Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình Phục Hưng sơ kỳ (từ 142 0– 1480)

Một phần của tài liệu Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình (Trang 52)

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

2.1 Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình Phục Hưng sơ kỳ (từ 142 0– 1480)

Bắt đầu từ năm 1420, ở Florence, phong cách nghệ thuật mới mang tên Phục Hưng đã được khẳng định. Do có sự thay đổi quan niệm về thế giới, tình hình lúc này xuất xứ và tương thích với một cách nhìn thích hợp. Cách biểu đạt thế giới qua nghiên cứu một phương pháp mới cho vẻ bề ngoài của các sự vật một không gian tràn ngập ánh sáng và tạo nên một viễn cảnh mới cho phát triển nghệ thuật. Tiến trình phát triển nghệ thuật lúc này được ghi nhận với một hệ tư tưởng mới và rộng lớn, đó là Chủ nghĩa nhân văn và động cơ chủ yếu là hướng nghệ thuật đến một Chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism) và một chủ nghĩa lý tưởng (Idealism).

Nghệ thuật Cổ Đại được các nghệ sỹ Florence đánh giá cao và cho đó là Chủ nghĩa tự nhiên lý tưởng. Chủ nghĩa nhân văn được nảy nở và phát triển trong một thời gian khá dài đủ để chín muồi và phát huy tác dụng.

Đến thế kỷ XV, các nhà học giả Hy Lạp buộc phải lưu vong sang Italia khi quân Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Constantinople. Lúc này, có một sự giao thoa văn hóa, các tư tưởng lớn gặp nhau, trường phái Platon được coi trọng. Với mong muốn hòa hợp các tư tưởng Platon với các nguyên tắc của Thiên

chúa giáo, theo những nhà Chủ nghĩa nhân văn, vũ trụ do Chúa trời tạo ra chính là kích thước, là tỷ lệ, là sự hài hòa. Tinh thần và vẻ ngoài phải liên kết với nhau, phải “chuyển” tư tưởng thành các hình ảnh “nhạy cảm” và “đẹp đẽ”, bởi vì vẻ đẹp bên ngoài chỉ là sự phản ánh của giá trị bên trong và sự cao thượng của tâm hồn.

Những thần thoại Cổ Đại đã được những nhà Chủ nghĩa nhân văn làm sống lại, họ tìm thấy ở đó một công thức, một sự giải thích trật tự của thế giới, của vũ trụ. Vai trò của việc gán cho hình ảnh của Venus hay của Cupidon hoặc là những đấng ban ơn đã thừa nhận tình yêu như là một phương thức để nhận biết. Những thần thoại với những biến dạng, cách thức, và sự đan xen lẫn nhau đã cung cấp cho các học giả thời kỳ đó chủ đề để suy nghĩ một cách hoàn thiện hơn về sợ tồn tại của loài người trên trái đất.

Những nghiên cứu sâu sắc về hệ thống tỷ lệ cân đối và sáng tạo ra cách vẽ phối cảnh được xem là những đóng góp quan trọng nhất của mỹ học và nghệ thuật Phục Hưng.

Ở thời kỳ Phục Hưng tiền kỳ, mặc dù chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao, nhưng cũng phải kể đến những đóng góp lớn lao của các nghệ sĩ như: Massacio, Botticelli, Donatello, Paolo Uccello, Piero dela Francesca,... đây chính là những gương mặt sáng giá của thời mở đầu.

Donatello (1386 – 1466), tên đầy đủ là Donato di niccola di betto

Bardi, ông được coi là nghệ sĩ điêu khắc bậc nhất thời đại Phục Hưng tiền kỳ. Nghệ thuật của ông mang tư tưởng nhân văn, miêu tả vẻ riêng của con người cả bên ngoài lẫn bên trong. Ông là người thực hiện tác phẩm bằng đồng đầu tiên, trình bày những ý tưởng tự do với các nhóm tượng đứng. Tượng David bằng đá cẩm thạch được thực hiện vào những năm 1408-1409, miêu tả người mục đồng có công chiến thắng thế lực phá hoại cuộc sống của nhân dân mà tượng trưng là người khổng lồ Goliath. Nghệ thuật mang đầy tính anh hùng

người, thế đứng,... Các tác phẩm của ông được thể hiện trên nhiều chất liệu như gỗ, đồng, đá. Bằng đam mê và tài năng của mình, ông đã chứng tỏ những hiểu biết sâu sắc về giải phẫu học. Mặc dù còn ảnh hưởng của nghệ thuật Trung thế kỷ nhưng Donatello đã đưa nghệ thuật điêu khắc của Florence phát triển lên một nấc thang mới.

Một tác phẩm điêu khắc đầu tiên của thời kỳ Phục Hưng mà bức tượng được tạo ra theo một tư thế đứng tự do, độc lập hoàn toàn mà không cần phải có bất cứ sự hỗ trợ nào của kiến trúc hay thêm bất cứ chi tiết trang trí nào, đó là tượng David. Đây cũng là đề tài mà các nhà điêu khắc Phục Hưng rất ưa thích. “David” là một câu chuyện đến từ Kinh thánh. Hình ảnh David hoàn toàn khỏa thân, đầu đội mũ, chân đi giầy, tay trái chống nạnh, lòng bàn tay cầm một viên đá (vũ khí thô sơ đã giết được tên khổng lồ Goliath) tay phải cầm kiếm vừa đoạt được của kẻ thù đang đạp lên đầu hắn, dáng vẻ đầy kiêu hãnh.

Với ý nghĩa của câu chuyện, lẽ ra tượng David cần phải tạo được khí phách mạnh mẽ nhưng Donatello đã thể hiện theo phong cách nghệ thuật Phục Hưng, giảm đến mức tối thiểu sự tàn nhẫn trong câu chuyện cổ, tạo cho bức tượng một vẻ ngoài có phần gần gũi với chủ nghĩa nhân văn.

Chàng David của Donatelo hội tụ đủ những thần chất của nghệ thuật nền Phục Hưng hoa mỹ. Tính 3 chiều, thời gian, không gian và sự chuyển động được ông khắc họa đậm nét ở từng thuộc tính. Bước ra khỏi những giá treo người của thời Trung cổ, David của ông không hề dính một mảnh vải và cũng chẳng có chiếc áo giáp nào của vua Saul như trong truyện cổ.

Donatelo, David, đồng đen, cao 1m58, 1440 – 1442

Tinh thần Hy Lạp cổ xưa được Donatelo làm sống dậy qua vẻ đẹp của chàng mục đồng ở tận Trung Đông, cái tôi cá nhân được đẩy lên cao trào, sức sáng tạo được đề cao, sự khát khao tự do đến cháy bỏng… David tượng trưng cho tinh thần chiến thắng và cho cả những giá trị to lớn của nền hội họa Phục Hưng, đánh dấu tài năng của nhà điêu khắc bậc thầy Donatelo và đưa bức

* Danh họa Sandro Botticelli

Sandro Botticelli (1444 -

1510), Được mệnh danh là họa sĩ của phái đẹp. Cuộc đời Botticelli không chỉ là một ẩn số lớn, mà các bức họa của ông cũng vậy. Botticelli sống ở thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa nhân vǎn và mỹ thuật ở Châu Âu - Thời kỳ Phục Hưng. Theo học hoạ sĩ nổi tiếng Masacco ở vùng Florence - Italia, lúc khởi nghiệp, Botticelli theo thầy vẽ tranh tường, trang trí những ngôi nhà. Nǎm 18 tuổi, ông học kỹ thuật vẽ tranh tường theo sự hướng dẫn của hoạ sĩ - thầy tu Fra Filippo Lippi trong 05 nǎm. Dần dần, ông tìm ra phong cách riêng của mình.

Chân dung được cho là tự họa của Botticelli, trong Adoration of the Magi. Uffizi, Florence. Tên khai sinh Alessandro di Mariano Filipepi Sinh 1445 Florence, Quốc tịch Ý; Mất ngày 17

tháng 5, 1510 (66 tuổi)

Tác phẩm "Đức Mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng cùng với nǎm thiên

thần" (1480 – 1481, chất liệu Tempera, đường kính 116 cm) là một bức tranh

nổi tiếng của ông. Botticelli đã để lại cho kho tàng nghệ thuật nhân loại những kiệt tác bất hủ, Mùa xuân, Thần Venus và Thần Mars, Thần Vệ nữ tái sinh.

Thực tế, hầu hết tranh của Botticelli hiện trưng bày ở Frankfurt đều mang đề tài tín ngưỡng, cho dù các mô tuýp thần thoại được chú ý hơn sau này. Đặc biệt các nhân vật phụ nữ trong bối cảnh của thần thoại và kinh thánh đều đẹp mê hồn và có một sức lan tỏa mạnh mẽ. Đường nét trang trí tinh tế, nét vẽ sắc sảo, sinh động. Cơ thể kéo dài, cử động nhẹ nhàng.

Botticelli đã vén lên một bức màn báo hiệu một kỷ nguyên mới cho nền văn nghệ Phục Hưng thịnh kỳ với bức tranh Vệ nữ tái sinh. Ông lấy đề tài trong Dị giáo Hy lạp, đạp vỡ sự cấm kỵ của Cơ Đốc giáo cho đến lúc bấy giờ, mạnh dạn thể hiện thân thể của Nữ thần trong trạng thái khỏa thân, tác giả đã để cho thân thể của thần Vệ nữ được các vị thần khác chúc tụng, nâng niu.

Kiệt tác Vệ nữ tái sinh của Botticelli vừa hoàn mỹ về nghệ thuật vừa sâu sắc về tư tưởng. Ngắm tranh ta dường như nín thở để khỏi phải làm tan nỗi buồn thơ mộng. Mang tư tưởng nhân văn, Botticelli thể hiện một quan niệm ca ngợi vẻ đẹp con người và chống tư tưởng khắc kỷ, giả dối của Thiên chúa giáo.

Giữa nền tranh, ông đặt thần Vệ nữ (Venus) như vừa bước ra từ vỏ sò. Chiếc vỏ sò tượng trưng cho thời đại Trung cổ đen tối đã giam hãm con người suốt mười thế kỷ như giam hãm trong vỏ sò. Nay thời đại mới, con người và cái đẹp không thể chịu đựng thêm được nữa, bèn đạp bung vỏ sò bước ra.

Botticelli, Thần Vệ nữ tái sinh, sơn dầu trên vải, 172.5x278.5cm, 1485

Nàng đứng trên một vỏ sò với vẻ đẹp thẩm mỹ cổ điển và được Thần Hồn vía, hình tượng người nam và nữ dính vào nhau, thần nam phụ trách linh hồn của người nữ và thần nữ phụ trách linh hồn của người nam, trong tác phẩm đã bay đến phun trả linh hồn cho Venus mà bấy lâu nhà thờ đã tước mất. Vẻ đẹp của nàng còn trinh nguyên, con mắt nàng trong sáng thơ ngây, đôi má màu hồng làn tóc bồng bềnh bay trong gió. Bên phải bức tranh là nữ thần hoa Flora (nữ thần chăm sóc cho cây cối trên trái đất luôn tươi tốt) mặc bộ quần áo đầy hoa mang tấm áo choàng đến cho Nữ thần Venus. Botticelli là người rất am hiểu về các loài hoa. Trong tranh có tới hàng trăm loài hoa được Botticelli sử dụng.

Từng chi tiết bức tranh đã lột tả hoàn toàn những vẻ đẹp tinh khiết và hoàn mỹ nhất của người nữ. Và đã đặc biệt vẽ theo cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp. Bằng cách đó Botticelli tạo ra nét duyên dáng làm tăng thêm vẻ đẹp hài hòa của thân thể nàng Vệ Nữ. Ông đã sáng tác ra một tạo vật vô cùng mỏng manh và dịu dàng, một tặng vật được sóng đại dương xô đến bến bờ của chúng ta.

Bức tranh này hiện treo trong lâu đài của gia đình Medici ở Castello gần Florence. Đối với phương Tây Vệ Nữ của Danh Họa Botticelli là hoa hậu của mọi thời đại, tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng.

Một điều khó lý giải là người ta không được xem “thần Vệ Nữ tái sinh” bằng cặp mắt của một nhà giải phẫu cơ thể. Vì càng xem lâu thì càng rối trí hơn, cổ của nàng quá dài, đầu nàng nghiêng thiếu tự nhiên, vai trái xuôi xuống một vị trí mà không ai làm theo nổi. Vậy mà tổng thể bức tranh vẫn khiến người xem như bị bỏ bùa, không rời mắt được.

Nhưng kiệt tác đánh dấu nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng đã đến mùa toàn thịnh thì phải kể đến tác phẩm Mùa xuân của Botticelli. Mùa xuân cũng đồng nghĩa với niềm vui, hạnh phúc, hy vọng và nhất là tình yêu, nên vẽ mùa

xuân cũng chính là vẽ tình yêu, vẽ lứa đôi đang yêu. Trong tác phẩm Mùa xuân của Sandro Botticelli, thần Ái tình đang giương cung ngắm bắn mũi tên tình yêu vào một chàng trai trong khi cô gái đang được thần Gió đẩy tới với nàng xuân để ngả vào vòng tay tình yêu. Mùa xuân của Botticelli cũng chính là địa đàng tình yêu, khi lứa đôi không còn sợ ăn trái cấm vì đã có Adam và Eva chịu tội ngàn đời.

Cấu trúc của bức này phức tạp hơn rất nhiều so với bức “Thần Vệ nữ tái sinh” và cần được quan sát từ phải sang trái.

Ở phía bên phải bức tranh, đại diện là thần gió Tây đang giơ tay nắm lấy một cô gái nhưng cô gái kinh hoàng né tránh, dùng tay cầu cứu thần Hoa (Flora). Thần Hoa đại diện cho mùa xuân đang reo rắc hoa khắp nơi để báo hiệu mùa Xuân đến. Chính giữa bức tranh là Nữ thần Sắc đẹp Venus, phía trái là ba nữ thần khác đang ca múa trong những bộ váy mỏng và trong suốt, với những tư thế hết sức kiều diễm.

Sandro Botticelli, Mùa xuân, 1477-1478, vẽ cho Lorenzo di Pierfrancessco de’ Medici trong biệt thự ở Castello, 315x205 cm, Galleria degli Uffizi, Florence

Nhưng có một điều vô cùng quan trọng rằng không một ai đã từng đồng ý với người khác về các vật thể thật trong bức tranh Primavera, và cũng như thế, trên hầu hết các giá sách trong các thư viện chất nặng các cuốn sách bàn cãi về bức tranh này. Dù cho các nhà học giả có cãi nhau nhiều như thế nào về tác phẩm này thì chúng ta cũng chẳng cần đến một lý thuyết nào mới trở nên có cảm tình với tuyệt phẩm Primavera.

Botticelli đã thâu tóm toàn bộ các câu chuyện ngụ ngôn cuộc đời, mọi vẻ đẹp và trí tuệ để đưa vào trong tác phẩm này. Ta có thể thấy sự tươi mát của sáng sớm mùa xuân với những tia sáng hơi nhạt xuyên qua những hàng cây cao, thẳng tắp, trĩu nặng những quả chín vàng mà có thể là trái cam hay những trái táo vàng của Hesperides thần thoại.

Bên phải của bức tranh là Zephyr, thần của những ngọn gió ấm mùa xuân, đang rạng rỡ tươi cười và ghì riết nữ thần Flora mà cũng có lẽ là nữ thần đất xinh đẹp Chloris. Nàng được vẽ trong khoảnh khắc đang biến hình thành Flora như khi hơi thở sinh khí được truyền tới các bông hoa qua bộ rễ. Đây chính là nguồn gốc của Flower trong tiếng Anh hay Flora trong tiếng La tinh.

Nhìn xuyên qua nàng ta sẽ thấy Flora như một nữ thần trong ánh hào quang của nàng (hoặc cũng có lẽ đó là người con gái của nàng- tiên nữ Persephone, người đã dành một nửa thời gian của mình dưới lòng đất để làm cho đất đai màu mỡ) khi nàng bước lên phía trước trong tấm áo rực rỡ sắc hoa đang kỳ bừng nở.

Trong vùng trung tâm bức hoạ là nàng Vệ nữ kiều diễm, luôn hứa hẹn ban phát những khoái lạc vô biên và bay trên đầu của nàng là tiểu thiên thần Tình Ái Cupid với những mũi tên tình yêu trong tay, sẵn sàng bắn yêu thương vào trái tim các đôi trai gái.

Ở bên trái là ba nữ thần Duyên Dáng đang say mê trong vũ khúc không lời, mơ màng và lịch thiêp. Những làn gió nhẹ mùa xuân mơn man trên ba khuôn mặt khả ái, trên những làn tóc và những bộ xiêm y. Tất cả đều bay về hướng đối diện với thần gió ấm mùa xuân Zephyr. Thần Mercury- Hecmer, vị thần truyền tin và liên lạc của Phụ Vương Jupiteur đang đưa bản sao của một người đàn ông khác cho Zephyr. Zephyr làm quen với người đó, thổi một luồng hơi tình ái vào hơi ấm mà chàng sẽ đem đi ban phát cho những thế giới đang chìm trong lạnh lẽo. Và Thần Merury thăng hoa, đem theo những niềm hy vọng cho con người và mở ra một con đường dẫn dắt họ tới các bậc thánh thần, mọi thứ trong tác phẩm này đều đề cập về vòng đời tươi trẻ.

Song, triết lý cơ bản nhất trong tác phẩm Mùa xuân của Botticelli lại là triết lý khẳng định vẻ đẹp trần thế và có ý nghĩa chống lại giáo lý của nhà thờ, phản đề lại kinh thánh. Trong kinh Cựu Ước, Chúa trời đã tạo ra con người và muôn loài trong bảy ngày; tạo ra Adam và Eva, Chúa lại cho hai người sống trên vườn địa đàng. Khi Adam và Eva ăn trái cấm, bị Chúa nổi giận đầy xuống hạ giới; đã có lần con cháu của Adam và Eva dựng tháp Baben để trèo lên vườn địa đàng nhưng lại bị Chúa ngăn làm hỏng việc xây tháp bằng cách trộn tiếng nói của con người khiến con người không hiểu nhau và không thể lên được vườn Chúa. Tác phẩm Mùa xuân của Botticelli muốn nói rằng thời đại mới, thời đại của những con người trần gian, lớp trẻ đã trèo lên được vườn Chúa, mở hội đón mùa xuân tươi trẻ, bỏ lại mùa đông giá lạnh ở phía sau. Trên đầu họ là những trái táo, dưới chân họ là hoa nở, cả một mùa xuân tưng bừng tha hồ hái và chia nhau trái cấm. Đó là điều mà Botticelli cùng các bậc thầy Phục Hưng muốn phủ định thế giới Trung cổ cũng như hình tượng chiếc vỏ sò trong tác phẩm Venus tái sinh.

Có nhiều nhận định cho rằng Botticelli đã sáng tác bức tranh khỏa thân nữ thực sự đầu tiên... Tác phẩm của ông ta siêu phàm nhập thánh với đường

cong cơ thể con người. Hãy cùng chiêm ngưỡng thêm một vài kiệt tác bất hủ khác của danh họa Botticelli:

Một phần của tài liệu Sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)