Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hội họa Phục Hưng thịnh kỳ (148 0– 1520)

Một phần của tài liệu Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình (Trang 64)

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

2.2Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hội họa Phục Hưng thịnh kỳ (148 0– 1520)

Giai đoạn nghệ thuật Phục Hưng thịnh kỳ có những bước tiến mạnh mẽ trong hội họa, điêu khắc, kiến trúc và cả những thành tựu rực rỡ. Sự nở rộ của các tác phẩm giai đoạn này đồng nghĩa với việc kết thúc giai đoạn thử nghiệm của nghệ thuật Phục Hưng sơ kỳ. Bước sang những năm 1500, hội họa lại tiếp

tục mở ra những chân trời rộng lớn hơn. Cả châu Âu lúc này hướng về nghệ thuật Italia, trung tâm nghệ thuật lúc này chuyển về Roma, thời gian tuy không dài hơn thời gian thử nghiệm ở Florence nhưng có nhiều người “khổng lồ” hơn.

Có thể nói, đây là thời kỳ lý tưởng hóa, con người được gắn kết với thiên nhiên trong không gian hội họa nên không thể thiếu sự bố cục kèm theo ánh sáng. Các nghệ sĩ Florence đã rút ra được những bài học to lớn từ hội họa Giotto. Thời Thịnh kỳ của Phục Hưng biểu dương cái đẹp của con người trần gian, mặc dù đôi lúc có những đề tài trong kinh thánh. Thời này đã phát hiện

ra “những con người khổng lồ” có kích cỡ lớn về tầm vóc và đồng thời lại có

sự phong phú về nội tâm.

Cách nhìn của họ cũng đã có những biến đổi so với trước. Họ muốn xây dựng một hình ảnh khoa học về thế giới, sử dụng luật phối cảnh thị giác trong sáng tác và đặc biệt một thành tựu to lớn của nghệ thuật giai đoạn này chính là những nhận thức mới về ánh sáng trong sáng tác nghệ thuật.

Cả hội họa, điêu khắc và cả kiến trúc ở thời kỳ này đều đạt được những thành tựu to lớn. Dường như có một sự thức tỉnh sau thời kỳ Trung thế kỷ kéo dài như một giấc ngủ triền miên, một mùa xuân đã đến trong tiến trình phát triển của nghệ thuật. Giai đoạn này đã sản sinh ra những nghệ sĩ vĩ đại, có đóng góp lớn lao cho sự phát triển nghệ thuật của nhân loại. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của nhóm “tứ kiệt” bao gồm: Leonardo da Vincy, Michelangelo, Raphael và Titian – những tác giả của các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao trác tuyệt, khẳng định nên giá trị bất diệt của văn hóa nghệ thuật Phục Hưng. Để có thể tìm hiểu rõ ràng hơn về sự phát triển quan điểm cái đẹp và sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật Phục Hưng, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu các kiệt tác từ các nghệ sĩ tài hoa của nhân loại.

Chân dung tự họa khi ông 60 tuổi, bức vẽ bằng phấn đỏ, 1512-1515.

Tên khai sinh Leonardo di ser Piero da Vince Sinh: 15 tháng 4, 1452 tại Anchiano,

Quốc tịch Ý

Mất 2 tháng 5, 1512 (60 tuổi) tại Amboise, Pháp

Lĩnh vực hoạt động: Họa sĩ, nhà khoa học Tác phẩm chính: Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng (The Last Supper), Người Vitruvius (Vitruvian Man), Đức mẹ và hài đồng, Lễ truyền tin

Leonardo da Vinci (1452 - 1519) là một thiên tài lỗi lạc về mọi phương diện. Ông khảo cứu mọi vấn đề, thấu triệt tất cả rồi nghĩ ra nhiều dụng cụ, máy móc và nhiều sáng kiến của ông đã đi trước nền Khoa học thời bấy giờ khiến cho vào thời đại của ông, người ta chưa thể thực hiện được những sáng kiến đó. Leonardo da Vinci vừa là họa sĩ, vừa là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà địa chất, nhà cơ thể học, nhà phát minh và nhà bác học, nói tóm lại ông là một nghệ sĩ lừng danh, một nhà tiền phong trong nhiều lĩnh vực Khoa Học và Nghệ Thuật của thời kỳ Phục Hưng (the Renaissance). Có thể nói Leonardo da Vincy là một “người khổng lồ” trong nghệ thuật và khoa học thời Phục Hưng, ông cũng là người đề ra lý thuyết cơ bản của luật xa gần, giải phẫu, tỷ lệ cơ thể. Hai tác phẩm hội họa “Mona Lisa” và “Bữa Tiệc Cuối Cùng” (The Last Super) của Leonard da Vinci được xếp vào các bức danh họa tuyệt vời nhất của thế giới.

Năm 14 tuổi, Leonardo đến làm việc và học việc tại xưởng họa của Andrea del Verrocchio ở Florence và làm việc với nhiều họa sĩ nổi tiếng cùng thời. Có thể nói Leonardo là học trò xuất sắc nhất của Andrea, ông luôn khiến

mọi người ngạc nhiên và bất ngờ về những sáng tác của mình. Bất cứ việc gì một khi đã có ý định làm và có đam mê, ông đều thực hiện và thành công đến hoàn hảo một cách dễ dàng.

Khi vẽ cùng thầy của mình, Verrocchio, bức tranh Lễ rửa tội của Chúa

(“The Baptism of Christ” cho nhà thờ vùng Vallombrosa, năm 1476, ông vẽ một thiên thần ở phía trước và phần phong cảnh nền của tranh. Tất cả mọi người, bao gồm cả Verrocchio, đều kinh ngạc. Đó là bức tranh vẽ người trên vải đẹp nhất mà người ta từng thấy. Leonardo dùng sơn dầu, chất liệu không hề phổ biến lúc đó để làm cho thiên thần có màu sắc sống động và các chi tiết mềm mại. Thiên thần nhỏ của Leonardo nổi bật lên một cách sắc nét. Tư thế và các cử chỉ tự nhiên của thiên thần tương phản với chân dung cứng nhắc phổ biến trong thời Trung Đại và thường được thấy ở các hình tượng khác. Leonardo đã thực hiện quá xuất sắc đến độ khi nhìn vào bức tranh, thầy của ông sửng sốt tới mức tự nhận mình sau này sẽ không cầm đến bút vẽ nữa.

Tác phẩm “Đức mẹ và hài đồng” là bức họa riêng đầu tiên của Leonardo (Madona and child), hoàn thành năm 1478 là một trong những tác phẩm sử dụng kỹ thuật màu sáng tối trong tranh. Năm 1480 – 1481, ông vẽ

bức Lễ truyền tin (Annuciation) hiện nay được trưng bày ở bảo tàng Louvre.

Tác phẩm mang nhiều tư tưởng và tính sáng tạo trong hội họa về bố cục, màu sắc, cách thể hiện màu sắc, ánh sáng phải kể đến bức họa The Adoration of the Kings (sau này gọi là bức The Adoration of the Magi), năm 1841-1842.

Verocchio và Leonardo, Lễ rửa tội của Chúa, 1472, Uffizi – Florence – Italia

(Trong bức tranh này, Andrea del Verrocchio đã được giao nhiệm vụ vẽ lễ rửa tội của Chúa.

Bên trái là thiên thần nhỏ màu xanh của Leonardo đang cầm một tấm vải.)

The Benois Madona (Thánh mẫu Benois), 1478 – một trong những tác phẩm đầu tay của Leonardo

Năm 1482, Leonardo rời Florence đến Milan và ở đó suốt 17 năm. Trong thời gian này ông sáng tác rất nhiều tác phẩm cả hội họa và điêu khắc. Ông cũng nghiên cứu rất nhiều về ngựa, đúc đồng, thiết kế sân khấu biểu diễn và nhiều phác thảo thiết kế kỹ thuật khác nữa. Tuy nhiên có quá nhiều kế hoạch và sự việc phát sinh, ông chỉ hoàn thành được 6 bức họa. Trong đó có hai bức nổi tiếng là Bữa tiệc ly biệt (Last supper) vẽ khoảng năm 1495 và bức

Virgin of the Rocks vẽ năm 1483 – 1485.

Leonardo vẽ bức họa Bữa tiệc ly biệt tại phòng ăn của nhà thờ Santa Maria dek Graces Milano.

Leonardo da Vincy, Bữa tiệc ly biệt, tranh tường, 1495, 460x880cm, nhà thờ Santa Maria della Grazie – Milan – Italia

Phòng ăn tuy hẹp, không gian hạn chế nhưng nhờ áp dụng luật vẽ phối cảnh vẽ Chúa Jesus trước khung cửa sổ mở ra một chân trời thoáng rộng, tạo ra một chiều sâu cho nhân vật chính, Leonardo đã bố trí các Thánh tông đồ trải đều hai bên Chúa, trao đổi với nhau về lời Chúa phán, nét mặt suy tư của từng Thánh tông đồ khiến bức tranh trở nên sống động, do đó đã tạo một không gian rộng lớn cho phòng ăn.

Nguồn gốc nội dung của tác phẩm được Leonardo da Vinci lấy trong Tân Ước. Kinh Tân Ước chép, khi Chúa Jesus đã đầu thai vào lòng Đức mẹ đồng trinh Maria thì bỗng có nhà tiên tri ở xứ sở do vua Herode cai quản, tiên báo rằng đất này sẽ sinh ra vị chúa của các đức vua. Herode sợ mất quyền lực bèn ra lệnh giết tất cả mọi trẻ con từ sơ sinh đến 2 tuổi. Lệnh này ban ra tạo nên nỗi kinh hoàng của các bà mẹ có con nhỏ. Đức chúa cha trên trời thấy vậy

sợ con mình sẽ lâm nạn liền báo mộng cho ông Giuse đưa bà Maria (lúc đó đang mang thai) chạy trốn sang Ai Cập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bữa tiệc mà Leonardo thể hiện là tiệc trong lễ Vượt qua, một trong những lễ trọng của Thiên Chúa giáo. Lễ Vượt qua kỷ niệm ngày trở về của ông bà Giuse đưa Jesus từ Ai Cập trở về. Lý do là sau khi Heredo tàn sát nhiều trẻ sơ sinh gây ra tội lỗi tày đình, Chúa bèn trừng phạt bằng bệnh thối rữa từ bên trong. Herode chết thì lệnh giết trẻ em cũng hủy bỏ. Bà Maria mang thai Chúa trở về cũng an toàn cho nên trong cảnh tiệc Lễ vượt qua tất cả các tông đồ đều mặc áo thụng thâm thắt đai như sẵn sàng lên đường. Trên bàn tiệc chỉ có bốn món, bánh tráng, nước chấm, rượu, thịt cừu. Đặc biệt nước chấm phải pha màu gạch để nói lên những ngày gian khổ lặn lội trên đường tránh nạn Heredo.

Hoàn cảnh Jesus triệu tập mười hai học trò của mình vào dự lễ Vượt qua ở trong thành Zêruzalem trong căn phòng của nhà ông Nicodemo cho nên tác phẩm này có tên là “Bữa tiệc ly biệt” vì ngay đêm đó bọn Phariseu đã kéo đến qua mật báo của tên phản chúa Zuda vì bọn Phariseu không biết mặt Chúa nên Zuda đã tạo ra một mật hiệu là khi Zuda ôm hôn ai thì người đó là Jesus. Nhờ đó bọn Phariseu đã bắt đúng Jesus và đem đi hành hình.

Để thực hiện tác phẩm này mang tính hiện đại, Leonardo da Vinci đã thể hiện theo chiều ngang như thể bàn tiệc đều nhìn về phía khán giả và khán giả có thể thấy được sự biểu hiện trạng thái tâm lý của mười hai gương mặt khác nhau. Vấn đề mà Leonardo muốn nói là tâm thế của thời đại, thời đại của các cá nhân xuất hiện với những tâm lý phức tạp, với những khát vọng khác nhau, chính vì thế Leonardo đã phải đi quan sát thực tế rất nhiều để nắm bắt các sắc thái điển hình (về dung mạo, hành vi, trang phục) cho từng nhân vật, và đã thực hiện rất nhiều phác họa.

Tác phẩm ngay sau khi hoàn thành, đã gây choáng váng cho người mộ đạo đương thời vì dáng vẻ hiện thực sống động, vô cùng tinh tế trong cách

thức thể hiện các nhân vật, vì sự thông minh bác học trong cách phối cảnh, và vì sự hài họa tự nhiên trong cách bố cục, điều phối màu sắc…

Câu chuyện trong bữa tiệc được tác giả thể hiện một cách sống động và tinh tế. Bức tranh của Vinci mô tả lại một phần truyền thuyết này và mô tả đúng lúc cao trào của câu chuyện,“Đề tài tổng quát bức hoạ là bữa tiệc ly, bữa ăn cuối cùng Chúa dùng với các môn đệ trước khi lên đường chịu khổ nạn. Leonardo đã thu gọn đề tài vào một thời điểm nhất định trong bữa tiệc, lúc Chúa vừa nói với 12 môn đồ: “Quả thật, Thày bảo cho các ngươi biết, trong số các ngươi có kẻ

phản lại ta”. Nét mặt Chúa buồn rầu, đôi mắt nhìn xuống như muốn tránh cái

nhìn của kẻ Người vừa bị tố giác. Hai tay buông xuôi tựa xuống mặt bàn, cử chỉ của Người vừa tiết lộ một điều quan trọng và bây giờ lặng thinh không nói nữa, giống như quãng lặng trong âm nhạc: một giây phút thinh lặng bi tráng!

Leonard da Vinci vẽ tác phẩm Bữa tiệc ly biệt tuy có mượn sự tích trong kinh thánh nhưng có giá trị rất lớn về tính triết lý của cuộc đời. Nội dung của tác phẩm xét ở bề ngoài chỉ là một bữa tiệc cuối cùng để kỷ niệm lễ Vượt qua của tín đồ Thiên chúa giáo. Trong lễ này, mọi người phải mặc áo dài thắt đai lưng như sắp sửa lên đường từ Ai Cập nơi lánh nạn để trở về nơi đất thánh của mình. Nhưng Leonardo da Vinci lại biểu hiện con người thời đại với sự diễn biến nội tâm rất phong phú để qua đó âm vang một tầm triết

lý: “Hỡi con người, hãy cảnh giác, cái xấu đã len lỏi cả vào trong ta, thậm

chí nó len lỏi vào các vị Thánh. Nó không chỉ hại mọi người, mà còn mưu đồ của nó còn hại cả đức Chúa”. Vì thế ta thấy tác phẩm biểu hiện mười hai thánh tông đồ và cả tên phản bội Zuda. Không khí bữa tiệc nặng trĩu khi đột nhiên Chúa Jesus nói: “Trong số các ngươi có kẻ phản lại ta”. Qua lời nói của Jesus, Leonard da Vinci muốn biểu hiện mười hai trạng thái tâm lý khác nhau của con người thời đại qua gương mặt của các vị thánh.

nảy, ghé sát đầu Gioan định hỏi nhỏ xem ai là thủ phạm. Con dao sắc nhọn chìa ra phía sau lưng chứng tỏ ông sẵn sàng nghiêm trị tức khắc đứa phản Thầy. Zuda ngồi ngay trước Phêrô, có thái độ hốt hoảng như tên ăn trộm vừa bị lộ tẩy, tay phải ôm chặt túi bạc, tay trái giơ ra phía trước như muốn phân bua chối cãi. Kế đó là An-rê, xoè hai bàn tay ra, bỡ ngỡ kinh hoàng trước cái tin gở lạ không thể tưởng tượng được. Giacôbê hậu, tinh anh hơn, vươn cánh tay gọi Phêrô như để bảo ông: tôi đã đoán ra được ai rồi! Cuối hàng là Bartôlômêô sửng sốt đứng dậy nghiêng mình về phía trước để xem và nghe cho rõ đầu đuôi câu chuyện.

Phía tay trái Chúa, Giacôbê tiền, nét mặt bỡ ngỡ kinh ngạc, hay tay giang rộng, lùi về phía sau như bị áp lực của lời Chúa vừa tung ra. Tôma, con người linh hoạt nhất trong nhóm, đã rời chỗ lại gần Chúa giơ ngón tay băn khoăn hỏi: “Thày có nghi ngờ gì tôi không?’

Kế đến Philipphê, dáng điệu ôn hoà, chỉ tay vào ngực thề nguyện một niềm trung tín trọn vẹn. Mát-thêu đang chuyển lại tin buồn cho hai ông bạn ngồi cuối bàn là Tađêô và Simon. Hai ông có phần lớn tuổi, cử chỉ điềm tĩnh chậm chạp hơn, nhưng nét mặt không giấu được nỗi lo âu, phiền muộn.

Giữa bầu khí xúc động náo nhiệt ấy, một mình Chúa ngồi rất điềm tĩnh, nét mặt hiền dịu in trên nền trời xanh êm ả, coi như Ngài không lưu ý gì tới sự xôn xao náo động chung quanh. Tuy nhiên người ta đọc được nét thoáng buồn trên khuôn mặt và hai bàn tay của Chúa.

Cách bố cục rất tài tình. Tác giả dàn xếp các nhân vật thành từng nhóm 3 người, mỗi bên hai nhóm. Chúa ngự giữa trung tâm bức tranh. Tất cả các đường nét, các điệu bộ, cử chỉ đều hướng về trung tâm. Từ nhóm nọ sang nhóm kia, tác giả cũng hữu ý nối kết lại với nhau bằng những đường nét rất tự nhiên, tỉ dụ bàn tay Giacôbê vắt qua lưng Phêrô để nối liền hai nhóm bên phải Chúa, và cánh tay Mátthêu giang ra làm gạch nối giữa 2 nhóm bên trái Chúa.

Ý nghĩa sâu xa còn thể hiện ở chỗ, “Bữa tiệc ly biệt” là một trong những chủ đề quan trọng của “Nghệ thuật thánh Công giáo”. Các tác phẩm

“Bữa tiệc ly biệt” trước thời Leonard da Vinci, đặc biệt trong thời Trung Cổ (hoặc ở những nơi vẫn còn có tính chất trung Cổ) chủ yếu, chỉ hướng đến mục tiêu truyền giáo, chủ yếu chỉ nhắm đến ý nghĩa, qua đó Chúa Jesus đã thiết lập hai bích tích quan trọng là Bích Tích Thánh Thể và Bích Tích Truyền Chức Thánh. Hầu hết các tác phẩm này, với mục tiêu như vậy, xem “Bữa tiệc ly biệt” là một sự kiện “thần thiêng” và do đó, chỉ được thể hiện một cách tượng trưng với sự uy nghiêm thuần khiết - một bảo đảm chắc chắn cho lòng tôn kính và thờ phụng.

“Bữa tiệc ly biệt” của Leonardo da Vinci là tác phẩm đầu tiên và duy

nhất thể hiện tính chất “thế tục” qua tính chất “thần thiêng” một cách hoàn hảo với sự hoà trộn một cách tuyệt diệu ngôn ngữ tả thực và ngôn ngữ ẩn dụ vừa thể hiện được tính cách uy nghiêm của chủ đề vừa hết sức sinh động. Chẳng phải ngẫu nhiên tác phẩm này đã có một vị thế vô cùng vững chãi không chỉ trong lịch sử “Nghệ thuật Thánh - Công giáo” mà còn trong lịch sử nghệ thuật nhân loại nói chung. Bởi vì đứng về mặt nghệ thuật thể hiện,

Một phần của tài liệu Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình (Trang 64)