Cái đẹp trong nghệ thuật là hình thức cao của cái đẹp thuộc sáng tạo thực tiễn - tinh thần của con người, trong đó tác phẩm nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hài hòa thẩm mỹ cao. Tác phẩm nghệ thuật đẹp bao gồm 3 yếu tố tạo thành: phản ánh chân thực và sáng tạo cuộc sống của con người, xã hội trong tính toàn vẹn, đa diện, cụ thể và sinh động; có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức; sự chân thành và triệt để của ý thức xã hội được người nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm. Tác phẩm đẹp góp phần hướng dẫn công chúng đến chất người, tính nhân văn và nhân đạo đích thực. Cái đẹp trong nghệ thuật là một cái đẹp điển hình, tạo nên sức hấp dẫn của nghệ thuật. Chỉ một con đường nhở ngoằn ngòe trên dốc núi, một mái nhà tranh phảng phất khói lam chiều, một buổi lao động tát nước đêm trăng, một bà mẹ già nua qua bàn tay khối óc của người nghệ sĩ đã nhào nặn lại trở thành những cái đẹp nên thơ, hấp dẫn để khi đi vào nghệ thuật nó đã trải qua một quá trình điển hình hóa. Nhờ tính điển hình mà cái đẹp trong nghệ thuật có thể sống mãi cùng thời gian, có khả năng đem lại niềm vui, sự thích thú cho muôn người, trong khi cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội thường chỉ là cái đẹp nhất thời, sẽ thay đổi và tàn phai theo năm tháng. Như vậy, mặc dù phản ánh những cái đẹp trong hiện thực nhưng cái đẹp trong nghệ thuật lại không đồng nhất với những cái đẹp trong tự nhiên hay trong đời sống xã hội, bởi nó là sản phẩm độc đáo của một hoạt động sáng tạo có mục đích, trong đó in đậm dấu ấn của tài năng, cá tính sáng tạo và thế giới tinh thần của người sáng tạo ra nó. Để chiếm lĩnh được những cái đẹp ấy, đòi hỏi con người phải có một thị hiếu nghệ thuật phát triển, phải được giáo dục về nghệ thuật. Trong lĩnh vực nghệ thuật, vẻ đẹp được bộc lộ tập trung hơn, tinh túy hơn so với hai lĩnh vực đã nói trên. Vẻ đẹp xuất hiện trong nghệ thuật có ngọn nguồn trong hiện thực, nghĩa là nó phản ánh vẻ đẹp trong tự nhiên và xã hội. Bằng cách điển hình hóa, vẻ đẹp trong hiện thực phản ánh lại trong nghệ thuật trở nên lộng lẫy hơn, trau chuốt hơn. Ngay cả khi nghệ thuật phản ánh hiện thực xấu, hiện tượng ác thì nó vẫn có thể đẹp nếu như nó bộc lộ được tư tưởng nhân bản và tài năng của nghệ sĩ trong việc phản ánh điều ác, điều xấu ấy. Thông thường một tác phẩm nghệ thuật được coi là đẹp khi nó thỏa mãn ba yêu cầu: Thứ nhất, tác phẩm phải phản ánh một cách sinh động, chân thực cuộc sống, điều này có thể thực hiện được một cách thuận lợi nếu người nghệ sĩ tài năng hướng vào những đề tài mà anh ta am hiểu, từng thể nghiệm, nghiền ngẫm và nếm trải. Thứ hai, tác phẩm phải thể hiện được tình cảm nhân đạo chủ nghĩa một cách chân thành, nồng nhiệt, phải làm cho công chúng nghệ thuật tôn trọng giá trị con người, yêu cuộc sống trần gian. . Cái đẹp trong nghệ thuật là hình thức cao của cái đẹp thuộc sáng tạo thực tiễn - tinh thần của con người, trong đó tác phẩm nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hài hòa thẩm mỹ cao. . thực nhưng cái đẹp trong nghệ thuật lại không đồng nhất với những cái đẹp trong tự nhiên hay trong đời sống xã hội, bởi nó là sản phẩm độc đáo của một hoạt động sáng tạo có mục đích, trong đó. óc của người nghệ sĩ đã nhào nặn lại trở thành những cái đẹp nên thơ, hấp dẫn để khi đi vào nghệ thuật nó đã trải qua một quá trình điển hình hóa. Nhờ tính điển hình mà cái đẹp trong nghệ thuật