1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử trên cổng thanh toán NgânLượng.vn.DOC

86 371 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử trên cổng thanh toán NgânLượng.vn của Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Hòa Bình” được tác giả nghiên cứu với mong muốn sẽ góp phần

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Luận văn là một sản phẩm nghiên cứu, đúc kết kiến thức của một quá trìnhhọc tập, nghiên cứu lâu dài trong trường đại học của tác giả Để có thể hoàn thànhbài luận văn này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận đượcnhiều sự chỉ dẫn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía khoa Thương mại điện tử, trường Đạihọc Thương mại cũng như từ phía Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm Hòa Bình

Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Minh – Trưởng khoaThương mại điện tử đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tácgiả có thể hoàn thành cuốn luận văn này

Tác giả xin chân thành cảm ơn các anh (chị) tại bộ phận Ngân Lượng đã tạomọi điều kiện cho tác giả nghiên cứu thực tế các hoạt động của Ngân Lượng Đặcbiệt, với sự giúp đỡ, nhận xét tận tình của anh Trần Đại Nghĩa – trưởng phòng kinhdoanh phát triển thị trường Ngân Lượng đã góp phần làm cho luận văn tốt nghiệp cóđược cái nhìn thực tế hơn về thị trường thanh toán trực tuyến, dịch vụ Thanh toánhóa đơn điện tử còn đang rất non trẻ tại Việt Nam

Tác giả cũng xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Thế Chung – Nhân viêncông ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink đã có những nhận xét sâu sắc giúp cho luậnvăn của tác giả hoàn thiện hơn

Mặc dù đã cố gắng hết sức tuy nhiên bài luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu xót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô vàcác cá nhân, tổ chức có liên quan để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

TÓM LƯỢC

Hoạt động thanh toán trực tuyến tại Việt Nam tuy mới được triển khaikhoảng vài năm gần đây nhưng đã tỏ ra có ưu thế vượt trội về sự tiện lợi, nhanhchóng, an toàn, tiết kiệm so với hoạt động thanh toán dùng tiền mặt Hiện nay, hoạtđộng này ngày càng phổ biến hơn tại Việt Nam Sau một thời gian học tập, nghiêncứu trên ghế nhà trường cũng như đã có thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Giảipháp phần mềm Hòa Bình, tác giả đã tìm hiểu về hoạt động thanh toán trực tuyến

mà công ty cung cấp, một hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình phát triểnthương mại điện tử nói chung và đối với công ty nói riêng

Ngân Lượng là một sản phẩm của Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm HòaBình, hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến, Ngân Lượng vừa theo môhình ví điện tử vừa theo mô hình cổng thanh toán trung gian Hiện nay Ngân Lượng

đã và đang xác lập vị trí dẫn đầu thị trường thanh toán trực tuyến trong thương mạiđiện tử tại Việt Nam với khoảng 300.000 tài khoản, trên 2.000 website chấp nhậnthanh toán và ước tính chiếm 50% lưu lượng thanh toán Ngân Lượng là một giảipháp toàn diện đảm bảo an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán Bên cạnh

sự phát triển mạnh mẽ đó thì vẫn còn tồn tại những vướng mắc cần giải quyết đểphát triển hơn nữa hệ thống thanh toán của Ngân Lượng

Đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử trên cổng thanh toán NgânLượng.vn của Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Hòa Bình” được

tác giả nghiên cứu với mong muốn sẽ góp phần giải quyết được những vướng mắctrong quá trình phát triển của Ngân Lượng Từ đó cũng sẽ đóng góp vào sự pháttriển chung của hoạt động thanh toán trực tuyến tại Việt Nam

Trang 3

MỤC LỤC

CHUƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRÊN CỔNG THANH TOÁN

NGÂNLƯỢNG.VN CỦA CÔNG TY CP GIẢI PHÁP 1

PHẦN MỀM HÒA BÌNH” 1

1.1.TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.2 XÁC ĐỊNH VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 3

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 4

2.1.1 Khái niệm thanh toán điện tử 4

2.1.2 Các hình thức thanh toán điện tử 4

2.1.2.1 Thẻ thanh toán 4

2.1.2.2 Séc điện tử 6

2.1.2.3 Ví điện tử 6

2.1.2.4 Thư điện tử P2P (Peer to Peer or Person to Person) 7

2.1.2.5 Thanh toán trên điện thoại di động , PDA và các thiết bị di động khác 7

2.1.3 Các vấn đề đặt ra trong thanh toán điện tử 7

2.1.3.1 Cở sở hạ tầng – Công nghệ thông tin 7

2.1.3.2 Nhận thức, tập quán, thói quen 7

2.1.3.3 An toàn và bảo mật 8

2.1.3.4 Các tiêu chí cơ bản trong Thanh toán điện tử 8

2.2 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ 8

2.2.1 Khái niệm hóa đơn, hóa đơn điện tử, thanh toán hóa đơn điện tử 8

2.2.2 Một số lợi ích của thanh toán hóa đơn điện tử 9

2.2.3 Thanh toán hóa đơn điện tử trong TMĐT B2C 10

Trang 4

2.2.3.1 Quy trình thanh toán bằng hóa đơn điện tử: 10

2.2.3.2 Rủi ro trong thanh toán hóa đơn điện tử: 11

2.2.3.3 Những khó khăn khi triển khai thanh toán hóa đơn điện tử 11

2.2.4 Sự cần thiết và mức độ ứng dụng của thanh toán hóa đơn điện tử 12

2.2.4.1 Sự cần thiết việc triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử 12

2.2.4.2 Mức độ ứng dụng của thanh toán hóa đơn điện tử: 14

2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về thanh toán điện tử và thanh toán hóa đơn điện tử 15

2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới 15

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 15

2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu 16

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 18

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRÊN CỔNG THANH TOÁN NGÂNLƯỢNG.VN 18

3.1 HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu 18

3.1.1.1 Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp 18

3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 19

3.1.2 Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 20

3.1.2.1 Phương pháp định lượng 20

3.1.2.2 Phương pháp định tính 21

3.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG TỚI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRÊN CỔNG THANH TOÁN NGANLUONG.VN 21

3.2.1 Tổng quan tình hình phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử tại website nganluong.vn 21

3.2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa Bình và cổng thanh toán Ngân Lượng 21

3.2.1.2 Tổng quan tình hình thanh toán điện tử và thanh toán hóa đơn điện tử tại website nganluong.vn 25

Trang 5

3.2.2 Ảnh hưởng môi trường bên ngoài tới việc phát triển dịch vụ thanh toán hóa

đơn tại website ngânlượng.vn 25

3.2.3 Ảnh hưởng môi trường bên trong tới việc phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn tại website ngânlượng.vn 27

3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU TẠI WEBSITE NGÂNLƯỢNG.VN 29

3.3.1 Kết quả xử lý phiếu điều tra bằng phần mềm spss 29

3.3.2 Kết quả tổng hợp về đánh giá của các chuyên gia 38

3.3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 39

3.3.3.1 Thực trạng về điều kiện phát triển của Ngân Lượng hiện nay 39

3.3.3.2 Kết quả phân tích các tài liệu thứ cấp khác: 41

CHƯƠNG 4 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 42

DỊCH VỤ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRÊN 42

CỔNG THANH TOÁN NGANLUONG.VN 42

4.1 KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 42

4.1.1 Những kết quả đạt được 42

4.1.2 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử: 42

4.1.2.1 Thuận Lợi 42

4.1.2.2 Khó khăn 43

4.1.3 Nguyên nhân tồn tại 44

4.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan 44

4.1.3.2 Nguyên nhân khách quan 44

4.1.4 Những vấn đề cần giải quyết và nghiên cứu tiếp theo 45

4.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRÊN CỔNG THANH TOÁN NGÂNLƯỢNG.VN 45

4.2.1 Dự báo tình hình phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử trong thời gian tới 45

4.2.2 Định hướng phát triển của Ngân Lượng 46

4.2.3 Phạm vi giải quyết 48

4.3 Một số giải pháp phát triển dịch vụ TTHĐĐT tại Ngân Lượng 48

Trang 6

4.3.1 Đề xuất giải pháp về nhân lực 49

4.3.2 Xây dựng kế hoạch về ngân sách để triển khai dịch vụ TTHĐĐT 50

4.3.3 Xây dựng kế hoạch về công nghệ để triển khai dịch vụ TTHĐĐT 50

4.3.4 Đề xuất áp dụng quy trình TTHĐĐT 51

4.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP CÓ LIÊN QUAN 52

4.4.1 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 52

4.4.1.1 Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý về TMĐT nói chung và hoạt động thanh toán trực tuyến nói riêng 52

4.4.1.2 Hạ tầng công nghệ thông tin 54

4.4.1.3 Đào tạo và thúc đẩy hợp tác phát triển thanh toán trực tuyến 54

4.4.1.4 Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia triển khai dịch vụ TTHĐĐT trong các dịch vụ công 55

4.4.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP CÓ LIÊN QUAN 56

4.4.2.1 Đối với Ngân hàng 56

4.4.2.2 Đối với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hóa đơn điện tử 56

4.4.2.3 Đối với các nhà trung gian thanh toán khác 57

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

machine

Máy rút tiền tự động

2

B2C Business to consumer Giao dịch thương mại điện

tử giữa doanh nghiệp và cánhân

3

B2B Business to business Giao dịch thương mại điện

tử giữa doanh nghiệp vàdoanh nghiệp

Thanh toán hóa đơn điện tử

summary

Mô hình lượng giá các yếu

tố bên ngoài

20 PDA Personal digital assistan Thiết bị kỹ thuật hỗ trợ cá

nhân

Trang 8

21 PR Public relations Quan hệ công chúng

social sciences

Phần mềm xử lí dữ liệu

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

3.2

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên

ngoài đến việc phát triển dịch vụ TTHĐĐT tại website

NgânLượng.vn

26

3.3

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên

trong đến việc phát triển dịch vụ TTHĐĐT tại website

Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí mà người Việt

Nam lựa chọn phương thức TTĐT khi tham gia TMĐT hiện

nay

30

3.6

Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong quá trình

triển khai mô hình cổng thanh toán, ví điện tử Ngân Lượng

trong thời gian qua

32

3.7 Lợi ích mang lại khi Ngân Lượng phát triển TTHĐĐT 34

3.8 Đánh giá độ quan trọng của các nguồn lực trong quá trình

triển khai dịch vụ TTHĐ tại Ngân Lượng hiện nay 37

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

3.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự của CTCP Giải pháp phần mềm

3.3 Các hình thức TTĐT phát triển tại Việt Nam hiện nay 313.4 Vấn đề an toàn trong TTĐT của nước ta hiện nay 323.5 Uy tín của các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ

3.6 Đánh giá thói quen người Việt Nam khi thanh toán các

3.7 Những trở ngại Ngân Lượng gặp phải khi triển khai dịch

3.8 Đánh giá mức độ cần thiết của việc phát triển hình thức

Trang 11

CHUƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRÊN CỔNG THANH TOÁN

NGÂNLƯỢNG.VN CỦA CÔNG TY CP GIẢI PHÁP

PHẦN MỀM HÒA BÌNH”.

1.1 TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Theo đường lối của Đảng và nhà nước, Việt Nam sẽ xây dựng thành công sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020 Hiện nay, Việt Namđang cố gắng, phấn đấu hết mình vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa pháttriển nền kinh tế đất nước về mọi mặt để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra Vớinhững nỗ lực trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển không ngừngnghỉ, tăng trưởng luôn ở mức cao Đặc biệt, với cuộc cách mạng trong lĩnh vựccông nghệ thông tin, sự phát triển bung nổ của internet đã và đang làm thay đổi sâusắc bộ mặt của nhiều nghành, nhiều lĩnh vực Trong hoạt động thương mại, việcmua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, Internet và cácmạng viễn thông khác đã xuất hiện, đó chính là TMĐT

TTĐT chính là chìa khóa cho sự phát triển thành công của TMĐT Bởi vìTTĐT với những lợi ích không thể phủ nhận như sự thuận tiện, nhanh chóng, tiếtkiệm đối với người sử dụng, cho nên nó giữ vai trò quyết định trong việc thúc đẩyTMĐT phát triển TMĐT tại các nước trên thế giới đã phát triển từ lâu một phần do

hệ thống TTĐT của các quốc gia đó rất phát triển và được sử dụng rộng rãi và phổbiến

TTĐT tại Việt Nam bắt đầu có những bước đi đầu tiên từ cuối năm 2006 vàđầu năm 2007 khi xuất hiện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mô hình cổngTTĐT payment Gateway ra đời như OnePay, Smartlink, VietPay…hay mô hình víđiện tử như Mobiví, Vinapay…tiếp theo đó là sự xuất hiện của các ví điện tử ngânlượng, bảo kim, payoo… Trải qua một thời gian phát triển, mặc dù các doanhnghiệp chưa thể nhanh chóng đưa TTĐT tại Việt Nam phát triển nhưng một vàidoanh nghiệp có định hướng phát triển đúng đắn đã gặt hái được những thành côngnhất định Và công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình là một trong nhữngdoanh nghiệp đó Công ty đã nhận định để có thể phát triển thành công, tạo đượcthương hiệu và uy tín đối với người dùng thì cần phải chuyên nghiệp ngay từ đầu

Trang 12

Cung cấp đầy đủ các dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của người sửdụng Chính vì vậy, công ty đã triển khai xây dựng Ngân Lượng dựa theo cổngthanh toán PayPal của tập đoàn ebay một mô hình chuẩn trên thế giới hiện nay.

Ngân Lượng hoạt động theo mô hình ví điện tử và cổng thanh toán trựctuyến Kể từ khi ra đời cho đến nay, Ngân Lượng đã khẳng định được thương hiệu,

uy tín, và gặt hái được nhiều thành công Ngân Lượng hiện nay đang dẫn đầu thịtrường thanh toán điện tử về số lượng thành viên sử dụng (khoảng 300.000 thànhviên) cũng như về lượng giao dịch Với thành tích đó Ngân Lượng 2 năm liền 2009,

2010 đã vinh dự được bình chọn là ví điện tử ưu thích nhất do Hiệp hội thương mạiđiện tử Việt Nam (VECOM), Sở công thương TP.HCM và người dùng bình chọn.Hiện nay, Ngân Lượng đang là trung gian thanh toán đảm bảo an toàn giao dịch chongười mua, người bán Để người dùng có thể an tâm tuyệt đối khi mua sắm cũngnhư bán hàng qua môi trường mạng Tuy nhiên, dịch vụ đó là chưa đủ đáp ứngmong muốn của người dùng thanh toán qua Ngân Lượng Bên cạnh việc hoàn thiệncác dịch vụ đang cung cấp, Ngân Lượng cần phải triển khai các dịch vụ mới để mởrộng thị trường, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt cung cấpthêm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu người dùng

1.2 XÁC ĐỊNH VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình thực tập và làm việc tại Công ty CP Giải pháp phần mềmHòa Bình, tác giả nhận thấy công ty đang muốn phát triển dịch vụ thanh toán hóađơn điện tử để đa dạng hóa các dịch vụ của mình, mở rộng qui mô, tăng khả năngcạnh tranh với các công ty khác trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng tốt nhất nhu cầu kháchhàng về thanh toán điện tử Vì vậy tác giả đã đề xuất đề tài: “Phát triển dịch vụthanh toán hóa đơn điện tử trên cổng thanh toán nganluong.vn của Công ty CP Giảipháp phần mềm Hòa Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trong khuôn khổ những vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình tác giảhướng đến 3 mục tiêu nghiên cứu sau:

Thứ nhất, Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lí luận về thanh toán điện tử vàthanh toán hóa đơn điện tử

Trang 13

Thứ hai, Vận dụng tổng hợp cơ sở lí luận kết hợp với phương pháp điều tra,phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng triển khai và định hướng phát triển của víđiện tử Ngân Lượng.

Thứ ba, Đề xuất giải pháp phát triển thanh toán hóa đơn điện tử tại websiteNgânLượng.vn của Công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa Bình Cung cấp thêm dịch vụđáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Do điều kiện hạn chế về thời gian cũngnhư về nguồn thông tin thu thập nên trong đề tài luận văn tác giả tập trung nghiêncứu những vấn đề mang tính chất cần thiết, liên quan đối với việc phát triển dịch vụthanh toán hóa đơn điện tử của công ty trong thời gian 3 năm từ 2009 -2011 Kếthợp với việc phân tích số liệu thứ cấp bên ngoài trong vòng 5 năm trở lại đây

1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Kết cấu của luận văn tốt nghiệp bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử trên cổng thanh toán nganluong.vn của Công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa Bình”.

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán điện tử và thanh toán hóa đơn điện tử.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng website nganluong.vn

Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử trên cổng thanh toán nganluong.vn của công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa Bình.

Trang 14

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

VÀ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

2.1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

2.1.1 Khái niệm thanh toán điện tử

Theo Ủy ban Châu Âu, TTĐT được hiểu là việc thực hiện các hoạt động thanhtoán thông qua các phương tiện điện tử dựa trên việc xử lý truyền dữ liệu điện tử

Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông quathông điệp điện tử (electronic message) Sự hình thành và phát triển của TMĐT đóhướng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: trao đổi dữ liệu điện

tử tài chính, tiền mặt internet, ví tiền điện tử hay kios điện tử, thẻ thông minh, giao

dịch ngân hàng số hóa (Bài giảng Thanh toán điện tử trong TMĐT – Trường Đại

Thẻ thanh toán cung cấp cho người tiêu dùng phương thức thanh toán antoàn hơn, tiện lợi, linh hoạt, nhanh chóng, dễ kiểm soát hơn các phương thức thanhtoán khác đồng thời cũng hoàn toàn yên tâm về tính an toàn Người sử dụng có thểthanh toán tiền mua hàng hóa ở các điểm bán hàng có bất cứ đâu không bị hạn chế

về mặt không gian, thời gian, thanh toán khi mua sắm trên internet, an toàn hơn làmang tiền mặt trực tiếp Bên cạnh đó, sự đa dạng của thẻ thanh toán ngày nay mangđến cho người tiêu dùng sự linh hoạt khi trả tiền mua hàng hóa và dịch vụ, đáp ứngđược nhanh chóng các nhu cầu chi phí bất thường khác Thẻ thanh toán giúp việctheo dõi và quản lí chi tiêu dễ dàng hơn bởi việc cung cấp thông tin cập nhật trựctuyến nhanh chóng về các giao dịch và báo cáo chi tiết hàng tháng Từ đó, giúp

Trang 15

Theo cơ chế thanh toán của thẻ thì thẻ thanh toán có các loại thẻ sau:

Thẻ tín dụng: là loại thẻ mà theo đó người chủ thẻ được sử dụng một hạn

mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa dịch vụ, tại những cơ sở chấp nhậnloại thẻ này Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và thường được quy địnhmột hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp củachủ thẻ Chủ thẻ phải thanh toán cho Ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng.Tính chất tín dụng của thẻ còn thể hiện ở việc chủ thẻ ứng trước một hạn mức tiêudùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một ký hạn nhất định Thẻ tíndụng được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng Trong thờigian gần đây, việc sử dụng thẻ tín dụng và các hình thức tín dụng tăng lên rất nhiều

và nó được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Thẻ ghi nợ: đối với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ

dựa trên số dư tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ Thẻ ghi nợkhông có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản củachủ thẻ Thẻ ghi nợ là một giải pháp thay thế an toàn và thuận tiện thay vì mangtheo tiền mặt Nó cho phép người tiêu dùng có thể mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rúttiền từ máy rút tiền tự động tại bất cứ nơi đâu Khi người tiêu dùng sử dụng một thẻghi nợ, số tiền giao dịch được khấu trừ trực tiếp từ việc kiểm tra tài khoản của họ.Tùy thuộc vào loại thẻ các tổ chức tài chính đã ban hành các chủ thẻ, số tiền hiện có

có thể được khấu trừ ngay lập tức hoặc sau một vài ngày

Thẻ ATM: cũng là một dạng của thẻ ghi nợ dùng để rút tiền mặt từ tài khoảncủa chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc tại ngân hàng và sử dụng cácdịch vụ khác do máy ATM cung cấp như kiểm tra số dư, chuyển khoản, chi cáckhoản vay… Với chức năng chuyên dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra với chủ thẻ làphải ký gửi tiền vào tài khoản hoặc được ngân hàng cấp tín dụng thấu chi

Chủ thẻ cũng có thể được ngân hàng chấp nhận cho một mức thấu chi, tùytheo sự thỏa thuận của chủ thẻ và ngân hàng Đó là một khoản tín dụng ngắn hạn màngân hàng cấp cho chủ thẻ Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản đó là: thẻ online và thẻ offline

Thẻ lưu trữ giá trị (thẻ trả trước): được phát hành bằng cách nộp một số tiền

nhất định để mua một thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần Thẻ nàythường được sử dụng để mua bán hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ Ở Việt Nam ta

Trang 16

điển hình nhất cho loại thẻ này đó là thẻ điện thoại di động, thẻ thanh toán tiềnxăng, thanh toán phí cầu đường.

Phân loại theo công nghệ thì thẻ thanh toán có ba loại: thẻ chữ nổi, thẻ băng

từ và thẻ thông minh.

Trong đó thẻ thông minh là thế hệ mới nhất của thẻ hiện nay, dựa trên kĩthuật vi xử lí tin học, một chip điện tử có cấu trúc hoạt động như một máy tính đượcgắn vào thẻ khiến cho thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao Tuy vậy, do là mộtcông nghệ mới và có nhiều ưu điểm nên giá thành cao, hệ thống máy móc chấpnhận loại thẻ này cũng đắt nên sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ Việc pháthành và chấp nhận thanh toán loại thẻ này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dùcác tổ chức thẻ quốc tế vẫn đang khuyến khích các ngân hàng thành viên đầ tư đểphát hành và chấp nhận loại thẻ này nhằm giảm tỉ lệ rủi ro do giả mạo thẻ

2.1.2.2 Séc điện tử

Séc điện tử (séc ảo) là một hình thức thanh toán mới kết hợp sự an toàn, tốc

độ, và hiệu quả xử lý của tất cả các nghiệp vụ điện tử Được sử dụng để tiến hànhcác khoản thanh toán có giá trị cao trên mạng công cộng Séc điện tử hoạt động nhưséc giấy bình thường nhưng dưới dạng điện tử thuần túy với rất ít các bước bằngtay Nó được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùngtrong thế kỷ 21 Séc điện tử sẽ là một hình thức thanh toán quan trọng trong việcchuyển đổi và dẫn dắt các doanh nghiệp và người tiêu dùng vào thế giới mới củathương mại điện tử

2.1.2.3 Ví điện tử

Ví điện tử có chức năng như một ví tiền truyền thống nhằm lưu giữ thông tinthẻ tín dụng, tiền điện tử, chứng minh thư nhân dân, thông tin về địa chỉ, và cungcấp các thông tin này vào các mẫu khai thông tin trong quy trình thanh toán tại cáctrang web thương mại điện tử Tại các trang web chấp nhận sử dụng ví tiền điện tửtrong thanh toán, người mua sau khi đặt mua hàng chỉ cần kích vào ví tiền điện tử,nhập tên và mật khẩu của mình là hoàn tất giao dịch Trên thế giới hình thức này đãphát triển từ lâu còn tại Việt Nam hình thức thanh toán này bắt đầu hình thành từ năm

2007 với sự ra đời của Mobiví tiếp theo có nhiều ví điện tử xuất hiện như Ngân Lượng,payoo…đã góp phần thúc đẩy sự phát triển loại hình thanh toán này tại Việt Nam

Trang 17

2.1.2.4 Thư điện tử P2P (Peer to Peer or Person to Person)

Hình thức thanh toán qua thư điện tử P2P cho phép các cá nhân có thể sửdụng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của họ để thanh toán qua thư điện tử.Với phương pháp P2P, người sử dụng cần tìm kết nối với trang có sẵn các mẫuthanh toán để gửi thư và tại trang liên kết đó, người nhận có thể tiếp tục gửi khoảntiền nhận được đến tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng của họ Hình thức thanhtoán này cũng khá phát triển bởi vì các thuận lợi nhất định của nó so với các hìnhthức thanh toán khác như các bên thanh toán có thể giữa bí mật các thông tin cánhân, thủ tục dăng ký thanh toán không quá phức tạp…

2.1.2.5 Thanh toán trên điện thoại di động , PDA và các thiết bị di động khác

Thanh toán qua các thiết bị di động đang ngày càng trở nên phổ biến trên thếgiới, hòa nhịp với một trào lưu phát triển mới của TMĐT là thương mại di động.Thanh toán trên điện thoại di động là hình thức thanh toán sử dụng điện thoại diđộng để thực hiện thanh toán Đây là một xu hướng tất yếu nhờ sự phát triển củacác nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Các ứng dụng cho điện thoại ngày càng nhiều

và đa dạng làm cho việc thanh toán qua điện thoại di động không còn gặp khó khănnữa Những sản phẩm phù hợp với phương thức kinh doanh thương mại di động làphần mềm trò chơi, nhạc và các dịch vụ tin nhắn Phương thức thanh toán hợp lí chohình thức kinh doanh này là trừ tiền trực tiếp vào phí điện thoại của khách hàng

2.1.3 Các vấn đề dặt ra trong thanh toán điện tử

2.1.3.1 Cở sở hạ tầng – Công nghệ thông tin:

Để đạt được thành công thì cơ sở hạ tầng của việc thanh toán phải được công nhận rộnghơn, đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp, cần phải áp dụng công nghệhiện đại áp dụng đồng bộ ở các ngân hàng cũng như ở các tổ chức thanh toán

2.1.3.2 Nhận thức, tập quán, thói quen:

Thanh toán điện tử được phát triển từ lâu trên thế giới, với những sự thuận tiện của

nó, người tieu dùng các nước phát triển họ đã coi đây là phương thức thanh toánchính không thể thiếu Tuy nhiên tại những nước nền thanh toán điện tử phát triểnchưa mạnh trong đó có Việt Nam, hầu hết người tiêu dùng mặt dù biết sự tiện lợi,những lợi ích mà TTĐT mang lại nhưng cũng không sử dụng vì do tập quán, thóiquen tiêu dùng, muốn thanh toán tiền trực tiếp khi mua hàng Đó cũng là khó khăn

Trang 18

cản trở đà phát triển của thanh toán điện tử Việc nâng cao nhận thức, xóa bỏ thóiquen, tập quán của người sử dụng cần thời gian và rất nhiều công sức.

đó khi tiến hành thanh toán điện tử các thông tin cần phải được bảo mật an toànchống được mọi cuộc tấn công bên ngoài

2.1.3.4 Các tiêu chí cơ bản trong Thanh toán điện tử

Tính riêng tư: Khi mua bán hàng hóa qua môi trường mạng, khách hàng đã

cung cấp đầy đủ thông tin để người bán có thể nhận được thanh toán Vì vậy nếunhư được khách hàng yêu cầu, người bán phải đảm bảo không làm lộ các thông tin

cá nhân của khách hàng

Khả năng có thể hoán đổi: tiền số có thể chuyển thành các kiểu quỹ khác Có

thể dễ dàng chuyển đổi từ tiền điện tử sang tiền mặt hay chuyển từ quỹ tiền điện tử

về tài khoản cá nhân Từ tiền điện tử có thể phát hành séc điện tử, séc thật Tiến sốbằng ngoại tệ này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ giá tốt nhất

Tính hiệu quả: để mang lại lợi ích tốt nhất cho người sử dụng thì chi phí cho

mỗi giao dịch chỉ là một con số nhỏ

Tính linh hoạt: cung cấp nhều phương thức thanh toán để có thể mang lại

nhiều sự lựa chọn cho khách hàng

Tính tin cậy: hệ thống thanh toán phải luôn thích ứng, tránh những sai sót

không đáng có, tránh cho nó không phải là mục tiêu của sự phá hoại

Tiện lợi, dễ sử dụng: Cần phải tạo sự thuận tiện thanh toán trên mạng như

trên thực tế

2.2 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

2.2.1 Khái niệm hóa đơn, hóa đơn điện tử, thanh toán hóa đơn điện tử

Khái niệm hóa đơn là một tài liệu yêu cầu thanh toán cho một đơn hàng ,dịch vụ được thực hiện trước đó Việc xuất trình hóa đơn được áp dụng phổ biến ở

Trang 19

các nhà hàng, các công ty cung cấp tiện ích công cộng và các công ty cung cấp dịch

vụ khác

Khái niệm hóa đơn điện tử là hóa đơn được khởi tạo, thiết lập, xử lý trên hệthống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bánhàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp

luật về giao dịch điện tử (Theo quy định tại điều 7 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP

ngày 14/5/2010 của Chính Phủ).

Thanh toán hóa đơn điện tử: là dịch vụ giúp khách hàng thanh toán cáckhoản tiền hàng hóa, dịch vụ có tính chất định kỳ của mình hoặc của người thân choNhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ bằng cách ủy quyền cho ngân hàng nơi khách hàng

mở tài khoản hoặc thông qua bên thứ ba thanh toán cho Nhà cung cấp theo hóa đơn

sử dụng

2.2.2 Một số lợi ích của thanh toán hóa đơn điện tử

Với nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với thanh toán truyền thống như thuận tiệntrong sử dụng, làm tăng tốc độ lưu thông tìên tệ và hàng hóa đồng thời góp phầnquan trọng vào việc thúc đẩy thương mại điện tử phát triển Thanh toán điện tử ngàycàng trở nên quan trọng và dần chiếm được lòng tin của người sử dụng Với việccung cấp nhiều hình thức thanh toán, thanh toán điện tử đã phục vụ tốt nhất nhu cầucủa người sử dụng trong lĩnh vực mua bán hàng hóa trực tuyến Thanh toán điện tửngày càng phát triển mạnh mẽ không những chỉ phục vụ mua bán hàng hóa trựctuyến mà còn cung cấp các dịch vụ khác như chuyển tiền, thanh toán tiền các dịch

vụ và đặc biệt là TTHĐĐT Dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử trở nên hữu ích chocuộc sống cũng như trong công việc của người sử dụng Sau đây là một số lợi íchcủa thanh toán hóa đơn điện tử:

- Người sử dụng sẽ không bao giờ bị cắt điện, điện thoại, Internet…do vớiviệc thanh toán hóa đơn điện tử thì sẽ hoàn toàn nhanh chóng và tiện lợi

- Người sử dụng sẽ không phải ngồi chờ đợi người thu tiền đến nhà thu phíhay không phải tranh thủ giờ làm để đi đóng tiền có thể thực hiện thanh toán nhanh,tại bất cứ nơi đâu và vẫn làm các công việc của mình

- Người sử dụng sẽ không phải lo tắc đường, bụi bặm để đến các điểm thu tiền

Trang 20

- Người sử dụng sẽ không phải ra đường giữa trời mưa hay nắng để đến cácđiểm đóng tiền, không phải xếp hàng giờ đồng hồ để chờ đóng cước các loại dịch vụ.

- Người sử dụng sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại để hoàn thànhcác công việc khác của mình

2.2.3 Thanh toán hóa đơn điện tử trong TMĐT B2C

Thanh toán hóa đơn điện tử đã được triển khai từ lâu trên thế giới và nóđược triển khai cả trong TMĐT B2C và TMĐT B2B, tuy nhiên gần đây tại ViệtNam mới bắt đầu phát triển loại hình dịch vụ này trong lĩnh vực TMĐT B2C cụ thể

là trong việc thanh toán các dịch vụ công như tiền điện, nước, internet, điện thoại,truyền hình cáp

2.2.3.1 Quy trình thanh toán bằng hóa đơn điện tử:

Nguồn: Phần dịch tiếng anh

Bước 1: Người dùng lên các trang web của nhà cung cấp dịch vụ thanh toánhóa đơn hoặc trang web của người lập hóa đơn xem thông tin cần thiết Thường làthông tin các hóa đơn mà người dùng phải thanh toán

Bước 2: Người dùng lấy các thông tin về hóa đơn của mình phải thanh toán vềmáy tính của mình

Bước 3: Người dùng kiểm tra các thông tin và thực hiện xác thực việc thanhtoán với người lập hóa đơn

Trang 21

Bước 4: Người lập hóa đơn yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của mìnhghi nợ vào tài khoản của người dùng.

Bước 5: Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn yêu cầu ngân hàng củangười dùng ghi nợ vào tài khoản của người dùng và chuyển tiền để ngân hàng củangười lập hóa đơn ghi có vào tài khoản của người lập hóa đơn

2.2.3.2 Rủi ro trong thanh toán hóa đơn điện tử:

Rủi ro đối với người tiêu dùng tham gia thanh toán hóa đơn điện tử: Người

tiêu dùng có thể gặp rủi ro như không thể hoàn tất một khoản thanh toán mặc dù có

đủ tiền thể thực hiện việc thanh toán, ví dụ: gặp trục trặc khi tham gia thanh toántrên môi trường điện tử, gặp trục trặc khi tham gia các thiết bị ngoại vi…

Rủi ro do các hoạt động gian lận và phi pháp: lợi dụng chưa hoàn hảo trong

các hệ thống bảo mật, các dữ liệu về thông tin người dùng , hình thức thanh toán cóthể bị kẻ xấu đánh cắp và sử dụng bất hợp pháp

Rủi ro do nhân viên cơ sở chấp nhận thanh toán: Khi thực hiện giao dịch,

nhân viên tại cơ sở chấp nhận thanh toán cố tình in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toáncho một giao dịch nhưng chỉ đưa người dùng ký vào một bộ hóa đơn Các hóa đơncòn lại sẽ bị giả mạo chữ ký của người dùng để thu hồi tiền từ Ngân hàng thanhtoán

Rủi ro đối với các tổ chức tài chính: các tổ chức tài chính cũng có thể phải

chịu các rủi ro lừa đảo, vận hành sai, sai qui trình, bồi thường tiền điện tử giả mạokhi nó được người bán hoặc người dùng chấp nhận

2.2.3.3 Những khó khăn khi triển khai thanh toán hóa đơn điện tử

Để có thể phát triển thanh toán hóa đơn điện tử thì trước tiên thanh toán điện

tử cần phải phát triển Cho nên những vấn đề khó khăn, những yêu cầu đặt ra củathanh toán điện tử cũng là những khó khăn mà thanh toán hóa đơn điện tử cần phảigiải quyết và hoàn thiện Do thanh toán hóa đơn điện tử là một dịch vụ riêng cho nên

nó còn bao hàm những khó khăn đặc thù khác Việc triển khai dịch vụ này là mộtthách thức đối với những doanh nghiệp, tổ chức mới bắt đầu vào thị trường thanhtoán điện tử

Những khó khăn trong việc nâng cao nhận thức, thói quen thanh toán củangười tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng nhận biết được uy tín của doanh nghiệp

Trang 22

để có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng dịch vụ Đây là khó khăn của hầu hết cácdoanh nghiệp trên thế giới đặc biệt là các nước mà TMĐT và TTĐT chưa phát triển.

Những khó khăn trong việc gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đãtriển khai các dịch vụ trước đó cũng là điều khiến các doanh nghiệp phải quan tâm

Khi thực hiện thanh toán hóa đơn điện tử doanh nghiệp muốn làm trung gianthanh toán thì cần phải làm cầu nối để kết nối được các ngân hàng đặc biệt là cácngân hàng uy tín, có thương hiệu trên thị trường mới có thể thu hút được nhiềungười sử dụng dịch vụ kết nối với các bên cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn(như tiền điện thoại di động trả sau, tiền internet, tiền điện, tiền nước, tiền truyềnhình cáp…) Để các ngân hàng , các nhà cung cấp dịch vụ uy tín tham gia thì cácdoanh nghiệp, tổ chức gặp rất nhiều khó khăn

Bên cạnh đó còn có các vấn đề kinh tế vĩ mô, vi mô, các vấn đề liên quanđến môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài của doanh nghiệp Doanhnghiệp cần phải xem xét để đưa ra những chính sách, chiến lược chính xác trongviệc triển khai hình thức dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử

2.2.4 Sự cần thiết và mức độ ứng dụng của thanh toán hóa đơn điện tử

2.2.4.1 Sự cần thiết việc triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử

Đây thực sự là một bước tiến của thanh toán điện tử, với việc cung cấp thêmmột dịch vụ gia tăng thanh toán hóa đơn điện tử đã đáp ứng tốt hơn những mongmuốn của người sử dụng, với dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử đem lại lợi ích chotất cả các chủ thể tham gia

Lợi ích đối với người sử dụng: người sử dụng tiết kiệm cả về thời gian, công

sức và tiền bạc Với chỉ vài click, khách hàng đã có thể thanh toán các hóa đơn hàngtháng rất an toàn, tiện lợi và hoàn toàn nhanh chóng

Lợi ích đối với doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thanh toán:

- Hiệu quả về kinh tế: Mức chi phí dành cho doanh nghiệp khi sử dụng hìnhthức thanh toán qua trung gian điện tử luôn thấp hơn các hình thức thanh toán kháchiện nay do không mất tiền thuê các nhân viên đi thu tiền hàng tháng mà lại nhanhchóng tiện lợi mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho doanh nghiệp

- Dịch vụ tin cậy và luôn sẵn sàng: Hệ thống hạ tầng công nghệ của các trunggian thanh toán được đầu tư áp dụng các công nghệ hiện đại, quy trình bảo mật và

Trang 23

phòng chống rủi ro chặt chẽ đảm bảo doanh nghiệp luôn có thể sử dụng dịch vụ ổnđịnh vào bất cứ thời gian nào.

- An toàn, bảo mật, ổn định và chống gian lận: các trung gian thanh toán triểnkhai luôn có tính ổn định, an toàn và bảo mật cao, mang tới sự an tâm cho người sửdụng thu hút nhiều người dùng sử dụng Ngoài ra, quy trình quản lý chống gian lậncủa các trung gian thanh toán sẽ giúp các nhà cung cấp được bảo vệ tối đa, giảmthiểu gian lận thương mại

Lợi ích của ngân hàng:

- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: Hiện nay, nhiều nhà cung cấp vàkhách hàng cá nhân có nhu cầu thanh toán hóa đơn điện tử Thông qua việc hợp táccung cấp công cụ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng cho khách hàng,ngân hàng có thể nâng cao hình ảnh thương mại điện tử của mình

- Cơ hội tăng doanh thu và lượng tiền gửi: Với dịch vụ thanh toán hóa đơnđiện tử, khách hàng sẽ giảm nhu cầu rút tiền mặt do khách hàng phải để lại tiền đểthanh toán các hóa đơn Lượng tiền gửi và thời gian tiền gửi nằm trong ngân hàng

sẽ tăng, do đó, ngân hàng có thêm nhiều cơ hội kinh doanh nguồn tiền gửi này.Thêm nguồn thu phí giao dịch từ các dịch vụ thanh toán điện tử mới

- Chi phí đầu tư thấp: Ngân hàng có thể cung ứng những dịch vụ thanh toánmới, thuận tiện cho khách hàng mà không phải đầu tư nhiều về hạ tầng công nghệ.Bên cạnh đó các ngân hàng sẽ được các trung gian thanh toán quảng bá thương hiệu

mà không phải tốn chi phí

Lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức làm trung gian thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán: mở rộng được tập khách hàng cũng như các đối tác Tăng doanh thu do cả

khách hàng và các đối tác sử dụng các dịch vụ giá trị của trung gian thanh toán Tạođược uy tín, thương hiệu trên thị trường thanh toán điện tử Từ đó làm tiền đề để kinhdoanh phát triển các dịch vụ khác, phát triển đa dạng hóa các dịch vụ của doanhnghiệp

Lợi ích với nhà nước và các cơ quan quản lý: thúc đẩy việc thanh toán không

dùng tiền mặt theo mục tiêu của nhà nước hiện nay Đồng thời, giảm chi phí quản lýcủa nhà nước với các đơn vị ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn, các doanhnghiệp làm trung gian thanh toán Quản lý hiện quả hơn tình hình tài chính doanhnghiệp

Trang 24

Lợi ích với xã hội: mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho người dân, giảm

chi phí xã hội nói chung và góp phần tạo nên văn minh xã hội

2.2.4.2 Mức độ ứng dụng của thanh toán hóa đơn điện tử:

Thanh toán hóa đơn điện tử sử dụng trong thương mại điện tử B2C

Hiện nay, thanh toán dịch vụ này có thể có hoặc không thông qua các đơn vịtrung gian thanh toán Tuy nhiên, loại hình thanh toán mà trung gian thanh toán kếtnối ngân hàng với các nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn trả sau cố định như hóa đơnthanh toán internet, truyền hình cáp, hóa đơn tiền điện, tiền nước…cung cấp chongười sử dụng có thể thanh toán các loại hình dịch vụ này một cách nhanh chóng vàthuận tiện nhất

Thanh toán hóa đơn điện tử sử dụng trong thương mại điện tử B2B

Loại hình thanh toán mà trung gian thanh toán kết nối các doanh nghiệp với nhau.Giúp các doanh nghiệp có thể thanh toán được dễ dàng với nhau Phân chia thành 3dạng cụ thể sau:

Trực tiếp người bán: Giải pháp này liên kết một người bán với nhiều ngườimua về việc xuất trình hóa đơn Mô hình này được dùng một cách điển hình khi cóquan hệ đã được thiết lập từ trước giữa người mua và người bán Nếu một ngườibán phát hành nhiều hóa đơn hoặc hóa đơn có giá trị cao, thì sau đó có thể nhậnđược khoản thưởng đáng kể khi thực hiện EBPP Chính vì lý do này mà mô hìnhnày thường được các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, viễn thông, ngànhphục vụ công cộng, chăm sóc sức khỏe, ngành dịch vụ tài chính áp dụng

Trực tiếp người mua: Trong mô hình này, có một người mua trong khi nhiềungười bán Đây là mô hình đang phát triển, dựa trên vị trí chi phối của người muatrong các giao dịch B2B Nó được sử dụng khi người mua thực hiện khối lượng lớnhóa đơn Các công ty như Wal-Mart đang tiến hành thiết lập EBPPs trực tiếp ngườimua

Nhà cung cấp dịch vụ: Đây là mô hình nhiều người bán - nhiều người mua,trong đó người cung cấp dịch vụ đóng vai trò là trung gian thu gom và tập hợp hóađơn từ nhiều người bán và thanh toán từ nhiều người mua khác nhau Người cungcấp dịch vụ là bên thứ ba không chỉ cung cấp dịch vụ EBPP mà còn các dịch vụ tàichính khác (ví dụ như bảo hiểm, giữ các bản giao kèo Khi ngươi mua cho phépthanh toán hóa đơn, người cung cấp dịch vụ tiến hành việc thanh toán

Trang 25

2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về thanh toán điện tử và thanh toán hóa đơn điện tử

2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Tình hình thị trường thanh toán điện tử trên thế giới đã bắt đầu phát triểnmạnh mẽ từ những năm 1998, trong giai đoạn bùng nổ của internet và các công tyDotcom trên thế giới nhờ có một nền tảng công nghệ thông tin vững chắc từ thanhtoán điện tử truyền thống Hàng loạt các nghiên cứu về thanh toán điện tử trong đó

có thanh toán hóa đơn điện tử trên thế giới đã được tiến hành nghiên cứu Có hàngloạt các trường đại học mở nghành đào tạo về TMĐT, đào tạo một cách chính qui,rất bài bản và chuyên nghiệp

Những cuốn sách và các tài liệu viết về TTĐT như Electronic payment

system for E-commerce của Donal O’Mahony, Michael peirce, Hitesh Tenari, cuốn

sách đã giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết công nghệ và hệ thống sử dụng cho phépthực hiện việc thanh toán qua internet New payment world của Mary S.Schaeffer

đã cho chúng ta thấy cái nhìn tổng thể về dịch vụ thanh toán điện tử trên thế giới

The truth about online payments của Pussell O’brien đã giúp chúng ta nhận ra

những thuận lợi cũng như những khó khăn của thanh toán điện tử…

Bên cạnh đó có những sách viết về thanh toán hóa đơn điện tử như

Electronic bill presentment and payment của Kornel Terplan tác giả bên cạnh việc

đề cập tới thanh toán điện tử đã đề cập tới dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử, mộtdịch vụ mới tiện lợi cho mọi người sử dụng…

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam thanh toán điện tử chỉ mới manh nha bắt đầu từ cuối năm 2006đầu năm 2007, và hiện nay đang trên đà phát triển Nước ta có rất ít các tài liệu,sách hay công trình nghiên cứu khoa học nào viết về TTĐT Các doanh nghiệp hiệnnay chủ động tìm hiểu các nguồn tài liệu trên thế giới và hợp tác sử dụng các dịch

vụ thanh toán với các doanh nghiệp quốc tế Các trường đại học tại Việt Nam cũng

đã có triển khai đào tạo chuyên nghành về TMĐT tuy nhiên vẫn còn rất ít Hiện naychỉ có duy nhất trường đại học Thương Mại là có khoa TMĐT, đào tạo chuyênnghành Quản Trị TMĐT Bên cạnh đó cũng có một số trường khác triển khai nhưngchưa bài bản Và hiện tại cũng chưa có giáo trình chính thức về TTĐT mà chủ yếuvẫn là các tài liệu tổng hợp và dịch từ các tài liệu của các chuyên gia, giáo trình củacác trường đại học trên thế giới

Trang 26

Bài giảng Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử - Trường Đại họcThương mại.

Bài giảng Thương mại điện tử căn bản – Khoa Thương mại điện tử - TrườngĐại học Thương mại

Luận văn: Thanh toán trong Thương mại điện tử - sinh viên Nguyễn ViếtHuy – Đại học Hải Phòng Đề cập những hình thức thanh toán và đề cập tới các yêucầu để triển khai thành công thanh toán điện tử

Luận văn: “Thanh toán trong giao dịch TMĐT tại Công ty Gol” – sinh viên

Lê Thị Duy Linh – Đại học Thương mại Đề cập đến các phương tiện thanh toántrong TMĐT và những khó khăn khi áp dụng các mô hình TTĐT trên thế giới vàoTMĐT tại Việt Nam

Luận văn: “Phát triển hệ thống thanh toán bằng đồng tiền ảo Vcoin của công

ty VTC Intecom” – sinh viên Nguyễn Văn Mạnh – Đại học Thương mại Mongmuốn sẽ giải quyết được những vướng mắc trong quá trình phát triển hệ thốngthanh toán bằng đồng tiền ảo Vcoin của công ty Từ đó cũng sẽ góp phần vào sựphát triển chung của hoạt động thanh toán trực tuyến tại Việt Nam

Luận văn: “Phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT của Onepay chocác doanh nghiệp du lịch” – sinh viên Nguyễn Thế Chung – trường Đại học ThươngMại Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các cơ sở lý luận về TTTT vànhà cung cấp dịch vụ TTTT, từ đó xem xét, đánh giá về thực trạng việc cung cấpdịch vụ của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch và đề xuất phát triển các dịch vụnhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch va mở ra mộtkênh kinh doanh TMĐT mới cho nghành du lịch

2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu

Với mục tiêu phát triển thêm dịch vụ thanh toán hóa đơn trên cổng thanhtoán trực tuyến Ngân Lượng, Luận văn có những nội dung chính sau:

Chương 2 tác giả sẽ làm rõ lý thuyết về TTĐT và TTHĐĐT Các hình thứcthanh toán, các vấn đề đặt ra trong thanh toán điện tử Các vấn đề lý thuyết xoayquanh thanh toán hóa điện tử Tiếp theo là nghiên cứu sơ bộ về tình hình nghiên cứucủa Việt Nam và trên thế giới về TTĐT và TTHĐĐT

Chương 3 song song với việc nghiên cứu tình hình ứng dụng triển khai thanhtoán hóa đơn của các công ty khác Tác giả sẽ nghiên cứu tổng quan tình hình vàảnh hưởng của các nhân tố môi trường kinh doanh đến thực trạng triển khai ví điện

Trang 27

tử Ngân Lượng Thông qua việc phát phiếu điều tra đánh giá cho nhân viên, phỏngvấn chuyên gia Trên sơ sở đó tác giả sẽ phân tích thực trạng hoạt động của ví điện

tử Ngân Lượng trong quá trình ba năm hoạt động

Từ các kết quả đánh giá trong chương ba, ở chương 4 tác giả sẽ đưa ra kếtluận luận về những thành công và hạn chế mà ví điện tử Ngân Lượng đã triển khaiđược từ khi thành lập, các nguyên nhân cảu các vấn đề tồn tại Đánh giá và nhậnđịnh định hướng phát triển thêm dịch vụ thanh toán hóa đơn tại công ty Cuối cùng

sẽ đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển tốt nhất dịch vụ thanh toán hóa đơnđiện tử cho ví điện tử Ngân Lượng

Trang 28

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRÊN CỔNG THANH TOÁN NGÂNLƯỢNG.VN

3.1 HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu

Trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiệnluận văn tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng hai phương pháp thu thập dữ liệu là phươngpháp điều tra dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

3.1.1.1 Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra là phương pháp dùng hệ thống câu hỏitheo trật tự nhất định, được chính thức hóa trong cấu trúc chặt chẽ nhằm ghi chépnhững thông tin xác đáng có liên quan tới mục đích nghiên cứu

+ Nội dung điều tra: tìm hiểu qua về việc ứng dụng và triển khai TTĐT đặcbiệt là dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử tại Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó tìmhiểu về hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến Ngân Lượng hiện tại đồng thờicũng đánh giá hiệu quả hoạt động của nó Chủ yếu điều tra tình hình triển khai, pháttriển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử tại công ty

+ Cách thức tiến hành: Sau khi thiết kế xong phiếu điêu tra phát phiếu chocác nhân viên trong cổng thanh toán trực tuyến Ngân Lượng Các nhân viên sau khitrả lời xong các phiếu điều tra sẽ gửi trả lại và được tập hợp rồi đưa vào cơ sở dữliệu của phầm mềm SPSS để xử lý và phân tích Mục đích áp dụng cách thức này làgiúp thu thập thông tin một cách nhanh chóng, tiết kiệm và xử lý một cách chínhxác nhất để có thể đưa ra những đánh giá và kết quả chuẩn xác nhất

+ Ưu nhược điểm của phương pháp điều tra này

Ưu điểm: Trả lời nhanh, tập hợp và thống kê có hệ thống, dễ dàng cho quá trìnhphân tích và đạt hiệu quả cao

Nhược điểm: Câu trả lời bó hẹp theo suy nghĩ của người lập phiếu, ít sáng tạo, bêncạnh đó các nhân viên có thể không trả lời phản hồi hoặc không cung cấp các câutrả lời chính xác

Trang 29

+ Đối tượng mẫu nghiên cứu: là các nhân viên của Công ty cổ phần Giảipháp phần mềm Hòa Bình hoạt động trong bộ phận cổng thanh toán trực tuyếnNgân Lượng

+ Số lượng phiếu điều tra:

Số lượng phiếu điều tra đưa ra là: 20 phiếu và mỗi phiếu gồm 15 câu hỏi

Số lượng phiếu thu về là: 20 phiếu

- Phỏng vấn chuyên gia là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi nhằm thuđược những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của người được phỏng vấn với

sự kiện hay vấn đề được hỏi

+ Nội dung phỏng vấn: Quan điểm đánh giá của Ngân Lượng về tình hìnhthị trường TTĐT tại Việt Nam Đánh giá về mô hình cổng thanh toán trung gian, víđiện tử mà Ngân Lượng đang triển khai, chất lượng dịch vụ hiện nay của NgânLượng và định hướng phát triển của Ngân Lượng trong việc triển khai phát triểndịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử

+ Cách thức tiến hành: gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp tại công ty

+ Ưu nhược điểm của phương pháp điều phỏng vấn

Ưu điểm: Được tiếp xúc thực tế với các nhà quản lý nên có thể đánh giá được chấtlượng thông tin, số lượng thông tin nhiều, thực hiện nhanh chóng, thuận lợi

Nhược điểm: thông tin không mang tính khái quát, lượng thông tin thu được khóthống kê và xử lý, đôi khi các câu hỏi có thể bị bỏ qua

+ Đối tượng mẫu nghiên cứu: các chuyên gia được mời phỏng vấn trực tiếptại doanh nghiệp gồm có giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kỹthuật, trưởng phòng marketing

3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập dữ liệu thông

qua nguồn nội bộ doanh nghiệp như báo cáo kinh doanh, thống kê bán hàng, đơnkhiếu nại…hoặc thông qua nguồn dữ liệu bên ngoài, thông tin đại chúng như ấnphẩm, báo chí, đề tài nghiên cứu, internet…

- Các nguồn thông tin dữ liệu

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hòa Bình, đặc biệt làkết quả kinh doanh của cổng thanh toán trực tuyến Ngân Lượng Đây là kết quả

Trang 30

tổng hợp báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của cổng thanh toán trực tuyếnNgân Lượng từ tháng 4/2009 – quí 1/ 2011.

+ Các nguồn khác: các dữ liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn như báocáo TMĐT qua các năm của cục TMĐT – Bộ Công Thương, các hội thảo và diễnđàn về TTĐT, báo chí trong nước và quốc tế về TTĐT, các tài liệu, sách, nghiêncứu về tình hình TTĐT và dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử tại Việt Nam và trênthế giới Tìm kiếm các thông tin trên môi trường mạng Đây là các nguồn thông tin

số liệu cung cấp về tình hình phát triển chung của TTĐT và TTHĐĐT, đánh giá,nhận định và dự báo về tốc độ phát triển trong thời gian tới

- Ưu nhược điểm của phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

+ Ưu điểm: Tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng, số liệu đa dạng, với chi phí thấp, bêncạnh đó với số liệu thống kế kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thểcho ta cái nhìn trực quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.+ Nhược điểm: Tính chính xác không cao và không có tính thời sự tại thời điểmnghiên cứu

3.1.2 Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

3.1.2.1 Phương pháp định lượng

Ứng dụng phần mềm SPSS

SPSS là phần mềm chuyên dụng xử lý thông tin sơ cấp thông qua một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn Phần mềm SPSS có tất cả 4 dạng màn hình: màn hình

quản lý dữ liệu (data view), màn hình quản lý biến (variables view), màn hình hiển

thị kết quả (output) và màn hình cú pháp (syntax)

SPSS có một bộ soạn thảo dữ liệu tương tự như excel, xử lý mỗi file dữ liệu ở

một thời điểm SPSS thực hiện những phân tích thống kê chung nhất như hồi qui,phân tích phương sai, phân tích nhân tố…Khả năng vẽ đồ thị, lập bảng biểu tổnghợp, báo cáo thống kê trong SPSS đa dạng và linh hoạt, được trình bày đẹp, chấtlượng cao có thể tiếp tục hiệu chỉnh, in ra hoặc chuyển sang tài liệu khác

Sức mạnh lớn nhất của SPSS là phân tích phương sai và phân tích nhiềuchiều Cái yếu nhất của SPSS là không có khả năng xử lý những ước lượng phứctạp, không hỗ trợ phân tích dữ liệu theo lược đồ mẫu

Trang 31

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu theo giá trị trung bình: kết quảcác phiếu điều tra sau khi thu về được tổng hợp trên SPSS và phân tích theo giá trịtrung bình và chỉ số thống kê Các số liệu thống kê từ kết quả hoạt động của doanhnghiệp sẽ được xử lý bằng hai phương pháp phân tích chi tiết và biểu đồ minh họa.

3.1.2.2 Phương pháp định tính

a Phương pháp tổng hợp - quy nạp

Hai phương pháp này bổ túc cho nhau Phương pháp tổng hợp tập trung trình

bày các dữ kiện và giải thích chúng theo căn nguyên Phương pháp quy nạp tậptrung đưa ra sự liên quan giữa các dữ kiện và tạo thành quy tắc

b Phương pháp diễn dịch

Phương pháp diễn dịch là phương pháp từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ thể.

Phương pháp này rất hữu ích để kiểm định lý thuyết và giả thiết Mục đích củaphương pháp này là đi đến kết luận Kết luận nhất thiết phải đi theo các lý do chotrước Các lý do này dẫn đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể

c Phương pháp duy vật biện chứng

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở hệ thống những nguyên

lý, phạm trù cơ bản, quy luật phổ biến Quan điểm này khẳng định các sự vật, hiệntượng dù đa dạng, phong phú đến đâu đều chỉ là những dạng khác nhau của một thếgiới duy nhất Chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tácđộng qua lại, chuyển hóa theo những quan hệ xác định

3.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MÔITRƯỜNG TỚI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬTRÊN CỔNG THANH TOÁN NGANLUONG.VN

3.2.1 Tổng quan tình hình phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử tại website nganluong.vn.

3.2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa Bình

và cổng thanh toán Ngân Lượng.

a, Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa Bình

- Tên công ty: Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Trang 32

- Vốn điều lệ: 18.000.000.000 VND (Mười tám tỉ đồng)

- GPKD / MS thuế: 0103007937 / 0101148316, đăng ký tại Hà Nội

- Website / Email: www.peacesoft.net / peace@peacesoft.net

- Trụ sở chính: Tòa nhà VTC – online, 18 Tam Trinh, quận Hai

PeaceSoft Solutions là liên doanh giữa Công ty Giải pháp Phần mầm HòaBình, Tập đoàn dữ liệu Quốc tế IDG theo hình thức đầu tư triển vọng Tháng3/2011 vừa qua tập đoàn Ebay đã chính thức là cổ đông của công ty Hòa Bình với

số vốn đầu tư lên đến 20% giá trị công ty

PeaceSoft hiện có năm sản phẩm chính gồm: cổng giao dịch TMĐT xuyênbiên giới eBay.vn, sàn giao dịch điện tử chodientu.vn, ví điện tử nganluong.vn,mạng xã hội quảng cáo trực tuyến Adnet.vn và hệ thống gian hàng trực tuyến Pro-store hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm và TMĐT

Công ty PeaceSoft luôn mong muốn là doanh nghiệp góp phần gia tăng giá trịcho người Mua, người Bán và nhà sản xuất, đóng góp giá trị đáng kể vào pháttriển nền kinh tế và đưa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

Công ty đã và đang mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước vàcam kết là đối tác tin cậy của nhiều nhà đầu tư, là môi trường tốt cho những người

có năng lực và lòng nhiệt thành

Trang 33

Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của CTCP Giải pháp phần mềm Hòa Bình

( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty Hòa bình)

Bảng 3.1: Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

( Nguồn: Phòng hành chính dân sự công ty Hòa Bình)

b, Giới thiệu tổng quan về cổng thanh toán trực tuyến Ngân Lượng:

- Khái quát chung: NgânLượng.vn là một trong năm sản phẩm của Peacesoft.Đây là dịch vụ thanh toán trực tuyến (TTTT) cho thương mại điện tử (TMĐT) tiênphong và hàng đầu tại Việt Nam cả về thị trường, người dùng và giao dịch Ngânlượng cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận tiền thanh toán trênInternet ngay tức thì một cách an toàn, tiện lợi , phổ biến và được bảo vệ

Tôn chỉ mục đích hàng đầu của NgânLượng.vn là bảo mật an toàn cho kháchhàng khỏi các rủi ro và nguy cơ lừa đảo trên Internet Bên cạnh đó, các quy định vềkhiếu nại và bảo hiểm giao dịch được xây dựng một cách chặt chẽ giúp đảm đảmbảo công bằng cho cả người mua và người bán trong trường hợp phát sinh tranhchấp.Tôn chỉ hoạt động tiếp theo của NgânLượng.vn là thuận lợi hóa việc nhận tiền

Trang 34

thanh toán và quay vòng vốn cho cộng đồng thương nhân bán hàng trực tuyến tạiViệt Nam.

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức của NgânLượng.vn.

( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty Hòa Bình )

- Đặc điểm nhân lực quản trị TMĐT của Ngân Lượng:

Ngânlượng.vn hiện có 43 nhân viên hầu hết đều có trình độ Đại học trở lên

và đều tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh tại các trường kinh tế Khối kỹ thuật

và sản phẩm có 13 nhân viên, khối PR và Marketing có 5 nhân viên khối kinhdoanh và phát triển thị trường có 25 nhân viên 5 nhân viên tốt nghiệp trườngthương mại Trong đó có 5 nhân viên phụ trách kinh doanh và marketing

- Một số chức năng nhiệm vụ chính của Ngân Lượng:

Hợp tác, kết nối với các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán, cáckênh nạp rút tiền khác để mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân lượng

Phát triển thị trường, thu hút người mua và người bán là cá nhân và doanhnghiệp sử dụng Ngânlượng.vn để mua sắm và kinh doanh trực tuyến

Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng, giúp họ trong quá trình đăng

kí, xác minh, chứng thực tài khoản, tích hợp công cụ Ngânlượng.vn vào website củadoanh nghiệp và mọi nghiệp vụ liên quan

Chi nhánh Hà NộiPTTT, kinh doanh, CSKH

Chi nhánh Hồ Chí MinhPTTT, kinh doanh, CSKH

Trang 35

3.2.1.2 Tổng quan tình hình thanh toán điện tử và thanh toán hóa đơn điện

tử tại website nganluong.vn

NganLuong.vn hoạt động vừa theo mô hình ví điện tử vừa theo mô hìnhcổng thanh toán trung gian, theo đó người dùng đăng ký tài khoản loại cá nhân hoặcdoanh nghiệp với 3 chức năng chính là: nạp tiền, rút tiền và thanh toán Ví điện tử

và cổng thanh toán là dịch vụ nhạy cảm về mặt tài chính, hoạt động như một "ngânhàng điện tử" trên Internet và chịu sự điều chỉnh của "Luật ngân hàng và các tổchức tín dụng" để ngăn ngừa các doanh nghiệp huy động vốn thông qua việc giữ hộtiền thanh toán của người mua và người bán rồi mất khả năng thanh khoản gây thiệthại cho xã hội Giấy phép ví điện tử số 2608/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nướccấp giúp đảm bảo uy tín về mặt pháp lý và an toàn cho khách hàng củaNgânLượng.vn!

Hiện nay NganLuong.vn đã xác lập vị trí dẫn đầu thị trường TTTT trongTMĐT tại Việt Nam với khoảng 300.000 tài khoản, trên 2.000 website chấp nhậnthanh toán và ước tính chiếm 50% lưu lượng thanh toán Với thành tích đó,NgânLượng.vn đã vinh dự được bình chọn là ví điện tử ưa thích nhất do Hiệp hộithương mại điện tử VN (VECOM) và Sở công thương TP.HCM tổ chức vào năm

2009 và năm 2010

NgânLượng.vn đã xây dựng được hình ảnh, uy tín của mình trên thị trườngTTĐT tại Việt Nam Trên đà phát triển mạnh mẽ, Ngân Lượng đang muốn triển khaicác dịch vụ mới để có thể cung cấp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mở rộngthị trường, tăng số lượng khách hàng sử dụng ví điện tử Ngân Lượng đồng thời có thểnâng cao doanh số, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh Dịch vụ thanh toán hóa đơnđiện tử là loại hình dịch vụ Ngân Lượng nhận thấy cần triển khai trong thời điểm hiệnnay Ngân Lượng hiện nay đang xây dựng dự án thực hiện, sau khi xây dựng xong dự

án sẽ bắt đầu lập kế hoạch triển khai để có thể sớm cung cấp dịch vụ này cho kháchhàng

3.2.2 Ảnh hưởng môi trường bên ngoài tới việc phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn tại website ngânlượng.vn

Trang 36

Yếu tố bên ngoài là yếu tố mà doanh nghiệp rấ khó hoặc không thể kiểm soát được Tuy nhiên, nó lại rất quan trọng và có tính chất quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn qua website NgânLượng.vn của doanh nghiệp Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp được đánh giá thông qua mô thức lượng giá các yếu tố bên ngoài ( EFAS – External Factors Analysis Summary) dưới đây:

Bảng 3.2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đếnviệc phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử qua website NgânLượng.vn

Các nhân tố bên ngoài Độ quan

trọng

Xếp loại

Tổng điểm quan trọng

5 Sự đầu tư của một số tập

đoàn TMĐT thế giới vào Việt

Trang 37

5 Tội phạm internet trong lĩnh

vực TTĐT ngày càng gia tăng

( Nguồn: Tác giả tổng hợp, nghiên cứu tại Ngân Lượng )

Dựa vào sự đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoàicủa công ty, kết quả bảng trên cho ta thấy rõ ràng các nhân tố bên ngoài có ảnhhưởng nhất định tới việc phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử qua websiteNgânLượng.vn tại công ty Với tổng số điểm đạt được 2.995/4 điểm, cho thấy công

ty đã tận dụng tương đối tốt các cơ hội, hạn chế được khá nhiều thách thức, tạo điềukiện tốt cho việc phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn tại công ty

3.2.3 Ảnh hưởng môi trường bên trong tới việc phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn tại website ngânlượng.vn

Ngoài những yếu tố bên ngoài thì những yếu tố bên trong của doanh nghiệpcũng là những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển dịch vụ thanh toánhóa đơn điện tử tại công ty Tuy nhiên đây đều là các nhân tố mà doanh nghiệphoàn toàn nắm bắt và kiểm soát được Tương tự như mô thức EFAS, ta sử dụng môthức IFAS ( internal Factors Analysis Summary) để đánh giá tổng hợp các yếu tốthuộc môi trường bên trong của công ty như sau:

Bảng 3.3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến việc phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử qua website

NgânLượng.vn Các nhân tố bên trong Độ quan

trọng

Xếp loại Tổng

điểm

Chú giải

Trang 38

quan trọng Điểm mạnh

1 Văn hóa công ty có

chất lượng

trọng cho thành công

2 Các nhà quản trị và

lãnh đạo

trọng, thúc đẩy phát triển

8 Chất lượng, giá sản

phẩm dịch vụ hiện tại

sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng

2 Hoạt động nghiên cứu

và phát triển theo quá

thông suốt giữa cácphòng ban

4 Hệ thống các dịch vụ

thanh toán triển khai

ít các dịch vụ chưa tập trung phát triển

Trang 39

6 Ngân sách đầu tư, chi

phí tạo điều kiện phát

( Nguồn: Tác giả tổng hợp, nghiên cứu tại Ngân Lượng )

Qua mô thức IFAS trên cho ta thấy, doanh nghiệp hiện nay có nhiều điểmmanh để phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử, tuy nhiên vẫn còn tồn tạinhững điểm yếu, những hạn chế Mức tổng điểm đạt 3,09/4 điểm là mức điểm chothấy doanh nghiệp đã chuẩn bị khá tốt, đầu đủ, có kế hoạch, chiến lược rõ ràng đểtriển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử đạt kết quả cao

3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU TẠI WEBSITE

NGÂNLƯỢNG.VN

3.3.1 Kết quả xử lý phiếu điều tra bằng phần mềm spss

Trong thời gian thực tập tại công ty, tác giả đã tiến hành điều tra trắc nghiệmđối với một số cán bộ của công ty, với tổng số 20 phiếu điều tra được đưa ra và sốphiếu thu về là 20 phiếu Thông qua việc xử lí dữ liệu và phân tích thống kê bắngphần mềm SPSS, đã cho chúng ta được những kết quả sau:

Trang 40

Bảng 3.4: Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ TTĐT và tình hình phát triển

TTĐT tại Việt Nam

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 3 - 6 nhà cung cấp 2 10,0 10,0 10,0

6 - 9 nhà cung cấp 5 25,0 25,0 35,0

9 - 12 nhà cung cấp 5 25,0 25,0 60,0 Hơn 12 nhà cung cấp 8 40,0 40,0 100,0 Total 20 100,0 100,0

( Nguồn: Kết quả phân tích phiếu điều tra bằng phần mềm SPSS của tác giả)

Theo bảng trên chúng ta nhận thấy, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ TTĐTtại Việt Nam hiện nay cũng khá nhiều Cũng theo điều tra thực tế,với số lượng nhàcung cấp như trên đã chứng tỏ rằng tình hình phát triển TTĐT tại Việt Nam hiệnnay trong tình trạng “đang phát triển”

Bảng 3.5: Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí mà người Việt Nam lựa chọn phương thức thanh toán điện tử khi tham gia TMĐT hiện nay.

N Minimum Maximum Mean Std Deviation Statistic Statistic Statistic Statistic Std Error Statistic

Độ quan trọng của tiêu chí

( Nguồn: Kết quả phân tích phiếu điều tra bằng phần mềm SPSS của tác giả)

Nhìn vào bảng thống kê trên, các tiêu chí trên hầu như đều có tác động nhấtđịnh đến quyết định lựa chọn phương thức thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam.Tuy nhiên, với số điểm đều là “4,15” thì hai tiêu chí an toàn và văn hóa (thói quen) làhai tiêu chí chính ảnh hưởng đến quyết định của họ Vì vậy các nhà cung cấp dịch vụ

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w