Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội (Trang 30 - 38)

dụng chừng từ và nguyên nhân:

2.2.2.1. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ

Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB-chi nhánh Hà Nội trong những năm qua là đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới ngành ngân hàng nói riêng và sự phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung. Tuy vậy, việc áp dụng phương thức này tại chi nhánh vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất định, đòi hỏi phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Thứ nhất, từ số liệu thực tế cho thấy, trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ có sự mất cân đối giữa số lượng và doanh số L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu.

Bảng 2.7: Số lượng L/C xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

L/C nhập khẩu 134 187 241 296

L/C xuất khẩu 13 40 52 67

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)

Bảng 2.8: Doanh số L/C xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm

Đơn vị: USD

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

L/C nhập khẩu 51.332.066 35.116.000 61.887.465 87.461.752 L/C xuất khẩu 264.918 1.050.000 8.065.432 13.378.982

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)

Qua hai bảng số liệu trên ta có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa doanh số và số lượng L/C nhập khẩu và xuất khẩu qua các năm. Điều này nằm trong tình hình biến động chung của nền kinh tế nước ta, sau khi gia nhập WTO Việt Nam phải cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, bản quyền phát minh, sáng chế…Các doanh nghiệp Việt Nam với năng lực cạnh tranh còn hạn chế, trong khi các đối tác nước ngoài đã đi rất xa về kinh nghiệm quản lý, trình độ công nghệ,… do đó các hoạt động thương mại quốc tế chủ yếu là nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng ít hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh là những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên doanh số L/C xuát khẩu chưa cao, chỉ là những con số nhỏ.

Thứ hai, thu nhập từ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ còn chưa cao

Ở các ngân hàng hiện đại thì doanh thu từ các hoạt động trung gian thanh toán chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư. Tại chi nhánh Hà Nội, dù doanh thu từ hoạt động TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng liên tục tăng trong các năm qua nhưng vẫn con số này vẫn chưa xứng tầm với hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là doanh thu từ TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh thu TTQT là khá thấp.

Thứ ba, các loại hình L/C vẫn chưa đa dạng và chưa đạt được hiệu quả cao.

Tại ACB-chi nhánh Hà Nội các khách hàng chủ yếu sử dụng các loại L/C truyền thống như: L/C không thể hủy ngang, L/C trả ngay còn các loại L/C đặc biệt khác như: L/C điều khoản đỏ, L/C tuần hoàn…hầu như chưa được sử dụng. Đa dạng hóa việc cung cấp các loại hình L/C đem tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, mở rộng thị trường khách hàng.

Thứ tư, ACB-Chi nhánh Hà Nội hiện nay còn chưa có chính sách chăm sóc khách hàng chuyên biệt, chính sách tìm kiếm khách hàng thống nhất.

Các chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách tìm kiếm khách hàng trong toàn chi nhánh mà chỉ mới ở mức độ chính sách đơn lẻ của từng phòng nghiệp vụ, chưa có sự liên kết giữa các phòng, ban, bộ phận. Không có bộ phận đầu mối chỉ đạo và kiểm soát tiến độ của các chính sách khách hàng, các chương trình quảng bá sản phẩm mới.

2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại:

2.2.2.2.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Hội sở:

Hoạt động ngân hàng đại lý chưa phát huy được hết hiệu quả.

Với số lượng ngân hàng đại lý như hiện nay, khoảng gần 500 ngân hàng đại lý trên 80 nước trên toàn thế giới, hoạt động của ACB vẫn chưa đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác và vẫn chưa theo kịp với việc mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm thị phần và tổng giá trị kim ngạch TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của ACB-Chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa nắm bắt được hết các chính sách, qui định của các ngân hàng đại lý nước ngoài trong các giao dịch thanh toán với ngân hàng Việt Nam nên rủi ro xấy ra các sự cố là khá cao, đồng thời chưa khai thác tối đa dịch vụ ngân hàng do họ cung cấp để đáp ứng nhu cầu giao dịch với khách hàng.

2.2.2.2.2. Nguyên nhân từ phía Chi nhánh Hà Nội:

Thứ nhất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ Ngân hàng ACB còn chưa cao.

Mặc dù trong thời gian qua Ngân hàng ACB nói chung và ACB-Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, tạo điều kiện đi khảo sát, trao đồi kinh nghiệm nghiệp vụ với các chi nhánh thực hiện Thanh toán quốc tế trong hệ thống cũng như học tập nghiệp vụ ngân hàng hiện đại tại các ngân hàng đại lý nhằm mục đích nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, gia tăng tính năng động, ứng phó với các tình huống nghiệp vụ của các cán bộ làm thanh toán quốc tế. Tuy nhiên xét trên mặt bằng chung, các thanh toán viên của các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và của ngân hàng ACB riêng vẫn còn thua kém các ngân hàng nước ngoài. Những ngân hàng này có chiến lược khách hàng hợp lý, theo dõi khách hàng sát sao, áp dụng triệt để Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên tác phong của họ phần nào cũng năng động, nhanh nhạy hơn.

Thứ hai, tại ACB-chi nhánh Hà Nội chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban đặc biệt là giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu khách hàng.

Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động của bộ phận Thanh toán quốc tế tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, nếu thực hiện được điều này công tác thanh toán L/C nói riêng sẽ tiết kiệm được rất nhiều cả về thời gian, nhân sự cũng như chi phí. Bên cạnh đó, thông qua sự phối hợp này, mọi hợp đồng L/C sẽ có được sự bảo hiểm trước rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp- loại rủi ro cơ bản của nghiệp vụ thanh toán L/C

Thứ ba, trang bị kĩ thuật và công nghệ của Ngân hàng ACB nói chung và của ACB-Chi nhánh Hà Nội nói riêng còn lạc hậu, hạn chế, chương trình hiện đại hóa ngân hàng còn chưa hoàn thiện và ổn định, các sự cố kĩ thuật chưa đc khắc phục kịp thời.

Cho đến nay một số chức năng của chương trình mới chưa được khai thác hết, một số mẫu điện chưa được sử dụng, chất lượng đường truyền tin giữa Hội sở chính và các chi nhánh , giữa Ngân hàng với khách hàng còn kém, mức độ tự động hóa của chương trình còn chưa cao. Điều này dẫn đến việc truyền tin và nhận tin cũng như hạch toán còn nhiều trục trặc gây nên chậm trễ trong việc giao dịch với khách hàng và giảm uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, mặt cập nhật thông tin cũng là một điểm yếu của chi nhánh: thông tin cập nhật toàn hệ thống chưa cao, thông tin nắm bắt, cập nhật tình hình chính trị - kinh tế - tài chính thế giới chưa kịp thời, chưa nhanh nhạy; đặc biệt là các tin tức liên quan đến khách hàng cũng thiếu chính xác, không đầy đủ. Điều này gây nên rất nhiều rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.

Thứ tư, công tác Marketing chưa có hiệu quả và hạn chế về giờ làm việc.

Trong thời gian qua, chi nhánh Hà Nội cũng đã xây dựng và tiến hành một số chương trình Marketing hấp dẫn để thu hút khách hàng tuy nhiên các chương trình này chưa được áp dụng triệt để, rộng rãi, do vậy hiệu quả mang lại chưa cao như mong đợi. Hoạt động TTQT chủ yếu dựa vào các khách hàng truyền thống, chưa tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng; đặc biệt khách hàng của mảng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ còn rất ít, ACB chưa thể cạnh trạnh được với các ngân hàng thương mại nhà nước lớn, có uy tín trong nước như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng đầu tư và phát

triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agibank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)

Ngoài ra, giờ làm việc của Ngân hàng ACB cũng không thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Trong khi các ngân hàng nước ngoài mở của làm việc đến 17h hoặc 18 h hằng ngày hoặc giao dịch thông tầm trưa như: ngân hàng ANZ Việt Nam, ngân hàng HSBC… thì ngân hàng ACB lại đóng của lúc 16h30. Điều này phần nào cũng làm hạn chế khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

2.2.2.2.3. Một số nguyên nhân khác:

Thứ nhất, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập.

Cho đến nay các chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp lý của ngành ngân hàng và các ban ngành liên quan cho hoạt động ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng còn thiếu, chưa đồng bộ mặt khác còn chưa đáp ứng được kịp thời và đầy đủ với xu thế ngày một phát triển hiện nay. Điều này dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” làm cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng thiếu tính linh hoạt để thích nghi nhanh chóng với tính đa dạng, phong phú của các giao dịch trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, qui chế quản lý ngoại hối của nước ta còn nhiều điểm chưa rõ ràng làm cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn gặp nhiều khó khăn chẳng hạn như: Qui chế quản lý ngọai hối qui định phải kiểm tra chứng từ có liên quan khi chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng thế nhưng trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu lại không có hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra tờ khai đăng kí xuất nhập khẩu khi phát hành thư tín dụng dẫn đến có Ngân hàng thì kiểm tra nghiêm túc, có Ngân hàng thì lại lập luận theo UCP rằng ngân hàng không liên quan đến vấn đề đó, điều này gây nên sự không thống nhất giữa các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, chính sách thương mại của Nhà nước và Chính phủ còn chưa ổn định đồng thời cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại còn nhiều bất cập.

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, các cơ chế, chính sách thương mại hiện không ngừng thay đổi, bổ sung để phù hợp giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, để ngày càng phù hợp hơn với các thông lệ, tập quán ngoại thương quốc tế. Chính phủ và các bộ ngành liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, biểu thuế

áp dụng đối với từng mặt hàng, thời gian từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ thời gian để cho các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TTQT của ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ hiện chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể để hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các thủ tục hành chính còn rườm rà, cồng kềnh, chưa có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan, các thủ tục, qui định còn chồng chéo nhau gây nên phiền toái cho những người tham gia, tốn kém thời gian, nhân lực và chi phí. Đồng thời, trách nhiệm và quyền lợi của các ngân hàng khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn mập mờ, chưa được xác định rõ.

Thứ ba, tình hình kinh tế, tài chính thế giới trong thời gian qua có nhiều biến động đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng ACB nói riêng.

Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động xấu từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000, tuy còn giữ được ở mức khá cao so với các nước khác; xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến; hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể; thị trường bất động sản bị đóng băng; thị trường chứng khoán tụt dốc...

Năm 2008 cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm.. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất cao của sự điều chỉnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, phát hành tín phiếu bắt buộc và đặc biệt là cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay.

Với sự can thiệp mạnh tay của chính phủ hầu hết các quốc gia, năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008. Nằm trong xu thế chung đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đã cải thiện hơn. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ

từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009. Mặc dù vậy, thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như tăng trưởng qui mô của các ngân hàng.

Thứ tư, các ngân hàng thương mại hiện nay nói chung và ngân hàng ACB nói riêng đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác.

Hòa chung với không khí toàn cầu hóa trên toàn thế giới, Việt Nam cũng đang trong thời kì hội nhập và phát triển, đặc biệt việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 là một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc mở cửa nền kinh tế của Việt Nam dẫn tới sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Trong các ngân hàng hoạt động ở Việt Nam nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng hiện nay có rất nhiều ngân hàng nước ngoài (như: Citibank, ANZ, Hongkong Bank…) có lợi thế về công nghệ thông tin, thủ tục tín dụng hiện đại, có kinh nghiệm trong chính sách phục vụ khách hàng…cùng với sự ra đời của nhiều ngân hàng nội địa trên cùng địa bàn khiến cho việc thu hút khách hàng của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Với số lượng đông đảo nhiều ngân hàng trên cùng một địa bàn chật hẹp, việc chia sẻ khách hàng, phát tán nghiệp vụ là điều tất yếu không thể tránh khỏi, khiến cho hoạt động chung của ngân hàng cũng như hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, bất lợi.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w