1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Mỹ Đình

78 279 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Tham gia vào các hoạt động kinh tế trên thị trường gồm có các tổ chức: Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư phát triển…tuy nhiên hệ thống Ngân hàn

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng Thương mại 3

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại 5

1.2 Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế.7 1.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân Hàng 7

1.2.2 Đặc trưng của tín dụng Ngân hàng 8

1.2.3 Chức năng của tín dụng Ngân hàng 8

1.2.4 Phân loại tín dụng Ngân hàng 9

1.2.5 Vai trò của tín dụng Ngân Hàng 12

1.3 Chất lượng hoạt động tín dụngn ngắn hạn của Ngân hàng thương mại 13

1.3.1.Các hình thức tín dụng ngắn hạn cảu Ngân hàng thương mại 13

1.3.2 Vai trò và đặc trưng tín dụng ngắn hạn 14

* Vai trò 14

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng 17

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢ NG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH 26

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Mỹ Đình 26

2.1.1 Sự hình thành và sự phát triển về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mỹ Đình 26

Trang 2

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn chi nhánh Mỹ Đình 29

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và điều hành của NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình 31

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình .32

2.2.1 Tình hình huy động vốn 34

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn 35

2.2.3 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng 36

2.3 Thực trạng về chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Mỹ Đình 37

2.3.1 Tình hình sử dụng vốn ngắn hạn của Chi nhánh 37

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Mỹ Đình 39

2.4 Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình 42

2.4.1 Những kết quả đạt được 42

2.4.2 Những hạn chế trong hoạt động tín dụng ngắn hạn 49

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 50

2.4.4 Bài học kinh nhiệm rút ra 51

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH 53

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng 53

3.1.1 Mục têu phương hướng chung năm 2012 53

3.1.2 Phương hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn trong thời gian tới 55

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình 56

3.2.1 Xây dựng chiến lượng kinh doanh 56

3.2.2 Đa dạng hóa hình thức huy độnh vốn 58

Trang 3

3.2.3 Đa dạng hóa hoạt động tín dụng 59

3.2.4 Thực hiện có hiệu quả quy trình nghiệp vụ tín dụng 60

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản tín dụng 60

3.2.6 Xử lý tốt các khoản nợ quá hạn 61

3.2.7 Giải pháp về nhân tố con người 63

3.2.8.Các giải pháp khác 64

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình 65

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 65

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 66

3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 67

3.3.4 Kiến nghị với NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình 67

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình 31

Bảng 2.1 Tình hình thu nhập – chi phí của Ngân hàng trong thời gian qua 36

Bảng 2.2.Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 38

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn từ năm 2009 – 2011 40

Bảng 2.4: Tỷ lệ mất vốn NH từ năm 2009 – 2011 40

Bảng 2.5: Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn từ năm 2009 – 2011 41

Bảng 2.6: Hệ số thu nợ từ năm 2009 – 2011 41

Bảng 2.7 Vòng quay vốn từ năm 2009 – 2011 42

Biểu đồ 2.1 Sơ đồ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 39

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước có một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa có sự quản lý của Nhà nước Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách tạomôi trường pháp lý đồng bộ và thông thoáng, mở cửa nền kinh tế nhất là từ năm

2006 trở lại đây khi mà nước ta đã ra nhập vào tổ chức Thương Mại Thế Giới(WTO) đã tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế có điều kiện pháttriển như: mở rộng quy mô đầu tư sản xuất, đầu tư chuyên môn hóa các ngành nghềtruyền thống và phát triển các ngành nghề trên tất cả các lĩnh vực như: nông nghiệp,giao thông vận tải, xây dựng, thương mại du lịch, dịch vụ….điều này đồng nghĩavới việc nền kinh tế cần một khối lượng vốn lớn để phục vụ cho công cuộc pháttriển nên kinh tế Trước tình hình đó đặt ra cho hệ thống tài chính quốc gia phải đủmạnh cả về nguồn lực vốn, con người, phương tiện kỹ thuật hoạt động để cung ứngkịp thời vốn và các tiện ích khác cho nền kinh tế Tham gia vào các hoạt động kinh

tế trên thị trường gồm có các tổ chức: Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các

tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư phát triển…tuy nhiên hệ thống Ngân hàng vẫn giữvai trò chủ đạo vì đây không những là kênh điều chuyển vốn cho nền kinh tế màcòn là kênh để Chính phủ quản lý hoạt động tiền tệ của quốc gia, ổn định thị trườngtiền tệ, tạo điều kiện cho các ngành khác tăng trưởng và phát triển

Thực tập là khoảng thời gian quan trọng đối với sinh viên vì đây là dịp đểmỗi sinh viên có cơ hội liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, để trao đổi, học hỏi vàtích lũy kinh nghiệp, kỹ năng, tác phong công tác Từ việc xác định mục tiêu vàtầm quan trọng trong đợt thực tập vừa qua, bản thân em đã có thái độ nghiêmtúc, tự giác trong học tập, khiêm tốn học hỏi, nghiên cứu tài liệu, thu thập thôngtin để giúp cho đợt thực tập đạt được những kết quả tốt Với hy vọng có thêmkinh nghiệp về nghiệp vụ Ngân hàng, em đã chọn Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Chi nhánh Mỹ Đình làm địa điểm thực tập

Từ thực tế ở NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình, và sau thời gian học tập

Trang 7

nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận của công tác kinh doanh, em chọn đề

tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Mỹ Đình”

Nội dung đề tài bao gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng ngắn

hạn tại Ngân hàng Thương mại

Chương II: Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Chi nhánh Mỹ Đình

Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Mỹ Đình

Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phíanhà trường, ban giám đốc, cán bộ nhân viên trong phòng tín dụng của NHNo&PTNT

Chi nhánh Mỹ Đình và các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là thầy giáo ThS Đặng Ngọc Biên đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết của mình.

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 8

CHƯƠNG I TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

NGẮN HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng Thương mại

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Cùng với sự phát triển của sản xuất lưu thông hàng hoá Ngân hàng thươngmại đã ra đời và trở thành một thứ dầu bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động mộtcách nhịp nhàng thông suốt Ngân hàng thương mại đã hình thành và tồn tại nhưmột tất yếu khách quan đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng hoá Sản xuất lưuthông hàng hoá càng phát triển nhu cầu giao lưu giữa các vùng càng tăng, tuy nhiên

do sự khác biệt giữa các vùng về tiền tệ cũng như sự khác biệt về địa lý làm nhu cầuđổi tiền cũng như gửi tiền và thanh toán hộ của các thương gia xuất hiện Và cũngchính nhờ hoạt động nhận tiền gửi và thanh toán hộ mà những người giữ tiền đãnắm trong tay một khối lượng tiền lớn từ đó họ dễ dàng thực hiện hoạt động chovay do tính vô danh của tiền tệ Ngân hàng thương mại đã ra đời từ đó cùng vớinhững nghiệp vụ cơ bản của nó, đến nay trải qua bao thăng trầm của nền kinh tếhoạt động của Ngân hàng thương mại đã mở rộng không chỉ quy mô, chất lượng mà

số lượng, loại hình các dịch vụ cũng ngày càng mở rộng đáp ứng nhu cầu của kháchhàng Từ đó Ngân hàng thương mại đã trở thành một bộ phận không thể thiếu củanền kinh tế, hoạt động của Ngân hàng thương mại ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự pháttriển của nền kinh tế

Trải qua thời gian tương đối dài với những biến động của nền kinh tế, rấtnhiều khái niệm về Ngân hàng thương mại đã được hình thành Ta thấy rằng Ngânhàng thương mại được xem xét ở rất nhiều khía cạnh khác như:

Ở Việt Nam theo sắc lệnh 018CT/LDGCQL/SL ngày 20/10/1969 của chínhquyền Sài Gòn cũ cho rằng: Ngân hàng thương mại là mọi xí nghiệp công hay tư

Trang 9

lập, kể cả những chi nhánh hay phân cục Ngân hàng ngoại quốc mà hoạt độngthường xuyên là thi hành cho chính mình nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, tài chínhvới tiền ký thác của tư nhân hay chi nhánh hay chi nhánh công quyền.

Hay một cách tiếp cận Ngân hàng thương mại dựa trên những dịch vụ mà Ngânhàng mang lại như Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính tiền tệ cungcấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng,tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất

kỳ một tổ chức kinh tế nào trong nền kinh tế

Theo pháp lệnh Ngân hàng 23/5/1990 của Hội đồng Nhà nước xác định:Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thườngxuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó

để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán

> Như vậy nhìn chung từ khái niệm ta có thể thấy rằng Ngân hàng thương

mại có các đặc trưng :

+ Là tổ chức được phép nhận ký thác của công chúng với trách nhiệm hoàn trả.+ Được phép nhận ký thác để cho vay, chiết khấu và thực hiện các nghiệp vụtài chính khác

Như vậy ta có thể hiểu Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệpđặc biệt hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng với với mục đích thu lợinhuận

Do sự bùng nổ về thông tin và công nghệ thông tin, công nghệ Ngân hàngngày càng được hiện đại hoá Do đó để có thể cạnh tranh và hợp tác, hoạt độngNgân hàng không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một quốc gia mà hoà nhậptrong toàn cầu Điều đó tạo ra một cơ hội mới cho các Ngân hàng trong việc pháttriển sản phẩm mở rộng thị trường nhưng cũng tạo ra rất nhiều thách thức cho cácNgân hàng trong sự cạnh tranh

Trang 10

Không những vậy, căn cứ vào tính chất sở hữu và hình thức góp vốn có rấtnhiều loại Ngân hàng thương mại như Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngânhàng cổ phần, liên doanh, Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam… góp phần đa dạnghoá các loại hình Ngân hàng tại Việt Nam Từ đó thúc đẩy sự tự do cạnh tranh mộtcách lành mạnh, giúp các Ngân hàng từng bước tự phát triển, đổi mới, mở rộng hoạtđộng kinh doanh

1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại là một đơn vị kinh doanh tiền tệ do đó các hoạt độngnghiệp vụ của Ngân hàng đều hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Để đạt đượcmục tiêu này Ngân hàng thương mại trong quá trình phát triển đã không ngừng đổimới, không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ sẵn có mà còn thường xuyênnghiên cứu nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của ngườidân Tuy nhiên, một Ngân hàng thương mại luôn luôn tiến hành 3 nghiệp vụ cơ bản:

Huy động vốn

Đối với hoạt động huy động vốn, đây là hoạt động “đầu vào” của ngân hàng,Ngân hàng phần lớn dựa vào việc huy động tiền vốn nhàn rỗi tạm thời trong nềnkinh tế

Thông thường Ngân hàng có các loại tiền gửi là tiền gửi không kỳ hạn, tiềngửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm

Để thực hiện được hoạt động huy động vốn, Ngân hàng cần có một lượngvốn nhất định là vốn tự có Lượng vốn này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn sửdụng song nó rất quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng Đây là cơ sở thu hút tiềngửi của khách hàng, là nguồn để trang trải rủi ro khi gặp phải trong kinh doanh và làchỉ tiêu để Ngân hàng Trung ương quản lý Ngân hàng thương mại

Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn ở đây bao gồm: hoạt động cho vay, hoạt động ngânquỹ, hoạt động đầu tư chứng khoán

Trang 11

Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất quyết định sự thành bại củaNgân hàng bởi đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của các Ngân hàng Chính vì vậyđây cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất Để tránh rủi ro tín dụng xảy ra, việcquản lý tiền vay được tiến hành một cách rất chặt chẽ, đặc biệt với món vay lớn,thời hạn cho vay dài Theo đó Ngân hàng phải phân chia tín dụng ra nhiều hình thứckhác nhau nhằm mục đích dễ quản lý.

Hoạt động ngân quỹ nhằm bảo đảm khả năng thanh toán thường xuyên củaNgân hàng cho khách hàng Đây là tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp nhưng tínhlỏng cao và được coi như tiền mặt Do đó Ngân hàng phải duy trì tài sản này ở mức độhợp lý sao cho vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa đảm bảo khả năng sinh lời

Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng vốn vào hoạt động đầu tư chứng khoán trên thịtrường để thu lợi nhuận và một phần đảm bảo khả năng thanh toán cho Ngân hàng

Hoạt động trung gian

Hoạt động trung gian là việc Ngân hàng cung cấp cho khách hàng một loạtcác dịch vụ liên quan như chuyển tiền, thanh toán hộ khách hàng thông qua các hìnhthức ghi chép trên tài khoản của khách hàng, phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệmchi, thư tín dụng, môi giới mua bán chứng khoán, quản lý hộ tài sản, tư vấn chodoanh nghiệp

Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, hoạt động Ngân hàng chịu

sự cạnh tranh gay gắt từ mọi hướng, chính vì vậy các Ngân hàng tiến tới hoạt động

đa năng trên nhiều lĩnh vực, cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau Vì vậy các dịch vụcung cấp cho khách hàng cũng ngày càng tăng thêm như: kinh doanh ngoại hối, bảolãnh, tư vấn, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ rút tiền tự động, bảo đảm an toàn vật

có giá, nghiệp vụ thuê mua Tất cả các nghiệp vụ đều có quan hệ chặt chẽ hỗ trợnhau một mặt thoả mãn nhu cầu của khách hàng một mặt mang lại lợi nhuận choNgân hàng

Trang 12

1.2 Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế

1.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân Hàng

Tín dụng là hoạt động mang tính sơ khai, tính bản chất của Ngân hàng, là cơ sởchủ yếu để đánh giá chất lượng hoạt động Ngân hàng Thuật ngữ “ tín dụng” (credit)xuất phát từ chữ La Tinh credo (tin tưởng, tín nhiệm) Trong thực tế cuộc sống thuậtngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính,tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng

Theo luật NHNN, tín dụng được định nghĩa như sau: “Cấu thành một nghiệp

vụ tín dụng là bất cứ động tác nào qua đó người đưa hay người hứa đưa vốn chongười khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này như đảm bảo, bảochứng hay bảo lãnh có thu tiền”

Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng đượchiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay ( Ngân hàng vàcác định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác),trong đó bên cho vay chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhấtđịnh theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi chobên cho vay khi đến hạn thanh toán

Quan hệ tín dụng Ngân hàng chỉ được hình thành khi có những điều kiệnkinh tế xã hội cụ thể làm tiền đề cho nó Chính vì vậy, mặc dù các NHTM xuất hiệnrất sớm nhưng quan hệ tín dụng chỉ được hình thành vào khoảng cuối thế kỉ 19.Thông thường quá trình vận động của tín dụng Ngân hàng trải qua 3 giai đoạn :

- Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay

- Sử dụng vốn trong quá trình sản xuất

- Hoàn trả tín dụng

1.2.2 Đặc trưng của tín dụng Ngân hàng

Trang 13

Như vậy, dù định nghĩa cách này hay cách khác, quan điểm về tín dụng đềuthể hiện qua một số đặc trưng của tín dụng như sau:

Thứ nhất : Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng mang tính tạm thời Đối

tượng của sự chuyển nhượng có thể là tiền tệ hoặc là hàng hoá dưới hình thức kéodài thời gian thanh toán trong quan hệ mua bán hàng hoá

Thứ hai: Tín dụng mang tính hoàn trả Lượng vốn được chuyển nhượng phải

được hoàn trả đúng hạn về cả thời gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận: gốc vàlãi Phần lãi đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu Sựchênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời

Thứ ba: Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay và

người cho vay Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng.Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn Người đi vaycũng tin tưởng vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay Sự gặp gỡ giữa người đivay và người cho vay về điểm này sẽ là điều kiện hình thành quan hệ tín dụng

1.2.3 Chức năng của tín dụng Ngân hàng

Tín dụng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốcdân Vị trí đó trước hết được biểu hiện qua các chức năng sau đây của tín dụng :

Thứ nhất: Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.

Vốn là nguồn lực, là điều kiện kinh doanh

Thứ hai: Với tư cách là trung gian chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi

thiếu vốn nên tín dụng Ngân hàng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh

tế, góp phần giúp cho việc sử dụng vốn trong nền kinh tế có hiệu quả hơn, góp phầntăng tốc độ tăng trưởng

Thứ ba: Tín dụng Ngân hàng thực hiện chức năng giám đốc Đối với mỗi nền

kinh tế, Ngân hàng trung ương đảm nhiệm việc quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ,tín dụng, Ngân hàng trong cả nước nhằm ổn định giá trị tiền tệ

Trang 14

1.2.4 Phân loại tín dụng Ngân hàng

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất và cũng mang lại lợinhuận chủ yếu cũng như rủi ro cho các Ngân hàng Chính vì vậy, các nhà Ngânhàng luôn phải tìm ra các tiêu thức phân loại tín dụng để có thể dễ dàng quản lý,kiểm tra từ đó phòng tránh rủi ro tín dụng Dựa vào các tiêu thức khác nhau ta cóthể phân loại tín dụng như sau:

Căn cứ vào thời gian của khoản vay:

Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay theo hai loại:tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn

Tín dụng ngắn hạn: Đây là hình thức tín dụng thường có thời hạn dưới một

năm và mục đích thường để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời như phục vụ chothanh toán tiền, hàng hoá, tài trợ vốn lưu động hay thanh toán ngoại thương

Tín dụng trung, dài hạn: Tín dụng trung hạn: Đây là hình thức tín dụng có

thời hạn từ một đến năm năm Các khoản vay thường với mục đích để đầu tư, cảitiến máy móc, trang thiết bị, đầu tư vào một ngành kinh doanh mới.Tuy nhiên cácmáy móc trang thiết bị này cần có thời hạn khấu hao không quá dài, hay dự án kinhdoanh cần có kế hoạch thu hồi vốn sớm, để có thể kịp thời trả vốn cho Ngân hàng

Tín dụng dài hạn: Đây là các khoản tín dụng được cấp có thời hạn từ 6otháng trở lên và cũng thường được sử dụng với mục đích xây nhà xưởng, đầu tư dâychuyền sản xuất lớn, những dự án có thời hạn thu hồi vốn dài Tuy nhiên thời giancho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấyphép thành lập đơn vị, pháp nhân và không quá 15 năm đỗi với các dự án đầu tưphục vụ đời sống

Căn cứ theo hình thức bảo đảm

Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: trong trường hợp này Ngân hàng

cấp tín dụng cho khách hàng mà không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh

mà dựa vào uy tín của khách hàng Những khách hàng được cấp tín dụng loại này

Trang 15

thường là những khách hàng quen, đã có uy tín với Ngân hàng về việc trả đúng vàđầy đủ các khoản nợ của mình từ trước tới nay

Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng

dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh Tài sản dùng để thế chấpcầm cố có thể là nhà xưởng, xe cộ, các khoản phải thu, các trang thiết bị hay các tàisản hình thành từ vốn vay, vật có giá hay giấy tờ có giá Ngoài ra, để đảm bảo chokhoản vay có thể được thực hiện bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba được Ngân hàngchấp nhận

Căn cứ vào mục đích sử dụng

Cho vay sản xuất kinh doanh: các khoản vay này thường được sử dụng để tài

trợ vốn lưu động của doanh nghiệp hay tài trợ cho việc xây dựng nhà xưởng, muasắm máy móc, thiết bị, mua nguyên vật liệu

Cho vay tiêu dùng: chủ yếu phục vụ cho nhu cầu mua sắm tiêu dùng của các

hộ gia đình và cá nhân như mua nhà cửa, xe máy, ô tô và các phương tiện cần thiếtkhác

Căn cứ vào phương thức cho vay

Cho vay theo hạn mức tín dụng: theo hình thức này Ngân hàng và khách

hàng thoả thuận và ký kết một hợp đồng hạn mức tín dụng duy trì theo thời hạn nhấtđịnh hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh

Cho vay từng lần: đây là hình thức tín dụng mà Ngân hàng và khách hàng

thoả thuận và ký kết hợp đồng riêng với mỗi khoản vay khi khách hàng có nhu cầu.Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn thì việc ký kết hợp đồng sẽ được thực hiệnlại từ đầu

Cho vay từng dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực

hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tưphục vụ đời sống

Trang 16

Cho vay hợp vốn: đối với những khoản vay lớn, một Ngân hàng không đủ

khả năng hay không được phép cho vay đòi hỏi một nhóm các TCTD cùng cho vay.Trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp cácTCTD khác để cho vay

Cho vay trả góp: khi vay vốn Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả

thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với nợ gốc được chia ra để trả nợ thành nhiều kỳtrong hợp đồng vay

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết bảo đảm cho

khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tuy nhiên nhiềutrường hợp khách hàng cần một lượng vốn lớn hơn, do đó Ngân hàng và kháchhàng thường thoả thuận một hạn mức tín dụng dự phòng lớn hơn Đồng thời kháchhàng và Ngân hàng thường phải quy định về thời hạn hiệu lực và mức phí trả chohạn mức tín dụng dự phòng

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng

chấp thuận cho khách hàng đựơc sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tíndụng để thanh toán tiền mua hàng hoá và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hayđiểm ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận bằng

văn bản pháp luật chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoảnthanh toán của khách hàng

Căn cứ vào phương thức trả nợ

Trả nợ một lần: khách hàng và Ngân hàng thoả thuận sẽ trả cả lãi và gốc một

lần duy nhất

Trả nợ làm nhiều lần: Ngân hàng tính toán chia khoản nợ ra thành nhiều kỳ

để khách hàng có thể dễ dàng trả nợ

Trang 17

Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng nhiều phương thức để phân loại khác nhưdựa vào hình thái tiền tệ hay dựa vào đối tượng vay từ đó để Ngân hàng có thể dễdàng trong việc quản lý tránh nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng.

1.2.5 Vai trò của tín dụng Ngân Hàng

Một là: Tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình

mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế Trong xu thế hội nhập quốc tế, mối quan

hệ giữa các nước trên thế giới và trong khu vực được mở rộng và phát triển đa dạng

cả về chiều rộng và chiều sâu Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo điềukiện đặc biệt cho các nước đang phát triển trên thế giới trong đó có nước ta Thựchiện chủ trương mở rộng hợp tác kinh tế, tăng cường các quan hệ đối ngoại do đóđầu tư vốn tín dụng thúc đẩy xuất khấu hàng hoá là mối quan tâm của các Ngânhàng trong tình hình hiện nay Ngân hàng với tư cách là tổ chức kinh doanh tiền tệ,thông qua hoạt động cho vay sẽ trở thành nền tảng, là người cung cấp vốn cho cácnhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá Từ đó Ngân hàng sẽ trở thành đònbẩy thúc đẩy quá trình mở rộng và giao lưu kinh tế quốc tế, là phương tiện nối liềnnền kinh tế các nước

Qua đó ta thấy tín dụng Ngân hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng đốivới nền phát triển kinh tế, phục vụ sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cácđơn vị kinh tế nói riêng Thực hiện chức năng phân phối lại (cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn) tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế dựtrữ vật tư, hàng hoá, tăng thêm giá trị TSCĐ, TSLĐ mà đơn vị đã sử dụng, do vậytín dụng góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển vật tư, hàng hoá trong nền kinh tế,rút ngắn thời gian lưu thông, giảm bớt chi phí, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận

Hai là: Tín dụng Ngân hàng là công cụ để Nhà nước tài trợ cho các ngành

kinh tế mũi nhọn hoặc các ngành kinh tế kém phát triển thông qua chính sách ưuđãi, từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế cũng phát triển, đẩy nhanh tốc độ công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 18

Ba là: Tín dụng Ngân Hàng tổ chức đều hoà vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu

thông hàng hoá, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế Ngânhàng là chiếc cầu nối giữa những người có vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tếvới những người cần vốn để mở rộng kinh doanh, tiêu dùng Trên cơ sở huy độngnguồn vốn trong dân cư hay đi vay các tổ chức kinh tế khác Ngân hàng tiến hành chovay với các cá nhân, tổ chức kinh tế đang cần vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh

Các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu thiếu vốn.Nhờ nguồn vốn mà Ngân hàng cho vay doanh nghiệp không những đảm bảo quátrình sản xuất mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiệnđại để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Từ

đó các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá đẩy nhanh quá trìnhtái sản xuất mở rộng Như vậy, tín dụng Ngân hàng đã biến các phương tiện hoạtđộng có hiệu quả, thu hút nhanh chóng các vật tư lao động, những tiềm năng sẵn cókhác vào sản xuất

Bốn là: Tín dụng Ngân hàng có vai trò là công cụ kiểm soát hoạt động kinh

tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

Năm là: Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, tín dụng Ngân hàng tạo điều

kiện phát triển kinh tế giữa các nước

Sáu là: Tín dụng Ngân hàng là động lực đối với việc hình thành và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.3 Chất lượng hoạt động tín dụngn ngắn hạn của Ngân hàng thương mại

1.3.1.Các hình thức tín dụng ngắn hạn cảu Ngân hàng thương mại.

Một là : Chiết khấu chứng từ có giá

Các chứng từ có giá ở đây có thể là hợp đồng mua bán, các trái quyền (thươngphiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, công trái) hoặc mua bán lại các khoản nợ

Trang 19

Hai là: Cho vay từng lần: Dịch vụ cho vay từng lần được các Ngân hàng

thương mại áp dụng đối với các khách hàng không có nhu cầu thường xuyên vềnguồn vốn tín dụng ngắn hạn hoặc không có đủ điều kiện để áp dụng hình thức chovay hạn mức, Mỗi một nhóm vay sẽ được kí một hợp đồng tín dụng riêng biệt

Ba là: Cho vay hạn mức: Ngân hàng và khách hàng có một thỏa thuận về

hạn mức tín dụng trong một kì nhất định (thường là một năm), theo đó khách hàngđược vay với số dư tối đa là một mức hạn nhất định, không cần làm lại hợp đồng,Ngân hàng không xác định trước thời hạn tín dụng, qua đó tạo sự chủ động chokhách hàng

Bốn là: Cho vay thấu chi: Thấu chi là hình thức cho vay theo đó khách hàng

được sử dụng số tiền vượt quá số tiền trong tài khoản vãng lai của họ tại Ngân hàng,

nó giúp họ giải quyết khó khăn trong ngắn hạn về tài chính

Năm là: Bao thanh toán; Theo định nghĩa về bao thanh toán của Ngân hàng

Nhà Nước, bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bênbán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hànghóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bánhàng hóa

Ngoài ra Ngân hàng còn có nhiếu loại hình thức tín dụng ngắn hạn khác phục

vụ cho các hoạt động kinh tế khác nhau như tài trợ xuất khẩu, bảo lãnh, tái bảolãnh…

1.3.2 Vai trò và đặc trưng tín dụng ngắn hạn

* Vai trò

Tín dụng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗingười chúng ta Tín dụng đã góp phần làm ổn định phát triển sản xuất của nền kinh

tế, các tổ chức và mỗi cá nhân Cũng như các loại tín dụng khác, tín dụng ngắn hạn

có vai trò cực kỳ quan trọng Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay khi các doanhnghiệp cực kỳ khát vốn để nâng cao và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Trang 20

Đối với ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức chuyên doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nhận gửi và huyđộng các nguồn tài chính nhằm mục tiêu lợi nhuận An toàn trong lợi nhuận là mụctiêu của Ngân hàng, nói cách khác Ngân hàng là một kinh doanh gặp nhiều rủi ro dophần lớn tài sản của nó là bộ phận tài sản sinh lợi không do Ngân hàng trực tiếp sửdụng, do vậy mà trong quá trình hoạt động, Ngân hàng đạt được mục tiêu, nhưngvẫn phải đảm bảo an toàn

Đối với khách hàng

Khách hàng của tín dụng ngắn hạn thường rất đa dạng, họ cần đến nguồn vốntín dụng ngắn hạn với những mục đích khác nhau như tài trợ cho sản xuất kinhdoanh, dịch vụ đời sống … Nhưng nhìn chung tín dụng ngắn hạn giải quyết cho họnhững nhu cầu nóng bỏng về khả năng thanh khoản, bổ sung vốn, mở rộng hoạt độngsản xuất kinh doanh với môtj mức chi phí hợp lý

Đối với doanh nghiệp

Do sức ép của cạnh tranh mà các doanh nghiệp luôn có những nhu cầu đầu tư

để tái sản xuất mở rộng, tăng khả năng sản xuất, phát triển thị trường, nâng cao chấtlượng sản phẩm, có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo tồn tại và phát triển Ở ViệtNam hiện nay khi mà thị trường tài chính chưa hoàn thiện thì tín dụng Ngân hàng làmột giải pháp tối ưu nhất cho các doanh nghiệp

Như vậy, nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng cũng là một yếu tố kích thích sảnxuất của doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới công nghệ và cải tiến mẫu mã sản phẩm để

có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất, đưa nhanh sản phẩm vào lưu thông, tạo lập chỗđứng trên thị trường

Đối với nền kinh tế

Tín dụng ngắn hạn là một nguồn cung cấp vốn không thể thiếu đối với bất kì

một nền kinh tế nào, nó đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về vốn trong quá trình sảnxuất kinh doanh, nhờ có tín dụng ngắn hạn, nền kinh tế tránh được những khó khăn

Trang 21

về tính thanh khoản, giải quyết khó khăn ngắn hạn để đảm bảo cho tăng trưởngtrong dài hạn.

Ngân hàng trong nền kinh tế với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanhtrên lĩnh vực tiền tệ với tư cách là một trung gian tài chính, nó là kênh chuyển vốn

từ những người thừa vốn đến những nơi thiếu vốn và hoạt động hiệu quả trong nềnkinh tế

- Đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu:

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với mục tiêu của Chính Phủ

- Thúc đẩy mở rộng kim ngạch xuất nhập khẩu

- Đảm bảo nguồn thu vững chắc cho Ngân hàng nhà nước

- Rủi ro tín dụng ngắn hạn thấp: Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian

ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trước của nền kinh

tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn Ngoài ra, các khoản vay được cung cấpcho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựatrên tài sản đảm bảo, bảo lãnh chắc chắn sẽ có khoản thu bù đắp trong tương lai vìvậy rủi ro mang đến thường thấp

- Lãi suất thấp: Lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trả

cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của người khác Chính vì rủi ro mang lại củakhoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường nhỏ

Trang 22

Vốn tín dụng ngắn hạn mà Ngân hàng cấp cho khách hàng thường đượckhách hàng dùng để mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên sốvốn vay thường là nhỏ.

- Thời hạn thu hồi vốn nhanh: vốn tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng

để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn như đảm bảo cân bằng ngân quỹ, đối phóvới chênh lệch thu chi trong ngắn hạn… Thông thường những thiếu hụt này chỉmang tính tạm thời hay mang tính thời điểm, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ sớm thulại dưới hình thái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh

- Hình thức phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng,

phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng, cácNgân hàng thương mại không ngừng phát triển các hình thức tín dụng ngắn hạn củamình Điều đó đã làm cho các hình thức tín dụng ngắn hạn rất phong phú như :nghiệp vụ ứng trước, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu…

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng

Có nhiều tiêu thức định tính cũng như định lượng để đánh giá chất lượng tíndụng ngắn hạn trong hoạt động của các Ngân hành thương mại

Mà việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với một Ngân hàng là hết sức quantrọng Bởi chất lượng là biểu hiện khả năng hoạt động của Ngân hàng là tốt hay xấu,làm cơ sở để đánh giá Ngân hàng Mặt khác, việc đánh giá chất lượng tín dụng cũnggiúp cho Ngân hàng có những thay đổi hợp lý, điều chỉnh hoạt động để nâng caokhả năng cạnh tranh của mình Việc nâng cao chất lượng tín dụng không những làmtăng thu nhập cho Ngân hàng mà còn giúp cho Ngân hàng được an toàn

Để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trước hết cần tiến hành đánh giácác nhóm chỉ tiêu sau :

+ Một là: Chỉ tiêu về huy động vốn ngắn hạn

Tỷ trọng vốn huy động = Vốn huy động ngắn hạn

Trang 23

ngắn hạn Tổng nguồn vốnChỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn ngắn hạnhuy động được bao nhiêu, đồng thời cho biết khả năng huy động vốn ngắn hạn củaNgân hàng Chỉ tiêu này càng cao thì Ngân hàng càng có cơ hội mở rộng đầu tư chovay ngắn hạn, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn Tuy nhiên, chỉ tiêu này caocũng đồng nghĩa với việc chi phí tạo nguồn vốn lớn, nếu Ngân hàng không sử dụngtốt nguồn vốn này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng.

+ Hai là: Khả năng cấp tín dụng

Khả năng cấp tín dụng = Vốn huy động ngắn hạn

Dư nợ tín dụng ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết vốn huy động ngắn hạn đảm bảo bao nhiêu phần trămnhu cầu tín dụng ngắn hạn, từ đó cho thấy khả năng tự chủ của Ngân hàng trongviệc cấp tín dụng cho nền kinh tế Ngoài ra, chỉ tiêu này còn ảnh hưởng đến khảnăng thanh toán của Ngân hàng Tỷ lệ này cao chứng tỏ Ngân hàng cho vay ngắnhạn nhiều và đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động ngắn hạn Nếu tỷ lệ này thấp kếthợp với khả năng huy động vốn ngắn hạn cao thì có thể kết luận Ngân hàng đã sửdụng vốn lãng phí, không hiệu quả, ảnh hưởng tới lợi nhuận và an toàn trong hoạtđộng Ngân hàng

+ Ba là: Chỉ tiêu cho vay ngắn hạn

* Chỉ tiêu dư nợ:

Tỷ lệ dư nợ = Dư nợ ngắn hạn

Tổng dư nợ tín dụngChỉ tiêu này cho biết tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ tín dụng củaNgân hàng Nếu tỷ lệ dư nợ tăng liên tục qua nhiều thời kỳ có thể nói chất lượng tíndụng tăng Tuy nhiên khi đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn qua chỉ tiêu nàycần phải xem xét cả số tương đối và số tuyệt đối Bởi không phải tỷ lệ này tăng có

Trang 24

nghĩa là cho vay ngắn hạn tăng, nó còn phụ thuộc vào việc tổng dư nợ tín dụng cótăng hay không.

* Chỉ tiêu vòng quay vốn đầu tư

Vòng quay vốn đầu tư = Doanh số thu nợ trong năm

Dư nợ bình quân trong nămVòng quay vốn đầu tư cho biết trong một thời gian nhất định vốn ngắn hạnquay được bao nhiêu vòng Để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn thông qua chỉtiêu này Số vòng quay càng cao càng tốt vì điều đó chứng tỏ Ngân hàng thu đượcnhiều nợ và chứng tỏ Ngân hàng đã đầu tư vốn có hiệu quả

* Chỉ tiêu nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn ngắn hạn

Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạnĐây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng ngắn hạn Đến kỳhạn trả nợ và lãi tiền vay, nếu bên đi vay không trả được nợ hoặc không trả được lãimột kỳ và không được gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển khoản vay đó sang nợquá hạn Nợ quá hạn là điều mà các Ngân hàng không hề mong muốn và cũng tìmmọi biện pháp để hạ tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất có thể được

* Chỉ tiêu nợ không có khả năng thu hồi

Tỷ lệ nợ không có khả năng

Nợ ko có khả năng thu hồi

Dư nợ tín dụng ngắn hạnNếu tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi cao thì chất lượng tín dụng ngắn hạnđược đánh giá là thấp, hoạt động của Ngân hàng không có hiệu quả và các chỉ tiêukhác đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn không có giá trị

+ Bốn là: Thu nhập từ hoạt động cho vay

Thu nhập từ hoạt động = Lợi nhuận từ tín dụng ngắn hạn

Trang 25

Cho vay Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạnChỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay cho biết khả năng sinh lời của tíndụng ngắn hạn Bất kỳ một khoản tín dụng nào, dù ngắn hay dài hạn, không thể coi

đó là có chất lượng cao nếu không đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng Ngoài ra còn

có thể thấy được vị trí của tín dụng ngắn hạn trong hoạt động của Ngân hàng thôngqua chỉ tiêu:

Khả năng sinh lời = Lãi từ hoạt động cho vay

Tổng thu nhập

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng

Như vậy, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn là một yêu cầu cấp thiếtkhông chỉ đối với Ngân hàng thương mại mà còn đối với nền kinh tế, doanhnghiệp, hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân, nói cách khác là tất cả các chủ thể trongnền kinh tế Để có thể nâng cao được chất lượng tín dụng ngắn hạn, trước hết,chúng ta cần xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng tới nó, mà cụ thể là các nhóm nhân

tố khách quan (đến từ bên ngoài Ngân hàng) và nhóm nhân tố chủ quan từ bên trongNgân hàng

Các nhân tố khách quan

+ Môi trường kinh tế:

- Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Nềnkinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hànhtrôi chảy Trong điều kiện không chịu ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng khảnăng cho vay và khả năng trả nợ tiền vay sẽ thuận tiện

- Môi trường kinh tế có một đồng tiền duy trì được giá trị ổn định, một mứclạm phát hợp lý qua các năm là một điều kiện quan trọng để chất lượng tín dụngngắn hạn được đảm bảo Thật vậy, tình trạng lạm phát cao, hoặc giảm phát, thiểuphát gây ra khó khăn cho bản thân Ngân hàng cũng như các khách hàng (doanh

Trang 26

nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức…) dẫn đến khả năng trả nợ của họ gặp vấn đề, tỷ lệ

nợ xấu có nguy cơ tăng cao Tuy nhiên một mức lạm phát vừa đủ để gia tăng đầu tư,

mở rộng sản xuất lại là một yếu tố quan trọng nhằm kích thích tăng trưởng dư nợ tíndụng, trong đó tín dụng ngắn hạn Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế trải quacác chu kỳ tăng trưởng đến bão hòa và suy thoái nối tiếp nhau

Trong thời kỳ hưng thịnh, nhu cầu vay vốn tăng, rủi ro tín dụng cũng ít đi.Khi nhu cầu vay lên cao do chạy đua trong sản xuất kinh doanh hay nạn đầu cơ tíchtrữ thì nhiều khoản cho vay được thực hiện Nhưng những khoản vay này cũng khóđược hoàn trả nếu sự phát triển sản xuất là không hợp lý dẫn đến khủng hoảng kinh

tế Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, hoạt động cho vay gặp khó khăn trên mọi lĩnhvực, nhu cầu vốn vay giảm

+ Môi trường pháp lý :

Thực tiễn cho thấy pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thịtrường có điều tiết của Nhà nước Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợpvới sự điều tiết của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tế đó sẽ cónhiều gian lận, thiếu công bằng và khó thực hiện trôi chảy

Cơ chế chính sách minh bạch, đồng bộ sẽ tạo đièu kiện thuận lợi cho các Ngânhàng chủ động thực hiện hoạy động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạnnói riêng theo quy định của pháp luật Để đảm bảo cho việc mở rộng và nâng cao chấtlượng tín dụng ngắn hạn, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải đồng bộ, đầy đủ, hướng dẫn của

hệ thống văn bản dưới luật phải thống nhất đồng thời cũng phải đảm bảo được tính hiệulực của luật pháp

+ Môi trường xã hội:

Quan hệ tín dụng thực hiện trên cơ sở lòng tin Nó là cầu nối giữa Ngân hàng

và khách hàng Khi Ngân hàng có nhiều uy tín với khách hàng thì càng thu hút đượcnhiều khách hàng đến với mình Khách hàng càng có sự tín nhiệm với Ngân hàngthì càng được Ngân hàng ưu đãi trong quan hệ tín dụng Đây là điều kiện để cảithiện chất lượng tín dụng

Trang 27

+ Nhân tố môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là nhân tố khách quan gây ảnh hưởng lớn đến chấtlượng tín dụng của Ngân hàng Thực tế nhân tố này không tác động trực tiếp mà làtác động gián tiếp đến hoạt động của Ngân hàng Đối với những nước có khí hậukhông ổn định, khi thiên tai hạn hán, lũ lụt dịch bệnh bất ngờ xảy ra ảnh hưởng tiêucực đến sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế mà họkhông lường trước được, đặc biệt trong lĩnh vực này bị ứ đọng hoặc mất mát khôngthu hồi được, từ đó không có khả năng thanh toán, trả nợ Ngân hàng, làm cho chấtlượng tín dụng của Ngân hàng bị hạ thấp

+ Các nhân tố thuộc về khách hàng:

Khách hàng với tư cách là người gửi tiền, cung cấp nguồn lực đầu vào chohoạt động tín dụng ngắn hạn Nguồn lực được duy trì ổn định mới tạo điều kiện chochất lượng tín dụng ngắn hạn tốt Bên cạnh đó, với tư cách là đối tượng cho vay củaNgân hàng, khách hàng là yếu tố quyết định trực tiếp đếnchất lượng tín dụng (vìcông tác phân tích thẩm định và ra quyết định của Ngân hàng dù sao cũng chỉ làcông tác dự báo) Khách hàng là đối tượng sử dụng vốn vay, đạo đức, trách nhiệm,năng lực của họ mang ý nghĩa quyết định đến chất lượng khoản tín dụng Có rấtnhiều nhân tố đánh giá năng lực của khách hàng, có thể kể ra như quy mô và chấtlượng sản xuất, mức độ chiếm lĩnh thị trường, tiềm lực tài chính, khả năng quả lý,khả năng đáp ứng các điều kiện tài sản đảm bảo

Các nhân tố chủ quan.

+ Nhân tố khách hàng:

Tiềm lực tài chính của khách hàng: Thể hiện qua các chỉ tiêu như vốn tự có,

hệ số nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi hàng năm

Triển vọng kinh doanh: Thông thường khi doanh nghiệp đưa vốn của Ngânhàng vào kinh doanh, một doanh nghiệp đang trong tình trạng thị phần của mìnhđang bị thu hẹp, nhà cung cấp không ổn định, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó

Trang 28

khăn thì tất nhiên khả năng hoàn trả vốn tín dụng cho Ngân hàng sẽ không đượcdảm bảo và ngược lại.

Mức độ đảm bảo tín dụng: Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mạiluôn đề cập đến vấn đề tài sản đảm bảo cho khoản vay đặc biệt là đối với các khoảntín dụng trung dài hạn

Xét về cầm cố thế chấp: Ngân hàng sẽ cho vay theo một tỷ lệ phần trăm nhấtđịnh trên số tài sản cầm cố thế chấp

Đạo đức kinh doanh: Nếu khách hàng trung thực sử dụng vốn vay đúng mụcđích thì rủi ro xẩy ra đối với Ngân hàng sẽ ít đi do vậy để dẫn tới quyết định cungcấp vốn trung dài hạn cho khách hàng Ngân hàng đã có một quá trình xét duyệt hồ

sơ xin vay và nếu như quá trình này thực hiện một cách chính xác thì khi vốn sửdụng đúng mục đích như hồ sơ xin vay, sẽ xẩy ra ít rủi ro hơn

Năng lực quản lý và trình độ của doanh nghiệp vay vốn: xét về triển vọngkinh doanh của doanh nghiệp cần xuất phát từ yếu tố con người Thiếu năng độngtrong kinh doanh, không kịp thay đổi chiến lược khi môi trường kinh doanh thay đổi,đội ngũ nhân viên không có trình độ, thiếu kỷ luật… sẽ làm giảm khả năng trả nợ choNgân hàng, chất lượng khoản vay không được đảm bảo

+ Nhân tố thuộc về Ngân hàng:

Một là : Chiến lược kinh doanh

Chiến lược của một Ngân hàng luôn là sự thể hiện đường lối hoạt động phân

bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này Nếu không có chiến lượckinh doanh, Ngân hàng sẽ luôn bị động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượnghoạt động tín dụng của Ngân hàng

Hai là: Chính sách tín dụng

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khảnăng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp,đường lối chính sách của nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Điều đó cũng có ý

Trang 29

nghĩa là chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng củaNgân hàng có đúng đắn hay không Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng cho vay cácNgân hàng phải có chính sách phù hợp, đúng hướng.

Ba là: Chất lượng thẩm định và quy trình tín dụng

Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng tíndụng Việc thẩm định được thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi vốn (baogồm cả gốc và lãi) khi đến hạn thanh toán, tạo điều kiện cho vốn tín dụng luânchuyển nhanh Trong quá trình thẩm định tín dụng đòi hỏi người cán bộ tín dụng cómột trình độ chuyên môn cũng như khả năng thẩm định linh hoạt tuy nhiên phảituân thủ nghiêm ngặt các quy định về hồ sơ, an toàn về thông tin

Bốn là: Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là lãi suất mà Ngân hàng phải tính cho người đi vay, sao chovới mức lãi suất này vừa thu hút khách hàng đến vay vừa để đảm bảo khả năng sinh lờicho Ngân hàng Thông thường chính sách lãi suất được quy định theo xu hướng lãi suấttiền vay lớn hơn lãi suất tiền gửi và nhỏ hơn lợi nhuận trung bình của các doanhnghiệp, trong đó lãi suất tiền gửi phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát Lãi suất cho vay củaNgân hàng được xác định theo các nguyên tắc để đảm bảo cho Ngân hàng luân thuđược lợi nhuận và có khả năng cạnh tranh trên thị trường

Năm là: Công tác quản lý nhân sự

Con người cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thànhbại của việc quản lý vốn vay trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Trong hoạtđộng vốnvay của Ngân hàng, cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm công tác chovay Do vậy trình độ chuyên môn, có đạo đức và có trách nhiệm là những phẩmchất không thể thiếu được đối với mỗi cán bộ tín dụng

Sáu là: Hệ thống thông tin Ngân hàng

Trong cơ chế thị trường hiện nay, thông tin đã trở thành vấn đề có tầm quantrọng lớn trong việc nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại Một

Trang 30

hệ thống thông tin được tổ chức hoàn thiện, đầy đủ chính xác sẽ giúp Ngân hànghiểu rõ về khách hàng của mình, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh củakhách hàng, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro, nâng caochất lượng thông tin hoạt động chưa hiệu quả nên ít nhiều ảnh hưởng đến chấtlượng tín dụng của Ngân hàng.

Tóm lại, trong chương I đề tài đã đề cập đến một vấn đề mang tính cấp báchhiện nay đó là chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nóiriêng đối với các Ngân hàng thương mại Đây là cơ sở lý luận cho việc đánh giáthực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Trang 31

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢ NG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Mỹ Đình (Agribank Mỹ

Đình) thành lập cách đây không lâu nhưng đã góp phần to lớn vào sự phát triểnchung của ngôi nhà chung Agribank Việt Nam, Là mô hình Chi nhánh Thanh niênđầu tiên của hệ thống AgriBank, sự năng động và chính sức trẻ đã giúp AgriBank

Mỹ Đình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Agribank Mỹ Đình thành lập theo quyết định số 148/QĐ/HĐQT-TCCBngày 29/02/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc điều chỉnh Chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Mỹ Đình phụ thuộc Chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ về phụ thuộc NHNNo&PTNTViệt Nam

Chi nhánh có trụ sở đóng tại Khu đô thị cao cấp Mỹ Đình, có vị trí thuận lợitrong việc khai thác khách hàng, giao thông thuận tiện và là khu vực nằm trongchiến lược phát triển của Hà Nội Trong tương lai gần, đây sẽ là trung tâm tài chính,thương mại lớn của Thủ đô Hà Nội Sau gần 4 năm thành lập và hoạt động, hiện tạiChi nhánh có 05 phòng Giao dịch trực thuộc và Chi nhánh đang từng bước mởrộng, khai thác triệt để màng lưới giao dịch nhằm phục vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu

Trang 32

khách hàng với nhiều sản phẩm dịch vụ tiên tiến, củng cố vững thêm niềm tin củakhách hàng đối với thương hiệu Agribank.

Được sự chấp thuận của Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt nam chi nhánh đãtriển khai thí điểm mô hình chi nhánh Thanh niên, những sản phẩm gắn với thanhniên như công trình thanh niên tình nguyện, quầy giao dịch thanh niên đã bước đầutạo nên một điểm nhấn quan trọng trong hoạt động của chi nhánh

Chi nhánh được thành lập và phát triển trong giai đoạn nền kinh tế đất nước

có nhiều biến động phức tạp, nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những nguy cơ.Năm2007, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội và thách thứccho hoạt động của các NHTM Hội nhập quốc tế sẽ nâng cao tính cạnh tranh và kỷluật thị trường trong hoạt động Ngân hàng sẽ khuyến khích tạo ra những Ngân hàng

có qui mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả, các Ngân hàng kinhdoanh yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vươn lên, nếu muốn tồn tại Hội nhập cũng

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng trong nước thâm nhập vào thị trườngquốc tế, mở ra cơ hội cho ngành Ngân hàng thực hiện các cuộc trao đổi, hợp tácquốc tế trong các lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanhtra, giám sát phòng ngừa rủi ro, lĩnh vực thanh toán và phát triển các sản phẩm dịch

vụ Ngân hàng mới

Năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác độngkhông nhỏ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cả hệ thống Ngân hàng Cùngvới những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ và NHNNtrong việc kiềm chế lạm phát, cuộc chạy đua lãi suất của các NHTMCP với các hìnhthức cạnh tranh không lành mạnh khiến hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT

Trang 33

- Quán triệt nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt là tăng trưởng nguồn vốn vàđảm bảo an toàn thanh khoản, đặc biệt là thanh khoản ngoại tệ;

-Chủ động, linh hoạt triển khai các biện pháp huy động vốn, các cơ chế hỗtrợ, khuyến khích, khen thưởng huy động vốn, bảo đảm khả năng cạnh tranh, ngănchặn suy giảm nguồn vốn, bảo đảm tăng trưởng, giữ vững thị phần; triển khai thựchiện tốt chính sách khách hàng nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, tăng trưởngvốn huy động;

- Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu kế hoạch cho vay nông nghiệp nông thôn đãđược giao; kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ dư nợ lĩnh vực phi sản xuất, giảm dư nợ cho vaybất động sản và cho vay tiêu dùng; kiểm soát chặt chẽ không cho mở L/C thanhtoán bằng vốn vay, không được tăng dư nợ cho vay ngoại tệ;

- Tập trung triển khai các biện pháp quyết liệt giảm tỷ lệ nợ xấu, thực hiệntrích lập dự phòng xử lý rủi ro đầy đủ kịp thời;

- Tổ chức, kiểm tra, chấn chỉnh, nâng cao kỷ cương, lề lối làm việc, nâng cao

ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần, thái độ và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thểtrong thực thi nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệuNHNo&PTNT Việt Nam

>Đi lên từ sức trẻ

- NHNo&PTNT Mỹ Đình là chi nhánh được chọn thí điểm mô hình “Chinhánh Thanh Niên” nên các cán bộ của NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình chủ yếu

là cán bộ trẻ với tuổi đời trung bình xấp xỉ 30

- Về công tác huy động vốn, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Tính đến thờiđiểm hiện tại nguồn vốn của chi nhánh đạt 2.100 tỷ đồng, trong đó nguốn vốn nội tệ đạt

600 tỷ đồng, tiền gửi dân cư đạt 500 tỷ đồng, tăng hơn nhiều so với năm 2008

- Về công tác tín dụng : Chi nhánh đã thực hiện tốt các giải pháp về nâng caochất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, thực hiện chủ trương “có tăng trưởngnguồn vốn mới cho vay”, đông thời thực hiện chính sách Tam nông của chính phủ

Trang 34

Nên tính đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ đạt 1.600 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu duy trì ởmức 0,013%, một con số thật sự ấn tượng.

- Ngay từ những tháng đầu năm 2010, Agribank Chi nhánh Mỹ Đình luônbám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước, xây dựng chương trình hànhđộng cụ thể nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 18/NQ- CP, Chỉ thị 02/CT-NHNN vềcác giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độtăng trưởng kinh tế 6,5%

- Năm 2010, Agribank Chi nhánhMỹ Đình đã kị ̣p thời triển khai thực hiệnNghị định 41/2010/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg vềChính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn ; triển khai Đề án “Mở rộngđầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến 2010 và định hướng đến2020” v.v… tạo điều kiện để người nông dân, doanh nghiệp khắp mọi vùng, miền

cả nước có thêm nhiều cơ hội mở rộng, nâng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật tăng năng suất

- Chi nhánh còn lập ra các tổ huy động vốn để phục vụ khách hàng tại nhà,những giao dịch diễn ra ngoài giờ hành chính thì chỉ cán bộ Thanh Niên là có thểđáp ứng được yêu cầu của khách hàng Chính nhờ sức trẻ của các cán bộ màNHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình hoàn thành nhiệm vụ được NHNo&PTNT ViệtNam phong tặng “Lá cờ đầu của khu vực ngoại thành năm 2008”, giấy khen củaChủ tịch HĐQT, TGĐ, giấy khen của UBND TP Hà Nội,…

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mỹ Đình

- NHNo&PTNT Việt Nam được xác định là doang nghiệp nhà nước hạngđặc biệt, hoạt động trong luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý của NHNNViệt Nam Ngoài chức năng của một NHTM thông thường, NHNo&PTNT còn cóchức năng đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn qua việc mở rộng vốn đầu tưtrung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp, góp phần thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp

Trang 35

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu Ngân hàng và thực hiệncác hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo.

- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyềnđịa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân khác trong và ngoài nước theo quy địnhcủa NHNo Việt nam

- Được phép vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi tổng giámđốc của NHNo cho phép

Nhận tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân

cư trong nước và nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ

Cho vay:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng Việt nam đồng và ngoại tệ đối

với các tổ chức kinh tế

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng Việt nam đồng đối với cá nhân

và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế

Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay mua bán ngoại tệ, thanh toán

quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối củachính phủ, NHNo&PTNT Việt nam

Thực hiện nghĩa vụ thanh toán quốc tế như sau : Thanh toán nhờ thu,

thanh toán L/C nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ …

- Đầu tư tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ với các thành phần kinh tế, các loại

Trang 36

hình doanh nghiệp, cá nhân Dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư dự ántheo yêu cầu Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và điều hành của NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình

- Là một Chi nhánh chịu sự quản lý của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánhNHNo&PTNT Mỹ Đình được thành lập với đội ngũ cán bộ nhân viên nòng cốt doNHNo&PTNT Láng Hạ chuyển sang Số lượng cán bộ công nhân viên được tăngcường để đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô, hoạt động của chi nhánh Tính đếnthời điểm 31/12/2011 chi nhánh có 100 cán bộ nhân viên Chi nhánh hiện có 10 cán

bộ có trình độ thạc sỹ, chiếm tỷ trọng 8,9% lao động, 85 cán bộ có trình độ đại họcchiếm 96%, 3 cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm 2,2%, 1 cán bộ có trình độ trungcấp chiếm 1,1%, 2 cán bộ chưa qua đào tạo làm công tác hành chính, lái xe chiếm3,4% Tuổi đời lao động bình quân tại chi nhánh là 30 tuổi Mô hình tổ chức của chinhánh được kiện toàn theo mô hình dự án hiện đại hóa (IPCAS),bộ máy quản lýđược tổ chức cụ thể như sau:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhAgribank chi nhánh Mỹ Đình)

và ngân quỹ

Phòng

kế hoạch kinh doanh

Phòng hành chính

và nhân sự

Phòng giao dịch

Phòng kinh doanh ngoại hối

Trang 37

- Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của chi nhánh có 28 đồng chí, điều có trình độ đại

học và trên đại học

- Cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ có 78 đồng chí, cụ thể la:+ Công tác tín dụng: 24 cán bộ

+ Thanh toán quốc tế: 05 cán bộ

+ Công tác kế toán + thủ quỹ: 29 cán bộ

nghiệp của cán bộ có thể thấy chi nhánh Mỹ Đình là đơn vị được mang tên “Chi nhánh thanh niên” tuổi đời bình quân 31 tuổi, đoàn thanh niên thực sự là nòng cốt

trong mọi hoạt động của chi nhánh, các hoạt động gắn liền với công tác chuyênmôn, thu hút được đông đảo đoàn viên chi nhánh Với đặc thù của thanh niên năngđộng, nhiệt tình sáng tạo, trình độ của cán bộ trong đơn vị khá đồng đều (91,3% cán

bộ có trình độ đại học trở lên) nên có khả năng tiếp thu kiến thức mới, thực hiện tốtcác nghiệp vụ cũng như các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Cán bộ viên chức chinhánh NHNo&PTNT Mỹ Đình luôn có ý thức chấp hành chủ trương đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định, kỷ luật của ngành và đơn

vị góp phần duy trì sự ổn định và phát triên an toàn, lành mạnh của chi nhánh

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ

Trang 38

+ Các hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình là

Sản phẩm tiền gửi

- Tiền gửi thanh toán

- Tiết kiệm không kỳ hạn

- Tiết kiệm định kỳ

- Tiết kiệm tích lũy

- Tiết kiệm vàng và VND đảm bảo theo giá trị vàng

Sản phẩm cho vay:

- Cho vay bất động sản

- Cho vay sản xuất kinh doanh (khách hàng là cá nhân)

- Cho vay sản xuất kinh doanh (kho vay khách hàng là doanh nghiệp)

- Cho vay cán bộ công nhân viên

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

- Cho vay các họ kinh doanh chợ

- Cho vay nông thôn…

Dịch vụ chuyển tiền:

- Chuyển tiền trong hệ thống

- Chuyển tiền Ngân hàng liên kết

- Nhờ thu

- Tín dụng chứng từ (L/C)

+NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình luân tuân thủ nghiêm ngặt và triển khai

kịp thời các chủ trương, giải pháp chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, NHNo&PTNT Việt Nam, năm 2010, NHNo&PTNT Chi Nhánh Mỹ Đình đã

Trang 39

tích cực đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Trung ươnggiao và tiếp tục tăng trưởng so với năm trước Tập trung đầu tư vốn vào doanhnghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất phục vụ nông nghiệp; rà soát và tíchcực cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn Đồngthời, đẩy mạnh đầu tư, tiếp thị, quảng bá thương hiệu đưa sản phẩm, dịch vụ Ngânhàng đến tay người sử dụng để tăng thu ngoài tín dụng, Vì thế, kết quả hoạt độngkinh doanh của Chi nhánh tính đến 31/12/2011 đạt những kết quả khả quan sau:

2.2.1 Tình hình huy động vốn

- Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng vì đó lànguồn vốn chính để Ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh Công táchuy động vốn của một Ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi Ngân hàng đó luônđảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vayvốn và đáp ứng được nhu cầu cho quá trình phát triển của đất nước Bên cạnh đó,huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, định hướng đượchiệu quả của các dự án đầu tư cũng như nắm được mức độ ảnh hưởng của lãi suất

Thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn khác nhau, công táchuy động vốn của Ngân hàng đã bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ Nguồn vốntăng trưởng với tốc độ khá, đáp ứng được khối lượng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp các công ty và dân cư trên địa bàn

Năm 2011, Chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Đình đã hoàn thành cơ bản hầu hếtcác chỉ tiêu TW giao Công tác nguồn vốn luôn được xác định là nhiệm vụ trọngtâm nên đảm bảo tính ổn định, đa dạng sản phẩm phù hợp với tâm lý, thị hiếu vànhu cầu của khách hàng Nhờ đó, tổng nguồn vốn huy động tại thời điểm

31/12/2011 là 2.570 tỷ đồng, tăng 897 tỷ đồng (tăng 53,57%) so với năm 2010, đạt

136.80% so kế hoạch năm 2011 Trong đó:

+ Nguồn vốn nội tệ thực hiện đến 31/12/2011 là 1.887 tỷ đồng, tăng 803 tỷ

đồng (tăng 74,1%) so với 31/12/2010 và đạt 126,0% so kế hoạch TW giao

Ngày đăng: 21/03/2015, 09:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh Mỹ Đình từ năm 2008 đến 2011 Khác
2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Mỹ Đình, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Mỹ Đình 2011 Khác
3. Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương – TS. Hoàng Xuân Quế 4. Giáo trình tín dụng ngân hàng- NXB Thống kê 2001 Khác
5. Tạp chí Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt năm 2009 -2011 Khác
6. Văn bản hướng dẫn về tín dụng và đảm bảo tín dụng Ngân hàng Nhà nước VN và NHNo&PTNT VN. Của năm 2009- 2011 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w