TRẦN DUY KHÁNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG... T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN DUY KHÁNH
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
Trang 2TRẦN DUY KHÁNH
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN
Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Trang 3Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn PGS.TS Trương Đông Lộc, người hướng dẫn khoa học của luận văn đã tận tình hướng dẫn Tôi hoàn thành luận văn này
Sau cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn đến những người bạn, những đồng nghiệp và người thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người./
Học viên: TRẦN DUY KHÁNH
Ngân Hàng Đêm 2 – Cao học
K19
Đại học Kinh Tế TP.HCM
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong bài viết này đã được tôi thu thập và tổng hợp từ những nguồn thông tin tin cậy Do đó, số liệu đảm bảo được tính chính xác và trung thực
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận TPHCM” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học độc lập và làm việc với tinh thần nghiêm túc của bản thân tôi, tôi không sao chép nguyên bản của bất kỳ luận văn hay tài liệu nào
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng … năm 2013
Người thực hiện luận văn
Trần Duy Khánh
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tăng trưởng nguồn vốn huy động 03 năm (2009-2011) 40
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động 03 năm (2009-2011) 41
Bảng 2.3 Tổng hợp dư nợ cho vay 03 năm (2009-2011) 42
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp dƣ nợ cho vay phân theo thời hạn cho vay 43
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp dƣ nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 44
Bảng 2.6 Dư nợ phân theo ngành kinh tế 45
Bảng 2.7 Dư nợ phân theo nhóm nợ 46
Bảng 2.8 Kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm (2009-2011) 49
Bảng 3.1 Cơ cấu mẫu phân theo loại hình kinh tế 51
Bảng 3.2 Cơ cấu mẫu chia theo thời gian cho vay 52
Bảng 3.3 Cơ cấu mẫu chia theo mục đích sử dụng vốn 52
Bảng 3.4 Cơ cấu mẫu chia theo số lần kiểm tra 53
Bảng 3.5 Một số đặc điểm khác của mẫu nghiên cứu 54
Bảng 3.6 Kết quả phân tích từ mô hình probit 54
HÌNH VẼ Hình 1.1 Mô hình rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng 20
Hình 1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro do thất thoát vốn 22
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Nhuận 30
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
ANZ Ngân hàng Australia và New Zealand (Australia and New Zealand) ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)
CBTD Cán bộ tín dụng
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
HSBC Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Trang 8MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 1
1.1 Tín dụng: 1
1.1.1 Khái niệm: 1
1.1.2 Phân loại tín dụng: 1
1.1.2.1 Căn cứ theo mục đích: 1
1.1.2.2 Căn cứ theo thời gian cho vay: 1
1.1.2.3 Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: 2
1.1.2.4 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: 2
1.2 Rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: 2
1.2.1 Khái niệm: 2
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng: 2
1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng: 3
1.2.4 Các dấu hiệu của khoản cho vay có thể dẫn đến nợ quá hạn 5
1.2.5 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng ngân hàng gây ra: 7
1.2.5.1 Thiệt hại đối với ngân hàng 7
1.2.5.2 Thiệt hại đối với nền kinh tế: 8
1.2.6 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng: 9
1.2.6.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng (người vay): 10
1.2.6.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng: 10
1.2.6.3 Nguyên nhân từ thị trường: 13
1.2.6.4 Các nguyên nhân khác: 15
1.3 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan: 15
1.4 Kết luận: 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 18
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN 18
Trang 92.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam chi nhánh Phú Nhuận TPHCM 18
2.1.1 Cơ cấu tổ chức: 19
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: 20
2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của AGRIBANK 2.2.1 Đối với khách hàng là Doanh nghiệp 24
2.2.1.1 Thu thập thông tin: 24
2.2.1.2 Các chỉ tiêu phân loại: Căn cứ tình hình tài chính và kết quả SXKD. 24
2.2.1.3 Xếp loại khách hàng là doanh nghiệp: 26
2.2.2 Khách hàng là hộ gia đình, chủ trang trại 26
2.2.2.1 Thu thập thông tin: 26
2.2.2.2 Chấm điểm: 26
2.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng: 26
2.3.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng (2009-2011): 27
2.3.1.1 Tổng nguồn vốn huy động qua các năm: 27
2.3.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động 2009-2011: 28
2.3.2 Tình hình cho vay qua 3 năm 2009-2011 29
2.3.2.1 Tổng dư nợ tín dụng qua các năm 29
2.3.2.2 Dư nợ phân theo thời hạn cho vay: 30
2.3.2.3 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: 30
2.3.2.4 Dư nợ phân theo ngành kinh tế 31
2.3.2.5 Dư nợ phân theo nhóm nợ 32
2.3.3 Kết quả hoạt động qua 3 năm 2009-2011: 34
2.3.3.1 Về thu nhập: 34
2.3.3.2 Về chi phí: 35
2.3.3.3 Về lợi nhuận: 35
2.4 Kết luận: 36 CHƯƠNG 3
Trang 10PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG 38
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN 38
3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu: 38
3.1.1 Cơ cấu mẫu phân theo loại hình kinh tế : 38
3.1.2 Cơ cấu mẫu theo thời hạn vay 38
3.2 Tình hình sử dụng vốn vay: 39
3.3 Tình hình kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay 39
3.4 Một số đặc điểm khác của mẫu nghiên cứu: 40
3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Agribank Phú Nhuận: Kết quả phân tích bằng mô hình probit 41
3.6 Kết quả nghiên cứu định tính 44
3.6.1 Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được tình hình kinh tế thế giới: 44
3.6.2 Ngân hàng thiếu thông tin khi đưa ra quyết định cho vay 45
3.6.3 Đạo đức của cán bộ tín dụng 45
3.6.4 Năng lực của cán bộ tín dụng: 46
3.6.5 Đạo đức của khách hàng vay vốn 47
3.6.6 Nguyên nhân không tuân thủ các quy định, quy trình tín dụng 47
3.6.7 Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật 48
3.6.8 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN 48
3.6.9 Các nguyên nhân khác 48
3.7 Kết luận: 49
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN 50
4.1 Giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Nhuận 50
Trang 114.1.1 Định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp: 50
4.1.2 Chấp hành nghiêm quy chế tín dụng, quy trình cho vay 50
4.1.3 Yêu cầu một tỷ lệ vốn tự có phù hợp với từng ngành nghề 51
4.1.4 Giải pháp về con người 52
4.1.4.1 Nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ: 52
4.1.4.2 Nâng cao năng lực chuyên môn đối với lãnh đạo và cán bộ làm công tác tín dụng: 53
4.1.4.3 Phát huy vai trò của cán bộ Quan hệ khách hàng: 53
4.1.5 Nâng cao vai trò của công tác quản lý rủi ro: 53
4.1.6 Không nên quá coi trọng tài sản đảm bảo nợ vay: 54
4.1.7 Sử dụng các công cụ bảo hiểm: 54
4.1.8 Giải pháp về xử lý rủi ro tín dụng: 55
4.1.9 Nâng cao chất lượng thăm dò ý kiến khách hàng: 55
4.2 Kiến nghị: 55
4.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 56
4.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam 56
4.2.3 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước: 58
4.2.3.1 Kiến nghị Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Bộ Tài Chính 58
4.2.3.2 Đối với các cấp chính quyền địa phương 58
4.3 Kết luận: 59
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu:
Trong kinh doanh của ngân hàng thương mại nội địa thì thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn một số rủi ro, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam Tăng trưởng tín dụng nhanh khiến ngành ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro lớn hơn khi tỷ lệ cho vay/tiền gửi toàn ngành luôn ở mức trên 85% - 90%, cao hơn mức trung bình trong khu vực (khoảng 80%) Thực tiễn họat động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận TPHCM trong những năm gần đây bộc lộ nhiều yếu kém: thị phần hoạt động ngày càng thu hẹp, lợi nhuận bình quân trên đầu người ngày càng giảm dần, nợ xấu có chiều hướng gia tăng,… Là cán bộ tín dụng công tác nhiều năm tại Chi nhánh, tôi đã thấy được nguyên nhân ảnh hưởng đến họat động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận TPHCM trong những năm qua chính là tổn thất từ họat
động tín dụng Xuất phát từ lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận TPHCM” nhằm tìm ra những nguyên
nhân chính ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp
để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh và vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận TPHCM
2 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận, TPHCM
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Trang 13Mục tiêu 1: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận
Mục tiêu 2: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Agribank Phú Nhuận
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là rủi ro tín dụng và các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Agribank Phú Nhuận
4 Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu:
4.1 Phương pháp nghiên cứu:
Theo các tài liệu đã được công bố, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Để phân tích rủi ro tín dụng của Agribank Phú Nhuận, trong đề tài này tác giả
sẽ sử dụng phương pháp định lượng và định tính
4.1.1 Nghiên cứu định lượng:
Trước tiên, phương pháp thống kê mô tả sẽ được dùng để mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Phú Nhuận
Ngoài ra, trong nghiên cứu này tác giả còn sử dụng mô hình xác suất (Probit)
để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu này có dạng như sau:
Y =α 0 + β 1 X 1 + β 2 X 2 + β 3 X 3 + β 4 X 4 + β 5 X 5 + β 6 X 6 + ε
Trong đó :
Y là mức độ rủi ro của các khoản vay được đo lường bằng hai giá trị 1 (có rủi ro) và 0(không có rủi ro) Trong đề tài này, tác giả định nghĩa các khoản vay có
Trang 14rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) và những khoản vay không có rủi ro thuộc nhóm 1 và 2 Các khoản nợ được phân nhóm phù hợp theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong quá trình thu thập mẫu nghiên cứu chúng tôi đã xem xét hiệu chỉnh một số khoản vay được ngân hàng phân loại chưa phù hợp Tuy nhiên các trường hợp phải điều chỉnh là không đáng kể.
X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập (biến giải thích) Các biến này được định nghĩa và diễn giải một cách chi tiết ở Bảng 1.1
Bảng 1.1 : Diễn giải các biến độc lập được sử dụng trong mô hình
3 Tài sản đảm bảo (X3) Số tiền vay/tổng trị giá tài sản đảm bảo Tỷ lệ thuận
4 Sử dụng vốn vay (X4) Biến giả, bằng 1 là đúng mục đích,
nghịch
Biến thứ nhất, kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X1) Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng đã kết luận năng lực quản trị và kinh nghiệm làm trong lĩnh vực
Trang 15ngành hàng kinh doanh của người vay là những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công một dự án, phương án kinh doanh Người nhiều kinh nghiệm sẽ có khả năng dự báo những tình huống xấu nhất cũng như có khả năng ứng phó kịp thời những bất trắc xảy ra mà không gây ra hậu quả nặng nề Trong nghiên cứu này, chúng tôi kỳ vọng rằng những người càng làm lâu trong ngành nghề nào đó thì khả năng thành công càng cao hay kinh nghiệm của người vay tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng
Biến thứ hai, khả năng tài chính của khách hàng vay (X2), được đo lường bằng tỷ lệ giữa vốn tự có tham gia vào dự án, phương án trên tổng nhu cầu vốn của
dự án, phương án đó Theo các nghiên cứu thì tiềm lực của người vay càng mạnh sẽ làm khả năng chịu đựng rủi ro càng cao Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi kỳ vọng rằng vốn tự có của người vay tham gia vào dự án, phương án càng lớn thì dự
án sẽ dễ thành công hơn và rủi ro thấp hơn, hay năng lực tài chính của khách hàng vay tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng
Biến thứ ba, tài sản đảm bảo của khách hàng vay (X3) Biến số độc lập này được đo lường bằng tỷ số giữa số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo Khoản vay có tài sản đảm bảo sẽ chắc chắn hơn và khả năng thu hồi nợ cao hơn vì lúc đó người vay bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng, có nghĩa là tỷ số này có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng
Biến thứ tư, sử dụng vốn vay (X4) Trong tất cả các phương án vay vốn, người vay đều phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay và sau khi đã phát vay ngân hàng có nhiệm vụ phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay này Mỗi mục đích vay vốn sẽ gắn liền với thời gian và nguồn trả nợ khác nhau Nếu người vay sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ không đúng hạn hay nói cách khác biến này tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng Nghiên cứu này sử dụng biến giả bằng 1 nếu sử dụng vốn đúng mục đích và bằng 0 nếu sử dụng sai mục đích
Biến thứ năm, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X5) Nghiên cứu này sử dụng biến giả bằng 1 nếu sử dụng vốn đúng mục đích, bằng 0 nếu sử dụng sai mục đích Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng
Trang 16Một cán bộ tín dụng có kiến thức và đã công tác lâu năm trong công việc tín dụng
có khả năng phân tích tình hình tài chính của người vay, dự báo khó khăn và có thể
tư vấn tốt cho người vay Trong nghiên cứu này, chúng tôi kỳ vọng rằng cán bộ tín dụng càng làm việc lâu năm khi quản lý khoản vay sẽ hạn chế được rủi ro hơn, có nghĩa biến số này tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng
Biến thứ sáu, kiểm tra, giám sát nợ vay (X6) Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ Chúng tôi đã phải nghiên cứu và suy xét kỹ khi cố gắng định lượng yếu tố này cũng như cách đo lường biến, bởi lẽ khi khoản vay xảy ra rủi ro thì số lần kiểm tra tăng lên Cuối cùng chúng tôi quyết định đo lường bằng cách lấy tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu hoặc đến 31/12/2011 chia cho tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay phát sinh nợ xấu hoặc đến 31/12/2011 (tính theo năm) và kỳ vọng rằng nếu số lần kiểm tra càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng thấp hay yếu tố kiểm tra, giám sát tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng
4.1.2 Nghiên cứu định tính :
Qua cơ sở lý luận cũng như qua nhiều năm làm việc tại phòng tổng hợp Agribank Phú Nhuận, tôi nhận thấy rủi ro tín dụng xảy ra có rất nhiều nguyên nhân Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chúng tôi không có điều kiện để định lượng các yếu
tố đó Với mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề, chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người am hiểu sâu về thực chất hoạt động tín dụng tại Agribank Phú Nhuận như: Phó Giám đốc phụ trách tín dụng; Trưởng phòng tín dụng, Trưởng phòng quản trị tín dụng và quản lý rủi ro; cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác tín dụng của Agribank Phú Nhuận, đồng thời khảo sát các báo cáo tổng kết, các kết luận thanh tra, liên hệ với những vụ việc đã xảy ra thời gian qua để kiểm định một số giả thuyết như sau:
- Có yếu tố rủi ro chính sách và yếu tố đạo đức củangười vay tác động đến rủi ro tín dụng
- Năng lực và đạo đức của cán bộ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay
Trang 17- Ngân hàng không thu nhập được đầy đủ những thông tin cần thiết làm cơ
sở cho việc ra quyết định cho vay
- Rủi ro xảy ra do chưa chấp hành tốt các quy chế tín dụng, quy trình cho vay
4.2 Phương pháp thu thập số liệu :
- Số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ Phòng Kế họach kinh doanh của Agribank Phú Nhuận
- Số liệu sơ cấp :
Để sử dụng mô hình xác suất, trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng một mẫu nghiên cứu với số quan sát là 120 (33 doanh nghiệp và 87 cá nhân) Các đối tượng được lựa chọn để khảo sát là những khách hàng với những khoản vay đã phát sinh trước ngày 01/01/2011 và đến 31/12/2011 còn số dư Chúng tôi phải chọn như vậy
để đảm bảo rằng tất cả các mẫu được chọn đều đã phát sinh kỳ hạn nợ phải thanh toán, như vậy mới có thể đánh giá được chất lượng của khoản vay một cách tương đối chính xác
Cách thức chọn mẫu: đối với doanh nghiệp, tác giả chọn tất cả các khoản vay còn số
dư đến 31/12/2011 Đối với khách hàng cá nhân thì sắp xếp 879 khoản vay có tài sản đảm bảo thoả mãn tiêu chí trên theo thứ tự tên của khách hàng và chọn mẫu hệ thống với bước nhảy là 10 Sau khi chọn được tên khách hàng thì tiến hành khảo sát
hồ sơ tín dụng để thu thập các yếu tố cần thiết cho mô hình Riêng yếu tố kinh nghiệm của người vay, một số hồ sơ không thể hiện đầy đủ, chúng tôi đã phải thông qua cán bộ quản lý hồ sơ để thu thập từ khách hàng và bổ sung vào bảng dữ liệu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Qua kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho Agribank Phú Nhuận có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động tín dụng để từ đó đề xuất những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát triển ngân hàng ổn định và bền vững
6 Kết cấu của luận văn:
Trang 18Bố cục của đề tài nghiên cứu “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Agribank Phú Nhuận” được chia thành phần giới thiệu, 4 chương với kết cấu và kết luận với chi tiết như sau:
Phần giới thiệu: là các nội dung nhằm sơ lược lý do nghiên cứu, mục tiêu,
đối tượng vàphạm vi nghiên cứu, các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu, ý nghĩa và tính thực tiễn của đề tài
Chương 1: Lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng - Trình bày một
cách tổng quát về tín dụng ngân hàng, cơ sở lý thuyết và các nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận - Nêu khái quát về Agribank Phú Nhuận, tình hình họat động kinh doanh của Ngân hàng qua 03 năm (2009-2011).Ngoài ra, nội dung chương này cũng tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank Phú Nhuận thông qua số liệu thứ cấp
Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng - Trình bày
kết quả nghiên cứu, bao gồm kết quả thu được từ phân tích mô hình hồi quy và kết quả nghiên cứu định tính
Chương 4: Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, đề
tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Phú Nhuận
và đề xuất những kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp đã đề ra
Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Trang 19- Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng
- Cấp tín dụng là việc các tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác
- Cho vay là một hình thức cấp tin dụng, theo đó các tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền vào mục đích và thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
1.1.2 Phân loại tín dụng:
1.1.2.1 Căn cứ theo mục đích:
- Cho vay bất động sản
- Cho vay công nghiệp và thương mại
- Cho vay nông nghiệp
- Cho vay các định chế tài chính
- Cho vay cá nhân
- Cho thuê
1.1.2.2 Căn cứ theo thời gian cho vay:
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung hạn
- Cho vay dài hạn
Trang 201.1.2.3 Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Cho vay có bảo đảm
- Cho vay không bảo đảm
1.1.2.4 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
- Cho vay trực tiếp
- Cho vay gián tiếp, theo các loại sau:
+ Chiết khấu thương mại + Mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc nông nghiệp trả góp + Nghiệp vụ bao thanh toán (nghiệp vụ Factoring)
Ngoài các loại cho vay trên đây, Ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình
1.2 Rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:
1.2.1 Khái niệm:
- Rủi ro tín dụng là các tổn thất phát sinh từ việc khách hàng không trả được đầy đủ cả gốc và lãi của khỏan vay hoặc khách hàng thanh tóan nợ gốc và lãi không đúng hạn sau khi được cấp các khoản tín dụng
- Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng tác động đến họat động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khỏan vay hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn
- Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở họat động cho vay mà còn bao gồm nhiều lọai họat động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: bảo lãnh, cam kết, chấp nhận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, những chứng khóan có giá (cổ phiếu, trái phiếu, ), trái quyền, swaps, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro danh mục (Portfolio risk) và rủi ro giao dịch (Transaction risk)
* Rủi ro danh mục được phân ra hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
Trang 21+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế
+ Rủi ro tập trung là mức dư nợ cho vay được dồn cho một số khách hàng, một ngành nghề kinh tế hoặc một số lọai cho vay hoặc một khu vực địa lý
* Rủi ro giao dịch gồm có 3 thành phần: Rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng + Rủi ro đảm bảo xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản trị họat động cho vay
1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng:
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống Đốc NHNN Việt Nam thì các khoản cho vay của các NHTM sẽ được chia thành 05 nhóm như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn và các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
+ Các khoản nợ quá hạn nhưng khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi
bị quá hạn và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn; đồng thời có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục và tổ chức tín dụng có đi cơ sở đánh giá là khách hàng có trả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ nhưng khách hạn đã trả đầy đủ
nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn
Trang 22hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại; đồng thời có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu đã được phân loại vào nhóm 2;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Trang 23+Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới
Như vậy, chất lượng các khoản vay sẽ được chia thành năm (05) mức theo cách phân nhóm nợ với nhóm 1 là những khoản vay tốt nhất và nhóm 5 là những khoản vay xấu nhất Rủi ro tín dụng sẽ tỷ lệ nghịch với chất lượng khoản vay với nhóm 1 là những khoản vay có rủi ro thấp nhất và nhóm 5 là những khoản vay có rủi ro cao nhất
1.2.4 Các dấu hiệu của khoản cho vay có thể dẫn đến nợ quá hạn
Giám sát từng khoản cấp tín dụng nhằm phát hiện các “dấu hiệu cảnh báo sớm” để có biện pháp khắc phục kịp thời là thực hiện kiểm tra giám sát khách hàng Trong thực tế, có nhiều biểu hiện của khoản cấp tín dụng sẽ gặp khó khăn như sau:
- Thu nhập của người vay không ổn định, công việc thay đổi thường xuyên
- Khách hàng chậm chễ trong việc nộp các báo cáo tài chính cho ngân hàng như báo cáo luân chuyển vốn, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán
- Khách hàng cố tình chậm trễ trong việc dàn xếp các cuộc viếng thăm trụ sở,
cơ sở sản xuất của mình đối với cán bộ tín dụng
- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích
- Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích nhưng nhận vốn trong tình trạng chậm trễ so với kế hoạch, có thể do khách hàng tìm kiếm được nguồn vốn khác rẻ hơn Hoặc cũng có thể do hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp có chiều hướng phát triển không lành mạnh
- Có sự gia tăng bất thường của lượng hàng tồn kho
- Số dư trên tài khoản tiền gửi của người vay tại ngân hàng giảm sút, hiện tượng rút séc quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả lại
- Khách hàng có ý xin hoãn nợ hoặc khất nợ
Trang 24- Hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn hoặc không đầy đủ như cam kết trong hợp đồng tín dụng
- Có sự biến động lớn về tổ chức của doanh nghiệp như thay đổi của ban lãnh đạo doanh nghiệp
- Hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng do những yếu tố khách quan như bão lụt, hỏa hoạn hay do cháy kho hàng, mất trộm, tham ô
- Gia tăng các tài sản cố định qua việc sát nhập hoặc mua lại của doanh nghiệp khác
Các dấu hiệu trên đây là biểu hiện của những khó khăn về tài chính từ phía khách hàng, sự xuất hiện của chúng báo hiệu khả năng khó hoàn trả vốn cho ngân hàng Vì vậy, nhận biết những dấu hiệu này sẽ giúp ngân hàng tìm biện pháp điều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời trước khả năng phát sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng Giám sát tổng thể danh mục tín dụng - phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng
Những vấn đề liên quan tới tín dụng có thể nảy sinh do việc tập trung trong danh mục tín dụng Tập trung tín dụng có thể có nhiều hình thức và có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản tín dụng đều có chung những đặc điểm rủi ro tương tự nhau Tập trung tín dụng xảy ra khi danh mục tín dụng tập trung vào:
- Một đơn vị hoặc một nhóm các đơn vị liên kết nhau;
Trang 25Mô hình rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng được trình bày ở hình 1.1
Quy trình tín dụng Các loại rủi ro có thể
Hình 1.1: Mô hình rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng
1.2.5 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng ngân hàng gây ra:
1.2.5.1 Thiệt hại đối với ngân hàng
- Ứ đọng vốn: đến hạn thanh toán, khách hàng không thực hiện được cam kết
thanh toán của mình, vì vậy Ngân hàng sẽ thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng hoặc phải chuyển nợ quá hạn Ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn Các khoản
Thông tin không chính xác
Vƣợt mức cho phép, không đủ căn cứ chứng minh mục đích sử dụng vốn
Không xác định đƣợc hàng hóa/ vật tƣ hình thành bằng vốn vay
Hàng hoá hình thành bằng vốn vay
đã bị bán hoặc không tiêu thụ đƣợc
Trang 26nợ quá hạn hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ làm cho NHTM rơi vào tình trạng đến hạn phải trả cho người gửi tiền nhưng vẫn chưa thu được nợ từ người vay Việc bị mất khả năng thanh toán tạm thời của NHTM sẽ làm giảm uy tín kinh doanh của ngân hàng một cách nghiêm trọng, có thể dẫn đến hiện tượng những người gửi tiền đồng loạt đòi rút tiền, đẩy Ngân hàng đến bờ vực phá sản
- Mất vốn: rủi ro không thu được nợ tức là Ngân hàng mất vốn Điều này có
thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ, Ngân hàng mất khả năng thanh toán và thậm chí phá sản Mặt khác khi các khách hàng không trả được thì các ngân hàng buộc phải
sử dụng các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ Tuy nhiên rủi ro cũng tiềm ẩn ngay cả trong các tài sản đảm bảo nợ do đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố không đúng giá trị thực.Tài sản bảo đảm không đáp ứng nhu cầu của thị trường và khó chuyển nhượng nên nếu muốn phát mại tài sản thế chấp hoặc cầm cố cũng rất khó Mặt khác một số tài sản càng để càng bị mất giá và có thể bị hao mòn vô hình hay hữu hình, hơn nữa Ngân hàng còn mất thêm chi phí bảo quản tài sản làm tăng thêm chi phí của Ngân hàng
1.2.5.2 Thiệt hại đối với nền kinh tế:
Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế Vì vậy khi rủi ro tín dụng xảy ra làm phá sản một vài Ngân hàng thì có tác động rất mạnh đe dọa sự tồn tại của các NHTM khác, nhiều khi với phản ứng dây chuyền sẽ kéo theo sự sụp đổ của nhiều NHTM trong nền kinh tế Sự sụp đổ này sẽ dẫn tới nguy cơ rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, làm giảm giá đồng bản tệ, dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng Sự tác động này không chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ trong phạm vi một quốc gia mà nó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước có liên quan và lan rộng ra đến nền tài chính thế giới
Thực hiện tốt việc phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm mục đích ngăn ngừa rủi ro tín dụng không xảy ra đối với ngân hàng Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong đánh giá khả năng cân đối vốn của ngân hàng là xác định rủi
ro thất thoát vốn có thể xảy ra Để phân tích nguyên nhân, sơ đồ 1.2 sẽ góp phần
Trang 27minh chứng rõ hơn và giúp ngân hàng dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Hình 1.2: Nguyên nhân gây ra rủi ro do thất thoát vốn
Để hiểu rõ hơn, chúng ta tiến hành phân tích chi tiết một số nguyên nhân gây
ra rủi ro tín dụng
1.2.6 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian
cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi
trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng
và
Mất khả năng cân đối vốn
Chất lượng tín dụng ngân hàng kém
Rủi ro lớn do tập trung quá nhiều vốn vào cho vay vào/hay đối với
Một thành
phần kinh tế Một ngành nghề Một khách hàng
Một khu vực địa lý
Người vay
có liên quan
Trang 281.2.6.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng (người vay):
- Tiềm lực tài chính không mạnh:
Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng Không có giao dịch nào là phi rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính thì việc một giao dịch không thành công sẽ không làm khách hàng mất đi khả năng trả nợ, còn nếu điều kiện tài chính suy yếu sẽ có ảnh hưởng tới tất cả các giao dịch, khi một giao dịch không thành công, lập tức nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
- Đạo đức, uy tín và năng lực của người vay:
Đây là một trong những yếu tố tác động đến khả năng hoàn trả nợ vay Khi một người có đạo đức, uy tín thì sẽ có nhiều thuận lợi trong kinh doanh, ngay cả khi
họ gặp khó khăn về tài chính thì sẽ được nhiều người sẵn lòng giúp đỡ Ngược lại, một người không có đạo đức, uy tín thì không chỉ không thuận lợi trong làm ăn mà ngay cả khi có tiền, đôi lúc họ cũng không trả nợ cho ngân hàng Mặc dù vậy, yếu
tố này không dễ đánh giá, do nguồn cung cấp thông tin ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế và hầu hết là phi chính thức
Bên cạnh vấn đề đạo đức, uy tín thì năng lực quản trị, làm ăn và kinh nghiệm của người vay cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện dự án, phương án kinh doanh một cách hiệu quả để lấy tiền trả nợ vay cho ngân hàng Ngoài ra, việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích cũng
là nguyên nhân dẫn đến rủi ro của món vay
1.2.6.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
- Các ngân hàng không có được một chính sách quản trị tín dụng hợp lý: Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng, do vậy một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, nguồn nhân lực, mạng lưới, khả năng quản trị rủi ro,… sẽ giúp hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng thông minh của những nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế Các ngân hàng cần phải làm tốt công tác dự báo và định hướng cho các đơn vị trực
Trang 29thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển kinh tế Nếu không thực hiện tốt thì những khuyến cáo về ngành hàng nào không nên hoặc hạn chế cho vay thường chỉ được đưa ra khi rủi ro tín dụng đã phát sinh ở một số chi nhánh khác hay tín dụng
đã tăng trưởng đến mức nóng
Chính sách tín dụng của Hội sở chính là rất cần thiết nhưng chưa đủ, bản thân mỗi đơn vị thành viên cũng phải đề ra được một chính sách tín dụng phù hợp với địa bàn hoạt động và khai thác tốt nhất năng lực cốt lõi của mình
Tầm nhìn không tốt của các ngân hàng cũng là nguyên nhân của tình trạng cạnh tranh thu hút khách hàng bằng cách giảm tiêu chuẩn xét duyệt cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng
- Quy trình cấp tín dụng và mô hình quản trị rủi ro chưa phù hợp:
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Nếu quy trình tín dụng không chặt chẽ thì rất dễ dẫn đến tình trạng cán bộ sẽ không thực hiện đầy đủ các bước và những thủ tục cần thiết khi quyết định cho vay và như vậy các khoản vay sẽ tiềm ẩn nguy
cơ rủi ro rất cao Bên cạnh đó, việc để một bộ phận thậm chí một cán bộ thực hiện toàn bộ chức năng thẩm định, cho vay, thu nợ và quản lý rủi ro cũng sẽ làm quá tải
và tăng nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức ở cán bộ làm công tác tín dụng
- Năng lực của cán bộ tín dụng còn yếu:
Nếu cán bộ tín dụng không có được năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử lý các khoản vay có vấn đề thì sẽ dẫn đến việc nhiều quyết định cho vay mang tính cảm tính, được đưa ra trên cơ sở thông tin không được cân nhắc đầy đủ hoặc phiến diện như chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của doanh nghiệp, sẽ dẫn đến rủi ro
Cán bộ tín dụng cần phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề để có biện pháp can thiệp kịp thời, không thể để khi phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn rồi mới đề ra các
Trang 30biện pháp xử lý Cán bộ tín dụng cũng cần phải tư vấn, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn
Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong công việc, khả năng kiểm soát chứng từ vay, kiến thức pháp luật của cán bộ tín dụng yếu sẽ dẫn đến việc máy móc, áp đặt loại sản phẩm tín dụng và kỳ hạn nợ cho khách hàng mà không tìm hiểu nhu cầu thực tế của hoạt động của khách hàng để từ đó tư vấn cho khách hàng Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ kinh doanh thực tế, với dòng tiền của khách hàng, dù lỏng hay chặt hơn, đều là nguyên nhân gây ra các khoản nợ có vấn đề
Yếu tố con người có thể coi là yếu tố có tác động lớn nhất về phía ngân hàng đến tính rủi ro của hoạt động tín dụng
- Giám sát, kiểm tra sau khi cho vay không chặt chẽ:
Công tác giám sát món vay, đánh giá lại định kỳ về khách hàng, khoản vay
và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế
độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của khách hàng
- Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng:
Việc định giá khoản vay không đúng mức độ rủi ro của khách hàng làm thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng và làm tăng mức độ rủi ro tín dụng từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng Chính sách lãi suất không khoa học đã để ngân hàng
ở hai thái cực: (1) cho vay dễ dãi với lãi suất thấp, không đủ nguồn bù đắp rủi ro mà phải từ 7 đến 10 năm sau mới bộc lộ, (2) đến khi hết nguồn thì yêu cầu lãi suất cho vay cao cộng với điều kiện khắt khe dẫn đến mất dự án có độ an toàn và chấp nhận khách hàng có độ rủi ro cao
- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp:
Liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay, rủi ro thường xảy ra ở các tình huống: (i) không có tài sản đảm bảo, (ii) ỷ lại tài sản thế chấp một cách thái quá và (iii) nhận tài sản thế chấp không đủ điều kiện và tính pháp lý của quyền sở hữu, tính
Trang 31thanh khoản và yêu cầu không tranh chấp Tài sản đảm bảo nợ vay là phương án dự phòng khi dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền không như dự kiến Song tâm lý ỷ lại tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố gây ra rủi ro, do các khoản vay cần được trả bằng tiền chứ không phải bằng tài sản
- Không đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Các ngân hàng không có bộ phận quản lý rủi ro cho toàn bộ danh mục để tính toán tỷ trọng đầu tư đối với từng ngành hàng, loại cho vay phân theo thời hạn
và loại tiền để có rủi ro thấp nhất, phù hợp với chiến lược, cơ cấu nguồn vốn và năng lực bản thân ngân hàng Việc các ngân hàng cho vay quá nhiều vào một ngành nghề hay một nhóm đối tượng khách hàng như doanh nghiệp nhà nước sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro
- Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng:
Bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng
- Chính sách quản trị nguồn nhân lực:
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào sản phẩm có tính rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán
bộ tín dụng ở các ngân hàng có tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi chiến lựợc, chính sách tín dụng của ngân hàng Một chiến lược, chính sách quản trị tín dụng tốt
mà không đi kèm chính sách đúng đắn về nguồn nhân lực sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn và gián tiếp tăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở cán bộ tín dụng
1.2.6.3 Nguyên nhân từ thị trường:
- Chu kỳ kinh tế:
Sự tăng trưởng kinh tế có tính chu kỳ do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay tốt hay xấu phụ thuộc rất lớn vào từng giai đoạn phát triển kinh tế Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh thuận lợi
Trang 32hơn, tỷ lệ thu hồi nợ tăng đồng thời dư nợ đối với nền kinh tế cũng tăng làm giảm tỷ
lệ các khoản nợ xấu Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, các ngành kinh doanh, đặc biệt kinh doanh bất động sản…sẽ gặp khó khăn hơn, các món vay, đặc biệt là trung, dài hạn được quyết định dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng sẽ trở thành nợ khó đòi vài năm sau đó Các ngân hàng cần lưu ý yếu tố này trước khi quyết định cho vay
- Lãi suất, lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Lãi suất cơ bản cao phản ánh chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương khi lạm phát vượt qua mức độ nào đó Khi lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, nguồn vốn của các ngân hàng sẽ khan hiếm hơn đồng thời hoạt động tín dụng cũng phải đối mặt với rủi ro cao hơn Khi lãi suất cao buộc người vay phải thực hiện các phương án kinh doanh mạo hiểm hơn hoặc khuyến khích những khách hàng có độ rủi ro cao hơn vay vốn ngân hàng
- Thị trường bất động sản:
Rất nhiều khoản vay của cá nhân có mục đích mua nhà, đất, được đảm bảo bằng bất động sản, nguồn trả nợ cũng từ kinh doanh bất động sản chứ không phải từ dòng tiền thường xuyên, ổn định Các khoản nợ này có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao do thị trường bất động sản có tính bất ổn cao và những thay đổi do chính sách của Nhà nước sẽ rất khó dự đoán
- Rủi ro chính sách:
Đây là một loại rủi ro xảy ra phổ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh tế không ổn định Những thay đổi thường xuyên trong chính sách thuế, các quy định về kinh doanh bất động sản….sẽ khiến các doanh nghiệp khó có thể chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình Môi trường kinh doanh không ổn định sẽ gián tiếp làm suy yếu khả năng tài chính của người vay
Ở góc độ địa phương, môi trường kinh tế của tỉnh cũng có tác động rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng Chính sách năng động của tỉnh sẽ đem lại nhiều
cơ hội lựa chọn khách hàng cho ngân hàng Ngược lại, nếu địa phương không năng động, cơ hội lựa chọn của các ngân hàng sẽ bị hạn chế Yếu tố này cũng góp phần tác động đến rủi ro của hoạt động tín dụng
Trang 331.2.6.4 Các nguyên nhân khác:
- Tính chính xác và sẵn có của thông tin:
Nếu ngân hàng được cung cấp thông tin về người vay một cách đầy đủ và chính xác thì sẽ rất thuận lợi cho việc ra quyết định cho vay hay từ chối, nhất là những thông tin về tình hình tài chính, quá trinh vay vốn của khách hàng trong hiện tại và quá khứ, từ đó rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều Ngược lại, đôi khi ngân hàng ra quyết định cho vay dựa trên cảm tính hoặc những thông tin thiếu chính xác, từ đó rủi ro sẽ cao
- Vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, nếu nhận dạng và đưa ra được những đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục của các NHTM thì sẽ có tác dụng giúp các NHTM hạn chế rủi ro tín dụng
1.3 Lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan:
Như đã trình bày, tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay, nó mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng Tuy nhiên, bản thân tín dụng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro nên các ngân hàng luôn tìm cách nhằm kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi xin trình bày một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trần Quang Thắng (2000) dựa vào số liệu thứ cấp, ý kiến cán bộ ngân hàng
và những thông tin từ báo chí, từ đó đề tài đã nêu ra một số nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng của các NHTM quốc doanh tại khu vực TPHCM là: Ngân hàng chủ quan trong cho vay, cán bộ tín dụng thiếu thông tin và năng lực phân tích thông tin,
do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp thiên tai Đề tài cũng đã đề
ra một số biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng của các NHTM quốc doanh tại khu vực TPHCM
Trang 34Vũ Hoàng Nguyên (2002) đã nêu ra một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với các NHTM trên địa bàn TPHCM là: Công tác quản lý của ngân hàng yếu, ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng, ngân hàng thực hiện không nghiêm quy chế tín dụng Trên cơ sở phân tích, đánh giá đề tài cũng đề ra một số giải pháp
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
Trương Anh Minh (2005) cho rằng một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là: Sự thay đổi của môi trường pháp lý, thông tin chưa đầy đủ, tâm lý chỉ cho vay doanh nghiệp Nhà nước, quyết định cho vay chưa chặt chẽ Đề tài cũng đề ra một số giải pháp phòng ngừa
Trương Đông Lộc (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Sử dụng
mô hình logit, kết quả phân tích cho thấy rủi ro tín dụng sẽ tăng khi tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo tăng Tương tự, rủi ro tín dụng cũng tăng khi mục đích của người đi vay là nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, rủi ro tín dụng có mối tương quan nghịch với các yếu tố: khả năng tài chính của người vay, quá trình kiểm tra, giám sát của ngân hàng, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và
kinh nghiệm của người vay
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh thành phố Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ) Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ 438 khách hàng của Ngân hàng Áp dụng mô hình probit với cỡ mẫu 438 khách hàng của Ngân hàng, kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng bao gồm: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay, việc sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, số lần kiểm tra, giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng và việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay
Qua tham khảo những nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại các NHTM trong nước, chúng tôi thấy rằng hầu hết các tác giả đều dựa vào số liệu thứ cấp và những
Trang 35thông tin trên báo chí cộng với kinh nghiệm của bản thân để phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp kiểm soát và phòng ngừa Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại như nghiên cứu của Trương Đông Lộc, 2010 và Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết,
2011 cả 2 nghiên cứu này sử dụng mô hình probit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo tìm hiểu của chúng tôi đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại
Vì vậy chúng tôi mạnh dạn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
1.4 Kết luận:
Rủi ro tín dụng ngân hàng là rủi ro tiềm ẩn thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất Những khoản cho vay, đầu tư không thể thu hồi này sẽ làm giảm thu nhập và giá trị vốn chủ sở hữu ngân hàng Để phòng chống rủi ro tín dụng các NHTM phải xây dựng qui trình quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các bước nhận diện,
dự báo, đo lường, điều tiết và giám sát rủi ro Trên cơ sở phân tích nguyên nhân rủi
ro từ đâu: khách quan hay chủ quan; thiên tai dịch bệnh, chính sách chủ trương của Nhà nước… từ phía khách hàng hay bản thân ngân hàng Trên cơ sở lý luận Chương 1 đã nêu ra là tiền đề cần thiết để đi vào phân tích số liệu trong Chương 2
và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Phú Nhuận
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận TPHCM
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận TPHCM
- Tên tiếng Anh: Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development
- Tên giao dịch: AGRIBANK Phu Nhuan Branch
- Trụ sở chính: 135A Phan Đăng Lưu, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TPHCM
- Tổng đài điện thoại: 083.9955676
- Fax: 083.9971524
- Website: http://www.agribankphunhuan.com.vn
Trong tình hình nhu cầu vốn của nền kinh tế ngày càng lớn nhưng khả năng phục vụ của chi nhánh Agribank VN nói chung và các chi nhánh Agribank cấp 1 trên toàn quốc nói riêng nhất là các chi nhánh Agribank tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chính Minh Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt thị phần vốn… Agribank Sài Gòn không còn theo kịp, để mở rộng thị phần theo hướng thành thị của Agribank Việt Nam, căn cứ tờ trình 535/NHNoSG-TCCB ngày 6/6/2002 và đề án đề nghị mở Chi nhánh Agribank Phú Nhuận của Giám Đốc chi nhánh Agribank Sài Gòn, Chủ tịch hội đồng quản trị Agribank Việt Nam đã ký quyết định số 110/QĐHĐQT-TCCB ngày 21/5/2002 mở chi nhánh Agribank Phú Nhuận là chi nhánh cấp 2 phụ thuộc chi nhánh Agribank Sài Gòn Chi nhánh Agribank Phú Nhuận có Trụ sở giao dịch tại số 43C Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận
Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
Sau khi thành lập và hoạt động nhận thấy địa điểm đặt trụ sở không hợp lý, không đáp ứng việc hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nên chi nhánh đã quyết định chuyển trụ sở giao dịch đến địa điểm mới là 207B Hoàng Văn Thụ, phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh Địa điểm này nằm trên đại lộ chính của quận
Trang 37Phú Nhuận, gần Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, khách sạn Tân Sơn Nhất, siêu thị Miền Đông, trung tâm Thể dục thể thao Quân khu II, Công an Phú Nhuận, Bộ tư
lệnh Quân khu 7…
Trước tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt trên địa bàn Quận Phú Nhuận, thêm vào đó do Ngân hàng là chi nhánh cấp 2 nên hạn mức tín dụng là quá nhỏ khó có thể cạnh tranh, vì vậy ngày 24/11/2004 Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Agribank Việt Nam đã ký quyết định số 421/QĐ HĐQT-TCCB với nội dung: Mở chi nhánh Agribank Phú Nhuận là chi nhánh cấp 1, có trụ sở giao dịch đặt tại 207B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM Chi nhánh đã tổ chức khai trương vào 28/03/2005 Đây là trụ sở do Chi nhánh thuê nên cũng có nhiều điều kiện bất lợi, khó mở rộng hoạt động kinh doanh Do đó, chi nhánh đã xúc tiến việc mua Trụ sở chính mới và ngày 03/04/2006 chi nhánh chuyển Trụ sở giao dịch đến địa điểm 135A Phan Đăng Lưu, Phường 2, Quận Phú Nhuận,
TPHCM nơi trung tâm tài chính của Quận Phú Nhuận
2.1.1 Cơ cấu tổ chức:
Hiện nay Chi nhánh có 90 nhân lực, trình độ đại học và trên đại học chiếm 87% trên tổng cán bộ công nhân viên Đặc biệt, trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ khá cao Cụ thể trình độ chuyên môn như sau:
Số cán bộ đạt trình độ trên đại học: 04 người, chiếm 4,4% trên tổng số cán
bộ công nhân viên
Số cán bộ đạt trình độ đại học: 80 người chiếm 88,8% trên tổng số cán bộ
công nhân viên
- Các phòng nghiệp vụ và phòng giao dịch gồm
+ Phòng kinh doanh ngoại hối
+ Phòng Kế hoạch, kinh doanh
Trang 38+ Phòng Điện toán
+ 2 phòng Giao dịch trực thuộc
Phòng giao dịch Nguyễn Văn Trỗi Phòng giao dịch Nguyễn Văn Nghi Các phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch hoạt động theo quyết định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam quy định chức năng nhiệm vụ của các chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng được trình bày theo sơ đồ 2.1
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Nhuận
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
- Giám đốc: Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh Agribank
Phú Nhuận, chỉ đạo và điều hành theo phân cấp ủy quyền của ngân hàng Agribank Việt Nam
PGD Nguyễn Văn Trỗi
PGD Nguyễn Văn Nghi
Phòng Kinh doanh ngoại hối
Phòng Dịch vụ và Marketing
PhòngHành chính nhân sự
Phòng Điện toán
Phòng Kiểm tra kiểm soát nội
bộ
Trang 39Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam về các mặt nghiệp vụ có liên quan; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam về các quyết định của mình
Quy định nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, lề lối làm việc của NHNo&PTNT Phú Nhuận
- Các phó giám đốc: Làm việc theo ủy quyền và phân công của Giám đốc,
thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc đi vắng (theo văn bản
ủy quyền của Giám đốc) Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số phòng nghiệp vụ
do giám đốc phân công Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực
hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ
trưởng
Phòng Phòng Dịch vụ và Marketing:
- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; Trực tiếp tiếp thị các loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi tổ chức,…Đề xuất các dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi, chăm sóc khách hàng tiền vay, tiền gửi Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT; Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của Ngân hàng
Phòng Kinh doanh ngoại hối:
-Thực hiện các giao dịch thanh toán với các NH nước ngoàinhư chuyển tiền
đi và đến, mở LC, thanh toán LC, thanh toán nhờ thu, các hoạt động thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu
- Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ
Phòng Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ:
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các dịch vụ phát sinh theo quy định của Nhà nước và của AGRIBANK, phát hiện báo cáo kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp
Trang 40- Chịu trách nhiệm kiểm tra pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ và các quy định về bảo mật trong hoạt động giao dịch với khách hàng; Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng
- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối vơi danh mục tài chính của chi nhánh, duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục; Thực hiện việc xử lý nợ xấu
- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mục, điểu chỉnh hạn mục, cơ cấu tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của AGRIBANK và tình hình thực tế tại chi nhánh Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng củacác phòng liên quan và đề xuất xử lý; Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng qui định của AGRIBANK
- Phổ biến và hướng thực hiện các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi
ro tác nghiệp, biện pháp triển khai để phòng ngừa giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ của chi nhánh; Đo lường rủi ro để đo lượng hoặc đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại các chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các rủi ro phát hiện được
Phòng Điện toán:
- Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng qui định, qui trình công nghệ thông tin tại chi nhánh; Thực hiện quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị an ninh mạng, an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh; Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, khách hàng
Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
- Quản lý vàthực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp;Thực hiện công tác hậu kiểm, giám sát tài chính kế toán của Chi nhánh