Nghiên cứu và sớm ban hành một số luật có liên quan đến việc

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 81)

việc giải quyết vụ án hình sự

Hiện nay hệ thống pháp luật của nƣớc ta còn chƣa đồng bộ. Một số lĩnh vực có liên quan đến việc giải quyết án hình sự nhƣ luật về giám định, luật về hộ tịch chƣa đƣợc pháp điển hóa thành luật hoặc dự án luật chƣa có hiệu lực... dẫn đến khó khăn nhất định trong việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung và việc chứng minh các vấn đề liên quan dến vụ án nói riêng. Thực tế cho thấy khá nhiều trƣờng hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, phải huỷ án do chƣa xác định đƣợc chính xác về tên, tuổi, tiền án, tiền sự của bị can, bị cáo hoặc giám định thiếu chính xác. Mà nguyên nhân do những quy định của pháp luật về quản lý hộ tịch, hộ khẩu, về lý lịch tƣ pháp còn khá lỏng lẻo, trách nhiệm trƣớc pháp luật của ngƣời làm công tác quản lý trong các lĩnh vực này còn chƣa đƣợc quy định cụ thể. Tới đây, luật hộ tịch có hiệu lực hy vọng sẽ giải quyết đƣợc phần nào khó khăn của các cơ quan tiến hành tố tụng khi phải xác định tên, tuổi, tiền án, tiền sự, hoàn cảnh gia đình… của bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên.

Về công tác giám định cũng còn nhiều bất cập, chƣa có sự phân công, phân cấp tổ chức giám định theo một quy chế thống nhất dẫn đến sự trùng lặp chồng chéo và phủ định lẫn nhau. Do đó Nhà nƣớc cần sớm nghiên cứu xây dựng một số luật về các lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng hoạt động của các cơ quan tổ chức có liên quan từ đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình chứng minh giải quyết vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 81)