Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 72)

thành niên

3.1.2.1. Cần bổ sung thêm khái niêm bị cáo là người chưa thành niên

Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự hiện hành mới chỉ đƣa ra các quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà chƣa đƣa ra khái niệm cụ thể về ngƣời chƣa thành niên phạm tội, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên. Do đó, tác giả kiến nghị đƣa thêm điều luật mới về khái niệm bị cáo là ngƣời chƣa thành niên.

Nhƣ phân tích ở Chƣơng 1 thì: bị cáo là ngƣời chƣa thành niên là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi bị Tòa án quyết định đƣa ra xét xử.

Theo đó, ta sẽ bổ sung một điều luật mới nhƣ sau:

Điều… Khái niệm bị cáo là người chưa thành niên (Mới).

Bị cáo là người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự coi là tội phạm) bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

3.1.2.2. Cần sửa đổi một số thuật ngữ pháp lý.

* Thuật ngữ “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên” hay “người chưa thành niên phạm tội”?

Nhƣ đã phân tích ở trên, các khái niệm “ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên”, “ngƣời chƣa thành niên phạm tội” là khác nhau.

Khoản 1 Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội phải là ngƣời có những hiểu biết cần thiết về tâm lí học, về khoa học giáo dục cũng nhƣ về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm của ngƣời chƣa thành niên.[23]

Trong quy định trên, theo chúng tôi, việc sử dụng thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên phạm tội” là chƣa chính xác.

Một là, theo Từ điển luật học, khái niệm ngƣời phạm tội đƣợc hiểu là “người có đủ dấu hiệu của chủ thể của tội phạm đã thực hiện hành vi được

luật hình sự quy định là tội phạm”[41]. Ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi

đến dƣới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định trong Chƣơng X Bộ luật hình sự đồng thời theo những quy định khác của Chƣơng này và theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chƣơng này. Còn trong Bộ luật tố tụng hình sự, khái niệm ngƣời bị tạm giữ là “Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội

quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ” (Điều 48), “bị can là người đã bị khởi tố về hình sự” (Điều 49) và “bị cáo là người đã bị toà án quyết định đưa ra xét xử” [23, Điều 50]. Khái niệm ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo

đƣợc xác định tuỳ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của trình tự tố tụng và tuỳ thuộc vào quyết định tố tụng đƣợc áp dụng đối với họ. Khi tham gia tố tụng, ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo đƣợc đảm bảo các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi tại thời điểm áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Do đó, thuật ngữ ngƣời chƣa thành niên phạm tội đƣợc sử dụng trong các quy định của Bộ luật hình sự, còn trong quá trình tiến hành tố tụng khi đã có quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can hay quyết định đƣa vụ án ra xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng thì phải sử dụng thuật ngữ là ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên.

Hai là, chúng ta thấy ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi tại thời điểm áp dụng các

quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Do đó, trong trƣờng hợp một ngƣời vào thời điểm thực hiện tội phạm là ngƣời chƣa thành niên nhƣng khi họ bị phát hiện và trở thành ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo của vụ án đang đƣợc giải quyết là ngƣời đã đủ 18 tuổi thì không áp dụng theo thủ tục đặc biệt nữa vì ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo đó đã là ngƣời thành niên nên áp dụng các thủ tục thông thƣờng đối với họ. Hơn nữa, các thủ tục đặc biệt nhƣ bắt buộc phải có ngƣời bào chữa, ngƣời đại diện hợp pháp, đại diện gia đình, một hội thẩm nhân dân trong hội đồng xét xử phải là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… chỉ có ý nghĩa áp dụng cho những ngƣời đang ở độ tuổi chƣa thành niên. Vì vậy, khi ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã là ngƣời thành niên thì áp dụng thủ tục tố tụng chung.

Ba là, yêu cầu của khoản 1 Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự đặt ra đối với những ngƣời tiến hành tố tụng khi giải quyết những vụ án mà ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phải là ngƣời có những hiểu biết về tâm lí học, khoa học giáo dục cũng nhƣ về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm của ngƣời chƣa thành niên. Do đó, việc sử dụng thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên phạm tội” là không chính xác ở Điều luật này.

Từ những phân tích trên chúng tôi kiến nghị thay cụm từ “ngƣời chƣa thành niên phạm tội” bằng cụm từ “ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên” để đảm bảo sự chính xác trong khi dùng các thuật ngữ và đúng với nội dung, của điều luật.

Nhƣ vậy, khoản 1 Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự sẽ đƣợc sửa đổi là: Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng về những vụ án mà ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phải là ngƣời có những hiểu biết cần thiết về tâm lí học, về khoa học giáo dục cũng nhƣ về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm của ngƣời chƣa thành niên.

Cũng tƣơng tự nhƣ việc sử dụng thuật ngữ tại khoản 1 Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự, trong khoản 1 Điều 304 Bộ luật tố tụng hình sự đã nhắc lại thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên phạm tội” nhƣ sau: “Cơ quan điều tra,

viện kiểm sát và toà án có thể ra quyết định giao người chưa thành niên phạm tội cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng”.[23]

Theo quy định này, việc giám sát đối với ngƣời chƣa thành niên đƣợc thực hiện trong các giai đoạn tố tụng vì họ phải đảm bảo sự có mặt theo “giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng”. Nhƣ chúng tôi đã phân tích ở trên về thuật ngữ và khái niệm bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên khi tham gia vào các hoạt động tố tụng cho nên việc sử dụng thuật ngữ: “ngƣời chƣa thành niên phạm tội” ở trong điều luật này cũng không chính xác.

Vì vậy, cần sửa lại thuật ngữ này nhƣ sau: “Cơ quan điều tra, viện kiểm

sát và toà án có thể ra quyết định giao bị can, bị cáo là người chưa thành niên cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng”.

- Thuật ngữ “Người chưa thành niên phạm tội” hay “người bị kết án là

người chưa thành niên”?

Điều 308 BLTTHS quy định:

1. Ngƣời chƣa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định. Không đƣợc giam giữ chung ngƣời chƣa thành niên với ngƣời thành niên.

2. Ngƣời chƣa thành niên bị kết án phải đƣợc học nghề hoặc học văn hoá trong thời gian chấp hành hình phạt tù.

3. Nếu ngƣời chƣa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ mƣời tám tuổi thì phải chuyển ngƣời đó sang chế độ giam giữ ngƣời đã thành niên.

4. Đối với ngƣời chƣa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phƣờng, thị trấn để giúp ngƣời đó trở về sống bình thƣờng trong xã hội.[23]

Chỉ trong một điều luật quy định về việc chấp hành tù của ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên nhƣng cách sử dụng thuật ngữ về ngƣời chƣa thành niên lại không có sự thống nhất. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, hình phạt tù đối với ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên đƣợc đƣa ra thi hành. Ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên phải chấp hành mọi quy định của pháp luật về việc thi hành án. Tuy nhiên, là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nên ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên đƣợc hƣởng một số chính sách nhân đạo của Nhà nƣớc Việt Nam. Tại thời điểm này họ là ngƣời bị kết án. Thuật ngữ “ngƣời bị kết án” đƣợc sử dụng trong pháp luật tố tụng hình sự để chỉ ngƣời đang phải chấp hành bản án hoặc quyết định của toà án Còn “ngƣời chƣa thành niên phạm tội” là thuật ngữ đƣợc sử dụng trong luật hình sự để xác định một ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Không ai bị coi

là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật” [23]. Nguyên tắc này cho chúng ta thấy một ngƣời chỉ bị

coi là có tội khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của toà án và trong trƣờng hợp đó hai khái niệm: “ngƣời có tội” (hoặc có thể hiểu là ngƣời phạm tội) và “ngƣời bị kết án” có những nét tƣơng đồng. Nhƣng nếu nhƣ các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử oan ngƣời vô tội thì mặc dù họ là “ngƣời bị kết án”, đang phải chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của toà án nhƣng họ vẫn không phải là “ngƣời có tội”. Từ những phân tích này, chúng tôi cho rằng sử dụng thuật ngữ “ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên” trong Điều 308 là hợp lí nhất. Bên cạnh đó cần thống nhất chung sử dụng thuật ngữ này cho cả điều luật, không nên chỉ sử dụng thuật ngữ

“ngƣời chƣa thành niên” vì sử dụng nhƣ vậy quá chung chung với một chủ thể trong quá trình tố tụng. Ngoài ra, đề nghị bỏ từ “đã” trong cụm từ “ngƣời đã thành niên” ở khoản 3 Điều 308. Bởi vì, với cụm từ “ngƣời thành niên” là đã nhằm chỉ ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên.

Về cách sử dụng thuật ngữ này, chúng ta cũng gặp trƣờng hợp tƣơng tự trong Điều 310 Bộ luật tố tụng hình sự: “Việc xoá án tích đối với người chưa

thành niên phạm tội khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 77 của Bộ luật hình sự được tiến hành theo thủ tục chung”[23]. Điều 63 Bộ luật hình sự quy định:

“Người bị kết án được xoá án tích theo các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của

Bộ luật này”[24]. Và theo quy định trong Điều 271 Bộ luật tố tụng hình sự

về thủ tục “xoá án tích do toà án quyết định” thì ngƣời đƣợc toà án xem xét, quyết định việc xoá án tích là “ngƣời bị kết án”: “…người bị kết án phải có đơn gửi toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án kèm theo nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc”[23, khoản 1 Điều 271]. Tại thời điểm xem xét để xoá án tích, ngƣời

bị kết án đã chấp hành xong bản án của toà án hoặc chƣa chấp hành xong (xoá án tích trong trƣờng hợp đặc biệt). Nhƣ vậy trong cả Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đều nhất quán sử dụng thuật ngữ “ngƣời bị kết án” đối với thủ tục xoá án tích. Để thống nhất với cách sử dụng thuật ngữ này, chúng tôi cho rằng cần phải sửa thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên phạm tội” thành “ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên” để đảm bảo tính chính xác và thống nhất trong cách sử dụng thuật ngữ. Nhƣ vậy, Điều 308 và Điều 310 nên đƣợc sửa đổi nhƣ sau:

Điều 308:

1. Ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định. Không đƣợc giam giữ chung ngƣời chƣa thành niên với ngƣời thành niên.

2. Ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên phải đƣợc học nghề hoặc học văn hoá trong thời gian chấp hành hình phạt tù.

3. Nếu ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ mƣời tám tuổi thì phải chuyển ngƣời đó sang chế độ giam giữ ngƣời thành niên.

4. Đối với ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phƣờng, thị trấn để giúp ngƣời đó trở về sống bình thƣờng trong xã hội”.

Điều 310:

Việc xoá án tích đối với ngƣời bị kết án là ngƣời chƣa thành niên khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 77 của Bộ luật hình sự đƣợc tiến hành theo thủ tục chung

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 72)