Thực tiễn vận dụng pháp luật hình sự về tội tha mô tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 –

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 45)

- Có dấu hiệu chiếm đoạt

1.3. Thực tiễn vận dụng pháp luật hình sự về tội tha mô tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 –

trong điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2002 – 2007

Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham ô lớn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Những số liệu thống kê từ năm 2002 đến năm 2007 cùng với các báo cáo tổng kết hàng năm của các ngành, các cấp cho thấy: dù các con số chỉ mang tính tương đối nhưng cũng đã phản ánh được thực trạng: tội phạm tham ô với số lượng các vụ án tăng, giá trị tài sản ngày càng lớn, thủ đoạn hết sức tinh vi, cấu kết chặt chẽ giữa các chủ thể. [43, 44]

Bảng 1.2. Cơ cấu tội tham ô tài sản so với tổng số vụ phạm tội tham nhũng (2002-2007)

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao (2002-2007)

Năm Số vụ tham ô (A) Tổng số vụ phạm tội TN (B) Tỷ lệ (A) so với (B) (A/B*100) Số bị cáo (C) Tổng số bị cáo phạm tội TN (D) Tỷ lệ (C) so với (D) (C/D*100) 2002 219 276 79.78% 469 612 76.40% 2003 54 84 64.57% 137 186 73.59% 2004 219 236 92.66% 374 447 83.89% 2005 213 347 61.33% 352 735 47.12% 2006 297 453 65.29% 665 1128 58.39% 2007 340 554 61.18% 823 1408 58.17% Tổng 1342 1950 68.05% 2820 4516 62.46%

Hình 1.1. Cơ cấu vụ phạm tội tham ô tài sản so với tổng số vụ phạm tội tham nhũng (2002-2007) 0 100 200 300 400 500 600 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Vụ phạm tội tham ô tài sản Tổng số vụ phạm tội tham nhũng

Hình 1.2. Cơ cấu số bị cáo phạm tội tham ô so với tổng số bị cáo phạm tội tham nhũng (2002-2007) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Số bị cáo tội tham ô Tổng số bị cáo phạm tội tham nhũng

Nhìn vào bảng 1.2 và các biểu đồ có thể thấy, tội tham ô tài sản là một tội đứng “đầu bảng” trong những tội phạm về tham nhũng, con số tỷ lệ luôn trên 50%, đỉnh điểm là năm 2004, chiếm 92,66% so với tổng số vụ và 83,89% so với tổng bị cáo phạm tội tham nhũng.

Hình 1.3. Số vụ án và số bị cáo phạm tội tham ô (2002-2007) 0 500 1000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số vụ án Số bị cáo

Theo số liệu thống kê của ngành Toà án nhân dân tối cao từ năm 2002 đến năm 2007, toàn ngành Toà án đã xét xử 1.342 vụ án với 2.820 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 1.950 vụ án với 4.516 bị cáo về tội tham nhũng, chiếm tỷ lệ 68,05% về số vụ và 62,46% về số bị cáo. Trong đó, năm 2007 là cao nhất, đã xét xử 340 vụ án tham ô và 823 bị cáo. Và năm 2003 là thấp nhất, đã xét xử 54 vụ án tham ô và 137 bị cáo (so với năm 2007, bằng 1/6 về số vụ và số bị cáo).

Năm 2002, toàn ngành Toà án đã xét xử 219 vụ án tham ô trên tổng số 276 vụ án tham nhũng (79,78%) và 469 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 612 bị cáo về tội tham nhũng (76,4%).

Năm 2004, toàn ngành Toà án đã xét xử 219 vụ án tham ô trên tổng số 236 vụ án tham nhũng (92,66%) và 374 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 447 bị cáo về tội tham nhũng (83,89%), so với năm 2003, tăng gấp khoảng 4 lần số vụ án và gấp 3 lần số bị cáo về tội tham ô.

Năm 2005, đã xét xử 213 vụ án tham ô trên tổng số 347 vụ án tham nhũng (61,33%) và 352 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 735 bị cáo về tội tham nhũng (47,12%)..

Năm 2006, đã xét xử 297 vụ án tham ô trên tổng số 453 vụ án tham nhũng (65,29%) và 665 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 1128 bị cáo về tội

tham nhũng (58,39%), so với năm 2005, tăng 1,3 lần số vụ án và 1,8 lần số bị cáo về tội tham ô.

Năm 2007, đã xét xử 340 vụ án tham ô trên tổng số 554 vụ án tham nhũng (61,18%) và 823 bị cáo về tội tham ô trên tổng số 1408 bị cáo về tội tham nhũng (58,17%), so với năm 2006, tăng 1,1 lần số vụ án và 1,2 lần số bị cáo về tội tham ô; so với năm 2002 tăng 1,5 lần số vụ án và 1,7 lần số bị cáo.

Theo báo cáo tổng kết hàng năm của các cơ quan bảo vệ pháp luật cho thấy năm sau so với năm trước tuy số lượng vụ phạm tội tham ô tài sản không tăng nhiều nhưng tính chất, quy mô và hậu quả của tệ tham ô với nền kinh tế - xã hội nghiêm trọng gấp nhiều lần. Việc đưa ra xét xử tội tham ô tài sản năm sau so với năm trước không tăng nhiều phản ánh tình hình điều tra phát hiện tội phạm chưa kiên quyết, chưa triệt để, có những vụ việc không được phát hiện, có vụ việc chưa được phát hiện, có vụ việc được phát hiện nhưng vì “nhiều lý do”, cơ quan chủ quản xin được xử lý nội bộ; có nhiều vụ việc chậm phát hiện do công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát yếu; do tính chất phức tạp của vụ án, sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng chưa chặt chẽ, cùng một vụ việc nhưng quan điểm xử lý giữa các cơ quan tố tụng khác nhau nên hồ sơ cứ phải trả đi, trả lại... [50]

Qua thực tiễn xét xử cho thấy các cấp toà án đã chủ động, phối kết hợp với các cơ quan chức năng, vận dụng đường lối, chủ trương và các quy định của pháp luật để xét xử các vụ án tham nhũng đạt kết quả tốt, chất lượng xét xử ngày được nâng cao. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp trong thực hiện chức năng của cơ quan tư pháp có ý nghĩa quyết định hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã hình thành Ban chỉ đạo liên ngành, nên phát huy hiệu quả. [44]

Một số vụ án tham ô điển hình mà bị can, bị cáo là cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước bị phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian qua:

1. Vụ cố ý làm trái và tham ô của Ban lãnh đạo, kế toán trưởng Công ty dệt Nam Định, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng. Đã truy tố 23 bị can, trong đó có 2 Tổng giám đốc, 1 kế toán trưởng; Toà án tuyên phạt tù chung thân 2 bị cáo, các bị cáo khác từ 2 đến 20 năm tù giam.

2. Vụ cố ý làm trái và tham ô 14 tỷ đồng trong dự án xây dựng khách sạn Bàn cờ, thuộc Công ty vật tư quận 3 TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng là Nguyễn Dương Khoa, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận 3; Nguyễn Văn Châu, Giám đốc công ty vật tư quận 3; Nguyễn Văn Phương, kế toán trưởng khách sạn Bàn Cờ... đã lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan để rút tiền thông qua việc chi tiêu mua sắm vật tư xây dựng. Đã xử Châu 20 năm tù, Phương 16 năm tù giam.

3. Vụ vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô tài sản ... của Phạm Huy Phước, Giám đốc công ty TAMEXCO. Tổng số tiền các đối tượng đã tham ô và làm thất thoát của Nhà nước gần 100 tỷ đồng. Đã xử Phước án tử hình; số còn lại tù chung thân và tù có thời hạn.

4. Vụ tham ô tài sản của một số cán bộ thuộc Trạm kiểm soát liên hợp Đồng Bành (Lạng Sơn) do Lưu Văn Nhịp làm trưởng trạm. Lợi dụng nhiệm vụ của trạm là kiểm soát hàng hoá nhập khẩu qua biên giới, các đối tượng đã thông đồng với chủ hàng, không thu thuế nhập khẩu, cho hàng nhập lậu qua trạm để thu lợi bất chính; chỉ trong một ca trực của trạm đã thu giữ 380 triệu đồng tiền “làm luật”. Đã khởi tố 29 đối tượng, trong đó có Lương Văn Quyết, Cục trưởng, Ngô Ngọc Thu, Cao Cự ánh, Phó Cục trưởng Cục thuế

Lạng Sơn; đã xử 24 bị cáo với mức án cao nhất là 20 năm tù giam; đã cách chức Phó Bí thư tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

5. Vụ lập quỹ trái phép để tham ô tại Công ty ắc quy pin Vĩnh Phú, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 17 tỷ đồng, do Hoàng Quốc Vinh, giám đốc công ty, Bùi Bích Hoạt, phó giám đốc công ty du lịch dịch vụ Hải Phòng, Đỗ Đức Dự, phó giám đốc công ty thương mại Sông Lô...

6. Vụ cố ý làm trái và tham ô tại Công ty tiếp thị Đầu tư nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 100 tỷ đồng; đối tượng là Lã Thị Kim Oanh, giám đốc; Phạm Quốc Bình, phó giám đốc; Đỗ Đức Thuần, kế toán trưởng công ty; 2 Thứ trưởng, 2 Vụ trưởng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.... Toà án đã xử phạt tử hình đối với Lã Thị Kim Oanh.

7. Vụ cố ý làm trái và tham ô tại Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông - Bộ Giao thông vận tải, bằng thủ đoạn lập chứng từ khống thanh quyết toán vật tư, làm thiệt hại 26 tỷ đồng (tham ô 15 tỷ).

8. Vụ Trần Hùng Sơn, giám đốc Công ty xây dựng phát triển dân tộc và miền núi, phạm tội đưa, nhận hối lộ, tham ô trong thực hiện dự án xây dựng phát triển kinh tế, xã hội huyện Mường Tè, Lai Châu. Đã truy tố 13 bị can về tội tham ô (8,8 tỷ đồng), 7 bị can về tội đưa và nhận hối lộ (166 triệu đồng); Toà án đã xử phạt Sơn tù chung thân, Nguyễn Văn Minh (nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu) 20 năm tù.

9. Vụ Nguyễn Quang Thường, giám đốc Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí và đồng bọn cố ý làm trái và tham ô tài sản; Thường đã móc nối với Dương Quốc Hà, Phó Tổng giám đốc Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt - Xô làm hợp đồng, chứng từ giả trong khi thực hiện gói thầu bloc nhà ở trên biển và sửa chữa hệ thống Ballast giàn Đại Hùng, tham ô gần 3,5 triệu USD.

10. Vụ tham ô, cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban Quản lý dự án di tích lịch sử Điện Biên Phủ:

Vụ án xảy ra từ năm 2004 đến 2007. Các đối tượng vi phạm đã câu kết, móc nối từ khâu thi công, giám sát thi công, quản lý đến nghiệm thu công trình, "rút ruột" tới 58 tấn đồng. Các đối tượng lập chứng từ khống 265 triệu đồng, đưa và nhận hối lộ 500 triệu đồng. Liên quan vụ án có 7 đối tượng bị khởi tố, trong đó tạm giam 5 bị can. Tính chất nghiêm trọng ở chỗ, khách thể của vụ án là công trình xây dựng di tích văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ… [51]

Các vụ án về tội tham ô thường là các vụ án có tình tiết phức tạp, các bị cáo nguyên là các cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy các hành vi/ tội phạm có cấu thành tương tự hành vi/ tội phạm về tham ô nhưng diễn ra trong khu vực tư thường được các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các quy định khác của pháp luật, ví dụ như quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...

Trong khi đó, tội phạm tham ô tài sản trong khu vực tư chưa được thừa nhận rộng rãi và chưa được quy định một cách chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Sự không rõ ràng về mặt quy định pháp luật nên trên thực tế vẫn có một số hành vi/ vụ việc diễn ra trong khu vực tư nhưng một số cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều tra, xác minh, xử lý theo các quy định về tội phạm về tham nhũng.

Dưới góc độ pháp lý, tham ô trong khu vực tư tại Việt Nam chưa được điều chỉnh ở bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước CHXHCN Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/7/2000, nhưng đến nay vẫn thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là vấn đề xác định cấu thành tội phạm trong các doanh nghiệp có tài sản thuộc hình thức "sở hữu chung hỗn hợp". Vì vậy, thời gian qua có nhiều vụ án nội dung sự việc phạm tội thể hiện: các cá nhân làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, giao nhận hàng hóa trong các công ty TNHH, công ty có 100% vốn cổ phần tư nhân, các doanh

nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài... lợi dụng việc chủ doanh nghiệp giao nhiệm vụ quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản. Những vụ trên, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội "tham ô tài sản" do định sai tội danh dẫn đến việc điều tra, truy tố, xét xử không đúng pháp luật.

Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng chỉ quy định 7 tội phạm về tham nhũng và các tội phạm này nằm trong Chương các tội phạm về chức vụ, hay nói cách khác chủ thể của những tội này được áp dụng để xử lý những người có quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật xử lý các hành vi tham ô trong khu vực tư, đã có trường hợp các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các quy định của Mục các tội phạm về tham nhũng được quy định trong Bộ luật Hình sự cho hành vi tham ô trong khu vực tư.

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, tham nhũng là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Đồng thời Luật cũng quy định người có chức vụ, quyền hạn trong trường hợp này là những người làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có nhiệm vụ, quyền hạn. Điều này cho thấy trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng chỉ điều chỉnh hành vi tham ô của các chủ thể trong khu vực công mà không điều chỉnh hành vi tham ô của các chủ thể tư.

Chính vì chưa được điều chỉnh ở bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào nên các cơ quan áp dụng pháp luật cũng khó có thể thực hiện được việc xử lý các vụ tham ô xảy ra trong lĩnh vực tư theo đúng tính chất của vụ việc, hoặc nếu có xử lý nó thì lại chuyển sang những tội phạm khác tương tự mà chưa xử lý là một tội phạm tham ô theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự 1999 và Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.

Xin đơn cử trường hợp tài sản bị chiếm đoạt thuộc sở hữu của người nước ngoài: Phạm Khắc Doãn là nhân viên chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn gốm Bạch Mã thuộc tập đoàn kinh tế tư nhân của Singapore đầu tư 100%

vốn vào Việt Nam theo giấy phép của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp. Trong thời gian làm việc tại công ty, Phạm Doãn Khắc được phân công làm nhiệm vụ tiếp thị, bán hàng và thu tiền về nộp vào quỹ chi nhánh; lợi dụng nhiệm vụ được giao Phạm Doãn Khắc đã chiếm đoạt số tiền 89.542.610 đồng không nộp vào quỹ. Cáo trạng số 82 ngày 6/11/2003 của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đã truy tố Phạm Doãn Khắc về tội “tham ô tài sản” theo khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự; Bản án sơ thẩm số 16 ngày 09/3/2004 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng áp dụng khoản 2 Điều

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)