Hoàn thiện pháp luật hình sự về ngƣời chƣa thành niên phạm tội

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 68)

phạm tội

Nhìn chung, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về ngƣời chƣa thành niên phạm tội thể hiện tƣ tƣởng nhân đạo, dân chủ trong pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc ta. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh

phòng chống tội phạm chƣa thành niên, pháp luật hình sự về lĩnh vực này cần tiếp tục phải hoàn thiện.

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật thì ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới

16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng. Đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng thì có cả lỗi cố ý và vô ý. Nhƣ vậy, có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với lỗi vô ý không? Thiết nghĩ rằng không nên xử lý về hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong trƣờng hợp này. Có quan điểm cho rằng, pháp luật cần quy định không xử lý hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên dù là ở độ tuổi nào đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này vì nhƣ vậy mới phát huy triệt để tinh thần nhân đạo trong các quy định của pháp luật về xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

Thứ hai, bộ luật hình sự nên liệt kê cụ thể các loại tội danh có thể đƣợc

thực hiện bởi ngƣời chƣa thành niên. Việc liệt kê cụ thể nhƣ vậy trƣớc tiên thể hiện sự minh bạch trong chính sách hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Tiếp theo, điều này thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc liệt kê nhƣ trên là cần thiết vì trên thực tế ngƣời chƣa thành niên do độ tuổi và đặc điểm tâm sinh lý không phạm vào một số tội nhất định, và trên thực tế các cơ quan áp dụng pháp luật cũng không xử lý hình sự ngƣời chƣa thành niên đối với một số tội danh nhất định. Trên thực tế chƣa xử lý hình sự ngƣời chƣa thành niên phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Luật cần phải quy định rõ chủ thể của loại tội phạm này không phải là ngƣời chƣa thành niên.

Thứ ba, về nguyên tắc xử lý đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội,

các quy định của pháp luật hình sự về nguyên tắc xử lý đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội phải triệt để tôn trọng nguyên tắc: bất đắc dĩ mới phải xử

lý về hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên; tránh việc áp dụng các chế tài hạn chế các quyền, tự do của ngƣời chƣa thành niên. Nguyên tắc xử lý đối với ngƣời chƣa thành niên phải dựa trên quan điểm: xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội là một vấn đề mang tính chất xã hội. Trên cơ sở những nguyên tắc và tƣ tƣởng nói trên thì quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự về nguyên tắc xử lý đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội có một số vấn đề cần phải hoàn thiện thêm. Vì, xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội không thuần tuý là vấn đề pháp lý mà còn là vấn đề xã hội nên trong các nguyên tắc về xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội phải có quy định cụ thể về vấn đề này. Thực tiễn cho thấy môi trƣờng xã hội có ảnh hƣởng rất lớn đối với việc phạm tội cũng nhƣ là việc tái hòa nhập cộng đồng của ngƣời chƣa thành niên. Có mét số trƣờng hợp, các chủ thể không mang tính nhà nƣớc nhƣ: gia đình, nhà trƣờng, các tổ chức xã hội lại có vai trò quan trọng hơn các chủ thể công quyền trong việc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Mặc dù vậy, Bộ luật hình sự của nƣớc ta chƣa đƣa ra một nguyên tắc để phát huy vai trò của các chủ thể phi nhà nƣớc trong xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Thiết nghĩ rằng Điều 69 nên đƣợc bổ sung một khoản nhƣ sau: Các cơ quan bảo vệ pháp luật có

trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội.

Theo Bộ luật hình sự hiện hành thì ngƣời chƣa thành niên có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chính sách áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ngƣời chƣa thành niên là: Tòa án cho ngƣời chƣa thành niên phạm tội đƣợc hƣởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với ngƣời đã thành niên phạm tội tƣơng ứng. Đối với ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật đƣợc áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng không quá 18 năm tù. Đối với ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật đƣợc áp dụng quy định

hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng không quá 12 năm tù. Có thể nói rằng, mức hình phạt trên là tƣơng đối nghiêm khắc, hình phạt tù là một chế tài tƣớc quyền tự do đối với con ngƣời cho nên ngƣời chƣa thành niên còn ít tuổi đời, đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách, nếu họ bắt buộc phải sống trong môi trƣờng tù tội thời gian dài quá có thể làm mất đi giá trị của con ngƣời, những bản tính tốt đẹp vốn có của con ngƣời sẽ không đƣợc phát huy thay vì sự trỗi dậy của những bản tính xấu. Chính vì vậy, luật cần quy định một mức tối đa không quá cao của hình phạt tù có thời hạn đƣợc áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên. Có thể điều chỉnh lại mức hình phạt tối đa áp dụng đối với ngƣời từ đủ 16 đến dƣới 18 tuổi là 15 năm tù; đối với ngƣời từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi là 10 năm tù.

Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách xử lý đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội là: luật cần có quy định về phóng thích có điều kiện. Đối với ngƣời chƣa thành niên, nguyên tắc tổng quát là hạn chế tối đa xử lý về hình sự. Cần mở rộng điều kiện phi hình sự hóa đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

Thứ tư, là các biện pháp tƣ pháp đối với ngƣời chƣa thành niên phạm

tội, luật hiện hành không quy định trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện biện pháp tƣ pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn. Thay vì không đƣợc quy định trong luật, vấn đề này lại đƣợc điều chỉnh bởi quyền lập quy (Nghị định 59/2000/NĐ-CP ngày 3.10.2000). Chính điều này làm giảm hiệu quả áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn. Trên thực tiễn, đã có những gia đình không phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện biện pháp tƣ pháp này. Do đó, Luật chứ không phải Nghị định, phải quy định cụ thể về trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp cùng với các cơ quan nhà nƣớc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; đồng thời quy định chế tài áp dụng nếu gia đình không thực hiện trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 68)