - Principal Component Analysis - trong phân tích nhân tố 8

1.2.3.1.Nội dung 8

1.2.3.2 Phân tích thành phần chính bằng phần mềm SPSS 10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 11

Chương 2: THỰC TRẠNG CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG 12

2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam 12

2.1.1 Môi trường kinh tế Việt Nam những năm gần đây 12

2.1.2.Tình hình hoạt động ngành ngân hàng từ 2009 đến nay 14

2.1.2.1 Những điểm chính: 14

2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh: 24

2.2 Cổ phiếu ngành ngân hàng 24

2.2.1 Thực trạng các ngân hàng niêm yết 24

2.2.2 Diễn biến giá cổ phiếu ngành ngân hàng 26

2.2.2 Rủi ro chính của các cổ phiếu ngành ngân hàng hiện nay 28

Trang 2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 30

Chương 3: XÂY DỰNG VÀ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ 31

3.1 Dữ liệu 31

3.1.1 Mô tả 31

3.1.2.Phân tích ban đầu trên dữ liệu 33

3.2 Xây dựng mô hình và ứng dụng 36

3.2.1 Phân tích trên chung toàn thị trường 36

3.2.2 Phân tích riêng trên từng sàn giao dịch 67

KẾT LUẬN 74

PHẦN PHỤ LỤC 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

Bảng 1 Tác động qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng tới lợi suất kỳ vọng các

cổ phiếu 8

Bảng 2 Các đặc trưng thống kê cơ bản 31

Bảng 3 Correlation Matric 32

Bảng 4 Covariance Matric 32

Bảng 5 Ma trận hệ số tương quan tuyến tính - Correlation Matric (r= cov(X,Y)) 33

Bảng 6 Thống kê mô tả các biến 35

Bảng 7 Ma trận hệ số tương quan của các biến với 2 trục chính - Rotated Component Matrix 39

Bảng 8 Hệ số tổ hợp của các vector nhân tố chính (trường hợp không quay trục chính) 40

Bảng 9 Hệ số tổ hợp của các biến (các vector nhân tố chính) trường hợp có quay trục 41

Bảng 10 Trung bình và độ lệch chuẩn của lợi suất các cổ phiếu 45

Bảng 11 Tập danh mục biên duyên 1 49

Bảng 12 Tập danh mục biên duyên 2 49

Bảng 13 Vị trí tương đối của các ngày giao dịch với 2 trục chính và đường phân giác của các góc phần tư trên mặt phẳng F2OF1 59

Bảng 14 Tọa độ các ngày giao dịch trong không gian F2OF1 Bảng 15 Các ngày giao dịch ảnh hưởng dương tới F1 62

Bảng 16 Các ngày giao dịch ảnh hưởng âm tới F1 63

Bảng 17 Các ngày giao dịch ảnh hưởng dương tới F2 64

Bảng 18 Các ngày giao dịch ảnh hưởng âm tới F2 65

Bảng 19 Các ngày giao dịch ảnh hưởng lớn tới F2, ít ảnh hưởng tới F1 65

Bảng 20 Các ngày giao dịch ảnh hưởng lớn tới F1, ít ảnh hưởng tới F2 66

Bảng 21 Lợi suất các cổ phiếu 69

Bảng 22 Giá giao dịch các cổ phiếu 68

Hình 1 Ví dụ đơn giản minh họa cho PCA 9

Hình 2 Tương quan tuyến tính của một số cặp 34

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Với đặc thù của mình, hoạt động của các ngân hàng luôn là mối quan tâmkhông chỉ của bản thân ngân hàng đó mà còn cả các nhà hoạch định chính sách, nhàđầu tư, các doanh nghiệp Ở Việt Nam, cổ phiếu ngành này ít về số lượng nhưng lạichiếm tỷ trọng lớn nhất về mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán Những nămgần đây chứng kiến nhiều biến động lớn trong nền kinh tế thế giới Điều này ảnhhưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh doanh và hoạt động thị trường chứngkhoán Việt Nam; bộc lộ những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế và hệ thống tàichính; đặt ra các vấn đề tái cấu trúc, xếp hạng, minh bạch hóa thông tin Tronggiai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu cổ phiếu ngành ngân hàng có ý nghĩa quantrọng với các nhà đầu tư dài hạn, các tổ chức tài chính, các ngân hàng niêm yết haysắp sửa niêm yết

Đề xuất đề tài “Xây dựng mô hình đa nhân tố với nhóm cổ phiếu ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán” Đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn ảnh

hưởng của các nhân tố tới lợi suất cổ phiếu nhóm ngành này

II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Không gian: nghiên cứu các cổ phiếu các doanh nghiệp thuộc nhóm ngànhngân hàng của Việt Nam trên 2 sàn giao dịch HNX và HOSE

Thời gian: từ năm 2009 đến tháng nay

Nội dung: phân tích sự phụ thuộc của lợi suất cổ phiếu ngân hàng vào cácnhân tố chung và riêng

III Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng lý thuyết trong các môn học: kinh tế lượng, thống kê thực hành, địnhgiá tài sản tài chính, quản trị ngân hàng thương mại, các mô hình tài chính công ty

Sử dụng kỹ thuật tổng hợp, xử lý số liệu, các phương pháp thống kê đa biếnđặc biệt là phương pháp phương pháp thành phần chính trong phân tích nhân tố

Trang 5

IV Nội dung đề tài

Kết cấu: đề tài gồm 3 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan về mô hình đa nhân tố

Nội dung chính: lý thuyết về mô hình đa nhân tố bao gồm lịch sử hình thành,nội dung của mô hình đa nhân tố; chương này cũng đưa ra các phương pháp sửdụng để ước lượng xây dựng mô hình

Mục đích: cung cấp cơ sở lý thuyết và kỹ thuật để ước lượng mô hình

Chương 2 Thực trạng hoạt động ngân hàng và cổ phiếu ngân hàng trên HNX

Chương 3 Xây dựng và ước lượng mô hình đa nhân tố

Nội dung chính: phân tích các biến là chuỗi lợi suất các cổ phiếu ngân hàngtrên 2 sàn giao dịch HNX và HOSE, xây dựng mô hình đa nhân tố cho các biến này,tìm hiểu về những nhân tố chung tác động đến các biến

Mục đích: ước lượng và sử dụng mô hình đa nhân tố phân tích lợi suất cổphiếu ngân hàng

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ

1.1 Mô hình đa nhân tố

1.1.1 Lịch sử hình thành

CAPM và sự không nhất quán giữa lý thuyết - thực nghiệm

Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi

ro và lợi nhuận kỳ vọng do William Sharpe phát triển từ những năm 1960 Trong

mô hình này, lợi nhuận kì vọng của một tài sản được tính bằng lợi nhuận phi rủi rocộng với phần bù rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của tài sản đó

Trong khi sử dụng CAPM người ta phát hiện ra những tình huống mà mô hìnhnày không còn đúng như trong trường hợp bình thường là:

- Cổ phiếu của các công ty có giá trị thị trường nhỏ đem lại lợi nhuận caohơn cổ phiếu của các công ty có giá trị thị trường lớn (các yếu tố khác là như nhau)

- Cổ phiếu của các công ty có tỷ số P/E và MB thấp hơn đem lại lợi nhuậncao hơn

- Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng

1 thường có lơi nhuận cao hơn các tháng khác (hiệu ứng tháng giêng)

Cách khắc phục hạn chế của CAPM và sự ra đời của mô hình đa nhân tố

Mặc dù CAPM hữu ích nhưng nó lại không đo lường một cách chính xác lợinhuận kỳ vọng của 1 cổ phiếu cụ thể nào đó Năm 1976, trong bài báo: “TheArbitrage Theory of Capital Asset Pricing” (Journal of Econmic Theory) tác giảStephen Ross đã nhận xét: về lý thuyết có thể mở rộng CAPM với nhiều nhân tốcòn về thực tế, bên cạnh nhân tố thị trường còn có nhiều nhân tố tác động đến lợisuất Từ đó, ông đề xuất mô hình khái quát về quan hệ giữa lợi suất tài sản và nhiềunhân tố - mô hình đa nhân tố (Multi Factor Model)

Tuy nhiên, lý thuyết về phân tích nhân tố đã phát triển từ trước Đó là vào năm

1904, nhà thống kê Charles spearman đã xuất bản một bài báo với tựa đề “Generalintelligence, opjectively determined and measured” Bài báo này chính là nguồn gốc

Trang 7

của phân tích nhân tố cổ điển.

1.1.2 Mô hình đa nhân tố của Stephen Ross

1.1.2.1 Các giả thuyết

Giả thuyết về lợi suất tài sản

Lợi suất các tài sản phụ thuộc vào K nhân tố chung cho tất cả các tài sản vàmột nhân tố riêng của chính tài sản đó

- Nhân tố liên quan tới tăng trưởng kinh tế, hoạt động của các thị trường

- Nhân tố liên quan đến lạm phát, lãi suất

- Nhân tố liên quan đến chính sách kinh tế: chính sách tiền tệ, chính sách tàikhóa, chính sách tỷ giá hối đoái…

- Các nhân tố về chính trị - xã hội

Các nhân tố vi mô

- Ngành nghề, lĩnh vực

- Loại hình tài sản

Trang 8

- Các đặc trưng của doanh nghiệp, tổ chức phát hành tài sản (quy mô, hìnhthức sở hữu…)

-1.1.2.3 Nội dung mô hình đa nhân tố

Mô hình đa nhân tố với lợi suất tài sản

Với các giả thuyết (i)-(v) mô hình MFM với lợi suất các tài sản có dạng:

Trong đó βik: hệ số nhân tố (Factor Loadings) thứ k của lợi suất tài sản i, phảnánh mối quan hệ giữa tài sản i và nhân tố k Dấu của βik xác định xu hướng và ǀββikǀβ

đo lường mức độ của mối quan hệ Hệ số nhân tố đo lường tác động của nhân tố tớilợi suất các tài sản

Mô hình có thể được mô tả dưới dạng ma trận như sau:

- Ma trận hệ số nhân tố:

- Vectơ lợi suất các tài sản: r = (r1, r2,…,rN)

- Lợi suất kì vọng của tài sản i:

- Vectơ lợi suất kỳ vọng của các tài sản: α= (α1, α2,…,αN)

- Vectơ các nhân tố riêng của các tài sản: ε = ( ε 1, ε 2,…, ε N)

- Vectơ các nhân tố chung: F= (F1, F2,…,FN)

Trang 9

Khi đó, mô hình K nhân tố dưới dạng ma trận có dạng:

r = α + βF + ε

Trang 10

Mô hình đa nhân tố với lợi suất danh mục

Xét danh mục P: (w1, w2, … , wN), có lợi suất rp

Suy ra:

Trong đó:

Phương trình nhân tố của danh mục dưới dạng ma trận:

Trong đó:

w’: véc tơ(dòng) tỷ trọng các tài sản trong P

α, β, F, ε : véc tơ(cột) của lợi suất kì vọng, hệ số nhân tố, nhân tốchung, nhân tố riêng của các tài sản trong P

1.2 Phương pháp ước lượng và phân tích

1.2.1.Phân tích nhân tố

Mục đích của phân tích nhân tố là rút gọn dữ liệu và xác định cấu trúcquan hệ giữa các biến Phân tích nhân tố được sử dụng khi các biến có tươngquan với nhau và cùng chịu sự tác động của các nhân tố chung Những biến íttương quan với các biến còn lại không phải là đối tượng của phân tích nhân tốnên được loại ra

Cơ sở của phân tích nhân tố là việc các biến có tương quan với nhau cóthể được thay bằng một quan hệ hồi quy Phương pháp phân tích này chỉ ra

Trang 11

quan hệ hồi quy giữa biến quan sát (biến phụ thuộc) và các nhân tố chung làcác biến độc lập.

Tương quan giữa các biến phân tích được giải thích bởi các yếu tố tiềm

ẩn Các yếu tố này sẽ không được định danh nếu ta sử dụng phương pháp phântích thành phần chính Điều này rất khác biệt với các mô hình hồi quy trongthống kê Ở đây, những gì ta biết được nằm ở vế trái của phương trình cònnhững gì không biết lại nằm ở vế phải Người ta lấy biến chưa biết ở vế phảicủa phương trình để giải thích cho biến đã biết ở vế trái

1.2.2.Phương pháp hồi quy bội trong phân tích nhân tố

Dựa vào các lý thuyết và kết quả kiểm định để xây dựng mô hình hồi quybội từ chuỗi số liệu theo thời gian của lợi suất tài sản i:

Các nhân tố chung Fs được chọn trước là các biến kinh tế vĩ mô, biếnkinh tế vi mô, hoặc biến kết hợp giữa các biến kinh tế này Biến được chọnphải có tác động đến lợi suất tài sản i và thể hiện đặc trưng của tài sản, công tynhư:

- Quy mô vốn hoá của doanh nghiệp hay tổ chức phát hành (Firm Size)

- Một số chỉ tiêu tài chính: lợi suất trong 3, 6 hoặc 12 tháng qua (“xunglượng” (Momentum) của công ty), các hệ số: P/E; ROE; Market – to – Book Ratio(M/B); Pay – out Ratio…

- Kì hạn của tài sản

- Loại hình doanh nghiệp …

Sau khi có các nhân tố người ta ước lượng mô hình hồi quy với các biến đãchọn sao cho có thể định dạng đúng mô hình; từ đó khẳng định được các nhân tố tácđộng và phương trình nhân tố

Cơ chế tác động của các nhân tố

Biến quan sát (lợi suất cổ phiếu) được tính từ giá thị trường của cổ phiếu Giá

Trang 12

này do quan hệ cung - cầu cổ phiếu trên thị trường quyết định Giao dịch của cácnhà đầu tư lại phụ thuộc vào lợi nhuận mà họ kì vọng về tài sản Lợi nhuận kì vọngnày là kết quả do tác động qua lại của các yếu tố trong môi trường theo cơ chế nhưsau:

Bảng 1 Tác động qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng tới lợi suất kỳ vọng

các cổ phiếu

Với đặc thù ngành ngân hàng, giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng nhiều từ chính sách

vĩ mô liên quan đến tỷ giá, lãi suất, lạm phát, cung tiền…

1.2.3.Phương pháp phân tích thành phần chính - Principal Component Analysis - trong phân tích nhân tố

1.2.3.1.Nội dung

Tư tưởng cơ bản của phân tích thành phần chính

Phân tích thành phần chính (PCA) dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biếnquan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (các nhân tố) ít hơn nhưng vẫn giữ

Trang 13

được hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu Trong phương pháp này, cácnhân tố không đòi hỏi phải được xác định trước.

Phân tích nhân tố bằng phương pháp thành phần chính thực chất là việc thaythế p biến ban đầu có quan hệ tương quan với nhau, bằng một số các biến mới là tổhợp tuyến tính của chúng Các biến này không tương quan với nhau sao cho giữđược sự khác biệt tối đa giữa các cá thể nghĩa là đảm bảo được sự liên hệ tối đa củachính các biến ban đầu

Giả sử dữ liệu được biểu diễn dưới dạng ma trận

Trong đó là các điểm trong không gian ban đầu

Hình 1 Ví dụ đơn giản minh họa cho PCA

Trong ví dụ trên tập dữ liệu ban đầu được quan sát trong không gian 3 chiều(n= 3), PCA tìm ra hệ trục tọa độ có số chiều ít hơn (2 chiều) mà biểu diễn tốt mức

độ biến thiên của số liệu (đảm bảo được thông tin mất đi là ít nhất)

Quy trình trích nhân tố bắt đầu bằng việc tìm kiếm sự kết hợp tuyến tính giữa

Trang 14

các biến có phương sai đạt cực đại để loại bỏ chúng ra khỏi mô hình và tìm kiếm sựkết hợp tuyến tính thứ hai để có thể giải thích tối đa phần còn lại của phương sai.Quá trình này tiếp tục cho đến khi các phương sai được loại trừ hết Càng về sautương quan giữa các biến trong nhân tố yếu dần nên đường hồi quy càng khó thựchiện

Thành phần chính (nhân tố chính) là tổ hợp tuyến tính của các biến quan sát vàđộc lập với các thành phần khác hay nói khác các nhân tố chính tìm được qua quátrình này là trực giao

Thành phần đầu tiên giải thích nhiều nhất sự biến động của số liệu, thànhphần thứ hai giải thích nhiều nhất cho phần biến động còn lại…

1.2.3.2 Phân tích thành phần chính bằng phần mềm SPSS

Phần mềm thống kê SPSS cung cấp các phương pháp trích nhân tố khác nhautrong đó được sử dụng nhiều nhất là: phân tích thành phần chính và phân tích nhân

tố khám phá Các ứng dụng của SPSS khi thực hiện PCA:

- Mô tả thống kê các biến: cung cấp 1 số thống kê cơ bản như độ lệch chuẩn,trung bình các biến quan sát

- Các giá trị riêng

- Tỷ lệ bảo tồn phương sai của đám mây số liệu ban đầu trên siêu phẳngchiếu: cho biết các thành phần chính giữ được bao nhiêu sự sai khác trên đám mây

số liệu, cần bao nhiêu thành phần chính là đảm bảo

- Tọa độ các biến trên các trên các trục chính (các véc tơ riêng)

- Tỷ lệ giải thích được của các biến nhờ các nhân tố chính

- Các véc tơ nhân tố chính (hệ số các thành phần chính ứng với từng biến)

Trang 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận cũng như các kỹ thuật để phân tích và xâydựng mô hình đa nhân tố, cung cấp một cách tổng quan các lý thuyết và phươngpháp phân tích được sử dụng trong chương 3 Tuy nhiên, việc sử dụng mô hìnhtrong phân tích không chỉ phụ thuộc vào bài toán ban đầu đặt ra mà còn phụ thuộcrất nhiều vào biến được chọn Chương 2 tiếp sau đây sẽ làm rõ hơn các biến phântích khi đặt trong môi trường kinh tế - xã hội của nó Việc này sẽ làm tăng tínhchính xác của phân tích và hỗ trợ giải thích cho kết quả nhận được

Trang 16

Chương 2 THỰC TRẠNG CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG

2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là có nhiều ngân hàng với quy mô nhỏ và tín dụng tăng trưởng nóng Tính đến cuối 06/2011 thị trường Việt Nam có 101 ngân hàng NHTM trong nước và ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Cụ thể, Việt Nam có 5 NHTM quốc doanh (các ngân hàng này chiếm cổ phần chi phối), 1 ngân hàng chính sách, 37 NHTM cổ phần, 53 ngân hàng 100% vốn nước ngoài/chi nhánh NH nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh Theo đánh giá của World Bank ngân hàng Việt Nam có hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn tương đối kém Điều này gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng

Không chỉ về số lượng mà quy mô mạng lưới của các NHTM cũng tăng lênnhanh chóng Trong đó, do đặc thù của mình Agribank có quy mô lớn nhất sau đó làVCB, SEAB, CTG, BIDV, TCB…

Quy mô tài sản của ngành Ngân hàng Việt Nam đã mở rộng đáng kể trongnhững năm gần đây Tổng tài sản tăng gấp 2 lần từ giai đoạn 2007- 2010 từ 1097 tỷđồng (52.4 tỷ USD) lên 2690 tỷ đồng (1128.7 tỷ USD) Về quy mô vốn, khốiNHTM Nhà nước (VBARD, BIDV) và NHTM đã cổ phần hóa do Nhà nước nắmquyền chi phối (Vietinbank , Vietcombank) chiếm ưu thế Ngành ngân hàng hiệnnay đang tiếp tục thay đổi theo hướng phát triển mở rộng các ngân hàng cổ phần.Các NHTM quốc doanh vẫn đóng vai trò chi phối trong ngành ngân hàng mặc dùđang bị mất thị phần (cả về tín dụng lẫn tiền gửi) Về tăng trưởng tín dụng, danhmục cho vay của các NHTM quốc doanh có mức tăng thấp hơn so với mức tăngtoàn ngành Tỷ trọng tín dụng của các NHTM quốc doanh dành cho khu vực doanhnghiệp nhà nước cũng giảm dần trong thời gian gần đây

2.1.1 Môi trường kinh tế Việt Nam những năm gần đây

Viêt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh tại

Trang 17

Châu Á với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người giai đoạn 2002- 2010 đạt 7.3%/năm Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, Việt Nam vẫn thu hút đầu tư nướcngoài với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giải ngân liên tục giữ tốc độ ổn địnhgóp phần quan trọng trong ổn định cán cân thanh toán tổng thể.

Tuy nhiên dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và sau đó

là suy thoái kinh tế toàn cầu kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng GDP giảm.Lạm phát trong nước sau khi đạt đỉnh 23% trong năm 2008 đã giảm xuống 6.88%(2009) và 9.19% (2010), đến 2011 lại tăng cao, có lúc lên tới hơn 20%

Sau khi thực hiện gói kích cầu kinh tế 2008-2009, để đối phó với nhiều bất ổn

vĩ mô, Chính phủ đã quyết định chuyển đổi mục tiêu điều hành từ ưu tiên cho tăngtrưởng sang tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xãhội, đồng thời tiến hành xem xét thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc đầu tưcông và hệ thống doanh nghiệp nhà nước

Năm 2010, kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủnghoảng tài chính thế giới Diễn biến bất ổn của kinh tế thế giới (khủng hoảng nợ ởmột số nền kinh tế châu Âu, mâu thuẫn về chính sách tỷ giá của một số nền kinh tếlớn) cũng đã gián tiếp ảnh hưởng bất lợi đến Việt Nam Mặc dù nền kinh tế đã tăngtrưởng trở lại tuy nhiên suy thoái kinh tế vẫn có tác động không nhỏ Những biểuhiện bất ổn liên quan đến lạm phát và tỷ giá bộc lộ những yếu điểm trong cấu trúcnền kinh tế ngày càng gay gắt hơn

Vào năm 2011, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức lớn: lạm pháttăng cao, tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước giảm do thắt chặt tiền tệ và giảm đầu

tư công; đầu tư nước ngoài cũng chững lại do tình hình kinh tế thế giới biến động.Kinh tế thế giới 2011 có nhiều bất ổn, tiềm ẩn nguy cơ lan rộng khủng hoảng nợcông ở Châu Âu và suy thoái kép của kinh tế toàn cầu

GDP tăng trưởng ở mức thấp, lạm phát cao, đạt đỉnh vào 8/2011 Với mục tiêu kiềmchế lạm phát Nhà nước thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, chính sách tiền tệcũng quyết liệt hơn thông qua các lãi suất chính sách

Trang 18

2.1.2 Tình hình hoạt động ngành ngân hàng từ 2009 đến nay.

Chính sách điều hành

Chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá năm 2009 tương đối ổn định Tuy nhiên,tình hình thực tế thị trường có nhiều biến động và căng thẳng Năm 2008, việc thắtchặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chínhsách nhiều chưa từng có Thể hiện bằng việc NHNN có 8 lần điều chỉnh lãi suất cơbản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc vàlãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bìnhquân liên ngân hàng Xét về tần suất điều chỉnh đó, năm 2009 chính sách tiền tệ có

sự ổn định hơn Cụ thể, trong năm Ngân hàng Nhà nước chỉ một lần giảm lãi suất

cơ bản từ 8,5% xuống 7%/năm và duy trì đến hết tháng 11 để rồi tăng trở lại 8% từ1/12 Riêng đối với lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu có 3 lần điều chỉnhtrong đó 2 lần giảm trong tháng 1 và 4 và 1 lần tăng vào đầu tháng 12 Việt Nam đãthành công trong việc điều chỉnh lãi suất ở mức thấp trong vòng khoảng 10 thángnăm 2009 mà không làm gia tăng lạm phát Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì có 1 lần điềuchỉnh giảm từ tháng 3 Biên độ tỷ giá có 2 lần điều chỉnh, một lần lần nới rộng từ+/-3% lên +/-5% từ ngày 24/3 và một lần thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/-3% từ ngày26/11 Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ghi nhận một lần điều chỉnh trực tiếp, tăngmạnh 5% trong ngày 26/11 So với năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của

Trang 19

các NHTM trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối.

Tỷ giá

Năm2009 là năm thị trường ngoại hối bộc lộ những khó khăn rõ nét và nhữngvấn đề nội tại chưa thể giải quyết Căng thẳng ngoại tệ được xem là một trongnhững điểm nổi bật nhất của kinh tế Việt Nam năm 2009

Căng thẳng trên thị trường ngoại hối bắt đầu xuất hiện từ quý 2/2009 khi mànhiều doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng dẫn đếnmất cân đối cung – cầu Tình trạng này đã kéo dài cho đến cuối năm gây ảnh hưởngkhông nhỏ Bên cạnh đó, tín dụng ngoại tệ giảm rất mạnh trong 6 tháng đầu năm

Có điều này chủ yếu do doanh nghiệp ngại vay vì lo rủi ro tỷ giá lại tạo ra hiệntượng ứ đọng vốn ngoại tệ tại các ngân hàng Từ đây, năm 2009 có tình huống ítxảy ra là trong hai tháng tháng 5 và 6 các ngân hàng lớn đồng loạt giảm lãi suất huyđộng USD, áp tối đa 1,5%/năm và áp lãi suất vay cao nhất chỉ 3%/năm để kích cầu.Tình trạng doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ kéo dài dẫn tới việc mua ngoại tệtrở nên khó khăn Trong phần lớn thời gian của năm, các NHTM duy trì trạng tháiniêm yết giá mua ngoại tệ ngang với giá bán Giá USD của ngân hàng cũng chínhthức vượt mốc 18.000 VND; trên thị trường tự do có thời điểm lên gần mốc 20.000VND

Lãi suất huy động

Sau năm 2008 biến động và leo thang chưa từng có trong lịch sử, năm 2009,lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơbản Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm Từtháng 7 đến tháng 11, các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từcác kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn Mức lãi suất cao nhất đỉnh điểm lên đến10,5%/năm Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên ápthống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn

Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12, cácNHTM đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, một số thành viên có tới10,5%/năm

Trang 20

Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 phản ánh khó khănthanh khoản của hệ thống Điều này dẫn đến tỷ lệ lãi biên của các ngân hàng giảmrất mạnh; nếu trong năm 2008 chênh lệch lãi suất động và cho vay đạt khoảng3,7%, thì năm 2009 chỉ xoay quanh 1% (đối với cho vay sản xuất kinh doanh).

Tăng trưởng tín dụng

Từ cuối năm 2008, chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng, từ thắt chặtsang dần nới lỏng nhằm tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại trongnăm 2009 Cả năm TTTD lên tới trên 36%, tăng mạnh so với năm 2008 (21%) và ởmức cao trong khoảng thời gian 10 năm trở lại

Lợi nhuận

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2009 chia thành hai nửa khá rõrệt 6 tháng đầu năm, lợi nhuận các ngân hàng tăng mạnh, xuất phát từ tăng trưởngtín dụng cao, nhiều thành viên có nguồn thu thuận lợi từ xuất khẩu vàng và đặc biệt

là khoản hoàn nhập dự phòng trong đầu tư tài chính theo đà phục hồi mạnh của thịtrường chứng khoán Tuy nhiên, nửa cuối năm, lợi nhuận nhiều thành viên bắt đầugiảm tốc do lãi suất huy động tăng cao, tỷ lệ lãi biên bị thu hẹp, tăng trưởng tíndụng chậm lại, khó khăn thanh khoản và thị trường chứng khoán sụt giảm mạnhtrong quý 4

Tình hình niêm yết

Sau ACB và Sacombank, năm 2009 thị trường chứng khoán đón nhận loạt cổphiếu ngân hàng tham gia niêm yết; gồm: VCB của Vietcombank, CTG củaVietinbank, EIB của Eximbank và SHB của SHB

Năm 2010

Đặc điểm ngành

Ngành ngân hàng trải qua năm 2010 đầy biến động với nhiều yếu tố bất lợi từthay đổi chính sách vĩ mô và cơ chế điều hành thị trường mang tính hành chính, giậtcục, khó dự đoán và bất đồng nhất Điều này góp phần đẩy thêm căng thẳng trên thịtrường ngoại hối vốn đã chứ nhiều bất ổn, tao ra cuộc chạy đua lãi suất huy độnggay gắt, khiến cho hệ thống NH hoạt động một cách thiếu hiệu quả Đồng thời, nó

Trang 21

cũng làm suy giảm niềm tin của người dân vào đồng nội tệ và gây ra tình trạng đầu

tư tích trữ vàng cũng như USD Năm 2010 cũng là năm ra đời của nhiều tiêu chuẩn

an toàn cao hơn trong hệ thống ngân hàng giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tốthơn Tuy nhiên các NHTM cũng gặp khó khăn Để đáp ứng các tiêu chuẩn mới này,các NH phải điều chỉnh cơ cấu tài sản, nâng cao năng lực tài chính, cơ chế quản trịrủi ro, chính sách kinh doanh… vốn còn nhiều bất cập

Cũng trong năm 2010, các tổ chức tín dụng đã tập trung tăng nhanh quy mômạng lưới, phát triển các kênh bán hàng để chiếm lĩnh thị trường Bên cạnh đó, sựtham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài kể cả trong các lĩnh vựcvốn là truyền thống của ngân hàng trong nước như lĩnh vực bán lẻ đã tạo ra sự cạnhtranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng

Diễn biến

Chính sách điều hành thị trường tiền tệ

Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ lãi suất với mục tiêu kích thíchtăng trưởng kinh tế đã gây ra áp lực lạm phát cao trong giai đoạn cuối 2009 và đầu

2010 Do vậy, năm 2010 các nhà điều hành chính sách tỏ ra thận trọng hơn khi ápdụng chính sách tiền tệ linh hoạt và từng bước nâng cao tiêu chuẩn an toàn của hệthống ngân hàng Trước tiên, thông tư 13 có hiệu lực từ 01/01/2010 quy định việctăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9% và tổng số vốn cho vay khôngđược vươt quá 80% tổng số vốn huy động được Đồng thời thông tư cũng nâng hệ

số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sảnlên tới 250% Về cơ bản, những quy định của thông tư 13 được xây dựng theohướng nâng cao hơn các tiêu chuẩn an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồnvốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng Bên cạnh đó, 23 ngân hàng buộc phảităng vốn điều lệ tối thiểu lên 3000 tỷ đồng trong năm 2010 Tuy nhiên vẫn có trên

10 ngân hàng chưa đáp ứng quy định

Cũng trong năm 2010, các nhà quản lý can thiệp mạnh vào hoạt động kinhdoanh vàng của các tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo đóng cửa cácsàn giao dịch vàng, tất toán trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài

Trang 22

Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống cả năm 2010 theo tính toán củaNHNN 29.81% Con số này vượt chỉ tiêu từ đầu năm cả NHNN là 25% Năm 2010ghi nhận sự khác biệt khi tốc độ tăng trưởng huy động luôn cao hơn tốc độ tăngtrưởng tín dụng trong phần lớn thời gian của năm Tuy nhiên, trong hai tháng cuốinăm, huy động vốn tăng chậm và tín dụng tăng cao hơn Tính chung, huy động vốn

cả năm tăng 27,2%; nếu trừ hư số do tỷ giá và giá vàng tăng thì huy động vốn tăng24,5%

Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư với tỷ lệđầu tư trong nền kinh tế 10 năm trở lại đây chiếm trung bình khoảng 41% GDP Dovậy nền kinh tế luôn đòi hỏi một tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao Tăngtrưởng tín dụng và cung tiền của Việt Nam 10 năm gần đây luôn duy trì quanh mức30% Một hệ quả dễ nhận thấy của việc tăng trưởng tiền lưu thông trong nền kinh tếvượt trội với tăng trưởng hàng hóa sản xuất ra đó là lạm phát Mô hình tăng trưởngdựa vào đầu tư nhưng kém hiệu quả là nguyên nhân cơ bản của tình trạng lạm phát.Năm 2010, tăng trưởng tín dụng VND tăng 25.3%; tín dụng ngoại tệ tăng 49.3%.Nếu trừ hư số do tỷ giá và giá vàng tăng thì tổng dư nợ tăng 27.6%; trong đó tíndụng VND tăng 25.3%, tín dụng ngoại tệ tăng 37.7% Hạ dự trữ bắt buộc, mở rộngđối tượng được vay và đặc biệt là chênh lệch lớn về lãi suất là những yếu tố chínhtạo nên hiện tượng bùng nổ của tín dụng bằng ngoại tệ Điều này gây áp lực lớn vớitrường ngoại hối

Tỷ giá

NHNN liên tục phải điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng nhưng vẫn chênh lệchkhá lớn với thị trường tự do Tỷ giá USD/VND theo niêm yết chính thức chỉ tăng5.53%, nhưng tỷ giá trên thị trường tự do chênh tới mức kỷ lục với khoảng 10%.Ngay đầu năm là quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, tiếp đó là mởrộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, áp trần lãi suất tiền gửi USD tối đa 1%/năm đối với các tổ chức, hai lần trực tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, triểnkhai loạt giải pháp nắn dòng tín dụng ngoại tệ… Phía sau loạt chính sách này là

Trang 23

trạng thái khá ổn định của tỷ giá và cung - cầu ngoại tệ trong khoảng 7 tháng đầunăm Nhưng căng thẳng trên thị trường bắt đầu bùng phát từ trung tuần tháng 10 vàtrong tháng 11; chênh lệch khoảng 10% nói trên có trong thời điểm này Bên cạnhnhững giải pháp kỹ thuật, một lần nữa quyết định bán ra ngoại tệ được công bố.Nguyên nhân chủ yếu là sự mất giá tiền đồng là tài khoản vãng lai của ViệtNam luôn bị thâm hụt lớn, lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm (do sự thiếu ổn địnhcủa chính sách tỷ giá và lạm phát cao triền miên) và tình trạng đô la hóa nền kinh tếgia tăng (tâm lý đầu cơ ngoại tệ, sử dụng trong thanh toán và tín dụng ngoại tệ tăngmạnh do chênh lệch lãi suất giữa USD và VND)

Lãi suất

Lãi suất tăng mạnh đặc biệt trong 4 tháng cuối năm với mức lãi suất huy độngphổ biến từ 14-16%, lãi suất cho vay 19-20% Cuộc chạy đua lãi suất bắt đầu khiNHNN bất ngờ cho phép các NHTM được áp dụng lãi suất thỏa thuận, mặc dù mộtthời gian dài trước đó phải sử dụng nhiều biện pháp hạ mặt bằng lãi suất Phải đếntrung tuần tháng 12, tình hình mới tương đối ổn định

Những yếu tố chính đẩy lãi suất năm 2010 tăng cao là: tình trạng lạm phát caovượt dự kiến khiến cho người dân có tâm lý không muốn giữ tiền mặt mà chuyểnsang các tài khoản có tính an toàn cao hơn như USD, vàng, bất động sản, điều nàykhiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, buộc họ phải đẩy lãisuất huy động lên cao để thu hút người gửi tiết kiệm Trong bối cảnh đó, NHNN lạithực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản

và lãi suất tái cấp vốn từ 8% lên 9%, triển khai áp dụng thông tư 13 với 3 điểm quantrọng là nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9%, quy định tổng cho vaykhông vượt quá 80% tổng huy động vốn của NHTM, đồng thời nâng hệ số rủi rođối với các khoản đầu tư bất động sản và chứng khoán từ 100% lên 250% Chính vìvậy, các ngân hàng buộc phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động bằng việctăng lãi suất nhằm đáp ứng với các quy định trên

Tỷ lệ nợ xấu (NPL), định mức tín nhiệm

Hệ thống ngân hàng phải đối mặt với bài toán tăng vốn điều lệ và bị hạ xếp

Trang 24

hạng tín nhiệm tín dụng Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1.95 cuối năm 2009 lên 2.5% cuốinăm 2010 Từ nhiều yếu tố như lạm phát cao, thâm hụt cán cân thương mại, thâmhụt ngân sách nhà nước và đặc biệt là vụ Vinashin mà các tổ chức xếp hạng tínnhiệm quốc tế Fitch, Moody’s và Standard&Poor’s lần lượt hạ định mức tín nhiệm

nợ quốc gia của Việt Nam, trái phiếu Chính phủ Việt Nam bằng ngoại tệ sang triểnvọng tiêu cực Đồng thời Moody’s cũng hạ bậc tín nhiệm 6 ngân hàng thương mạibao gồm ACB, BIDV, MB, SHB, VIB và TCB

Quy mô các ngân hàng

Trong 2010 có thêm 2 ngân hàng niêm yết trên HNX là HBB và NVB Mặc dù

có nhiều khó khăn trong hoạt động nhưng năm 2010 tiếp tục ghi nhận sự phát triểnmạnh về quy mô của các tổ chức tín dụng Tổng tài sản có của hệ thống tăng tới28% Hầu hết các thành viên đều tăng cường mở rộng mạng lưới, đầu tư phát triểnsản phẩm và dịch vụ Khoảng cách quy mô giữa nhóm NHTM cổ phần hàng đầuvới khối quốc doanh đã được rút ngắn, đi cùng với đó là sự dịch chuyển thị phầnđáng chú ý

Bên cạnh đó, năm 2010 đánh dấu sự hiện diện và hoạt động một cách toàndiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài với sự mở rộng mạng lưới, sản phẩmdịch vụ một cách nhanh chóng Vào thời điểm cuối năm, thị trường đón nhận loạtthông tin các ngân hàng ngoại tăng mạnh vốn được cấp Sức cạnh tranh từ khối nàychính thức bước vào giai đoạn mới Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, năm 2010ghi nhận sự mở rộng của các dịch vụ tiện ích như ngân hàng điện tử, đặc biệt là dịch

vụ thẻ với việc triển khai kết nối mạng lưới ATM, POS thành một hệ thống thốngnhất trên toàn quốc

Năm 2011

Đặc điểm ngành

Từ đầu 2011 ngành ngân hàng có nhiều biến động, đặc biệt là lãi suất và tíndụng theo hướng không có lợi cho hoạt động của các ngân hàng, NHNN liên tụcđiều chỉnh các lãi suất điều hành theo hướng thắt chặt và đưa ra trần lãi suất huyđộng VND và USD nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô Tác

Trang 25

động chính sách giúp kiềm chế lạm phát nhưng khiến lãi suất cho vay tăng cao.Trần lãi suất huy động được áp dụng làm nhiều ngân hàng mất thanh khoản Chạyđua lãi suất huy động và chênh lệch lớn giữa tăng trưởng tín dụng VND va USD là

2 điểm nổi bật của giai đoạn này

Tăng trưởng tín dụng năm 2011 sụt giảm sau một thời gian dài tăng trưởngmạnh gần 40%/năm Nợ xấu, thanh khoản kém đặt hệ thống tài chính ngân hàngvào tình trạng đáng báo động

Năm 2011 diễn ra sự kiện hợp nhất 3 ngân hàng TMCP là SCB, FCB vàVNTBank

Diễn biến

Chính sách điều hành

Năm 2011 là năm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chứctín dụng bắt đầu có hiệu lực Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 xác định rõ hơn vị trícủa Ngân hàng Nhà nước; điều chỉnh nhiều nội dung về lãi suất, kế toán, dự trữngoại hối, kiểm toán nội bộ… Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng có nhiều điểmmới, quy định những thay đổi quan trọng như công tác tổ chức, quản trị, điều hành,giới hạn cấp tín dụng, hoạt động đầu tư của các NHTM

NHNN thực hiện chính sách tiền tệ siết chặt nhằm kiềm chế lạm phát và ổnđịnh kinh tế vĩ mô: liên tục tăng cao lãi suất chính sách, hạn chế cho vay bằng ngoại

tệ với việc nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu, giới hạn việc nhập khẩuvàng và cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường

Lãi suất

Tính từ đầu năm đến 19/08/2011, NHNN đã điều chỉnh 3 lần lãi suất tái chiếtkhấu, 4 lần lãi suất tái cấp vốn và 6 lần lãi suất OMO với mục đích kiềm chế lạmphát và ổn định kinh tế vĩ mô Cũng trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, diễn racuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM do căng thẳng thanh khoản về tiềnđồng Mặc dù NHNN đưa ra mức lãi suất huy động trần 14% nhưng mức lãi suấthuy động thực tế của các NHTM đều vượt 14% Lãi suất cho vay cũng theo đó tăngcao, có lúc lên tới hơn 20% Cuối tháng 5, đầu tháng 6 căng thẳng thanh khoản

Trang 26

được cải thiện do NHNN tiến hành mua vào USD và bơm thêm vốn qua hoạt độngtái cấp vốn NHNN đã xóa bỏ hạn chế 80% đối với tỷ lệ cho vay từ huy động từ01/09/2011 nhằm tạo sự liên thông giữa thị trường 1 và thị trường 2, và từ đó tạo cơ

sở cho việc giảm mặt bằng lãi suất

Tỷ giá

Tháng 02/2011 NHNN tăng mạnh tỷ giá thêm 9.3% do sức ép lên đồng ViệtNam từ cuối 2010 Đồng thời sau đó NHNN tiếp tục đưa ra các biện pháp nhằm ổnđịnh thị trường ngoại hối như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do, chấmdứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ, quy địnhtrần lãi suất huy động USD (2%) và yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nướcphải bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng Bước đầu các biện pháp này đã có tácdụng nhất định trong việc tạm thời ổn định thị trường ngoại hối Tuy nhiên, áp lựclên tiền đồng vẫn hiện diện vào cuối năm do tín dụng ngoại tệ tăng trưởng cao tạithời điểm đầu năm, dòng vốn FDI chưa được cải thiện, lạm phát và nhập siêu vẫn ởmức cao Dự trữ ngoại hối tuy có cải thiện so với đầu năm nhưng vẫn chưa đạt yêucầu dự trữ tối thiểu

Trang 27

Ngành ngân hàng tăng trưởng nhanh cả về số lượng và quy mô tài sản tronggiai đoạn 2005-2010 Tuy nhiên chỉ có 26.5% ngân hàng nội địa có vốn điều lệ trên

5000 tỷ đồng Thị phần tín dụng và huy động của khối ngân hàng thương mại quốcdoanh vẫn dẫn đầu tuy nhiên sụt giảm mạnh do sự chiếm lĩnh của khối NHTM cổphần 5 năm trở lạ đây Trong khi đó khối ngân hàng nước ngoài được gỡ bỏ hạn chế

về huy động và bắt đầu tham gia cuộc cạnh tranh thực sự bình đẳng với các NHTMtrong nước kể từ đầu 2011

Nợ xấu

Tỷ trọng nợ xấu tăng cao, quy mô vốn nhỏ, tăng trưởng tín dụng luôn cao hơntăng huy động và GDP và cơ cấu thu nhập chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hoạt động tíndụng là đặc điểm hiện nay của ngành Tín dụng tăng trung bình 32% trong giai đoạn2000- 2010, cao hơn mức tăng 29% của huy động và 7.15% của GDP, có thể ảnhhưởng không tốt đến sức khỏe của nền kinh tế Hầu hết các ngân hàng đều có cơcấu thu nhâp phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng Việc tín dụng tăng trưởngnhanh hơn huy động trong hầu hết các năm cũng làm tăng rủi ro thanh khoản của hệthống ngân hàng Đây cũng chính là lý do một loạt các tổ chức xếp hạng tín nhiệmquốc tế như Fitch Rating, S&P và Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của ViệtNam trong 2010 với lo ngại về tăng trưởng tín dụng nóng

Do ảnh hưởng của việc tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu trở thành vấn đề nổicộm của ngành ngân hàng

Hầu hết ngân hàng hiện nay đều phân loại nợ dựa vào định lượng mà thiếu điphần định tính (tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghệp) dẫnđến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ Các ngân hàng chỉ xếp phần

nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ

đủ tiêu chuẩn Ngoài ra một số ngân hàng còn biến nghiệp vụ gia hạn nợ thành mộthình thức để giảm tỷ lệ nợ xấu của mình (do nợ gia hạn không được tính vào nợ xấu).Đồng thời, không ít các ngân hàng đã hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3-5 để tránhtrích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận

Trang 28

Nợ xấu gia tăng do tăng trưởng tín dụng nóng và quản lý tín dụng không hiệuquả Mặc dù NHNN đã yêu cầu các NHTM hạn chế tăng trưởng tín dụng quá cao,nhưng thực tế tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn luôn ở mức trên 20% Việc cho vay ồ

ạt trong những năm trước, cộng thêm với sự việc của Vinashin đã để lại nhiều hệlụy trong đó có việc gia tăng nợ xấu trong thời gian qua

Cơ cấu thu nhập các ngân hàng chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào hoạtđộng tín dụng Nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong

cơ cấu thu nhập của hầu hết các NHTM Khi tăng trưởng tín dụng bị hạn chế nhưtình hình hiện tại, thu nhập các ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề

2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Các cổ phiếu SHB, NVB, ACB và niêm yết trên sàn HNX; còn MBB, CTG, EIB,VCB và STB niêm yết trên sàn HOSE

Hiện tại các ngân hàng niêm yết ở Việt Nam được định giá thấp So với P/E trungbình của các ngân hàng khác trong khu vực (21.7%), P/E trung bình của các ngânhàng Việt Nam ở mức 8.5x với khả năng sinh lời tốt (ROA: 1.4%; ROE: 16.6%)

Một vài nét về các NH niêm yết

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Vietinbank (CTG)

Là ngân hàng có vốn điều lệ và mạng lưới đứng thứ 2 toàn hệ thống, có thếmạnh về tín dụng, là một trong 3 ngân hàng cho vay nhiều nhất toàn hệ thống Có

Trang 29

nhiều khách hàng là các tổng tập đoàn quốc doanh lớn, do đó có lợi thế về chi phívốn Tập trung vào hoạt động tín dụng và dịch vụ, không chú trọng vào mảng kinhdoanh ngoại hối Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trung bình luôn ở mức khá cao, khoảng30%/năm Mặc dù vậy với chính sách quản lý rủi ro khá tốt, tỷ lệ nợ xấu luôn duytrì ở mức thấp Bên cạnh đó, nhờ lợi thế về vốn, uy tín và mạng lưới rộng khắp,Vietinbank cũng là đầu mối cung cấp vốn trên thị trường liên ngân hàng, huy độngvốn với chi phí đầu vào thấp hơn, và có thể nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư với quy

mô lớn Dẫn đầu các ngân hàng niêm yết về NIM và ROE trong năm 2010 và 6thàng đầu năm 2011

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank

Là ngân hàng có vốn điều lệ đứng thứ 4 và mạng lưới đứng thứ 3 toàn hệ thống thịphần kinh doanh thu thẻ luôn đứng đầu thị trường Có nguồn ngoại tệ dồi dào, thếmạnh về kinh doanh ngoại hối, kinh doanh thẻ và tài trợ xuất nhập khẩu Là mộttrong các ngân hàng Việt Nam có chất lượng quản lý tốt nhất, tỷ lệ chi phí/thu nhập(CIR) thấp hơn trung bình trong các ngân hàng niêm yết Có chính sách tín dụngthận trọng, áp dụng hệ thống phân loại nợ theo điều 7, QĐ 493 phản ánh chính xáchơn chất lượng của các khoản vay Cơ cấu thu nhập đa dạng, không phụ thuộc quánhiều vào hoạt động tín dụng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuât Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank (EIB)

Là ngân hàng có vốn điều lệ đứng thứ 5, chỉ sau 4 NHTM quốc doanh, có đốitác chiến lược nước ngoài lâu năm là NH Sumitomo Mitsui Có thế mạnh về nguồnvốn ngoại tệ, hoạt động thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu Bắt đầu từ 2010 EIBđẩy mạnh phát triển mô hình bán lẻ, tăng cho vay khách hàng các nhân

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu- ACB

Là một trong những ngân hàng có chất lượng quản trị tốt nhất, thận trọngtrong chính sách tín dụng và có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hiện nay, khả năng tăngtrưởng tín dụng tốt, khả năng sinh lời tốt Cơ cấu tín dụng đa dạng nhưng từ 2010thu nhập phi tín dụng bị thu hẹp do hoạt động từ kinh doanh vàng chấm dứt Là một

Trang 30

trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, mạng lưới bán lẻ tương đối rộngrãi Cổ phiếu ACB là một trong những cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất trên sànHNX Mặc dù gặp những khó khăn do ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách,phản ánh phần nào giá thị trường hiện tại, ACB được kỳ vọng sẽ vượt qua nhữngkhó khăn và phát triển tốt trong trung và dài hạn.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB)

Là ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 7 và hệ thống mạng lưới chi nhánh và vốnđiều lệ chỉ đứng sau 4 NHTMQD, có chi nhánh tại Lào và Campuchia Hoạt độngvới mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại – đa năng, STB linh hoạt trong các lĩnh vựckinh doanh như tín dụng, giao dịch ngoại hối và hoạt động dịch vụ tùy thuộc vàodiễn biến thị trường Kí kết nhiều khoản vay với các định chế tài chính nước ngoài,chủ yếu tài trợ cho các khoản vay USD cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

2.2.2 Diễn biến giá cổ phiếu ngành ngân hàng

Chuỗi giá

Trang 31

250 500 750 1000 1250

CTG

8 10 12 14 16 18

250 500 750 1000 1250

MBB

4 5 6 7 8 9 10 11

250 500 750 1000 1250

STB

16 20 24 28 32 36 40 44

250 500 750 1000 1250

VCB

Chuỗi lợi suất

Trang 32

50 100 150 200 250 300

R_CTG

9 10 11 12 13 14 15 16 17

50 100 150 200 250 300

R_NVB

5 6 7 8 9 10 11 12 13

Trang 33

Rủi ro luật pháp

Các quy định về pháp luật nói chung, các quy định trong hoạt động ngànhngân hàng cũng như các quy định với các khách hàng tác động lớn đến kết quả hoạtđộng của các ngân hàng Nhất là trong thời gian gần đây, khi mà Nhà nước tăngcường quản lý nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường lành mạnh cho hệ thốngngân hàng; phong trào tái cấu trúc ngành, thị trường chứng khoán và cả nền kinh tếđang gây ra những biến động lớn trên thị trường tài chính

Rủi ro đặc thù: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản,

rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro công nghệ thông tin

Rủi ro lãi suất: Đây là rủi ro rất lớn đối với ngành ngân hàng Rủi ro này xuấtphát từ sự mất cân đối giữa lãi suất huy động và cho vay, sự chênh lệch giữa kỳ hạntiền gửi và tiền vay Khi đó, lãi suất thị trường biến đổi sẽ ảnh hưởng tới các ngânhàng do sự mất chênh lệch đó

Rủi ro tín dụng: Rủi ro này xảy ra khi khách hàng vay nợ không thực hiệnhoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, bao gồm cam kết trả nợgốc, lãi đúng hạn và các cam kết thanh toán khác

Rủi ro tỷ giá: Các hoạt động kinh doanh ngoại hối, góp vốn liên doanh, đầu tư

ra nước ngoài… đều chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá

Rủi ro thanh khoản: Rủi ro này có thể bắt nguồn từ sự không phù hợp về quy

mô và kỳ hạn giữa các tài sản nợ và có của các NH, NH chưa lường trước và dựphòng đầy đủ cho những giảm sút về nguồn vốn

Trang 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày chi tiết về hoạt động ngành ngân hàng trong nhữngnăm gần đây ở Việt Nam; đặt các biến phân tích trong môi trường của nó làm cơ sởcho những nhận định trong chương 3 Chương này cũng đã phản ánh chân thực vềnhững tồn tại cũng như thế mạnh trong hoạt động của các ngân hàng niêm yết Diễnbiến giá của các cổ phiếu ngân hàng cũng được trình bày, đây là cơ sở dữ liệu phục

vụ cho phân tích trong chương kế sau đây

Trang 35

Chương 3 XÂY DỰNG VÀ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ

3.1 Dữ liệu

3.1.1 Mô tả

Cổ phiếu đầu tiên của ngành ngân hàng bắt đầu giao dịch từ ngày 12/07/2006

Để đảm bảo yêu cầu về độ dài dữ liệu ta chọn 8 biến để phân tích là chuỗi giá các

cổ phiếu ACB, CTG, EIB, HBB, NVB, SHB, STB và VCB Số quan sát là 306 tính

Tương quan giữa các biến

Trang 36

Ma trận hiệp phương sai của chuỗi giá các cổ phiếu

3.1.2.Phân tích ban đầu trên dữ liệu

Các biến dùng để phân tích nhân tố là lợi suất cổ phiếu của các ngân hàng

Trang 37

niêm yết

Kết quả phân tích về tương quan các biến như sau:

Bảng 5 Ma trận hệ số tương quan tuyến tính - Correlation Matric (r= cov(X,Y)) Correlation Matrix

R_acb R_ctg R_eib R_hbb R_nvb R_shb R_stb R_vcbRacb 1.000

R_stb và R_ctg không có quan hệ tuyến tính ở mức ý nghĩa 10% do giá trị

tương ứng Sig (1-tailed) = 0.115 > 0.1

Ngoài ra, các cặp biến còn lại đều có quan hệ tương quan tuyến tính thuậnchiều với nhau ở mức ý nghĩa 1%

Các tổ hợp biến có quan hệ tuyến tính với nhau hơn cả là: (R_vcb - R_ctg);(R_acb - R_hbb - R_shb) Các hệ số tương quan đều thuộc khoảng (0.51 – 0.75),

Trang 38

điều này thể hiện mối tương quan tuyến tính ở mức khá.

Hình 2 Tương quan tuyến tính của một số cặp

Các cặp biến trên do tương quan mạnh nên thường nằm chung trục chính vớinhau

Ngoài (R_ctg - R_stb) không tương quan với nhau thì các cặp biến ít tươngquan với nhau là: (R_ctg - R_shb) và (R_stb - R_vcb) Các cặp biến này thườngkhông nằm chung trục khi phân tích thành phần chính

Trang 39

Bảng 6 Thống kê mô tả các biến Descriptive Statistics

Biến Mean Std DeviationaAnalysis Na

R_acb 0.000528 0.0162508 305 R_ctg 0.001393 0.0252286 305 R_eib 0.001758 0.0137089 305

R_hbb -0.002124 0.0264128 305

R_shb -0.000505 0.0252381 305 R_stb 0.001040 0.0184343 305 R_vcb 0.000118 0.0231050 305

Có thể thấy, lợi suất trung bình theo ngày của các cổ phiếu đều nhỏ, biến độngkhông nhiều Lợi suất trung bình của hầu hết các biến đều dương, ngoại trừ R_hbb

và R_shb

Sau khi loại bỏ biến R_NVB ta tiến hành phần tích bằng phần mềm SPSS.Đầu tiên ta thực hiện kiểm định xem việc sử dụng phương pháp PCA có thích hợpkhông

Kiểm định KMO and Ballet

Giả thuyết:

H0: Tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 H1: Tương quan giữa các biến quan sát khác 0 Kết quả nhận được: 0.5< KMOquan sát = 0.814 <1 (Sig = 0.000 < 0.01).Theo kết quả này thì các biến quan sát có tương quan với nhau và việc phântích nhân tố không làm mất nhiều thông tin của các biến Vì vậy, việc phân tíchnhân tố là thích hợp Hơn nữa, giá trị KMOquan sát = 0.814 > 0.7 nghĩa là có đủ chỉtiêu cho mỗi nhân tố tạo ra

Trang 40

3.2 Xây dựng mô hình và ứng dụng

Ước lượng bằng phương pháp phân tích thành phần chính

3.2.1 Phân tích trên chung toàn thị trường

Mô hình và kiểm định

Phân tích thành phần chính sử dụng phần mềm SPSS ta trích được 2 nhân tốF1 và F2 Hồi quy các biến lợi suất theo 2 nhân tố này ta được các kết quả:

R_ACB = 0.0005283668042 + 0.01348286523*F1 + 0.004450914338*F2 (1)R_CTG = 0.001393059652 + 0.002921174895*F1 + 0.02237459156*F2 (2)R_EIB = 0.001758376095 + 0.008755081771*F1 + 0.004374127298*F2 (3)R_HBB = -0.002123556743 + 0.01883745405*F1 + 0.01020523212*F2 (4)R_SHB = -0.000505412065 + 0.01910112034*F1 + 0.007513480048*F2 (5)R_STB = 0.001039658878 + 0.01360004433*F1 - 0.003037229834*F2 (6)R_VCB = 0.0001178098663 + 0.005507331535*F1 + 0.01909253286*F2 (7)

Phần trăm giải thích của các nhân tố đối với biến động của biến phụ thuôc (lợisuất các cổ phiếu) trong từng phương trình là:

R*R 76.34% 80.00% 50.97% 65.79% 66.14% 57.14% 73.96%

Các mô hình trên đều phù hợp, định dạng đúng, không mắc các khuyết tật củaOLS Như vậy giả thuyết đầu tiên là các biến trong mô hình phụ thuộc vào các nhân

tố chung và một nhân tố riêng của chính nó được thỏa mãn

Kiểm tra các giả thuyết của mô hình đa nhân tố về các nhân tố chung và riêng

- Giả thuyết E(Fk) = 0 ( )

E(F1) = 5.15E-17 ≈ 0E(F2) = -5.31E-17 ≈ 0

- Giả thuyết E(εi) = 0 ( )

E(ε1) = -1.43E-18 ≈ 0E(ε2) = -1.61E-18 ≈ 0

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w