CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 80)

CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI TƢỢNG CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN

Để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về đối tƣợng chứng minh của các cơ quan tố tụng hình sự. Chúng tôi đề xuất một số việc nhƣ sau:

3.3.1. Tăng cƣờng sự hƣớng dẫn về các quy định của pháp luật có liên quan đến đối tƣợng chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên

Mặc dù trong Bộ luật tố tụng hình sự đã có quy định về những vấn đề cần chứng minh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Nhƣng để chứng minh đƣợc những vấn đề này, trong thực tiễn hoạt động của mình các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh nhiều tình tiết cụ thể liên quan đến nó. Chẳng hạn để chứng minh hành vi phạm tội thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh các tình tiết là dấu hiệu pháp lý của hành vi phạm tội đó mà những dấu hiệu pháp lý của mỗi hành vi phạm tội cụ thể thƣờng khác nhau. Và trong một số trƣờng hợp còn có những dấu hiệu chƣa đƣợc pháp luật quy định cụ thể và cũng chƣa làm rõ một cách đầy đủ về mặt lý luận vì thế giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng đôi khi còn có sự nhận thức khác nhau về một số tình tiết là dấu hiệu pháp lý của hành vi phạm tội cụ thể hoặc một số tình tiết là dấu hiệu pháp lý để đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra vv... Ví dụ nhƣ: việc sử dụng tài sản nhƣ thế nào thì bị coi là bất hợp pháp trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

tài sản hoặc trong một số tội phạm thì hậu quả xảy ra nhƣ thế nào là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng vv... từ đó dẫn đến những khó khăn vƣớng mắc cho những cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình chứng minh hành vi phạm tội; chứng minh tính chất, mức độ hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra. Hay nhƣ: thế nào là hành vi xúi giục của ngƣời thành niên với ngƣời chƣa thành niên?...

Bởi vậy Tòa án nhân dân tối cao và một số các cơ quan liên quan cần có sự hƣớng dẫn kịp thời và đầy đủ để tạo cơ sở cho sự nhận thức thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng về những tình tiết là dấu hiệu pháp lý của một số tội phạm cụ thể cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình chứng minh.

3.3.2. Nghiên cứu và sớm ban hành một số luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự việc giải quyết vụ án hình sự

Hiện nay hệ thống pháp luật của nƣớc ta còn chƣa đồng bộ. Một số lĩnh vực có liên quan đến việc giải quyết án hình sự nhƣ luật về giám định, luật về hộ tịch chƣa đƣợc pháp điển hóa thành luật hoặc dự án luật chƣa có hiệu lực... dẫn đến khó khăn nhất định trong việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung và việc chứng minh các vấn đề liên quan dến vụ án nói riêng. Thực tế cho thấy khá nhiều trƣờng hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, phải huỷ án do chƣa xác định đƣợc chính xác về tên, tuổi, tiền án, tiền sự của bị can, bị cáo hoặc giám định thiếu chính xác. Mà nguyên nhân do những quy định của pháp luật về quản lý hộ tịch, hộ khẩu, về lý lịch tƣ pháp còn khá lỏng lẻo, trách nhiệm trƣớc pháp luật của ngƣời làm công tác quản lý trong các lĩnh vực này còn chƣa đƣợc quy định cụ thể. Tới đây, luật hộ tịch có hiệu lực hy vọng sẽ giải quyết đƣợc phần nào khó khăn của các cơ quan tiến hành tố tụng khi phải xác định tên, tuổi, tiền án, tiền sự, hoàn cảnh gia đình… của bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên.

Về công tác giám định cũng còn nhiều bất cập, chƣa có sự phân công, phân cấp tổ chức giám định theo một quy chế thống nhất dẫn đến sự trùng lặp chồng chéo và phủ định lẫn nhau. Do đó Nhà nƣớc cần sớm nghiên cứu xây dựng một số luật về các lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng hoạt động của các cơ quan tổ chức có liên quan từ đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình chứng minh giải quyết vụ án hình sự.

3.3.3. Đổi mới công tác sắp xếp cán bộ, đầu tƣ phƣơng tiện kỹ thuật hình sự phục vụ hoạt động điều tra và hoạt động giám định. hình sự phục vụ hoạt động điều tra và hoạt động giám định.

Thực tiễn cho thấy, trong tình hình tội phạm chƣa thành niên diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay thì đòi hỏi trong quá trình điều tra chứng minh, điều tra viên, kỹ thuật viên, giám định viên phải áp dụng nhiều phƣơng tiện kỹ thuật để phát hiện ghi nhận, thu giữ và nghiên cứu những dấu vết, tài liệu chứng cứ. Phạm vi những phƣơng tiện kỹ thuật đƣợc áp dụng trong quá trình này càng mở rộng bao nhiêu thì khả năng thu thập đánh giá và sử dụng chứng cứ càng cao bấy nhiêu, tức là hiệu quả hoạt động chứng minh càng cao lên. Bởi vậy cần phải đổi mới công tác sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ điều tra hình sự nói chung cán bộ kỹ thuật hình sự nói riêng và tăng cƣờng đầu tƣ phƣơng tiện kỹ thuật hình sự. Theo chúng tôi cụ thể là:

Đối với cơ quan điều tra cấp huyện phải bảo đảm biên chế từ 2-3 cán bộ kỹ thuật hình sự chuyên trách. Về phƣơng tiện cần trang bị cho cơ quan điều tra cấp huyện có đủ các phƣơng tiện phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản các loại dấu vết phổ biến nhƣ dấu vân tay, lông, tóc, sợi, dấu vết cơ học, các phƣơng tiện để làm hiện dấu vết và phƣơng tiện để sao lƣu dấu vết nhƣ: Kính phóng đại, đèn chiếu sáng, các loại bột hoá chất...

Đối với Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cần kiện toàn đội ngũ cán bộ phòng kỹ thuật hình sự nâng cao hơn nữa trình độ giám định viên và tăng cƣờng

phƣơng tiện kỹ thuật cần thiết để mở rộng khả năng giám định dấu vết đa dạng hơn.

Đối với Trung ƣơng thành lập trung tâm khoa học hình sự của đất nƣớc đủ khả năng giám định mọi loại dấu vết hình sự có nhu cầu giám định.

3.3.4. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật.

Thực tiễn cho thấy còn có một bộ phận dân cƣ do thiếu hiểu biết về pháp luật nên đôi khi còn có thái độ tiêu cực trong đấu tranh chống tội phạm do sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới pháp luật, sợ bị trả thù...nên không tích cực tham gia vào việc tố giác tội phạm. Riêng đối với vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, nhiều khi ngƣời dân có tâm lý “bảo vệ trẻ con” nên không tố giác, bao che tội phạm chƣa thành niên. Thậm chí có ngƣời còn vì những lý do cá nhân khác nhau mà cung cấp những thông tin thiếu chính xác, sai sự thật gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, chứng minh vụ án. Bởi vậy công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân là cần thiết và cần đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ: thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các đoàn thể quần chúng (chú ý tới hoạt động của Đoàn thanh niên), thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dƣới dạng sân khấu hoá... và đặc biệt quan tâm hơn nữa công tác giáo dục pháp luật trong các trƣờng học.

Thực hiện tốt công tác tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm. Đảm bảo điều kiện thuận tiện cho nhân dân tham gia vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm nhƣ đa dạng hoá các hình thức tiếp nhận tin báo (nhận tin trực tiếp, qua hòm thƣ tố giác...) đồng thời đảm bảo an toàn cho những ngƣời tố giác tội phạm, ngƣời làm chứng. Thực hiện việc trả thù lao cho những ngƣời làm chứng theo đúng quy định của pháp luật. Đối với những ngƣời có thành tích trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cần đƣợc khen thƣởng kịp thời cả về tinh thần và vật chất.

3.3.5. Nâng cao trình độ pháp lý nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của những ngƣời tiến hành tố tụng đạo đức nghề nghiệp của những ngƣời tiến hành tố tụng

Bên cạnh việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo quy định chung trong giai đoạn hiện nay thì đòi hỏi phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng kiến thức pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động chứng minh cho những ngƣời tiến hành tố tụng. Tăng cƣờng công tác tổng kết rút kinh nghiệm, phát hiện những tồn tại sai sót trong hoạt động tố tụng hình sự liên quan đến đối tƣợng chứng minh để khắc phục uốn nắn kịp thời. Làm rõ trách nhiệm đối với những ngƣời để xảy ra sai sót trên cơ sở đó xem xét xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm. Đối với những ngƣời cố ý vi phạm thì cần nghiêm khắc xử lý để từ đó nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngò những ngƣời tiến hành tố tụng.

Cần bổ sung và đào tạo thêm các cán bộ không chỉ có chuyên môn giỏi mà còn phải am hiểu tâm lý ngƣời chƣa thành niên. Theo tôi, việc có một bộ phận ngƣời tiến hành tố tụng chuyên điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên là cần thiết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong Chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra các kiến nghị của mình nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự đối với các quy định về đối tƣợng chứng mình trong vụ án hình sự mà bị can bị cáo là ngƣời chƣa thành niên. Đó là các kiến nghị liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; việc bổ sung khái niệm ngƣời đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên; việc sửa đổi một số thuật ngữ pháp lý… Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra kiến nghị về việc thành lập toà án ngƣời chƣa thành niên và một số các biện pháp bảo đảm việc thực thi các quy định của pháp luật về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết các vụ án về ngƣời chƣa thành niên phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền góp phần đẩy lùi tội phạm chƣa thành niên nói riêng và tội phạm nói chung; đảm bảo việc kế thừa truyền thống pháp luật của Việt Nam; tham khảo tiếp thu có chọn lọc những quy định của pháp luật nƣớc ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

1.Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời đang ở lứa tuổi thƣờng bị tác động mạnh mẽ bởi các điều kiện bên ngoài, đây cũng là lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn hạn chế. Do đó, đây là đối tƣợng rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ thực hiện tội phạm. Xuất phát từ điều này, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chính sách dành riêng cho ngƣời chƣa thành niên mang tính chất nhân đạo và giáo dục là chính nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, trở thành những công dân có ích cho đất nƣớc. Cụ thể hóa những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã dành hẳn một chƣơng riêng quy định thủ tục tố tụng hình sự với ngƣời chƣa thành niên, trong đó có quy định về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

2.Việc nghiên cứu lịch sử phát triển các quy định của tố tụng hình sự Việt Nam và pháp luật tố tụng hình sự một số nƣớc trên thế giới về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về quy định đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thanh niên. Đồng thời, chúng ta có thể kế thừa, học hỏi, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn các quy định về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thanh niên.

3.Nhìn chung, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có những quy định về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên. Song, các quy định này còn thiếu và chƣa thống nhất. Điều này khiến cho việc áp dụng vào thực tiễn còn nhiều bất cập. Chính bởi vậy việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thanh niên, cũng nhƣ các biện pháp bảo đảm thực hiện các quy định đó là điều cần thiết.

4.Luận văn đã đƣa ra các kiến nghị của nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự đối với các quy định về đối tƣợng chứng mình trong vụ án hình sự mà bị can bị cáo là ngƣời chƣa thành niên nhƣ: tuổi chịu trách nhiệm hình sự; việc bổ sung khái niệm ngƣời đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên; việc sửa đổi một số thuật ngữ pháp lý… Trong giải pháp về tổ chức, tác giả tập trung vào việc chỉ ra điều cần thiết phải thành lập toà án ngƣời chƣa thành niên. Bên cạnh đó, tác giả còn đƣa ra một số các biện pháp bảo đảm việc thực thi các quy định của pháp luật về đối tƣợng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48 – NQ/TƯ ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 – NQ/TƯ ngày 2/6/2005 về Chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3. Lê Cảm (2001), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự

(Tập 1), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Chí (2012), Tập bài giảng – Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn về chứng cứ trong tố tụng hình sự.

5. Lê Văn Cƣơng (1999), Tâm lý phạm tội và vấn đề chống tội phạm: (Lứa

tuổi vị thành niên), NXB Công an nhân dân.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ – TW của Bộ Chính trị ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Vũ Văn Đồng (2007), Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố

tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Hoan (2000), Đối tượng chứng minh và phương tiện chứng

minh trong vụ án hình sự về tội giết người, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân

Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Hà Nội.

10. Nguyễn Trung Hoan (2010), “Cần sớm sửa đổi, bổ sung chƣơng XXXII Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với ngƣời chƣa thành niên”, Tạp chí Kiểm sát, (19).

11. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình luật hình sự,

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Trang 80)