Nâng cao trình độ pháp lý nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 84)

đạo đức nghề nghiệp của những ngƣời tiến hành tố tụng

Bên cạnh việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo quy định chung trong giai đoạn hiện nay thì đòi hỏi phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng kiến thức pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động chứng minh cho những ngƣời tiến hành tố tụng. Tăng cƣờng công tác tổng kết rút kinh nghiệm, phát hiện những tồn tại sai sót trong hoạt động tố tụng hình sự liên quan đến đối tƣợng chứng minh để khắc phục uốn nắn kịp thời. Làm rõ trách nhiệm đối với những ngƣời để xảy ra sai sót trên cơ sở đó xem xét xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm. Đối với những ngƣời cố ý vi phạm thì cần nghiêm khắc xử lý để từ đó nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngò những ngƣời tiến hành tố tụng.

Cần bổ sung và đào tạo thêm các cán bộ không chỉ có chuyên môn giỏi mà còn phải am hiểu tâm lý ngƣời chƣa thành niên. Theo tôi, việc có một bộ phận ngƣời tiến hành tố tụng chuyên điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên là cần thiết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong Chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra các kiến nghị của mình nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự đối với các quy định về đối tƣợng chứng mình trong vụ án hình sự mà bị can bị cáo là ngƣời chƣa thành niên. Đó là các kiến nghị liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; việc bổ sung khái niệm ngƣời đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên; việc sửa đổi một số thuật ngữ pháp lý… Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra kiến nghị về việc thành lập toà án ngƣời chƣa thành niên và một số các biện pháp bảo đảm việc thực thi các quy định của pháp luật về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết các vụ án về ngƣời chƣa thành niên phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền góp phần đẩy lùi tội phạm chƣa thành niên nói riêng và tội phạm nói chung; đảm bảo việc kế thừa truyền thống pháp luật của Việt Nam; tham khảo tiếp thu có chọn lọc những quy định của pháp luật nƣớc ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

1.Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời đang ở lứa tuổi thƣờng bị tác động mạnh mẽ bởi các điều kiện bên ngoài, đây cũng là lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn hạn chế. Do đó, đây là đối tƣợng rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ thực hiện tội phạm. Xuất phát từ điều này, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chính sách dành riêng cho ngƣời chƣa thành niên mang tính chất nhân đạo và giáo dục là chính nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, trở thành những công dân có ích cho đất nƣớc. Cụ thể hóa những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã dành hẳn một chƣơng riêng quy định thủ tục tố tụng hình sự với ngƣời chƣa thành niên, trong đó có quy định về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

2.Việc nghiên cứu lịch sử phát triển các quy định của tố tụng hình sự Việt Nam và pháp luật tố tụng hình sự một số nƣớc trên thế giới về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về quy định đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thanh niên. Đồng thời, chúng ta có thể kế thừa, học hỏi, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn các quy định về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thanh niên.

3.Nhìn chung, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có những quy định về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên. Song, các quy định này còn thiếu và chƣa thống nhất. Điều này khiến cho việc áp dụng vào thực tiễn còn nhiều bất cập. Chính bởi vậy việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thanh niên, cũng nhƣ các biện pháp bảo đảm thực hiện các quy định đó là điều cần thiết.

4.Luận văn đã đƣa ra các kiến nghị của nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự đối với các quy định về đối tƣợng chứng mình trong vụ án hình sự mà bị can bị cáo là ngƣời chƣa thành niên nhƣ: tuổi chịu trách nhiệm hình sự; việc bổ sung khái niệm ngƣời đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên; việc sửa đổi một số thuật ngữ pháp lý… Trong giải pháp về tổ chức, tác giả tập trung vào việc chỉ ra điều cần thiết phải thành lập toà án ngƣời chƣa thành niên. Bên cạnh đó, tác giả còn đƣa ra một số các biện pháp bảo đảm việc thực thi các quy định của pháp luật về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48 – NQ/TƯ ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 – NQ/TƯ ngày 2/6/2005 về Chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3. Lê Cảm (2001), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự

(Tập 1), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Chí (2012), Tập bài giảng – Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn về chứng cứ trong tố tụng hình sự.

5. Lê Văn Cƣơng (1999), Tâm lý phạm tội và vấn đề chống tội phạm: (Lứa

tuổi vị thành niên), NXB Công an nhân dân.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ – TW của Bộ Chính trị ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Vũ Văn Đồng (2007), Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố

tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Hoan (2000), Đối tượng chứng minh và phương tiện chứng

minh trong vụ án hình sự về tội giết người, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân

Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Hà Nội.

10. Nguyễn Trung Hoan (2010), “Cần sớm sửa đổi, bổ sung chƣơng XXXII Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với ngƣời chƣa thành niên”, Tạp chí Kiểm sát, (19).

11. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình luật hình sự,

12. Lê nin (1981), V.I, Toàn tập, NXB Tiến bộ, tr.29, 104.

13. Đặng Thanh Nga (2005), “Ảnh hƣởng của hoàn cảnh gia đình không thuận lợi đến hành vi phạm tội của ngƣời chƣa thành niên”, Tạp chí Luật

học, (Đặc san về bình đẳng giới).

14. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1994), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hà Nội.

15. Trần Hoài Nam, Tƣờng An (2010), “Toà án gia đình và ngƣời chƣa thành niên: các mô hình trên thế giới và việc nghiên cứu thành lập ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7).

16. Nghị viện Pháp (1998), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa Pháp,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đỗ Thị Phƣợng (2003), Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ luật học, Hà Nội.

18. Đỗ Thị Phƣợng - Lê Cảm (2004), “Tƣ pháp hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học”, phần 1, Tạp chí Tòa án nhân dân, (20).

19. Đỗ Thị Phƣợng - Lê Cảm (2004), “Tƣ pháp hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học”, phần 2, Tạp chí Tòa án nhân dân, (21).

20. Đỗ Thị Phƣợng – Lê Cảm (2004), “Tƣ pháp hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học”, phần 3, Tạp chí Tòa án nhân dân, (22).

21. Đỗ Thị Phƣợng (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố

tụng đối với người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam,

Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội.

22. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2000), Bộ luật tố tụng hình sự Cộng

23. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Bộ luật tố tụng hình sự Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, NXB Chính trị quốc gia.

24. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Bộ luật hình sự nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009,

NXB Chính trị quốc gia.

25. Vũ Thị Thu Quyên (2012), Quyền của người chưa thành niên phạm tội

trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, tạp chí dân chủ và pháp

luật, số chuyên đề 05/2012.

26. Ngô Sỹ Quý (2011), “Hoàn thiện một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự về ngƣời chƣa thành niên phạm tội”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (11).

27. Lê Minh Thắng (2011), “Chính sách hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội - nhìn từ phƣơng diện tội phạm học và trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (12).

28. Vũ Hồng Thêm (2004), “Những vấn đề cần phải đƣợc chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên”, Tạp chí Toà án, (17). 29. Trần Quang Tiệp (2005), “Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã

hội trong đấu tranh phòng, chống ngƣời chƣa thành niên phạm tội”, Tạp

chí nhà nước và pháp luật (01).

30. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự (1970 – 1974), tập I.

31. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự (1975 – 1980), tập II.

32. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án năm 2010.

33. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

34. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án năm 2012.

35. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án năm 2013.

36. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án năm 2014.

37. Trung tâm nghiên cứu Quyền con ngƣời - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Hà Nội. 38. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam

tập 1, NXB Công an nhân dân.

39. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân.

40. Việt Nam Cộng hòa (1958), Luật số 11/58 về việc thành lập tòa án thiếu

nhi, Sài Gòn.

41. Viện khoa học pháp lý – Bộ tƣ pháp, Từ điển luật học NXB từ điển bách khoa và NXB Tƣ pháp.

42. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện khoa học kiểm sát (2002), Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga, (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội.

43. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học Hà Nội – Đà Nẵng.

44. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tƣ pháp và Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ngày 12/7/2011 (2011), Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA- BTP-BLĐTBXH về hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Trang Web

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 84)