Kiến nghị sửa đổi cấu trúc của điều luật 278 BLHS:

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 80)

- Có dấu hiệu chiếm đoạt

2.2.1. Kiến nghị sửa đổi cấu trúc của điều luật 278 BLHS:

Điều 278 với cách cấu trúc là tình tiết định khung cách biệt, đây là cách cấu trúc đã được kế thừa từ BLHS năm 1985 và có sự điều chỉnh theo hướng

mới của BLHS năm 1999. Theo chúng tôi, cách cấu trúc này gây khó khăn cho việc áp dụng vì tạo nên nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau trong cùng một quy định của điều luật.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 278 BLHS năm 1999 đã quy định tội tham ô tài sản như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm mươi triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.”

Việc chưa rõ ràng của điều luật nêu trên nằm ở phần quy định của quy phạm pháp luật. Tại khoản 1, sau cụm từ “hoặc dưới năm trăm nghìn đồng”, lại đặt tiếp cụm từ “nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây” và khoản 2 cũng lặp lại cụm từ “thuộc một trong các trường hợp sau đây”. Điều này dẫn đến cách hiểu là toàn bộ các phần quy định trước cụm từ này tại khoản 1 được áp dụng tiếp vào khoản 2, bao gồm cả trường hợp dưới năm trăm ngàn đồng cũng được áp dụng cho trường hợp có tình tiết tại khoản 2.

Theo chúng tôi, cần phải hiểu là tại khoản 1 của điều luật trên có 2 nội dung cấu thành cơ bản, nội dung thứ nhất là từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; nội dung thứ hai là dưới năm trăm nghìn đồng nhưng phải có thêm ít nhất một trong các điều kiện ở các điểm a,b,c. Sau đó, một trong hai nội dung cấu thành cơ bản phải cộng thêm tình tiết định khung tại khoản 2 mới có thể áp dụng khoản 2 để xử lý được.

Thêm nữa, cách đặt cụm từ “thuộc một trong các trường hợp sau đây” cũng chưa hợp lý, chính xác: tại khoản 2 điều 278 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù…”. Như vậy, có thể dẫn tới cách hiểu thuộc một trong các trường hợp đó thì bị phạt tù còn nếu không thuộc các trường hợp đó hoặc thuộc nhiều hơn các trường hợp đó thì không thể xử lý được theo quy định tại khoản 2. Vì theo logic là một trong các trường hợp mà không phải là thuộc nhiều trường hợp bị xử lý. Trên thực tế từ trước đến nay việc xử lý theo hướng có một hoặc đồng thời nhiều trường hợp tại khoản 2 thì đều bị xử lý theo khoản 2, việc áp dụng này là phù hợp với tinh thần của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là về kỹ thuật lập pháp cần đảm bảo tính logic, khoa học và chặt chẽ hơn. Theo chúng tôi, có thể khắc phục những nhược điểm trên bằng cách sửa đổi điều 278 BLHS năm 1999 như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Tài sản có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.

b) Tài sản có giá trị dưới năm mươi triệu đồng và thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

- Gây hậu quả nghiêm trọng;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này.

2. Thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)