Từ đó nảy sinh tính cấp thiết về việc cần đổi mới nền văn hóa đất nước, đổi mới quan niệm về cái đẹp, đặc biệt là sự thể hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình, nên Luận văn mạnh dạn chọ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn khoa học: PGS TSKH Đỗ Văn Khang
Hà Nội - 2012
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Tính cấp bách của đề tài 2
2 Tình hình nghiên cứu 3
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6
Chương 1: 8
SỰ BIỂU HIỆN CÁI ĐẸP TRONG 8
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỔ ĐẠI HY LẠP 8
1.1 Các khái niệm về nghệ thuật liên quan đến sự phân tích cái đẹp 8
1.1.1 Bản chất của nghệ thuật 8
1.1.2 Hình tượng nghệ thuật 12
1.1.3 Hình tượng nghệ thuật tạo hình 15
1.2 Thành tựu biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật Cổ đại Hy Lạp 27
Chương 2: 48
SỰ BIỂU HIỆN CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT 48
TẠO HÌNH PHỤC HƯNG 48
2.1 Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình Phục Hưng sơ kỳ (từ 1420 – 1480) 50
2.2 Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hội họa Phục Hưng thịnh kỳ (1480 – 1520) 62
2.3 Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình Phục Hưng hậu kỳ và chủ nghĩa Thủ pháp (từ sau năm 1520) 115
KẾT LUẬN 122
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp bách của đề tài
Cái đẹp là một phạm trù vừa mang tính lý luận lại vừa mang tính thực tiễn Một mặt, cái đẹp là phạm trù mỹ học, mặt khác, cái đẹp còn là hiện tượng đẹp Cái đẹp luôn gắn với những triết lý thanh cao, những lý luận sâu sắc thúc đẩy con người vươn tới sự hoàn thiện hoàn mỹ Ngoài ra, cái đẹp lại được biểu hiện dưới dạng các sự vật hiện tượng góp phần làm phong phú đời sống xã hội, cho cuộc sống thêm đa dạng và linh hoạt Cho nên, ngay từ thời Cổ Đại Hy
Lạp Socrate đã đặt câu hỏi cho Hypiat: “Đẹp là gì? Cái gì là đẹp?”
Được coi là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học, cái đẹp đã chi phối toàn bộ các phạm trù khác như: cái bi kịch, cái hài kịch, cái trác tuyệt,… Tuy nhiên, không phải lúc nào cái đẹp cũng được đặt đúng vị trí của nó!
Cái đẹp phát triển cao nhất trong nghệ thuật Đến lượt nó, nghệ thuật trở thành phương tiện biểu đạt quan niệm về nhân sinh, thế đạo Nghệ thuật được thể hiện bằng ngôn ngữ hình tượng, nó sẽ vượt thoát được tính siêu hình trở thành minh triết tạo ra sự nghiền ngẫm sâu sắc từ bên trong mỗi con người
mà Phật gọi là “ngộ”
Nghệ thuật tạo hình (hội họa và điêu khắc) nằm trong bảy loại hình nghệ thuật chủ yếu Thông qua ngôn ngữ tạo hình, nghệ sỹ diễn đạt thành công một tác phẩm mang tính nhân văn và tính triết lý sâu sắc, cho dù các hình tượng đó có thể là cảm quan trừu tượng hoặc tượng trưng Các tác phẩm cũng thể hiện rõ nét về tư tưởng, nhân sinh quan của tác giả, đồng thời mang đến cho người tiếp nhận hưởng thụ thông điệp ấy
Thế kỷ XXI là thế kỷ hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hóa diễn ra trên diện rộng toàn thế giới Con người sống trong thời đại tin học và kinh tế tri thức, nên ngày càng ý thức được vai trò của nghệ thuật Ngày nay nghệ thuật liên tục tác động vào đời sống, với những kích cỡ mới, và những phương tiện
Trang 5mới Vì vậy, hiểu bản chất đúng đắn của cái đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình sẽ góp phần hiểu sâu sắc hơn nữa đời sống tinh thần nói riêng
và nâng cao trình độ văn hóa nói chung của mỗi người, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh
Từ đó nảy sinh tính cấp thiết về việc cần đổi mới nền văn hóa đất nước, đổi mới quan niệm về cái đẹp, đặc biệt là sự thể hiện cái đẹp trong nghệ thuật
tạo hình, nên Luận văn mạnh dạn chọn “Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ
thuật tạo hình” làm đề tài thạc sĩ để làm cơ sở cho những bước đi tiếp trong
sự nghiệp khoa học cơ bản của bản thân ở chuyên ngành Mỹ học
2 Tình hình nghiên cứu
Mỹ học từ lâu đã được coi là triết học của nghệ thuật, trong đó cái đẹp giữ vị trí trung tâm Có rất nhiều các nhà khoa học đã nghiên cứu về cái đẹp dưới nhiều góc độ khác nhau,
- PGS TSKH Đỗ Văn Khang – người sáng lập ra trường phái mỹ học bản thể ở Việt Nam, nguyên chủ nhiệm bộ môn Mỹ học và Đạo đức học của khoa Triết học, trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn đã nghiên cứu sâu về cái đẹp qua các tác phẩm sau:
1 Mỹ học Mác – Lênin (1984), cùng với giáo sư Đỗ Huy, Nxb Đại học
và TCCN Đây là cuốn sách mỹ học đầu tiên do người Việt Nam viết Nội dung của cuốn sách biểu hiện một cách có hệ thống các quan điểm mỹ học Mác – Lênin, trong đó lấy cái đẹp là một phạm trù cơ bản và trung tâm của
mỹ học Công trình đã đưa ra định nghĩa có tính khoa học sâu sắc về bản chất cái đẹp
2 Lịch sử mỹ học Nguyên thủy và Cổ Đại Hy Lạp, Nxb Văn Hóa, 1985
Sách đặt cơ sở cho quá trình nghiên cứu lịch sử mỹ học thế giới và Việt Nam
3 Mỹ học đại cương (1989), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Cuốn sách
này tiếp tục hoàn thiện tư tưởng mỹ học mác xít và được chắt lọc thêm dành
Trang 64 Nghệ thuật học (2001), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Đây là cuốn
sách đi sâu vào quy luật cái đẹp trong quá trình phát triển của nghệ thuật Sách cũng đã làm rõ nội dung: Mỹ học là triết học của nghệ thuật và nghệ thuật là nơi chuyển tải lẽ sống và cảm hứng sáng tạo của con người nói chung
và nghệ sĩ nói riêng
5 Lịch sử Mỹ học (trọn bộ), 2010, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách có
sự cộng tác của GS.TS Đỗ Huy; TS Nguyễn Thu Nghĩa; ThS Đỗ Thị Minh Thảo Tác phẩm công phu này đã thâu tóm diễn tiến của Mỹ học từ thời kỳ nguyên thủy tới hiện đại Sách đặc biệt khảo sát thành tựu cái đẹp qua các thời đại Sách có cả một chương nói về sự hình thành và phát triển của Mỹ học Việt Nam
7 Nguyễn Phúc, Lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới, Nxb Văn hóa, Hà
Nội 1990 Tác phẩm này chủ yếu nói về lịch sử nghệ thuật tạo hình hiện đại trên thế giới, trong đó có các trào lưu: chủ nghĩa Tượng trưng, chủ nghĩa Siêu thực, chủ nghĩa Lập thể, chủ nghĩa Dã thú, chủ nghĩa Ấn tượng
8 Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực, Tsecnưsepxki,
bản dịch của Nxb Văn hóa – Nghệ thuật Bộ văn hóa, 1962 Sách này trình bày một quan điểm mới về cái đẹp khi gắn cái đẹp với cuộc sống mà trước đây I.Kant và F.Hegel mới chỉ gắn cái đẹp với nghệ thuật
9 Cái đẹp – Một giá trị, GS.TS Đỗ Huy, Nxb Thông tin lý luận – 1985
Sách nghiên cứu sâu về giá trị thẩm mỹ, tức là nghiên cứu thước đo thẩm mỹ
mà thước đo ấy theo GS.TS Đỗ Huy là cái đẹp!
10 Mỹ học – khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, GS.TS Đỗ Huy, Nxb
Khoa học xã hội, 2001 Mỹ học là khoa học mở rộng tầm hiểu biết về phương diện thẩm mỹ của con người và giúp mỗi người tự hoàn thiện nhân cách của mình Mỹ học Mác-Lênin là một khoa học kỳ diệu, nó là công cụ phương pháp luận giúp con người trong quá trình thâm nhập sâu vào văn hoá thẩm
mỹ, có khả năng chống cái xấu, cổ vũ, đánh giá khả năng và khẳng định cái
Trang 7đẹp, cái cao cả, cái anh hùng một cách đúng đắn Cuốn sách đã cung cấp một
số kiến thức cơ bản về mỹ học Mác-Lênin như chủ thể, khách thể, nghệ thuật
và giáo dục thẩm mỹ
11 Bàn về cái đẹp, N.Đimitriêva, bản dịch của Nxb Văn hóa – Nghệ
thuật – Hà nội 1962, tác giả nghiên cứu cái đẹp rất sâu theo quan điểm mỹ học Mác – Lênin (cái đẹp cải tạo cuộc sống)
12 Bàn về cái đẹp, N.Khápsencô, bản dịch của Nxb Thanh niên, 1982,
tiếp tục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, nhưng gắn với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu sâu về sự biểu hiện mỹ học trong nghệ thuật tạo hình thì còn rất ít, vì vậy học viên mạnh dạn với những kiến thức đã học và sự trau dồi kiến thức nghiên cứu về sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình đặc biệt trong Cổ Đại và Phục Hưng để tìm cơ sở triết học của hình tượng và coi đó là hướng đi mới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Luận văn đi sâu vào tính tính quy luật của việc biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình – một nghệ thuật chuyên sâu khám phá con người, từ ngoại hình đến nội tâm Thành tựu của nghệ thuật tạo hình rất rộng, Luận văn
chỉ giới hạn ở thành tựu của hai giai đoạn Cổ Đại Hy lạp và Phục Hưng
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm sáng tỏ phạm trù cái đẹp, tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật nói chung, nghệ thuật tạo hình nói riêng; đặc biệt luận văn giới hạn vào một số tác phẩm tiêu biểu thời kỳ Cổ Đại Hy lạp và Phục Hưng để làm nổi bật thành tựu về sự biểu hiện cái đẹp của nghệ thuật tạo hình
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình
Trang 8- Phạm vi nghiên cứu: phạm trù cái đẹp trong đời sống và trong nghệ
thuật tạo hình Luận văn giới hạn vào nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật hội họa của hai thời kỳ Cổ đại Hy Lạp và Phục Hưng, vì đây là hai giai đoạn tiêu biểu nhất của nghệ thuật tạo hình Luận văn cũng quan tâm đến tính chất của thời đương đại trong khái niệm nghệ thuật tạo hình vì khái niệm này ngày nay
đã được mở rộng rất nhiề u, ví dụ như nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trang trí, nghệ thuật đồ họa,…
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận và phương pháp luận:
Dựa trên cơ sở triết học Mác trong thuyết “Bản chất con người là sáng
tạo theo quy luật cái đẹp” Luận văn còn dựa trên những quy luật đặc thù của
sáng tạo hình tượng nghệ thuật
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vừa dùng phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp để đi sâu vào nghiên cứu các tác phẩm, tìm biểu tượng cái đẹp, giá trị thẩm mỹ trong hình
tượng nghệ thuật
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần đi sâu nghiên cứu sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình Đặc biệt thành tựu của nó trong nghệ thuật Cổ Đại Hy Lạp và Phục Hưng để tìm ra cơ sở mỹ học trong nghệ thuật nhằm góp phần chứng
minh mỹ học là triết học của nghệ thuật
7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận:
Với mục tiêu nghiên cứu sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình, thể hiện chủ yếu trong hai giai đoạn Hy Lạp Cổ đại và Phục Hưng, luận văn góp phần khẳng định giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình, khẳng định
mỹ học là triết học của nghệ thuật
Trang 9- Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Triết học, các sinh viên nghiên cứu về mỹ học, nghệ thuật học,
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo thì trong phần Nội dung luận văn gồm 2 chương 5 tiết
Trang 10Hiện nay có hai quan niệm chính về nghệ thuật:
Thứ nhất, dựa trên quan niệm về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác
và Ph.Ănghen đi tới quan niệm cho rằng “nghệ thuật là một hình thái ý thức
xã hội đặc thù” Quan điểm này chưa nói hết được bản chất của nghệ thuật, vì
nghệ thuật không chỉ thuộc lĩnh vực ý thức mà còn thuộc lĩnh vực cảm nhận;
nó còn là một lực lượng thực tế có thể làm thay đổi thể chế, thay đổi quan niệm sống của con người
Thứ hai, dựa trên lý thuyết về chất thể của cái đẹp, đi tới quan niệm cho
rằng, nghệ thuật bao chứa ở trong nó ít nhất ba chất thể
- Nghệ thuật là một phương thức khám phá chân lý bằng các hình
tượng cảm quan sinh động
- Nghệ thuật là một lực lượng thực tế có sức mạnh xóa bỏ cái cũ, xây
dựng cái mới Trong chiến trường, nó có sức ạnh như cả một đoàn quân Tác phẩm Thần tự do trên chiến lũy của E.Đơlacơroa danh họa người Pháp là một điển hình
- Nghệ thuật là nơi phát lộ tài nghệ bậc cao của một con người, của sự
khéo léo và anh minh của cả một dân tộc và một thời đại (Câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tặng Nguyễn Hoàng, nhờ đó mà dân ta được nửa nước; được đồng bằng sông Cửu Long, một vựa lúa khiến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới; Những bài thơ cổ động nhân dân đứng dậy làm cách mạng của Bác Hồ; Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch
Trang 11đọc trước quốc dân đồng bào ngày 02-9-1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử)
Quan niệm như vậy là cơ bản nhất vì nếu cho nghệ thuật là sự sáng tạo
ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng - thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức
Nói đến nghệ thuật còn phải nói đến sự tồn tại của nó trong đời sống thẩm mỹ Nghệ thuật góp phần quan trọng tạo nên đời sống thẩm mỹ, nhưng không thể đồng nhất Đời sống thẩm mỹ hình thành trong quá trình vận động của bản thân thực tại con người Nó có tính tự sinh và tự ý thức, thậm chí nó còn có thể tồn tại ở những dạng khác nhau ngay trong tự nhiên Còn nghệ thuật và các giá trị của nó do nghệ sĩ sáng tạo ra một cách có ý thức Nghệ thuật không chỉ là kết quả của sự khái quát hóa và cá thể hóa một cách tài nghệ các mặt khác nhau của đời sống, mà còn biểu thị cách nhìn nhất định về các giá trị căn bản của đời sống
Giá trị thẩm mỹ của nghệ thuât đem lại không chỉ đáp ứng các nhu cầu
xã hội, mà nó còn có tác dụng cải hoán, thúc đẩy xã hội, làm cho nó luôn ở trạng thái vận động theo hướng đi lên Bởi vì, thông qua các điển hình nghệ thuật sáng tạo ra, con người bị cuốn hút một cách đầy hấp dẫn vào việc nhận thức ra chân lý đời sống
Vai trò của nghệ thuật còn bộc lộ ra rõ khi xã hội bất ngờ xuất hiện những bước ngoặt khó hiểu, thoạt nhìn có vẻ vô cùng phi lý Bước ngoặt đó xảy ra trong lúc cuộc sống có những nghịch cảnh, vì nó bị quá nhiều động lực quy định lẫn nhau, đến mức bằng phương pháp quen thuộc, ta sẽ không tài nào lần ra đầu mối của một cuộn chỉ rối Chính lúc này, nghệ thuật đảm nhiệm trọng trách soi sáng, phát quang và giải mã
Như vậy, các tác phẩm nghệ thuật không chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ riêng,
Trang 12dụng điều chỉnh hành vi của bản thân đời sống Heghen đã viết: “Nghệ thuật
có mục đích thức tỉnh mọi tình cảm, mọi nguyện vọng và mọi dục vọng có thể
có đang ngủ ở trong ta làm cho con tim tràn đầy Nó làm cho con người có giáo dưỡng hay chưa được giáo dưỡng cảm thấy trước tất cả những gì mà tâm hồn con người có thể chứa đựng, cảm thấy và tạo nên ở những nơi sâu thẳm và huyền bí nhất của y, tất cả những gì có thể làm con tim người xúc cảm sâu sắc và bộc lộ các khả năng và các phương diện của nó Nghệ thuật cần phải đem đến cho tình cảm và sự chiêm ngưỡng một sự thưởng thức có tính chất huy hoàng của cái cao thượng, của cái vĩnh viễn và cái chân thực đồng thời thưởng thức mọi cái chủ yếu và cao quí mà tinh thần có được ở trong tư duy và ở trong ý niệm” [6; 119]
Nói đến đời sống nghệ thuật là nói đến việc làm phát lộ những tài năng
và việc thiện nghệ hóa xã hội Nghệ thuật mài sắc óc quan sát, làm nhạy bén năng lực phát hiện vấn đề, năng lực soi sáng các vấn đề còn chưa rõ, năng lực
tổ chức và cấu tạo chất liệu, năng lực truyền thêm vào chất liệu những cảm
xúc mạnh mẽ và mới mẻ làm cho bản thân thực tại đang là “thực tại tự nó” trở thành “thực tại cho ta” đầy hấp dẫn Nhờ tổ hợp đủ mọi tính vật chất như
âm thanh, màu sắc, diện mạo, tính cách, ngôn từ một cách tài nghệ mà đối tượng mỹ học của nghệ thuật luôn có tính vật chất được thăng hoa thành tinh thần và trở thành cái có giá trị lâu bền trong đời sống, gắn bó với cuộc sống
Như vậy, ưu thế của nghệ thuật so với chất liệu thẩm mỹ khách quan là
ở chỗ nó bộc lộ được trình độ cao của sự sáng tỏ, tính sâu sắc, tính ưu đẳng, tính dự đoán và năng lực khái quát thông qua cách biểu hiện giàu cảm xúc và rất hoàn chỉnh những đặc tính, bản chất của lịch sử con người
Trong đời sống thẩm mỹ, nghệ thuật không chỉ làm thức dậy những tình cảm phong phú ẩn chứa bên trong tâm hồn con người, làm thanh khiết hóa tâm hồn, hướng con người vào sự tu thiện, mà còn làm cho hoạt động thẩm mỹ của con người được phân biệt rõ rệt so với các hoạt động khác Hoạt
Trang 13động khoa học nêu lên các phát kiến của các nhà bác học trong một vấn đề nào đó của đời sống vật chất và tinh thần Khoa học là những suy nghĩ nghiêm ngặt qua hệ thống những khái niệm và hệ thống logic, nghệ thuật khác khoa học ở chỗ nghệ thuật dùng hình tượng cảm quan để biểu hiện, soi sáng chính cái nền tảng cơ bản của sự sống bên trong con người
Với ý nghĩa ấy, nghệ thuật còn là dấu hiệu độc đáo của ý thức xã hội Nếu các phát kiến về khoa học có thể làm thay đổi thế giới quan của con người (phát kiến của Đácuyn về nguồn gốc của các loài làm lật nhào quan điểm thần học về bàn tay sáng tạo của Chúa trời), thì nghệ thuật có thể đưa sự thay đổi của thế giới quan đó đến tận cùng của nó
Nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo ra, nhưng các tiêu chuẩn để đánh giá nghệ thuật lại được định hình bởi môi trường thẩm mỹ xã hội Do đó, giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật trở thành có ý nghĩa khách quan Có thể nói, tác giả
là người viết sách, xã hội có thể tiếp nhận hoặc cự tuyệt nó, người tạo ra cuốn sách là tác giả, người tạo ra số phận cuốn sách là xã hội
Nghệ thuật có số phận của nó, có sinh và có thành, khép và mở ra, nó cũng vui mừng và đau khổ Nghệ thuật còn lôi kéo số phận con người lại gần nhau, gửi những “thông điệp”, truyền từ đời này đến đời khác để chia sẻ buồn vui với nhau
Về tác dụng của nghệ thuật trong đời sống thẩm mỹ, Hegel có một cách diễn tả rất hay, “Chúng tôi khẳng định nghệ thuật có nhiệm vụ bộc lộ cái chân thực dưới hình thức cảm quan, miêu tả cái thế đối lập đã được nói và được hòa giải ở trên kia và mục đích cuối cùng của nó tóm lại là biểu hiện và phát hiện” [6; 232]
Trang 14Nếu tước bỏ yếu tố duy tâm, Hegel có những nhận xét thật sắc sảo, Hoạt động thẩm mỹ, trong đó có hoạt động nghệ thuật liên quan trực tiếp đến thế giới của cái Tôi tinh thần và có trách nhiệm với tự do bên trong của chủ thể Đời sống thẩm mỹ có trách nhiệm “di dưỡng” tâm hồn của chủ thể, làm cho nó luôn phát triển và luôn luôn trăn trở về sứ mệnh và sự nghiệp của bản thân
1.1.2 Hình tượng nghệ thuật
Hình tượng nghệ thuật là một hiện tượng vô cùng phức tạp mang tính
tổng hợp của ba yếu tố Đó là hiện thực (thực tế trước người sáng tác), người nghệ sĩ (chủ thể sáng tạo) và công chúng thưởng thức sản phẩm nghệ thuật
đó Ba yếu tố trên tồn tại, hỗ trợ cho nhau để từ hiện thực, người sáng tác và công chúng cùng xây dựng thành những hình tượng nghệ thuật và công chúng thưởng ngoạn
Thuật ngữ hình tượng trong nghệ thuật tạo hình được dùng theo hai
nghĩa khác nhau Thứ nhất là để chỉ nhân vật, hình ảnh, sự vật,… trên tác phẩm mỹ thuật Thứ hai là nói lên đặc tính chung của phương tiện, phương
thức, cách thức để ngôn ngữ tạo hình phản ánh
Hình tượng nghệ thuật tạo hình là hiện tượng phản ánh nhận thức, một hiện tượng tâm lý sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật Như vậy, hình tượng nghệ thuật là một hình thức phản ánh đặc biệt về hiện thực, cho dù ở loại hình nghệ thuật nào đi nữa thì tính hình tượng đều mang ý nghĩa như vậy Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên một nhân vật điển hình
Khi bàn về hình tượng nghệ thuật, Heghen cho rằng: “Hình tượng nảy sinh
chủ yếu khi hai hiện tượng hay hai tình huống độc lập được kết hợp với nhau khiến cho một cái làm thành ý nghĩa và cái kia là hình ảnh nhằm mục đích làm cho ý nghĩa này tri giác được” [6; 640]
Hình tượng nghệ thuật không chỉ truyền đạt cái đẹp tới tình cảm và lý trí của con người, góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng và tình cảm của con người, mà còn quyết định nội dung tư tưởng, ghi dấu ấn thời đại của tác
Trang 15phẩm Có thể nói không có hình tượng nghệ thuật thì nghệ thuật không thể tồn tại, bởi trong các tác phẩm nghệ thuật, tất cả những ý tưởng, ẩn ý cũng như tình cảm của người nghệ sĩ đều được thể hiện bằng hình tượng Như vậy hình tượng thẩm mỹ nói chung và hình tượng nghệ thuật tạo hình nói riêng là phương tiện đặc thù để giao tiếp thẩm mỹ
Khác với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật tạo hình lấy không gian, đường nét hình khối, màu sắc dựa trên các chất liệu để xây dựng hình tượng Thông qua hình tượng được thể hiện trong tác phẩm đem đến cho người xem không phải là bức tranh đời sống đứng yên mà luôn luôn sống động, lung linh, huyền ảo, vừa vô hình vừa hữu hình, cụ thể đấy mà mơ hồ đấy như mặt trăng đáy nước, bóng người trong gương, như không gian vốn ba chiều nay thu lại trong không gian hai chiều của hội họa, như một mái chèo trên hai thước chiếu sân khấu mà tác giả đã vẫy vùng trước đại dương Như vậy có thể thấy nghệ thuật tạo hình có đặc trưng ngôn ngữ biểu đạt riêng không giống với các loại hình nghệ thuật khác
Hình tượng nghệ thuật là một hình thức tư duy bao hàm cả yếu tố cảm tính và lý trí Nó bao hàm những yếu tố đặc tính của tri giác ghi lại, phản ánh những đặc trưng cụ thể của nó, và tư duy lý tính chỉ mang tính phỏng đoán, phản ánh một cách trừu tượng bản chất của những loại sự vật, hiện tượng có những đặc trưng mang tính phổ biến chung Còn hình tượng nghệ thuật là kiểu
thức phản ánh cái chung trong cái riêng, cái phổ biến trong cái cá biệt, cái hiện
thực trong cái mơ hồ, cái bản chất trong cái yếu tố hiện tượng Như vậy, các tác
phẩm nghệ thuật chính là sự khái quát cao nhất các giá trị tinh tinh thần của
nhân loại, tư tưởng tình cảm, nền văn hóa xã hội của loài người trong thời kỳ
đó Sau đó lại phải cá thể hóa sinh động thành tựu của hình tượng
Những tác phẩm mỹ thuật lấy hình tượng nghệ thuật từ hiện thực cuộc sống một cách chân thực luôn có tác dụng lớn lao về mặt nhận thức, gây ảnh
Trang 16như cổ vũ phong trào lao động sản xuất và chiến đấu của nhân dân; như những tác phẩm của Michelangello, Raphael, Leonardo da Vinci,… Thời Phục Hưng, của Monet, Manet, Picasso,… Hay các tác phẩm của Tô Ngọc Vân, Trần văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Diệp Minh Châu, nhà văn Nguyễn Sáng,… Những hình tượng nghệ thuật nổi bật đôi khi vượt ra ngoài giới hạn vốn có của nó trong từng thời điểm lịch sử nhất định, hòa nhập vào trong thành phần những giá trị văn hóa nghệ thuật nói chung của toàn bộ nền văn hóa tinh thần của thời đại đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật
Xây dựng hình tượng nghệ thuật, nghệ sĩ phải tuân theo một quy tắc thẩm mỹ nhất định Đầu tiên là những cảm xúc, những ấn tượng về cuộc sống
có ảnh hưởng lớn đến số phận con người, được nghệ sỹ tiếp nhận và chuyển vào tác phẩm Như vậy, người nghệ sĩ sáng tạo ra các hình tượng nghệ thuật không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu hướng đến cái đẹp, mà còn có ý nghĩa quan trọng hơn là để đáp ứng chính nhu cầu hoàn thiện bản thân, nhu cầu chinh phục tự nhiên trong cuộc đấu tranh sinh tồn của con người Khi mới
ra đời nghệ thuật là sự mô phỏng thế giới tự nhiên, thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng của con người với thế giới tự nhiên Nghệ thuật lúc này chỉ là bộ phận hợp thành của sự nhận thức chưa được phân loại của con người đối với thế giới xung quanh Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lao động sản xuất, đời sống xã hội của nhân loại đã ngày một biến đổi, điều đó cũng đồng thời làm cho các giá trị chuẩn mực đạo đức, các hình tượng nghệ thuật cũng có sự biến đổi theo Về vai trò của hình tượng nghệ thuật đối với cuộc sống Như vậy, các khái niệm “Chân – Thiện – Mỹ” trong tác phẩm nghệ thuật sẽ không đầy đủ nếu không xây dựng được hình tượng thẩm mỹ
Khác với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật tạo hình có ngôn ngữ riêng để làm tròn chức năng của mình là nghệ thuật thị giác Đặc trưng lớn nhất của nghệ thuật chính là hình tượng, trong nghệ thuật tạo hình thì vai
trò của hình tượng càng đậm nét, nó biểu hiện cái đẹp với tính điển hình hóa
Trang 17mà người nghệ sĩ đã chọn để đưa vào tác phẩm Khi sáng tác người nghệ sĩ
còn phải đưa cái tôi của mình vào tác phẩm bằng tính cá nhân hóa sinh động,
qua đó các hình tượng nghệ thuật thể hiện được cá tính và phong cách nghệ thuật của nghệ sỹ
1.1.3 Hình tượng nghệ thuật tạo hình
Nghệ thuật tạo hình là tên gọi chung cho nghệ thuật hội họa và điêu khắc Tuy hai nghệ thuật này có những chỗ tương đồng, đều là nghệ thuật thị giác nhưng đứng về mặt biểu đạt, hai nghệ thuật này vẫn có những chỗ khác nhau Cho nên, vẫn cần phải có sự phân biệt về mặt hình tượng của hai loại nghệ thuật này
a) Hình tượng nghệ thuật điêu khắc
Theo Hegel, điêu khắc là nghệ thuật biểu hiện trong không gian ba chiều, nó dùng mảng khối và vật liệu nặng kết hợp với kiến trúc mà tạo thành cái đẹp riêng của mình Hegel cho rằng, khi trong tâm hồn con người xuất hiện một vị thần; vị thần đó có thể là do óc tưởng tượng của con người mà tạo thành, nhưng cũng có những vị thần là những anh hùng có công lớn của thành bang, được người đời phong thần
Khi đã có nhu cầu về tôn thờ những người anh hùng, những vị thần ấy, con người có nhu cầu lập những đền thờ ở quanh mình để dễ cầu khấn, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng Trong ngôi đền, người ta muốn sự có mặt của các vị thần ấy Thế là điêu khắc ra đời, tạc nên gương mặt của các vị thần, tạc nên dáng vẻ và uy nghi của vị thần làm đối tượng cho sự sùng bái
Tượng thần Zesus là một trong những kỳ quan của thế giới cổ đại Tượng thần Atena (thần sức mạnh) cầm chiếc giáo vàng chỉ xuống bến Pêlê
Các tượng phật của Việt Nam, những ông Thiện, ông Ác, phật tam thế (Adida, Thích Ca Mâu Ni, Di Lặc) tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương
Trang 18lai Theo các nhà nghiên cứu, những tượng này bắt nguồn từ Ấn Độ, Pakistan hoặc Apganistan rồi chuyển sang Việt Nam
Điêu khắc của Cổ đại Hy Lạp cũng như điêu khắc hiện đại đều có lý do tồn tại theo phương thức thế tục và tôn giáo kết hợp
b) Hình tượng nghệ thuật hội họa
Hội họa tuy nằm trong nghệ thuật thị giác nhưng theo Hegel đó là nghệ thuật chối từ một chiều của không gian vật lý để thay vào đó là không gian tâm linh Cho nên hội họa thực tế chỉ triển khai theo hai chiều trên mặt phẳng Nhưng nhờ tạo không gian ảo, đồng thời phát huy sức mạnh của màu sắc mà làm cho hình tượng nghệ thuật cũng phong phú và đa dạng hơn cả điêu khắc
Chính vì vậy, vẻ đẹp của hội họa tách rời khỏi kiến trúc, nó trở nên gần gũi con người hơn, nó xa dần yếu tố tôn giáo để gần gũi lại với tính chất thế tục Hội họa vì thế trở thành nghệ thuật trang trí cho con người trong các công trình công cộng cũng như công trình của các nhà dân
Trong các đình, chùa của Việt Nam, tuyệt đại đa số là các tượng phật, chỉ có một số tranh được Hội Phật giáo in ra để truyền bá những tích phật mà thôi
1.1.4 Hai đường hướng trong mỹ học Hy Lạp Cổ đại chi phối sáng tác nghệ thuật
Trong triết học có hai đường hướng: triết học duy vật (đại biểu là Democrit) và triết học duy tâm (đại biểu là Platon), thì trong mỹ học cũng xuất hiện hai đường hướng mỹ học:
Đường hướng mỹ học Duy tâm: đại biểu là Platon
Đường hướng mỹ học Hiện thực: đại biểu là Aristote
Vì thế, muốn phân tích được nghệ thuật Hy Lạp, phải nghiên cứu mỹ học của Platon và Aristote để có cơ sở phân tích cái Đẹp trong các hình tượng tiêu biểu của thời đại
Trang 19Platon (427 – 347 TCN), nhà mỹ học duy tâm vĩ đại của Hy lạp Cổ Đại
đã phủ nhận tính khách quan của cái đẹp Ông không tìm cái đẹp trong các sự vật cảm tính đơn nhất, trong quan hệ giữa chúng đối với hoạt động của con người mà tìm cái gì là đẹp đối với tất cả, đẹp vĩnh hằng, từ đó ông cho rằng cái đẹp là một “ý niệm” tồn tại vĩnh hằng và nguồn gốc của cái đẹp nằm trong thế giới ý niệm chứ không nằm trong thế giới vật thể cảm tính
Mỹ học Platon dựa trên thuyết “Ý niệm” (tức là tinh thần, tư tưởng, linh
hồn); Vậy, muốn nghiên cứu cái đẹp trong mỹ học của ông, trước hết phải
hiểu thuyết “Ý niệm"
Triết học của Platon là một triết học chứa đầy xu hướng “nhân bản”, xu hướng nhân bản của Platon đưa ta trở lại bối cảnh chung của triết học thời đó Thoát thai từ cõi mông muội, con người muốn dồn trí lực của mình tìm hiểu giới tự nhiên là điều cần thiết Pitago, Heraclit và Democrit cũng đi theo hướng triết học “vũ trụ luận” cảm quan sinh động Nhưng đến thế kỷ thứ VI TCN, xã hội Hy Lạp đã có nhiều biến động, những xung đột nhà nước và giai cấp đã bộc lộ khá nhiều mặt phức tạp trong quan hệ giữa người với người Trong bối cảnh đó, xuất hiện một loạt các nhà “trí giả” (các nhà triết học Hy Lạp chuyên dạy khoa “trí khôn và khoa hùng biện) Các nhà “trí giả” giống như những nhà bách khoa đầu tiên của Hy Lạp Cổ đại, họ là Pritago, Hipiat, Prodiquyt, Angtiphone,… Họ có công bác bỏ các thuyết xa rời nhân sinh thế đạo của Mile
Học thuyết nhận thức của Platon tuy bản chất là duy tâm nhưng nó chứa đựng nhân tố khách quan, tất nhiên nó có tác dụng chống lại các nhà
ngụy biện Về điều này, Platon đã có nhận xét rất đúng: “Vậy thì, theo những
điều chúng ta thấy, công trình khoa học mà các nhà ngụy biện đạt tới là sự gần đúng, là không phải khoa học chân chính" [53; 198]
Trang 20Thiếu sót căn bản của Platon về nhận thức luận không phải là chỗ ông không tin vào chân lý Ngược lại, Platon có một niềm tin khá chắc chắn vào khả năng nhận thức của con người Cơ sở chủ yếu dẫn ông tới duy tâm là ở chỗ, trong khi đấu tranh chống lại nhân tố cảm giác luận trong triết học của Heraclit và Protago, ông đã đi tới phủ nhận vai trò nhận thức chân lý của cảm giác Ông đã không thấy rằng trong nhận thức, cảm giác là những hình thức khởi thủy, giản đơn và trực tiếp của sự phản ánh thế giới bên ngoài và con người Cảm giác là tiền đề cho những hình thức nhận thức tiếp theo đó, kể cả những hình thức nhận thức trừu tượng và phức tạp của con người Quả vậy,
“nếu không qua cảm giác, thì chúng ta không thể nào hiểu biết được bất kỳ một hình thức nào của vật chất, một hình thức nào của vận động cả”
Tóm lại, học thuyết về thế giới “Ý niệm” của Platon rất trừu tượng, do
đó nó gây khó khăn cho việc nhận thức của chúng ta Nhưng một mặt, học thuyết đó là duy tâm, siêu hình, mặt khác, nó chứa đựng một hạt nhân hợp lý
Điều Platon băn khoăn là giữa cái ta thấy (khả thị) và cái ta biết (khả niệm), nói cách khác, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, cái nào quan trọng hơn? Platon đã bỏ công xây dựng một hệ thống triết học và mỹ học để chứng
minh rằng: cái trừu tượng, cái thuộc về tinh thần con người, tức “Ý niệm” là
cái có sức mạnh bừng sáng trong mọi nhận thức của con người
“Ý niệm” với tính chất là bản thể, bản chất của sự vật, là cái quy định
bên trong của sự vật, là cái được thể hiện vào sự vật: còn với con người, “Ý
niệm” là linh hồn bất tử đến nhập vào thân xác Platon đã tách rời thế giới
cảm tính và thế giới tinh thần rồi đem đối lập với cái Đẹp của sự vật với hình ảnh của nó được phản ánh trong đầu óc con người Đẹp theo cách hiểu của Platon không phải là số lượng, cũng không phải là một hình thái, một nhân tố
cụ thể nào đó, mà cái Đẹp là một khái niệm, một thứ ý thức, một sự cảm nhận
Trang 21của thế giới linh hồn bên trong con người Như vậy, ông đã xuất phát từ quan điểm duy tâm, thần bí về tồn tại, về ý niệm để lý giải các hiện tượng thẩm mỹ
Platon tách rời cái Đẹp và nghiên cứu ở hai góc độ: vật chất và tinh thần Platon cho rằng, thế giới hiện thực khách quan không phải là một hình thái duy nhất để biểu hiện cái Đẹp Cái Đẹp có biểu hiện ở thế giới hiện thực khách quan, ở vật thể cảm tính riêng lẻ, song nó không phải là cái Đẹp bản
chất Chỉ có cái Đẹp của “Ý niệm”, của tâm hồn, của thần linh mới là cái Đẹp
bản chất, cái Đẹp vĩnh hằng Platon cho rằng, cái Đẹp tồn tại vĩnh viễn, nó không tự nhiên xuất hiện, không mất đi, không tăng thêm, không giảm đi, thậm chí nó không đẹp ở nơi đây mà lại xấu ở nơi kia, không đẹp ở quan hệ này mà lại xấu ở điểm khác, không đẹp đối với cái này mà lại thô kệch đối với cái kia Cái Đẹp không hiện ra như một vẻ mặt hay một cánh tay, cũng không ở bất cứ phần nào của cơ thể Đẹp cũng không hiện ra như một lập luận
hay như một khoa học nào: cái Đẹp là tự nó!
Ý niệm đẹp của Platon không phải là cái vẻ hình thức bên ngoài mà
là cái “hồn”, cái “thần” của sự vật Hình thức tồn tại của ý niệm đẹp dưới dạng cái chung, cái tổng thể, cái tổng quát, cái phổ biến “Ý niệm” về cái đẹp là cái bất biến, vĩnh cửu trong mọi lúc mọi nơi, mọi trường hợp, mọi thời gian, không gian Chính “ý niệm cái đẹp” đã sáng tạo nên cái đẹp của
sự vật cá biệt
Platon tiếp tục truyền thống của những nhà tư tưởng trước đó như Democrit, Socrate coi nghệ thuật là sự mô phỏng, tái hiện hiện thực, vật thể, chỉ có điều trong hệ thống triết học của ông các đồ vật chỉ là hình bóng của các ý niệm Như vậy, khi tái hiện các vật thể, người nghệ sĩ không tiếp cận tới cái hiện thực chân chính và cái đẹp, mà chỉ tái hiện lại cái bóng của nó
Bàn về cái đẹp, Platon viết: “Cái đẹp tồn tại vĩnh viễn, nó không tự
xuất hiện, không mất đi, không tăng thêm, không giảm đi, thâm chí nó không
Trang 22đẹp ở nơi đây mà lại xấu ở nơi kia, không đẹp ở quan hệ này mà lại xấu ở quan hệ khác, không đẹp với cái này mà lại thô kệch với cái kia Cái đẹp không hiện ra như một vẻ mặt hay một cánh tay cũng không ở bất cứ phần nào của cơ thể Đẹp cũng không hiện ra như một lập luận hoặc một khoa học nào: cái đẹp là tự nó …” [53; 286]
Cái đẹp vĩnh hằng, vĩnh viễn, tuyệt đối chỉ có ở trong thế giới ý niệm
tiếp tục được Platon thần bí hóa khi ông cho rằng: “Cái đẹp sẽ hiện ra với tất
cả sự lộng lẫy của nó khi chúng ta bước sau thần Duypite cũng như những người khác bước sau các vị thần khác, trong tiếng nhạc hòa tấu của thiên đình, khi đứng trước một cảnh huy hoàng, chúng ta như cảm thông được những bí mật mà người ta có thể gọi là những bí mật của những người sung sướng, những bí mật mà chúng ta say sưa, lòng không có những đau khổ và thiếu thốn đang đợi ta sau đó”[.53; 288]
Platon cho rằng: cái đẹp (ý niệm) là nguồn gốc của sự ham thích nó ở nơi con người (chủ thể) Chính cái đẹp của đối tượng, tức của đẹp tuyệt đối,
đã cuốn con người và gây nên sự ham thích ở nơi người nhìn Như vậy, có nghĩa là: cái đẹp của đối tượng là có thật, độc lập với ta, và ở ngoài ta Điều
mà 22 thế kỷ sau, Kant đã phủ định trong tác phẩm Phê phán năng lực phán
đoán (1790) Đối với Kant, cái đẹp chỉ có giá trị chủ quan và không nằm
trong đối tượng cho dù đó là ý niệm
Platon nói: "Cái gì đúng là đẹp" Nghiên cứu nền nghệ thuật Ai Cập Cổ
Đại, ông cho rằng các kiệt tác trong các đền thờ Ai Cập, mặc dù được sáng tạo ra từ hàng nghìn năm trước, nhưng khi xem ta vẫn thấy rất sinh động, rất đúng với hiện tại - tức là đẹp
Ngay từ thời Platon, người ta đã nhận thức rằng khoa học là một trong những nhân tố quan trọng của sáng tạo nghệ thuật Tức là người ta thấy sự gần gũi trực tiếp giữa cái Đẹp và cái Đúng Theo họ chẳng có gì đẹp hơn cái
Trang 23thật Chỉ có cái thật là đáng yêu Tính xác thực là một phẩm chất của nghệ thuật và khoa học
Platon cho rằng, người ta nhận thức là nhận thức cái bản chất của sự
vật, song cái bản chất đó nằm trong thế giới “Ý niệm”, nên đối tượng của nhận thức và chân lý của sự vật là ở thế giới “Ý niệm” Muốn nhận thức thế giới “Ý niệm”, người ta không thể dùng cảm giác mà phải dùng sức mạnh hồi
tưởng của linh hồn
Không chỉ vậy, Platon đã đề cập đến những tính chất đặc biệt của cái Đẹp, nhận thấy tính chất đặc biệt của hình thức trong đời sống thẩm mỹ Platon quan niệm cái Đẹp phải gắn liền với tính chất thanh lọc, tính chất làm trong sạch tâm hồn của nghệ thuật Tất cả nhưng phẩm chất con người, theo Platon đều là cái Đẹp, lòng cao thượng, sự dũng cảm Tất cả những cái đó đều
là kết quả của quá trình đã được thanh lọc và làm sạch Như vậy, Platon cũng coi sự vật là phương tiện để sửa chữa, uốn nắn con người về mặt đức hạnh
Những quan điểm mỹ học của Platon còn được trình bày ở những vấn
đề sau:
+ Về phạm trù Mức độ (Mực thước)
Lấy cơ sở từ quan niệm của Pitago và Democrit về phạm trù cái Mức
độ, Platon đã nâng phạm trù này lên thành cơ sở của cái Đẹp khi cho rằng, Mọi cái tốt lành là đẹp và mọi cái Đẹp không thể không có mức độ và cái quái dị là cái thiếu mức độ
Cái Mức độ với Platon là một nguyên tắc phổ biến Ông trả lời mọi vấn
đề tính bản chất của cái Mức độ và đã phân tích cơ cấu của phạm trù Mức độ Mức độ là kết quả của sự đo đạc, mọi lĩnh vực hoạt động của con người đều nằm trong khuôn khổ của sự đo đạc
Có thể thấy phạm trù Mức độ của Platon có những tính chất sau:
Mức độ là một phạm trù có tính chất nhất định, nó là sự thống nhất
Trang 24 Mức độ có tính chất phổ biến và toàn diện, nó là nguồn gốc của cái hay, cái Đẹp, của nghệ thuật, là cái hay của âm nhạc và cái tốt của sức khỏe
Mức độ cũng cũng khách quan như khách quan của cái hữu hạn và cái vô hạn
Khi vạch rõ bản chất của phạm tù cái Mức độ, Platon đã nghiên cứu khá tỉ mỉ mối quan hệ giữa phạm trù Mức độ với chân lý của cái Đẹp Platon cho rằng, thiếu Mức độ không thể có cái Thiện và cái Đẹp
+ Platon cũng quan niệm về cái Hòa điệu:
Một đặc điểm chung của các nhà mỹ học Cổ đại là họ gắn cho phạm trù cái Hòa điệu một ý nghĩa phổ biến Hòa điệu không những chỉ có ý nghĩa đối với vũ trụ mà còn có ý nghĩa và tác động tới bên trong con người Đó cũng là một đặc điểm của Platon
Platon nhấn mạnh sự thống nhất của các mặt đối lập, nhưng đó là sự
thống nhất trong lĩnh vực “Ý niệm” Platon cũng coi Hòa điệu là cơ sở của
cái Đẹp Hòa âm trong âm nhạc là mẫu mực của mọi Hòa điệu, của vũ trụ
và xã hội
+ Về cảm hứng nghệ thuật
Xuất phát từ thế giới quan duy tâm và thần bí, Platon cho rằng, quá
trình cảm hứng của nghệ sĩ là một quá trình thần nhập Nghệ sĩ chỉ là một
công cụ để thần linh tác động sức mạnh thần bí Khi sáng tác, nghệ sĩ nhờ vào
sự linh cảm của mình, đấy là một trạng thái hưng phấn đặc biệt, mê cuồng, huyền ảo; khi đó nghệ sĩ được nhập vào cõi thần linh để nói lên tiếng nói thánh thần, như vậy cảm hứng sáng tác có tính trực cảm Tài năng là do trời phú cho Cảm hứng của nghệ sĩ mang tính trực giác phi lý tính, nghệ sĩ sáng tác với một tâm trạng bị ám ảnh
+ Về thuyết bắt chước
Thuyết “bắt chước” của Platon có ý định chứng minh giá trị tương đối của nghệ thuật Platon không phủ nhận việc các nghệ sĩ đã bắt chước, tái hiện
Trang 25hiện thực Song theo ông, chính vì hiện thực đã bắt chước các sự vật của thế giới cảm tính, nên nó trở thành ít chân lý Nghệ thuật bắt chước các vật thể
cảm tính, mà vật thể cảm tính chỉ là bắt chước “Ý niệm”, cho nên các vật thể
cảm tính chỉ là cái bóng của cái bóng, là bản sao của bản sao, nghệ thuật là hình ảnh qua hai lần chiết quang Đó là nghệ thuật ít có giá trị nhận thức
Tuy nhiên, Platon vẫn cho rằng, nghệ thuật có thể góp phần giáo dục con người Song ông đòi hỏi nghệ thuật phải phục tùng nhà nước lý tưởng, tức nhà nước chủ nô phản động Trong nhà nước này, nghệ thuật phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ
Tóm lại, tư tưởng thẩm mỹ của Platon có những đặc điểm sau:
* Đó là tư tưởng mỹ học mang tính chất duy tâm khách quan Bởi vì nó
thừa nhận một cái đẹp bản thể, vĩnh hằng, có tính tinh thần, cái Đẹp “Ý niệm”
bên trên con người quy định nhận thức, chi phối cảm hứng sáng tạo của con người Vì lẽ đó, bản chất các quan điểm mỹ học của Platon là mỹ học cảm nhận
* Tư tưởng mỹ học Platon là một hệ thống siêu hình Hệ thống đó được rút ra một cách máy móc từ suy luận nhằm hướng con người tới sự lĩnh hội cái Đẹp bằng trực giác mỹ học không dựa vào thực tế cuộc sống và thành tựu nghệ thuật, nên mỹ học của Platon không mang tính chất khái quát thực tiễn, không thể là chỗ dựa tin cậy đối với người sáng tác
Như vậy, mỹ học của Platon cũng tạo thành một loại đường lối chi phối các quan điểm của các nhà mỹ học duy tâm thời đại như chính cơ sở triết học của ông
Aristote (384 – 322 TCN) là đại biểu lớn nhất trong số các nhà tư tưởng
Hy Lạp Cổ Đại người học trò giỏi và sáng tạo của Platon Thân phụ của Aristote, là quan ngự y nổi tiếng của triều đình Macedonia Năm 367, ông tới
Athens và gắn bó đời mình vào trường Academy của Platon cho tới khi vị
thầy ấy qua đời Tại đó, ông viết nhiều đối thoại được tán dương là rất hùng
Trang 26Mitilene, Leobos Năm 342, ông được vua Philip xứ Macedonia mời làm gia
sư cho hoàng tử Alexander, người về sau trở thành Ðại đế
Năm 325, Aristote quay lại Athens, mở trường Lyceum Ðược
Alexander Ðại đế hỗ trợ, ông lập thảo cầm viên đầu tiên của loài người để làm cơ sở học hỏi Tại hai nơi đó, người ta kể rằng thầy lẫn trò trong các buổi học tập đều đi, vừa đi vừa đào tạo Người đời gọi là "phái tiêu dao" Sau khi Ðại đế Alexander chết sớm (325 TCN), tại Athens nổi lên phong trào bài xích người Macedonia Aristotle bị kết tội không sùng bái thần linh Có lẽ cảm thấy mình sẽ chung số phận với thái sư phụ Socrate, ông bỏ trốn tới Chalcis ở Enbea Qua năm sau, 62 tuổi, ông mất
Công trình của Aristote mà hậu thế có được, phần nhiều là những bài giảng của ông do môn đệ ghi chép và đích thân ông duyệt lại Tới thế kỷ thứ nhất TCN, chúng lại được biên tập thêm lần nữa Trong số đó, chủ yếu là
Organum, gồm 6 luận văn về luận lý học; Physics (vật lý học); Metaphysics
(siêu hình học); De Anima (bàn về loài vật); Nichomachean Ethics và
Eudemian (Đạo đức học); Chính trị học; Logic học; Thi pháp học; Rhetoric
(khoa hùng biện); và một chuỗi các tác phẩm về sinh học cùng vật lý học Tới
thế kỷ 19, còn tìm được cuốn Constitution of Athens (Hiến pháp Athens),
trong đó ông tường trình về chính quyền của thành quốc Athens
Ông giao động giữa hai dòng duy tâm và duy vật, nhưng do không nghi ngờ gì về tính hiện thực của thế giới xung quanh nên những tư tưởng mỹ học của ông cơ bản là mang xu hướng duy vật
Trái ngược với thuyết “Bắt chước” của Platon, Aristote lại xây dựng thuyết “Bắt chước” để đặt cơ sở cho nguyên tắc tái hiện hiện thực của nghệ thuật và chủ nghĩa duy vật trong mỹ học Nghĩa là nhằm khẳng định vai trò xã hội của nghệ thuật, định rõ bản chât, chức năng nhận thức, giáo dục, biểu hiện
và truyền thụ cái Đẹp của nghệ thuật
Trang 27Aristote cho rằng, cũng giống như trong thiên nhiên, các hoạt động thẩm mỹ bao gồm cả các công trình nghệ thuật, đều cùng phục tùng một nguyên lý nhân quả Aristote đã nhìn thấy nét đặc thù của hoạt động thẩm mỹ
Đó là hoạt động sáng tạo, hoạt động vừa có tính chất duy lý lại vừa liên quan đến lĩnh vực đặc biệt của xã hội, con người – lĩnh vực tình cảm
Aristote coi nghệ thuật là một hoạt động “Bắt chước” Trong Thi pháp, ông viết: “Bắt chước là thuộc bản chất của con người từ tấm bé và con người
khác với các động vật khác ở chỗ con người có nhiều năng lực bắt chước hơn
cả và nhờ đó mà con người lượm được những kiến thức ban đầu” [37; 288]
Aristote còn thấy rõ vai trò sáng tạo của người nghệ sĩ: Mọi nghệ thuật đều có quan hệ tới nguồn gốc sáng tạo Dựa trên cơ sở hiện thực duy vật, ông
lý giải vấn đề sáng tạo nghệ thuật trên cơ sở hoàn toàn khác với Platon, nghĩa
là ông không dựa vào lý thuyết "thần nhập" mà dựa vào thuyết rèn luyện trên
cơ sở "bắt chước"
Ngoài ra, Aristote còn cho rằng khả năng bắt chước, khả năng nhận thức của âm nhạc và thơ ca rộng lớn hơn điêu khắc và hội họa Như vậy ông
đã bước đầu phân biệt và bình giá các loại hình nghệ thuật
Aristote cho rằng cái đẹp tồn tại ở khắp mọi nơi, cả trong cuộc sống hàng ngày lẫn trong “ý niệm” Cái đẹp không phải là cái được sinh ra khi ta bước theo thần Duypite, Jupiter mà là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức Ông đã chỉ ra cơ sở của cái đẹp:
• Vẻ đẹp thực tại khách quan là một đặc tính, một phẩm chất của vật thể
• Vẻ đẹp của thực tại khách quan bao gồm các phẩm chất: trật tự, hài hòa, tỷ lệ, xác định số lượng, chất lượng,…
• Cái đẹp không tách rời thực tại đẹp, ý muốn về cái đẹp phải dựa trên đặc tính của vẻ đẹp thực tại, cái đẹp chân chính mà nghệ thuật cần tập trung để sáng tạo là cái đẹp của con người Con người là đối tượng chủ yếu để miêu tả,
Trang 28để biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật Ông là một trong những người đầu tiên thấy rõ được tính chất chủ quan và tính chất khách quan của cái đẹp, đồng thời ông cũng khẳng định rằng: Đẹp chỉ có thể xác lập tính chất khách quan trong mối tương quan những đặc tính của vật thể với sự cảm thụ của con người
Là một trong những người đầu tiên thấy rõ tính chất chủ quan và tính chất khách quan của cái Đẹp, Aristote khẳng định Đẹp chỉ có thể xác lập tính chất khách quan trong mối tương quan của những đặc tính vật thể với sự cảm thụ của con người, qua đó ông nghiên cứu cái Đẹp tĩnh (cái Đẹp của các vật thể bất động như hòn đảo, núi non, phong cảnh,…) và cái Đẹp động (là cái Đẹp gắn liền với con người, cái Đẹp gắn với cái Thiện thông qua hành động của con người)
Một trong những vấn đề chính trong mỹ học của Aristote là mối quan
hệ giữa cái Đẹp, cái Thiện và cái Có ích
Ngoài ra, Aristote còn đưa ra những quan điểm về cái Mức độ Theo
Aristote, cái Mức độ là cái thống nhất không phân chia được cả về số lượng lẫn chất lượng Mức độ đồng nhất với số đo Ông cũng coi mức độ của sự cân xứng, hài hòa,… là cơ sở của cái Đẹp
Về cái Hòa điệu: Aristote quan niệm cái Hòa điệu là sự cân xứng giữa
các nhân tố vật thể chứ không chỉ là nhân tố tinh thần Theo ông, hòa điệu có hai nhân tố: hòa điệu là quan hệ độ lớn và hòa điệu chỉ tính chất cân xứng và mối liên hệ của các bộ phận
Aristote thừa nhận các tiêu chí cơ bản của vẻ đẹp có tính quy mô có trật
tự, đăng đối, hài hòa, cái thiện, có ích Dấu hiệu tối quan trọng của cái đẹp mà Aristote nhấn mạnh là một chỉnh thể: phải có đầu, có giữa, có cuối, phải liên kết giữa các bộ phận trong chỉnh thể một cách hữu cơ
Khi nghiên cứu cái đẹp ở cả thể tĩnh lẫn thể động, Aristote không thừa nhận sự đồng nhất cái đẹp với cái có ích; cái có ích chỉ ở hành vi, hành động, trong khi đó cái đẹp có cả trong sự tĩnh tại Vậy là theo Aristote, cái đẹp ở
Trang 29dạng tĩnh là cái đẹp của các vật thể bất động như hòn đảo, núi non, phong cảnh, Còn cái đẹp ở thể động là cái đẹp của con người, nó gắn với cái thiện,
vì thiện bao giờ cũng được biểu hiện qua hành động, mà cái đẹp lại nằm trong hành động đó
Tóm lại, cái đẹp trong quan điểm nghệ thuật của Aristote là cái đẹp mang tính trật tự, số lượng, chất lượng, hài hòa, cân xứng,… Aristote không bác bỏ cái đẹp “ý niệm”, nhưng ông cho rằng quan trọng nhất về cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp cuộc sống của con người – là cái đẹp ở mọi nơi, mọi góc cạnh, cái đẹp hướng tới Chân – Thiện – Mỹ
1.2 Thành tựu biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật Cổ đại Hy Lạp
Hy Lạp Cổ Đại là vùng đất bao trùm toàn bộ khu vực Địa Trung Hải
và biển Đen và thời kì lịch sử này kéo dài gần một nghìn năm, đến khi Kitô giáo xuất hiện Các nhà sử học coi nó là nền tảng văn hóa cho văn minh phương Tây Văn hóa Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn trong Đế chế La Mã, và ảnh hưởng này cũng được truyền đi khắp các vùng trong châu Âu và ảnh hưởng đến toàn thế giới
Văn minh của người Hy Lạp cổ đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, chính trị, hệ thống giáo dục, triết học, khoa học, nghệ thuật, và kiến trúc của toàn thế giới, làm tiền đề cho phong trào Phục Hưng sau này
Nghệ thuật của Hy Lạp Cổ Đại thường được chia theo phong cách thành bốn giai đoạn, hình học, Cổ xưa, cổ điển, và Hy Lạp hóa Niên đại của phong cách hình học thường được đặt vào khoảng năm 1000 TCN, mặc dù trong thực tế ít biết về nghệ thuật ở Hy Lạp trong giai đoạn 200 năm trước đó (theo truyền thống được gọi là kỉ nguyên Hy Lạp tăm tối), thời kì thế kỷ thứ VII TCN đã chứng kiến sự phát triển chậm của phong cách cổ xưa như được minh chứng bằng kiểu tranh vẽ men đen trên đồ gốm Sự khởi đầu của các
Trang 30được coi là sự phân chia giữa giai đoạn cổ xưa và các thời kỳ cổ điển, và triều đại của Alexandros Đại Đế (từ năm 336 TCN đến năm 323 TCN) được coi là thời điểm chia tách thời kì cổ điển khỏi thời kì Hy Lạp hóa
Trong thực tế, không có những lát cắt gián đoạn giữa một thời kì này tới một thời kì khác Các hình thức nghệ thuật phát triển với tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của thế giới Hy Lạp, và như trong bất kỳ thời đại, một số nghệ sĩ làm việc với phong cách sáng tạo hơn hơn những người khác Truyền thống địa phương đặc thù, bảo thủ trong đặc điểm, và các điều kiện của văn hóa địa phương, cho phép các nhà sử học xác định được nguồn gốc của bất cứ sự thay đổi nghệ thuật nào
Nghệ thuật Hy Lạp luôn trở thành khuôn mẫu cho các nghệ thuật sau này Người Hy Lạp sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau trong tác phẩm điêu khắc của họ bao gồm cả đá cẩm thạch, đồng, gốm,…
Bất cứ một thời đại lịch sử nào cũng đều có nghệ thuật tiêu biểu của nó, mỗi thời đại lịch sử của con người đều có một nghệ thuật nổi trội trở thành bà chúa của nghệ thuật thời kỳ đó
Nếu nghệ thuật nguyên thủy là nghệ thuật hang động thì nghệ thuật Hy Lạp Cổ Đại là nghệ thuật điêu khắc Điều này được quy định bởi trình độ của hình tượng nghệ thuật trong khám phá vẻ đẹp của con người Trên cơ sở đó,
ta thấy người Hy Lạp thời kỳ này mới chỉ phát hiện ra con người với vẻ đẹp ngoại hình của nó mà chưa có điều kiện đi sâu vào nội tâm Ý thức của con người về bản thân mình lần đầu tiên được thể hiện trong điêu khắc Hy lạp, chính vì vậy mà điêu khắc mà điêu khắc Hy lạp thoát khỏi những khuyết điểm của giai đoạn Ai Cập Người Hy Lạp muốn nhìn ngắm con người với vẻ đẹp tổng thể, từ bình diện ngoại hình mà chưa đi sâu vào các bình diện khác được
Sau đây là những phân tích về các tác phẩm tiêu biểu của điêu khắc Cổ Đại Hy Lạp
Trang 311) Tượng thần Zeus
Người Hy Lạp sáng tạo ra cả một kho thần thoại để nhận thức tự nhiên
và xã hội con người Trong thần thoại, người ta coi thần Zeus là vua của các
vị thần Ngài ngự trên ngai vàng trên đỉnh Olympơ – ngọn núi cao nhất Hy Lạp Bên cạnh ngài là nữ thần Hera – hoàng hậu với vẻ đẹp suy nghi thuần phát đem lại sự ngưỡng mộ cho muôn dân
Thần Zeus cai quản các vị thần khác làm nên một trật tự trên thiên đình phản ánh một trật tự dưới thế tục Dưới thần Zeus là các vị thần tượng trưng cho các nghề của người Hy Lạp như thần Trồng Trọt, thần Thợ Rèn, thần Biển, thần Đất,… đem lại những mùa trái ngọt và no đủ cho nhân dân.Trong
số các vị thần này có cả thần rượu nho Dionidot làm nên các cơn say cho con người sau những ngày mùa bội thu
Tượng thần Zesus ở Olympia
Trang 32Người Hy Lạp có triết lý “Người là thước đo của muôn loài” (Protagoras) để biểu hiện ước muốn con người cùng sánh vai với các vị thần Vậy thần Zeus cũng lại là một người đàn ông đứng tuổi có bộ tóc và bộ râu quai nón đẹp uy nghi và con mắt đa tình Một người đàn ông có sức mạnh nội lực Chính vì vậy, thần Zeus vẫn thường trốn vợ xuống hạ giới để tìm cái đẹp
Vẻ đẹp của thần Zeus cũng là sự cách điệu của vẻ đẹp con người, là ước vọng về sức mạnh của con người dưới trần gian và cũng là lý tưởng và ước ao của bao thanh niên Hy Lạp
2) Tượng Thần chiến thắng (Nikexamotrat) khát vọng về cái trác tuyệt
Tượng thần chiến thắng Samothrace (tiếng Hy Lạp cổ, Νίκη της
Σαμοθράκης / Níkê tês Samothrákês) là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ
bằng đá cẩm thạch, mô tả nữ thần Nike, vị thần tượng trưng cho chiến thắng
Hình ảnh nữ thần đẹp hoàn hảo trong từng đường nét, người nghệ sĩ dường như chuyển tải tất cả sự mềm mại của người phụ nữ vào nữ thần, với những đường cong mê hoặc, chiếc áo lụa mỏng manh và mềm mại ôm trọn cơ thể đẹp tràn đầy sức sống, như hòa điệu vào niềm vui chiến thắng Đôi cánh vút lên từ phía sau vai nữ thần, cả cơ thể nàng đang nghiêng về phía trước như sẵn sàng bay lên Lấy cái hữu hình để thể hiện cái vô hình, tác giả đã thể hiện rất thành công niềm vui chiến thắng qua hình tượng của nữ thần Samothrace
Trang 33Tượng thần chiến thắng Samothrace Khoảng 220-190 TCN Cẩm thạch, chiều cao 328 cm Paris, Bảo tàng Louvre
Bức tượng được nhà ngoại giao người Pháp Charles Champoiseau phát hiện năm 1863, tại đảo Samothrace, phía Đông Hy Lạp, trong tình trạng bị vỡ thành nhiều mảnh Nhờ phần chân đế và thân, Champoiseau xác định được đây là một bức tượng thần Nike, thường mang hình một phụ nữ có cánh Các mảnh vỡ được gửi về Paris, ghép lại và trưng bày ở bảo tàng Louvre Mặc dù
không còn nguyên vẹn, nhưng cho đến tận ngày nay, Tượng thần chiến thắng
Trang 34Samothrace vẫn được xem như một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng
bậc nhất
Tượng nữ thần chiến thắng tìm thấy ở mỏm Samothrace là một hình tượng về niềm khát khao chiến thắng trên cơ sở tinh thần thượng võ của người Hy Lạp cổ
Tượng thể hiện một vẻ đẹp hiếm có ở trong thần thoại Một lần đoàn quân chiến thắng trở về, thần Zeus biết tin liền cử nữ thần chiến thắng đem vòng nguyệt quế xuống mừng đoàn quân Người xưa chưa nghĩ ra huân chương, thường đem vòng nguyệt quế tượng trưng cho sự ghi công của thần linh
Hình tượng tiêu biểu ở đây là nữ thần vừa bay xuống đỗ trên mũi thuyền của tướng tiên phong (ta thấy bệ tượng là một mũi thuyền) vì nữ thần đáp xuống nhẹ nhàng đến mấy vẫn có một lực nhất định tác động vào thuyền nên mũi thuyền dường như hơi chúi xuống phía dưới một chút Gió từ Địa Trung Hải thổi mạnh làm chiếc áo khoác của nữ thần bị rơi xuống, lộ ra toàn
bộ vẻ đẹp trinh nữ của nữ thần với bộ ngực căng đầy, với thân hình tròn đầy tuyệt vời Đứng về nghệ thuật, cả tư thế và động tác đã đạt đến tỉ lệ vàng nhưng còn chiếc áo lót mỏng của nữ thần khi bị gió thổi dính vào cơ thể làm
lộ ra vẻ đẹp hoàn mỹ Với chất da dịt căng cứng và chất huyền diệu của áo voan mỏng làm gợi lên một vẻ đẹp nhân thế, không còn dấu vết của thần linh
ở đây nữa
Xét về mặt thể hiện hình tượng, người Hy Lạp đã biết dùng kỹ thuật lấy cứng để tả mềm Giống như người phương đông dùng nước để tả đá cứng với
câu nước chảy đá mòn Phần cứng ở đây là chiếc dây của áo khoác buộc trên
người nữ thần Khi gió Địa Trung Hải thổi tạt, làm rơi áo khoác xuống chỉ còn lại chiếc dây căng cứng trên ngực nữ thần Và như vậy, việc tả chất liệu lụa mềm trên chất liệu dây cứng mới thành công được
Nguyên nhân của hiện tượng tác phẩm Nữ thần chiến thắng bị đập vỡ
và quẳng xuống biển mà sau này được những người đánh cá vô tình quăng
Trang 35lưới và vớt lên được là do tập tục của những kẻ chiến thắng Khi xây dựng, mỗi thành bang, người Hy Lạp cũng như các dân tộc khác thường nhờ một vị thần đến hộ mệnh cho thành bang của mình Ví dụ, như khi xây thành Cổ Loa, An Dương Vương nhờ thần Kim quy đến giúp xây thành và hộ mệnh cho thành
Người Hy Lạp cũng vậy, ở đây là một thành bang thờ nữ thần chiến thắng, họ đã dựng bức tượng này nhưng sau khi thành bang của họ thất thủ rơi vào tay kẻ địch thì động tác đầu tiên của kẻ chiến thắng là giết thủ lĩnh của thành bang, sau đó làm lễ hạ tượng để vị thần đó khỏi quay trở lại giúp kẻ chiến bại lấy lại thành trì Cho nên nguyên nhân của việc Tượng nữ thần chiến thắng bị đập vỡ và quăng xuống biển là như vậy
3) Tượng Người dũng sĩ cầm đoản giáo
Chất liệu bằng đồng đen, đó là hình tượng một dũng sĩ với cơ bắp cuồn cuộn, với vẻ lanh lợi, đang cầm một cây giáo ngắn Người Hy Lạp quan niệm người giỏi mới đánh giáo ngắn, đánh giáo dài là bình thường Giáo ngắn là phải dũng cảm, đợi cho mũi giáo của kẻ địch sát gần ngay bên, lúc đó dũng sĩ đột nhiên lấy giáo của mình gạt ra và đâm ngay kẻ địch trước mặt
Cùng với Nữ thần chiến thắng, người dũng sĩ cầm đoản giáo là các
hình tượng ca ngợi người công dân anh hùng Lúc này các bộ tộc bộ lạc nhỏ của Hy Lạp đã tập hợp lại thành những bộ tộc, bộ lạc lớn làm tiền đề cho việc thành lập những quốc gia Cho nên việc bảo vệ các thành bang là một sứ mạng rất được coi trọng Những người này được coi là những công dân tiêu biểu, trong tay họ nắm vận mệnh sống chết của cả một cộng đồng Vì vậy những chiến tích của họ được cả thành bang tôn trọng và biểu dương Những người này thường được dựng tượng để nhân dân chiêm ngưỡng, và các thế hệ sau noi theo, phấn đấu theo gương của các anh hùng
Trang 36Nếu tác phẩm Nữ thần chiến thắng được thể hiện bằng ngôn ngữ huyền
thoại, tức ngôn ngữ xuyên qua tưởng tượng để dệt nên hình tượng thì tác
phẩm Dũng sĩ cầm đoản giáo là tác phẩm dùng ngôn ngữ tả thực Nghệ sĩ lấy
mẫu người ngay trong cuộc sống để thể hiện người anh hùng của mình
Nhưng Nữ thần chiến thắng và Dũng sĩ cầm đoản giáo đều thuộc về
nghệ thuật sử thi mà Hegel gọi những tác phẩm này là “cuốn Thánh Thư sử thi của người Hy Lạp cổ Những thời đại anh hùng đều cần phải có những cuốn thánh thư sử thi riêng của mình” Chính vì vậy, thời đại nào cũng có những anh hùng và thời đại nào cũng có khát vọng dựng tượng đài để ghi dấu
ấn của những người anh hùng đó vào ký ức của nhân loại
4) Tượng Nhà hiền triết có tài
Không chỉ tôn trọng sức mạnh của võ nghệ, người Hy Lạp Cổ Đại còn phát hiện ra sức mạnh trí tuệ con người, vì thế họ vẽ hình, tạc tượng các nhà hiền triết như Platon, Aristote, Democrit,…
Tượng bán thân và tượng đúc đồng miêu tả nhà hiền triết Socrate
Trang 37Hy Lạp, Uylitxơ là người như thế Hình tượng này cũng nhằm để nói lên sức mạnh vô tận của trí tuệ Uylitxơ được ca ngợi như một người có tài về đầu óc nhưng lại không được chủ tướng Agamenong tin dùng Mười năm trời vây
Trang 38hãm thành Troa, các anh hùng giỏi võ nghệ của đội quân Akêen dưới trướng của Agamenong đều ngã xuống ngoài chiến trường Giỏi nhất như Asin cũng
bị Puaruyx bắn chết và lúc này đội quân của Agamenong không còn ai có thể
ra trận được nữa Trong thế bí không lối thoát, Agamenong bỗng nhớ đến
Uylitxơ Ông đành mời Uylitxơ đến doanh trại để bàn cách tiến công thành Troa Uylitxơ mỉm cười nói mát:
- Ngài có thể điều người giỏi hơn tôi ra chiến trường, xông vào phá
thành Troa mà bằng sức lực của võ nghệ không ai có thể phá nổi
Agamenong đành làm lành với Uylitxơ:
- Chính ta để dành nhà ngươi đến giây phút này để làm cái điều người
khác không sao làm được
Uylitxơ đáp:
- Nếu ngài nói như vậy, tôi sẽ vui lòng giúp ngài bằng sức mạnh trí tuệ
của tôi !
Agamenong:
- Ta đang nghe hiến kế của ngươi đây
Vậy là Uylitxơ đã hiến cho Agamenong kế sách dùng con ngựa gỗ để vào thành Troa Uylitxơ yêu cầu chủ tướng cho làm một con ngựa gỗ thật đẹp, trong bụng con ngựa gỗ chứa mười dũng sĩ cầm đoản kiếm nằm úp thìa với nhau rồi quả quyết nhất định người Troa sẽ đẩy con ngựa gỗ này vào thành, khi chúng ta giả vờ rút quân Quả thật, làm theo kế sách của Uylitxơ, mười dũng sĩ đã lọt vào thành Nửa đêm họ đã mở nắp bụng ngựa chui ra mở toang cổng thành cho quân của Agamenong tràn vào Trong đánh ra, ngoài đánh vào, thành Troa thất thủ sau mười năm cầm cự
Từ đó, người ta dùng hình tượng con ngựa gỗ thành Troa để nói những mưu đồ của chiến tranh Đến thời hiện đại, Picasso đã dùng hình tượng con ngựa gỗ thành Troa trong tác phẩm Giecmica nổi tiếng của ông về đề tài lên
án chiến tranh và sự hủy hoại của bom đạn
Trang 39Hình ảnh minh họa “The Procession of the Trojan Horse in Troy
detail” của Giovanni Domenico Tiepolo
5) Hình tượng Nhà quán quân thể thao
Ngoài tôn vinh sắc đẹp, anh hùng, người Hy Lạp cổ còn tạc rất nhiều
tượng đẹp để tôn vinh các nhà quán quân thể thao như, tượng Người ném đĩa của Miron, tượng Người ném lao, Thiếu nữ đạt giải thi chạy,… là những bức
tượng đẹp, có giá trị nghệ thuật Ở đây, người Hy Lạp cổ đã coi thể thao như
là sự hoàn thiện nhân loại, hoàn thiện bản thân con người, vì thế “Nhà quán
quân thể thao” cũng là mẫu người lý tưởng của thời đại
Trang 40Những bức tượng này cho thấy hình tượng những con người trẻ khỏe đầy sức xuân nhưng ở trong vẻ đẹp khỏa thân và luôn luôn với khát vọng trên khuôn mặt Mục đích chính của những bức tượng này là nói lên khát vọng hoàn mỹ của con người cả về thể chất và tinh thần
Nhờ hội đua tài Olympic mà người Hy Lạp đã góp phần làm hoàn thiện
cơ thể người Toàn thế giới đã nhận ra điều này và tiếp tục bốn năm một lần
mở hội đua tài Olympic để nhân loại ngày càng đạt tới mục tiêu nhanh hơn, cao hơn, xa hơn Do đó, hoàn thiện hơn và đẹp hơn Mặc dù không phải toàn
xã hội đều tập thể dục thể thao nhưng toàn xã hội lại khát vọng con cái mình
có một cơ thể hoàn thiện hoàn mỹ, mạnh mẽ, tháo vát, nhanh nhẹn như các lực sĩ Do đó các thế hệ kế tiếp đều được hoàn thiện trên cơ sở những khát vọng đó
Tượng Người ném lao là một trong những hình ảnh về nhà quán quân
thể thao Tượng đặt ở Bảo tàng quốc gia Athens Đó là hình ảnh người nam
đã đứng tuổi, dáng một vị thần có bộ râu dài rất đẹp, tay trái lấy đà, tay phải ném chiếc đao đi xa Hình tượng dũng sĩ cơ bắp cuồn cuộn, bàn tay lấy đà đang vươn về phía trước dường như dài hơn Điều này đã phá vỡ tỉ lệ vàng của cơ học để vươn đến tỷ lệ vàng về tinh thần vì nó nói lên sức mạnh đi xa của dũng sĩ mà kéo cánh tay trái dài ra, tạo cảm giác chiếc lao sẽ lao đi vun vút và tới đích hơn mọi mũi lao khác