ĐỐI TƢỢNG CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 37)

CAN, BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC

Việc điều tra làm rõ các tình tiết của vụ án và những tình tiết liên quan đến vụ án là điều cần thiết để giải quyết vụ án hình sự một cách đúng đắn. Chính bởi thế, thông thƣờng bộ luật tố tụng hình sự của các nƣớc đều quy định về những vấn đề cần phải chứng minh trong việc giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, mỗi cách lại có những quy định khác nhau về hình thức, nội dung, cấu trúc các tình tiết cần phải chứng minh đặc biệt là đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên.

1.4.1. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Nga về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên

Cũng giống nhƣ luật tố tụng hình sự Việt Nam, bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2006 khi quy định về đối tƣợng chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành

niên đều quy định những tình tiết cần chứng minh đối với vụ án hình sự nói chung chung và đối với vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên nói riêng.

Tại điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga năm 2001, quy định về những tình tiết cần chứng minh:

1. Trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự cần chứng minh: 1, Sự kiện phạm tội (thời gian, địa điểm, phƣơng pháp và những tình tiết khác của việc thực hiện tội phạm);

2, Lỗi của ngƣời thực hiện tội phạm, hình thức lỗi và động cơ phạm tội;

3, Những tình tiết về nhân thân bị can;

4, Tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra;

5, Những tình tiết loại trừ tội phạm và hình phạt đối với hành vi; 6, Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng mức hình phạt; 7, Những tình tiết có thể dẫn đến việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt.

2. Cần xác định những tình tiết là điều kiện dẫn đến việc thực hiện tội phạm.[42]

Bên cạnh những quy định chung, Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga cũng quy định về các tình tiết đặc biệt cần chứng minh trong vụ án do ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại điều 421:

1. Khi tiến hành điều tra và xét xử vụ án về tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện cùng với việc chứng minh những tình tiết quy định tại Điều 73 Bộ.luật này cần xác định:

1/ Tuổi của ngƣời chƣa thành niên ngày, tháng, năm sinh của họ; 2/ Điều kiện sống và giáo dục của ngƣời chƣa thành niên, mức độ phát triển về tâm sinh lý và những đặc điểm khác về nhân thân của họ;

3/ Ảnh hƣởng của ngƣời lớn đối với ngƣời chƣa thành niên. 2. Nếu tài liệu chứng minh về sự chậm phát triển tâm sinh lý không liên quan đến rối loạn tâm thần thì cần phải xác định xem ngƣời chƣa thành niên có nhận thức đầy đủ về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và điều khiển đƣợc hành vi của mình hay không.[42]

So sánh những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam với những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về đối tƣợng chứng minh, ta thấy trong cả hai Bộ luật tố tụng hình sự này đều có điều luật riêng quy định trực tiếp về đối tƣợng chứng minh. Trong các điều luật này có quy định cụ thể những vấn đề cần phải chứng minh trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự. Trong cả hai Bộ luật tố tụng hình sự cũng đều có những điều luật riêng quy định về những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự mà ngƣời thực hiện tội phạm là ngƣời chƣa thành niên. Trong đó, Điều 73 quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án mà ngƣời thực hiện tội phạm đã thành niên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Điều 421 quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự mà ngƣời thực hiện hành vi phạm tội là ngƣời chƣa thành niên. Những vấn đề cần phải chứng minh này là những tình tiết thuộc về bản chất của vụ án hình sự và những tình tiết có liên quan đến trách nhiệm hình sự của ngƣời thực hiện hành vi phạm tội là ngƣời chƣa thành niên.

Nhƣ vậy, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam và Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga có sự tƣơng đồng về hình thức cấu trúc và có sự tƣơng đồng ở chừng mực nhất định về nội dung quy định về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên. Lý do có sự tƣơng đồng này, theo chúng tôi chủ yếu là vì khi xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự

Việt Nam, chúng ta đã tham khảo và kế thừa thành tựu của Bộ luật tố tụng hình sự của Liên Xô trƣớc đây (Liên bang Nga ngày nay).

1.4.2. Những quy định của luật tố tụng hình sự của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về đối tƣợng chứng minh

Nghiên cứu những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cho thấy, trong Bộ luật không có điều luật riêng quy định về đối tƣợng chứng minh, mà những vấn đề cần phải chứng minh đƣợc quy định rải rác trong một số điều luật và vấn đề cần chứng minh đƣợc quy định mang tính khái quát chung chứ không chi tiết cụ thể. Chẳng hạn nhƣ ở Điều 2 của Bộ luật quy định: “Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình

sự hình sự Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là đảm bảo việc điều tra,

làm sáng rõ thực chất tội phạm mét cách chính xác, kịp thời…”[14]. Hoặc

theo quy định tại Điều 31 Bộ luật thì: Chứng cứ là mọi sự thật chứng minh tính chân lý của vụ án. Nhƣ vậy, theo nghĩa chung nhất thì các Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự phải chứng minh tính chân lý của vụ án, tức là làm sáng tỏ toàn bộ diễn biến của vụ án nhƣ thực tế đã xảy ra.

Tuy nhiên, trong quy định của một số điều luật khác của Bộ luật tố tụng hình sự Trung Hoa cũng thể hiện cụ thể hơn những tình tiết cần chứng minh trong vụ án. Ví dụ: ở Điều 96 của Bộ luật quy định:

Khi thẩm tra các vụ án, Viện kiểm sát nhân dân phải làm rõ những điểm sau:

1/ Sự việc, tình tiết phạm tội có rõ ràng hay không, chứng cứ có xác thực, đầy đủ hay không, tính chất và loại tội phạm đã đƣợc xác định đúng hay sai;

2/ Còn những hành vi phạm tội và ngƣời phải truy cứu trách nhiệm hình sự nào sót hay không;

3/ Có ngƣời nào thuộc đối tƣợng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không;

4/ Có trƣờng hợp nào kèm theo việc kiện dân sự hay không; 5/ Hoạt động điều tra có hợp pháp không.[14]

Nhƣ vậy, theo quy định tại Điểm 1, Điều 96 thì đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh: Sự việc, tình tiết phạm tội - Tức là chứng minh mặt khách quan của tội phạm; Điểm 2 Điều 96 thì phải chứng minh xem còn có hành vi phạm tội nào sót hay không, trong vụ án còn có những ngƣời đồng phạm khác không - quy định này thì gián tiếp thể hiện việc đòi hỏi chứng minh ai là ngƣời thực hiện tội phạm; Điểm 3, Điều 96 thì phải làm rõ: Có ngƣời nào thuộc đối tƣợng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không - mà để xác định đƣợc vấn đề này đòi hỏi phải chứng minh những tình tiết là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự; Điểm 4, Điều 96 quy định về việc phải làm rõ: Có trƣờng hợp nào kèm theo việc kiện dân sự hay không. Mà theo quy định tại Điều 53 của Bộ luật tố tụng hình sự này thì căn cứ để kiện dân sự là hành vi phạm tội của bị can gây thiệt hại về vật chất - với quy định này gián tiếp thể hiện việc cần phải chứng minh hậu quả của tội phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, Bộ luật tố tụng hình sự của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chỉ có một số điều luật riêng quy định gián tiếp về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự, song không có quy định đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên nhƣ Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Lý do có sự khác nhau này theo chúng tôi một mặt do kỹ thuật lập pháp, đặc điểm tố tụng của từng nƣớc có những nét riêng chứ không thể hoàn toàn giống nhau. Bộ luật tố tụng hình sự Trung Hoa có nội dung, kết cấu ngắn gọn nên đòi hỏi phải có những điều luật liên quan khác quy định những vấn đề phát sinh trong tố tụng hình sự. Bởi vậy chính trong Bộ luật tố tụng hình sự có quy phạm quy định trong quá trình tố tụng phải tuân theo mọi quy định của bộ luật này và các điều luật khác có liên quan. Mặt khác luật tố tụng hình sự của

Trung Hoa chịu ảnh hƣởng và kế thừa những kinh nghiệm của luật tố tụng hình sự các nƣớc Châu Âu lục địa, đồng thời trong hoạt động của Toà án lại có sự tham khảo, tiếp nhận cách làm của Anh, Mỹ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nhƣ vậy, để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự nói chung và vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên nói riêng thì đòi hỏi các cơ quan tố tụng hình sự phải làm rõ các vấn trong vụ án và những tình tiết có liên quan đến vụ án trên cơ sở thu các chứng cứ thu thập đƣợc. Tất cả những vấn đề trong vụ án và những tình tiết có liên quan đến vụ án cần chứng minh làm rõ đều đƣợc luật tố tụng hình sự quy định và đƣợc gọi là đối tƣợng chứng minh. Đối tƣợng chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên là tổng hợp các vấn đề mà cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh trong vụ án hình sự nói chung và những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên nói riêng nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Đối với vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên thì ngoài những vấn đề cần phải chứng minh chung thì còn phải chứng minh: Tuổi, trình độ phát triển thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của ngƣời chƣa thành niên; Điều kiện sinh sống và giáo dục; Có hay không có ngƣời thành niên xúi giục; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội Đây là những vấn đề cần phải chứng minh riêng đối với vụ án ngƣời chƣ

Có thể nói, các quy định về đối tƣợng chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên không chỉ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của ngƣời chƣa thành niên, phù hợp với quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc, sự phát triển của ngƣời chƣa thành niên mà còn thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, đồng thời, phù hợp với công cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm là ngƣời chƣa thành niên.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỐI TƢỢNG CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ

NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN

2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐỐI

TƢỢNG CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN

2.1.1. Quy định của pháp luật về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên trƣớc năm 2003

2.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh dấu cho sự ra đời của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhà nƣớc mới thành lập còn non trẻ, có nhiều nhiệm vụ cần giải quyết, nên việc làm luật thời kỳ này chƣa có điều kiện đƣợc chú trọng. Do đó, chúng ta vẫn chƣa xây dựng đƣợc cho mình hệ thống pháp luật cần thiết, mà vẫn sử dụng một số chế định luật tiến bộ trong các văn bản luật của thực dân Pháp và triều đình phong kiến trên cơ sở có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chế độ xã hội mới. Trong giai đoạn này, bộ luật tố tụng hình sự chƣa đƣợc xây dựng thành một bộ luật riêng, mọi hoạt động tố tụng hình sự chủ yếu dựa vào các quy định hiến định cho toàn bộ hoạt động tƣ pháp Việt Nam đƣợc quy định trong Hiến pháp 1946 (Chƣơng VI từ điều 63 đến điều 69). Tuy nhiên, ta có thể tìm thấy một số quy định đơn giản thể hiện việc đã có sự quan tâm của nhà nƣớc tới ngƣời chƣa thành niên. Ví dụ nhƣ: Nghị định số 181-NV/6 ngày 12/6/1951 của Liên bộ Nội vụ - Tƣ pháp quy định chi tiết thi hành sắc lệnh số 150-SL ngày 07/11/1950 về tổ chức trại giam có nêu: “Nếu có thể được, những phạm nhân thành án nên phân loại

như sau và giam riêng:… phạm nhân dưới 18 tuổi” (Điều 9). Có thể thấy

Do những khó khăn chung của cả nƣớc nên giai đoạn này, các quy định về thủ tục đặc biệt trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên nói chung và đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên nói riêng chƣa có.

2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975

Đây là thời kỳ, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc với hai chế độ và hai hệ thống pháp luật hoàn toàn khác nhau. Sau năm 1954, miền Bắc lập lại hòa bình, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tiếp tục nằm dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, rồi đến đế quốc Mỹ và bè lũ ngụy quân, ngụy quyền. Pháp luật Việt Nam lúc này chia thành hai mảng rõ rệt, tƣơng ứng với mỗi chế độ trên mỗi miền lãnh thổ.

Ở miền Nam, đế quốc Mỹ và ngụy quyền xây dùng cho mình một hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến ngƣời chƣa thành niên về cơ bản vẫn nhƣ thời kỳ Pháp thuộc, song cũng bắt đầu đƣợc chú ý tới. Trƣớc tiên, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ban hành Luật số 11/58 ngày 3/7/1958 thiết lập Tòa án thiếu nhi. Điều 1 Luật này quy định: "Tòa án thiếu

nhi sẽ được thiết lập bằng các sắc lệnh tại nơi xét ra cần thiết. Tòa án thiếu nhi có thẩm quyền xét xử các thiếu nhi nhỏ hơn 18 tuổi can tội đại hình hay tiểu hình"[40]. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp có đồng phạm 18 tuổi hoặc trên

18 tuổi, Tòa án thƣờng có thẩm quyền xét xử nhƣng phải áp dụng luật thiếu nhi với can phạm nhỏ hơn 18 tuổi.

Đánh giá các quy định trong Luật số 11/58 ngày 3/7/1958 thì việc thiết lập Tòa án thiếu nhi chỉ mang tính hình thức và dập khôn máy móc toàn bộ pháp luật tố tụng hình sự của các nƣớc tƣ bản về xét xử trẻ em phạm pháp. Chính phủ Việt Nam cộng hòa ban hành luật này nhằm sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân đạo để che đậy mƣu đồ phản động hơn là việc xử lý đối với trẻ em

phạm pháp. Chính bởi thế, trong luật này không có quy định riêng về đối tƣợng chứng minh đối với vụ án có bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên.

Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đƣợc xây dựng từ năm 1945 ở miền Bắc, tiếp tục đƣợc kế thừa, phát triển và hoàn thiện. Tại miền Bắc xã hội

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 37)