Nhƣ đã nêu trên, ngƣời chƣa thành niên là ngƣời đang ở lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và nhiều khi do bị tác động mạnh của điều kiện bên ngoài. Chính bởi vậy, khi giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên ngoài việc tuân thủ các quy định về thủ tục giải quyết vụ án nói chung còn phải tuân theo các quy định về thủ tục tố tụng đặc thù cho loại án này.
Chính sách hình sự của Nhà nƣớc Việt Nam đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời chƣa thành niên là nhằm giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để ngƣời chƣa thành niên nhận ra sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cuộc sống. Với lý do này pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam đã có những quy định về thủ tục tố tụng riêng dành cho ngƣời chƣa thành niên khi họ là bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có một chƣơng riêng (Chƣơng XXXII) quy định về thủ tục tố tụng đối với vụ án mà ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên. Ta có thể thấy, các quy định về thủ tục tố tụng đối với ngƣời chƣa thành niên có những đặc trƣng so với thủ tục tố tụng áp dụng đối với ngƣời thành niên. Những đặc trƣng này thể hiện ở các quy
định về tiêu chuẩn của ngƣời tiến hành tố tụng, về đối tƣợng phải chứng minh, về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, về việc bào chữa, việc tham gia của gia đình, nhà trƣờng và tổ chức xã hội vào tố tụng cũng nhƣ công tác xét xử và thi hành án. Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định các quyền tố tụng và bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án đƣợc khách quan, toàn diện, đúng pháp luật đối với đối tƣợng này.
Nhƣ vậy, có thể thấy vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên có đặc trƣng riêng so với các vụ án thông thƣờng. Chính bởi vậy, cần thiết phải có quy định riêng về đối tƣợng chứng minh trong các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời ngƣời thành niên.