1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay thực trạng và giải pháp

86 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 26,64 MB

Nội dung

Tuy nhiên, ở các nước khác nhau, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, tình trạng phân hoá giàu - nghèo luôn mang những sắc thái và biểu hiện khác nhau thể hiện cả mặt tích cực cũng như tiê

Trang 1

TRƯỜNG ĐAI HỌC KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN

VIỆN TRIẾT HỌC

BÙI THI HOÀN

PHÂN HOÁ GIÀU - NGHÈO

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY: T H ự C TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Trang 2

T ô i x in c a m đ o a n đ â y là cô n g trìn h n g h iê n cứ u c ủ a riên g tôi

N ộ i d u n g và cá c tríc h d ẫ n nêu tro n g lu ậ n văn có n g u ồ n g ố c r ỗ ràng

và tru n g thực.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

BÙI THỊ HOÀN

Trang 3

1.2 Thực trạng và nguyên nhàn của sự phân hoá giàu - nghèo ở

1.2.1 Những biểu hiện của sự phân hoá giàu- nghèo và tác động của nó

7.2.2 Nguyên nhân của sự phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay 35

/

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỂ ĐẶT RA TỪ s ự PHÂN HOÁ GIÀU - NGHÈO

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PHÂN HOÁ GIÀU - NGHÈO

2.1 Những vấn đề đặt ra từ sự phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện

2.2 Một số giải pháp khắc phục sự phân hoá giàu- nghèo ở nước ta

2.2.7 Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn 55

2.2.2 Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách xã hội 60

2.2.3 Tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ chuyên

2.2.4 Tăng cườìig vai t r i quản lý của nhà nước và hệ thống pháp luật 73

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử nhân loại chưa có thời gian ngắn nào lại tập trung nhiều sự biến đổi to lớn, đa dạng, phức tạp và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cúa các dân tộc và vận mệnh của các quốc gia như hiện nay Những thay đổi sâu sắc, rộng lớn về chính trị và xã hội đã quy định chiều hướng phát triển của loài người trong thời đại ngày nay Cùng với những mâu thuẫn trên thế giới hiện vẫn đang tồn tại và phát triển, hiện tượng phân hoá giàu- nghèo với tư cách một vấn đề mang ý nghĩa kinh tế - xã hội cũng đang trở thành hiện tượng phổ biến, phức tạp

ở hầu hết các nước Nó là một trong những thách thức lớn mà mỗi quốc gia phải đối mặt Tuy nhiên, ở các nước khác nhau, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, tình trạng phân hoá giàu - nghèo luôn mang những sắc thái và biểu hiện khác nhau thể hiện cả mặt tích cực cũng như tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội.Đối với nước ta hiện nay, tình trạng phân hoá giàu- nghèo cũng đang là một thách thức lớn mà chúng ta phải giải quyết Nội dung và hình thức biểu hiện của nó đã có nhiều nét mới và có mặt sãu sắc hơn Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra cho chúng ta phải xem xét, giải quyết hiện tượng này như thê' nào

để phù hợp với thực tiễn, với quy luật phát triển khách quan của tiến trình đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Chúng ta đều biết, hàng ngàn năm qua, ước mơ của nhân loại nói chung, của dân tộc ta nói riêng là có một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, mọi người đều được công bằng, bình đẳng trong mọi quan hệ xã hội, trong lao động

và hưởng thụ Trong tiến trình xây dựng đất nước ở mọi giai đoạn, chúng ta luôn đặt mục đích này lên trên tất cả Vì thế, Đảng ta đã đề ra mục tiêu là phấn đấu xây dựng nước Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"

Trong quá trình thực hiện mục tiêu trên, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự phấn đấu bền bi của toàn dân tộc, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt Theo tiến trình của công cuộc đổi mới đất nước, tình

Trang 5

hình kinh tế - xã hội nước ta đã có nhữns bước phát triển mới, toàn diện hơn Kinh tế tăng trưởng khá cao và ổn định, năm sau cao hơn năm trước Các hoạt động sản xuất và dịch vụ đều phát triển và tăng trường cao Song, bên cạnh đó, một bộ phận dân cư vẫn đang phải chịu cảnh thiếu thốn, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống Sự phân hoá giàu- nghèo vẫn đang diễn ra và trở thành vấn đề được cả cộng đồng xã hội quan tâm Tinh trạng

“chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là 11 lần, hệ số chênh lệch về mức sống giữa đô thị và nông thôn từ 5- 7 lần"[ 10, tr 18]'*’

Phân hoá giàu- nghèo là hiện tượng có tính hai mặt: bên cạnh mặt tích cực, liên quan đến sự phân công lao động và có nhiều người lao động làm giàu hợp pháp, góp phần giúp đỡ người nghèo, còn có mặt tiêu cực, liên quan đến bất bình đẳng xã hội, mà nếu để nó diễn ra một cách tự phát trong nền kinh tế thị trường ở nước ta thì sẽ dễ dẫn đến những bất ổn định trong sự phát triển không chỉ về kinh tế, văn hoá, xã hội mà cả lĩnh vực chính trị, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát mà chúng ta đã xác định trong thời kì quá độ lên chú nghĩa xã hội Song, kinh tế thị trường lại làm cho một số bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng, còn một bộ phận khác lại có xu hướng lâm vào tình trạn s thiếu tư liệu sản xuất, rơi vào hoàn cảnh khó khăn Hiện tượng phân hoá giàu - nghèo này đang có xu hướng tăng lên không chỉ ở các thành phố lớn, thị xã, mà cả ở những vùng nông thôn và miền núi Biểu hiện rõ nhất của nó được thể hiện qua sự chênh lệch về thu nhập, về mức sống giữa các vùna, các nhóm dân

cư, giữa nông thôn và thành thị, giữa các ngành nghề, thậm chí cả trong nội bộ vùng Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những công trình nghiên círu khoa học trên nhiều phương diện khác nhau để luận giải hiện tượng này nhằm tìm ra phương hướng khắc phục những ảnh hường tiêu cực của nó

trong sự phát triển của đất nước Vì vậy, làm rõ thực chất của sự phân hoá

'*' T ừ dày: - s ỏ đắu là s ố th ứ tự tài liệu thain khảo.

Trang 6

giàu - nghèo trong nền kinh t ế thị trường ở nước ta hiện nay, từ góc độ triết

học, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tìm ra các hướng đi, giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm ngăn chặn, khắc phục kịp thời ảnh hưởng tiêu cực của nó, giữ vững định hướng xã hội chú nghĩa là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách Với quan niệm đó, chúng

tôi chọn vấn đề “Phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng

và giải pháp" làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề phân hoá giàu - nghèo đã được nhiều nhà lí luận có uy tín, nhiều chuyên gia xã hội học quan tâm tìm hiểu và luận giải trên nhiều góc độ khác nhau

Trước hết, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu phân hoá giàu - nghèo ở các nước trong khu vực để rút ra kinh nghiệm nhằm khắc phục sự phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam Tiêu biểu cho

hướng nghiên cứu này có: “Phăn hoá giàu- nghèo ỏ một s ố quốc gia khu

vực Châu Á- Thái Bình Dương" do tác giả Dương Phú Hiệp và Vũ Văn Hà

chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 1988 Trong công trình này, các tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phàn hoá giàu nghèo, xu hướng, nguyên nhân và những chính sách để giải quyết tình trạng này ở các nước trong khu vực chãu Á- Thái Bình Dương [xem : 26]

Tiếp sau là công trình “Cơ cấu xã hội và sự phân tầng xã hội", Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia, năm 1998 của Nguyễn Đình Tấn đã phàn tích một cách có hệ thống về cơ cấu xã hội - phân tầng xã hội, đưa ra khái niệm và cách tiếp cận cơ cấu xã hội, các thành tô' cấu thành cơ cấu xã hội, các phân hệ xã hội và cách quản lí xã hội [54]

Còn công trình “Giàu nghèo trong nông thôn hiện nay" do Nguyễn Văn

Tiêm (chủ biên), Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 1993 lại mô tả thực tế về đời sống nông dàn, khoảng cách và xu hướng phân cực giàu - nghèo trong nông thôn và nguyên nhân dẫn đến giàu nghèo, vai trò của nhà nước và cộng

Trang 7

đồng đối với các hộ nghèo [56] Tiếp đến là công trình" Kinh t ế thị trường vù

sự phân hoú giàu- nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta (1999)

cúa Lê Du Phong và Hoàng Văn Hoa đã phân tích ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với sự phân tầng xã hội và phàn hoá giàu - n^hèo ở các vùng dàn tộc và miền núi phía Bắc nước ta [47]

Trong công trình “Giải quyết vấn đề phản hoủ giàu nghèo ở các nước

và Việt Nam ", Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2000, tập thể tác giả Lê Du

Phong, Hoàng Vãn Hoa, Nguyễn Văn Áng đã dựa trên cơ sớ nghiên cứu thực trạng, các chính sách hạn chế sự phân hóa giàu nghèo ở một số nước trên thế giới và thực tiễn ờ nước ta trong những năm gần đây để đưa ra những giải pháp khoa học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dàn chủ, văn minh [48]

Đề cập tới thực trạng phân tầng mức sống và tác động cúa chuyển đổi

cơ cấu lao độn£ nghề nghiệp tới phản tầng mức sống cùng những nhân tô' ảnh hưởng ở vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng được thể hiện trong công trình

“Tác động của chuyển đổi cơ cấu lao động nghê nghiệp xã hội đến phân tầng

mức sống"do Đỗ Thiên Kính (chủ biên), Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm

1999 [31]

Trong công trình “Phân hoá giàu - nghèo và tác động của yếu tố học

vấn đến nâng cao mức sống cho người dán Việt Nam"( qua hai cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1993, 1998), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,

năm 2003, tác giả Đỏ Thiên Kính đã tập trung làm sáng tỏ nhận thức về thực trạnơ phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam và chỉ ra vai trò của yếu tô' học vấn trong việc nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam nhằm khắc phục phân hoá giàu - nghèo và thực hiện công bằng xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế [ 32]

Tác giả Lương Việt Hải cũng có bài viết về “Sự phân hoá giàu nghèo trong kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức ở nước ta hiện nay" đãng trên

Tạp chí Triết học, năm 2002, sô' 8 Nội dung phân hoá giàu nshèo mà tác giả

Trang 8

bàn đến trong bài viết này mới chí được xem xét trong mối quan hệ với nhũng giá trị đạo đức [21].

Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác cũng đề cập đến vấn đề này, nhimg chi tập trung vào vấn đề nghèo, khảng định yêu cầu cấp thiết của việc xoá đói

giảm nghèo, như tác giả Nguyễn Thị Hằng trong công trình “Vấn đề xoá đói

giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay", xuất bản năm 1997, tác giả Trần

Thị Hằng trong công trình “ Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh t ế thị trường ở

Việt Nam hiện nay", xuất bản 2001.

Các công trình nêu trên đều tiếp cận và dựa trên những số liệu khác nhau, có những phương pháp sử dụng mẫu điều tra khác nhau, cho nên việc nhận thức và phàn loại phân hoá giàu- nghèo chưa có sự thống nhất Các công trình nghiên cứu tình trạng phân hoá giàu - nghèo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ góc độ triết học, có thể nói, còn rất ít Những năm gần đây, thực trạng phân hoá giàu - nghèo cũng đã có sự thay đổi, đòi hỏi phải có sự bổ sung và tìm ra những giải pháp phù hợp với sự biến đổi của thực trạng đó Việc nghiên cứu nó từ góc độ triết học, theo chúng tôi, là phù hợp để xác định hướng giải quyết có hiệu quả, kịp thời tình trạng phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận vãn là, từ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, làm rõ thực chất của sự phân hóa giàu- nghèo để từ đó luận giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân hoá giàu- nghèo ở nước ta hiện nay và

đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Phân tích một số quan niệm tìm hiểu về sự phân hoá giàu- nghèo, về tiêu chí phân hoá giàu - nghèo thực trạng phàn hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay; phân tích những biểu hiện và sự tác động của phân hoá giàu- nghèo, những vấn đề đặt ra từ sự phàn hoá giàu- nghèo đó

Trang 9

- Luận giải những nguyên nhàn dẫn đến tình trạng phân hoá giàu- nghèo ờ nước hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế sự phân hoá giàu- nghèo đó.

4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Có thể nói, cơ chế thị trường được áp dụng vào thực tiễn nước ta đã mang lại sự biến đổi lớn trong thu nhập của người dân, nhưng nó cũng làm cho khoảng cách phân hoá giàu - nghèo của các bộ phận dân cư, nhất là mấy năm gần đây, ngày càng tăng Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có điều kiện để tìm hiểu được toàn bộ thực trạng phân hoá giàu- nghèo từ trước tới nay hay đi sâu vào từng vùng, từng địa bàn, từng bộ phận dân cư trên cả nước, mà chỉ có thể tìm hiểu thực trạng đó một cách tổng quát dựa vào những số liệu thống kê có được qua kết quả của các cuộc điều tra, khảo sát ở một sô' thành phố, tính thành trong thời gian gần đây mà một số công trình khoa học đã công bố

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận và phương pháp luận của luận văn là triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này Luận văn cũng kế thừa và sứ dụng kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học mà các tác giả đi trước đã thực hiện

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp phàn tích và so sánh, tổng hợp, kết hợp hệ thống hoá, khái quát hoá, sử dụng tư liệu điều tra

xã hội học, sử dụng quan điểm toàn diện và phát triển,V V

6 Đóng góp mói của luận văn

Luận văn bước đầu xác định và luận giải một số vấn đề về phân hoá giàu- nghèo, làm rõ thực trạng và những nguyên nhân cơ bản của sự phân hoá giàu- nghèo đó, đồng thời xác định định hướng khắc phục một cách có hiệu quả tình trạng đó từ thực tiễn đổi mới đất nước theo định hướns chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Trang 10

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận vãn

Các kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về triết học xã hội, cho các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề phân hoá giàu- nghèo ở nước ta hiện nay

8 Kết câu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 2 chương, 4 tiết

Trang 11

C h ư ư n g 1

THỰC CHẤT CỦA S ự PHÂN HOÁ GIÀU - NGHÈO VÀ

THỰC TRẠNG PHÂN HOÁ GIÀU - NGHÈO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1 Thực chất của sự phân hoá giàu-nghèo

Phàn hóa giàu - nghèo là hiện tượng xã hội phổ biến kê từ khi xã hội loài người có sự phân chia giai cấp cho đến nay Giờ đây, trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và đô thị hoá đang ngày càng phát triển, xã hội loài người nói chung khá sung mãn về đời sống vật chất và có nhu cầu cao về đời sống văn hoá, tinh thần, nhưng bên cạnh đó, vẫn phải đối mặt với đói nghèo và vấn đề phân hoá giàu- nghèo đang ngày càng trở nên bức xúc đối với cả cộng đồng nhân loại Khoảng cách về đời sống và chất lượng sống giữa người giàu và người nghèo ngày càng cách xa Vấn đề này không chi tổn tại ở những nước nghèo mà còn ở cả những nước phát triển Ví dụ ở Mỹ- một nước giàu nhất thế giới, người giàu chỉ chiếm 0,5% dân số, song họ lại chiếm tới 45% tài sản quốc gia, họ có 96% cổ phiếu và trái phiếu trên toàn nước Mỹ Được thừa nhận là nước giàu, nhimg ở nước Mỹ, người nghèo thất nghiệp vẫn chiếm 16% tổng dân sô' (dữ liệu 1995), trong đó người da đen chiếm 40%; 35 triệu người sống dưới mức nghèo khổ theo chuẩn định của Liên Hợp Quốc (thu nhập 2 đôla/ người/ngày); khoảng 10 triệu người vô gia cư và ở đây hàng loạt nhữno

tệ nạn xã hội khác vẫn thườns xuyên diễn ra [Xem: 20 tr.50-51].

Việc xem xét vấn đề giàu- nghèo là hết sức phức tạp.Vì sao nhân loại cùng được sinh ra nhưng có người giàu, lại có người nghèo? Phải chăng ai vẫn còn phải lo toan cho bữa ăn thì người đó là người nghèo Phải chăng cuộc sống đối với người giàu mới là cuộc sống, còn đối với người nshèo thì đó chí

là sự sinh tồn mà thôi Trong hoàn cảnh vật chất dồi dào, khái niệm người nghèo, người giàu nên xác định như thế nào? Phải chăng nsười có thu nhập thấp, ít của cải thì gọi là nghèo Phải chàng họ giàu nhưng khỏns tự nhận là giàu thì cũng gọi là nghèo Nhìn bề ngoài chúng ta khó có thể phàn biệt được

ai là giàu, ai là nghèo

Trang 12

ở nước ta hiện nay, khái niệm giàu- nghèo cũng chi mang ý nghĩa tương đối ở những nơi giàu có, một người dù có xe máy, có nhà đẹp vẫn có thể thuộc lớp người có thu nhập thấp và vất vả vật lộn với cuộc sống( vì họ có thể vay tiền để mua) Nhưng ở một nơi nghèo khó khác, họ lại có thể được coi

là người giàu Giàu- nghèo là tên gọi cụ thể ở thang bậc khác nhau của cuộc sống Mặt khác, hiện tượng giàu- nghèo bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội phức tạp, bao gồm nhiều nhân tố: giàu-nghèo về kinh tế, giàu- nghèo về văn hoá, giàu-nghèo về kiến thức, giàu- nghèo về sức khoẻ, Để giải quyết vấn đề phân hoá giàu - nghèo trong xã hội đương đại, chúng ta cần giải quyết vấn đề giàu- nghèo ớ góc độ kinh tế (thu nhập thực tế trong hộ gia đình) Vì thu nhập thực tế phản ánh mức sống, mức sinh hoạt và có liên quan đến việc chi tiêu, đến phong cách sống, kế mưu sinh, của mỗi gia đình, mỗi người dân Tuy nhiên, giàu - nghèo ở đây chỉ được xác định một cách tương đối, vì luôn có sự biến động về tỷ lệ và khoảng cách giàu - nghèo theo thời gian Theo tác giả Nguyễn văn Tiêm, để xác định hộ giàu ở nông thôn nước ta( 1992) cần căn cứ vào mức thu nhập tính bình quân 1 nhàn khẩu/1 năm, và tham khảo các tiêu chuẩn khác như: các tiện nghi phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình ( nhà ở, đồ dùng trong nhà); mức chi tiêu đời sống vật chất tinh thần của chủ hộ; mức tích luỹ hàng năm của hộ Mặc

dù theo cách tính này con số cụ thể còn chưa cập nhật, nhưng theo cách xác định

hộ giàu này cũng được nhiều nhà khoa học chấp nhận [Xem: 56] Hơn nữa, tiêu chuẩn xác định giàu - nghèo cũng thường không thống nhất và không nhất quán giữa các quan niệm khác nhau Việc khảo sát thu nhập, mức sống của người giàu

là rất khó, vì những người giàu thường che giấu của cải, mức thu nhập Theo đó, chuẩn giàu là rất khó xác định Vì vậy, có thể dùng chuẩn nghèo để phân biệt giàu - nghèo trong xã hội

Có thể nói, giàu - nghèo và chuẩn nghèo là một khái niệm động, biến đổi theo không gian và thời gian Có rất nhiều tiêu chí phân loại giàu - nghèo, song người ta thường sử dụng tiêu chí phân loại theo mức sống và thu nhập Đày là cách phân loại phổ biến nhất trên thế giới hiện nay Từ góc độ này,

Trang 13

việc xem xét các diện mạo khác nhau về giàu - nghèo nói chung, rmười ta thường kết hợp với các yếu tố cải thiện cuộc sống như chi cho ăn uống, học hành, y tế, sức khoẻ, nhà ở,

Vậy, người nghèo là người như thế nào? Theo UNDP, sự nghèo khổ của con người là thiếu những quyền cơ bản như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ Từ quan niệm này, người ta xem xét sự nghèo khổ của con người từ các góc độ như nghèo về tiền tệ, nghèo khổ cực độ, nghèo khổ chung, nghèo tương đối, nghèo tuyệt đối

Định nghĩa chung nhất về người nghèo do Hội nghị chống nghèo đói ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan vào tháng

9/1993 đưa ra là: “Nghèo là rình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng

và rhod mãn những nhu cầu cơ bẩn của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh t ế và phong tục tập quán của địa phương"[23, tr.26J Như vậy, theo cách xác định này, người

nghèo ở các nước khác nhau sẽ có mức thu nhập không giống nhau

Ớ Việt Nam ta, Tổng cục Thống kê dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người để tính tỷ lệ nghèo Tổng cục Thống kê xác định ngưỡng nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi tiêu cho lương thực phải đảm bảo 2100 calo mỗi ngày cho một người Các hộ được coi là thuộc diện nghèo nếu mức thu nhập và chi tiêu không đú để đảm bảo giỏ tiêu dùng này Các ngưỡng nghèo và khống nghèo được Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới thống nhất công nhận là [Xem: I, tr.6]:

Chi tiêu bình quãn đ áu người hàn g năm

1993(nghln đổng, tính vào thời điểm

th án g 1-1993)

1998(nghìn đ ổ n g , tính vào thời

đ iềm th án g 1-1998) Ngưỡng nghèo vé lirơns

Ngưỡng nghèo ch ung 1 160 1 7SS( 128 USD)

Ngưỡng nghèo ở Việt nam trong các năm 1993-1998

Trang 14

nhập tính theo thời gian đủ để mua lương thực, thực phẩm thiết yếu đám bảo khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng bình quân một người một ngày

là 2100 calo Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm tính theo thu nhập bình quân một người một tháng qua các năm [Xem: 3, cập nhật 15/4/2005]:

Tỷ lệ nghèo chung được tính theo chuẩn nghèo thống nhất với chuẩn nghèo do Ngàn hàng thế giới đưa ra bao gồm chi tiêu của dân cư về các mặt hàng lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo khẩu phần ăn được duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng bình quân một người một ngày là 2100 calo, cộng thêm một lượng hàng hoá thiết yếu phi lương thực, thực phẩm Chuẩn nghèo chung tính theo chi tiêu bình quân một người một tháng chung cho cả hai khu vực thành thị, nông thôn năm 1998 là 149 nghìn đồng; 2002 là 160 nghìn đồng;

2004 là 178 nghìn đồng Những người có mức chi tiêu bình quân một tháng dưới chuẩn trên được coi là nghèo Tỷ lệ nghèo chung từ năm 1998 đến năm

2004 đã giảm nhưng vẫn còn cao ở các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc [Xem: 3, cập nhạt 15/4/20051 ■

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định chuẩn nghèo dựa trên thu nhập tính bằng lương thực, cụ thể là lương thực quy thóc bình quân đầu người tháng của hộ gia đình Các hộ được xếp vào diện nghèo nếu thu nhập đầu người của họ ở dưới mức chuẩn được xác định Mức chuẩn này là khác nhau giữa thành thị, nông thôn và miền núi Tỷ lệ nghèo được xác định bằng

Trang 15

Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, trong vòng 5 năm gần đãy, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm đáng kể, từ 19% năm 1996 xuống còn 11% năm 2000 Trong khi đó, theo cách tính của Ngân hàng thế giới dựa trên số liệu điều tra mức sống năm 1993, 1998 và áp dụng chuẩn nghèo chung, thì tỷ

lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 37% năm 1998 [ Xem: 8, tr.67-68]

Theo tiêu chí mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra vào năm 1997( trong Thông báo số 175/LĐ- XH ngày 20/5/1997) thì hộ đói là hộ có thu nhập bình quân đầu người 1 tháng quy ra gạo dưới 13 kg (hay 45000đ) đối với mọi vùng; hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng quy

ra gạo dưới 15 kg (hay 55000đ) đối với nông thôn miền núi, hải đảo; dưới 20 kg( hay 70000đ) đối với nông thôn đồng bằns, trung du; dưới 25kg (hay 90000đ) đối với thành thị Theo tiêu chí này, nãm 1999 cả nước có 13,03% số

hộ nghèo [xem: 28 trl8J

Theo Quyết định 1143/2000/LĐTBXH ngày 1/1/2000 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng dưới 80.000 ĐVN (hay 960 ĐVN/người/năm) ở khu vực miền núi, hải đảo; dưới 100.000 ĐVN (hay 1.200.000 ĐVN/ người/ năm) ở nông thôn đồng bằng; dưới 150.000 ĐVN (hay 1.800.000 ĐVN/ người/năm) ở thành thị Theo tiêu chí này, đầu năm 2001 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ khoảngl7,8% tổng số hộ trên cả nước [xem: 9, tr 11 ]

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nước ta còn đưa ra chuẩn nghèo tính theo thu nhập cho giai đoạn 2001- 2005 là: Vùng đô thị là 150 ngàn VNĐ/ tháng/người (1,8 triệu đồng/năm/người) Vùng nông thôn đồng bằng là

100 ngàn VNĐ/ tháng/ người (1,2 triệu đồng/ người/ năm) Vùng nông thôn miền núi là 80 ngàn VNĐ/tháng/ người (0,69 triệu đồng/năm/người)

Chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010 được Chính phủ thông qua trong phiên họp thường kỳ tháng 4 năm 2005 như sau: Đối với khu vực nông thôn, những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng từ 200.000 đồng

Trang 16

người một tháng từ 260.000 đồng trở xuống Theo chuẩn nghèo này, ước tính cuối năm 2005 cả nước có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26-27% số hộ toàn quốc.

Với những tiêu chí trên, có thể nói khi bàn tới nghèo đói, người ta thường ngụ ý chỉ sự thiếu thốn về những nhu cầu cần thiết cho sinh tồn Người nghèo là người có mức sống dưới mức trung bình của cộng động Trong đó, khái niệm nghèo dựa trên thu nhập đã cho thấy sự đa dạng của tình trạnơ nghèo đ ó i

Vậy, thực chất của sự phân hoá giàu - nghèo là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải xem xét mối quan hệ của nó với vấn đề phán tầng xã hội

Trong các xã hội có giai cấp, phân tầng xã hội là hiện tượng tất yếu và luôn gắn liền với bất bình đẳng xã hội Phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội được xem là hệ quả tất yếu của nhau Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay cho thấy, phân tầng xã hội, phân hoá giàu- nghèo là vấn

đề kinh tế - xã hội phức tạp Do vậy, bản thân sự phân hoá giàu- nghèo cũng phải được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau

Phân tầng xã hội là một trong những khái niệm cơ bản cúa xã hội học Trong lịch sử đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề phân tầng xã hội, điển hình nhất là những công trình nghiên cứu của nhà xã hội học Đức M Vâybơ Ông đã đưa ra nguyên tắc tiếp cận ba chiều đối với vấn đề phân tầng xã hội khi khẳng định khái niệm phân tầng xã hội phải bao hàm cả việc phân chia xã hội thành các giai cấp Ba chiều đó chính là ba khía cạnh: địa vị kinh tế (tài sản), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín) Tài sản, quyền lực và uy tín có thể tồn tại độc lập với nhau, nhung trong thực tế chúng luôn có quan hệ mật thiết và có thể chuyển hóa cho nhau Người có tài sản có thể dễ dàng sử dụng tài sản này để đạt được quyền lực, uy tín Ngược lại người có quyền lực, uy tín lại có thể sử dụng quyền lực, uy tín này để nhận được những bổng lộc và quyền lợi kinh tế do xã hội mang lại [xem: 48, tr.75 ] Với quan niệm này, ông cho rằng, phân hoá giàu- nghèo là cách thức mà sự

Trang 17

phàn phối quyền lực được thể chế hoá, còn nguồn gốc cứa sự phân chia giai cấp gắn liền với sự phân chia giữa những người có sở hữu và người không có

sở hữu M.Vâybơ còn khhảng định rằng, khi xem xét vấn đề phân tầng xã hội, cần phải chú ý đến cả sự hình thành các nhóm xã hội trên cơ sở của sự tín nhiệm, bởi các nhóm xã hội này được xác nhận không phái bởi vị trí của họ trong sản xuất, mà chính là bởi lối sống của họ Theo ông, bản thân người có

tư liệu sản xuất chưa hẳn đã là người có quyền lực và uy tín, mà có thể do nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như giáo dục, trình độ vãn hoá, Coi thị trường cũng là một trong những nguyên nhân đđu tiên dẫn đến bất bình đẳng xã hội hơn, M Vâybơ cho rằng trong nền kinh tế thị trường, vấn đề tiếp cận thị trường

là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số phận các cá nhân, vì khả năng tiếp cận thị trường của mỗi người là không giống nhau Ngoài yếu tố tài sản, các nhân

tố tự nhiên, bẩm sinh, nhân tô' xã hội tác động đến khả năng tiếp cận này, mỗi người đều có sự khác nhau về năng lực, trí tuệ và do vậy, khả năng tiếp cận thị trường của họ cũng khác nhau Những sự không đồng đều này là nguồn gốc tự nhiên đầu tiên của sự bất bình đẳng xã hội và của sự phàn hoá giàu- nghèo [xem: 48, tr.8]

Tổng hợp các quan niệm khác nhau về phân tầng xã hội, một sổ nhà nghiên cứu xã hội học ở nước ta đã đưa ra một quan niệm về phân tầng xã hội như sau: “Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của mọi xã hội loài người, trừ những tổ chức xã hội sơ khai (thời kì đầu cúa xã hội công

xã nguyên thuỷ) Phân tầng xã hội là sự phân chia, sự sắp xếp các thành viên trong xã hội thành các tầng xã hội khác nhau Đó là sự khác nhau về địa vị kinh tế hay tài sản, về địa vị chính trị hay quyền lực, địa vị xã hội hay uy tín cũng như khác nhau về trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, cách ăn mặc, kiểu nhà ở, nơi cư trú, thị hiếu nghệ thuật, trình độ tiêu dùng,v.v."[54, tr.7]

Chúns ta đều biết, khi phân tích chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã chú ý đến

sự phân tầng xã hội dưới khía cạnh giai cấp xã hội c Mác cho rằng, sự phân tầng xã hội chịu sự quy định của nhân tố kinh tế (sở hĩai về tư liệu sản xuất)

Trang 18

Từ đó, C.Mác khảng định, có thể phân chia các tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản thành giai cấp vô sản và giai cấp tư sản dựa trên cơ sở nền tảng là mối quan hệ của họ với tư liệu sản xuất.

Theo C.Mác, sở hữu tư liệu sản xuất hay quyền sớ hữu tài sản là cái đóng vai trò quyết định trong sự phân chia xã hội thành các giai cấp và các tầng lớp khác nhau Chính quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất là cơ sở, là yếu tô' quyết định quan hệ phân phối và từ đó, dẫn đến sự khác biệt về thu nhập, làm cho xã hội phân hoá thành nsười giàu, người nghèo Do vậy, để xoá bỏ chế độ người bóc lột người, khắc phục sự phân hoá giàu - nghèo nói riêng, phân tầng xã hội nói chung cần thủ tiêu chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu

sản xuất [xem: 48, tr.7] Trong tác phẩm Bản thảo kinh t ế - triết học năm

1844, C.Mác đã khẳng định chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư

liệu sản xuất là cơ sò xã hội của mọi sự tha hoá và sự tha hoá này là nguyên nhân dẫn tới phân hoá giàu nghèo trong xã hội Từ đó, C.Mác cho rằng, việc xoá bỏ chế độ tư hữu này là tiền đề cơ bản cho việc xoá bỏ mọi sự tha hoá, cho

sự nghiệp xây dựng một chế độ xã hội mới không còn tha hoá, cho sự nghiệp

“giải phóng công nhãn", “ giải phóng toàn thể loài người"[36? tr 168, 143]

Tiếp thu tư tưởng của C.Mác, V.I.Lênin đã chỉ rõ, nguồn gốc phát sinh giai cấp, phàn tầng xã hội trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định là do mối quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất; phân hoá xã hội là do con người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất nhất định, có vai trò khác nhau trong tổ chức lao động xã hội và có sự khác nhau về phương thức

và quy mô thu nhập trong xã hội [ xem: 33, Ir 17-181

Như vậy, có thể nói cả V.I.Lênin và M.Vâybơ đều cho rằng, phân tầng

xã hội, một mặt, gắn với bất bình đẳng xã hội; mặt khác gắn với phân công lao động xã hội

Phân tầng xã hội là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm và thể hiện rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau và các nền văn hoá khác nhau “Phân tầng xã hội là sự hiện diện đầy đủ cả mặt

“tĩnh" và mặt “động" của sự bất bình đẳng xã hội Phân hoá xã hội là trạng

Trang 19

thái động, là quá trình mà một xã hội nào đó từ trạng thái tương đối thuần nhất ban đđu chuyển dđn sang thành những nhóm khác nhau, trái ngược nhau về lợi ích, mức sống, và các định hướng về giá trị" "[54, tr.80] Sản phám của phân hoá giàu- nghèo chính là phân cực xã hội, xã hội chia làm hai nhóm nằm ớ hai cực của một trạng thái xung đột và mâu thuẫn xã hội, và do vậy những cá nhân và các nhóm xã hội buộc phải lựa chọn chỗ đứng hoạc bị sắp xếp vào cực này hay cực kia của xã hội.

Phân hoá giàu- nghèo và phàn tầng xã hội có liên quan nhau nhưng không đồng nhất Bởi lẽ, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là đặc trưng chủ yếu của phân hoá giàu- nghèo, phàn chia giai cấp mà theo đó, những đặc trưng khác như vai trò tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm, quyền thống trị hay bị trị, sự chiếm đoạt hay bị chiếm đoạt tài sản cũng được hình thành Còn phân tầng xã hội không chỉ được đặc trưng bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất,

mà còn có liên quan tới địa vị kinh tế và những yếu tố khác như thu nhập, tài sản, mức độ tiêu dùng, quyền lực chính trị, uy tín xã hội , từ đó dẫn đến sự khác nhau hay giống nhau về hoàn cảnh xã hội giữa những người trong cùng một giai cấp, và giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau

Chủ nghĩa duy vật lịch sử do C.Mác và Ph.Ảngghen sáng lập đã khẳng định: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, phương thức sản xuất quyết định

sự vận động và phát triển của xã hội nói chung Vì vậy, nếu phân tích đến cùng thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất chính là nhân tổ cốt lõi của vấn đề phân chia tài sản, địa vị trong kinh tế của một giai cấp nhất định Chính C.Mác

đã coi “chế độ sở hữu đó là nguyên nhân của hiện tượng phân hoá giàu - nghèo trong xã hội mà giai cấp vô sản - những người đã bị chế độ sở hữu đó biến thành nhĩms người vô sản- có sứ mệnh phải xoá bỏ sự phân hoá đó" [57

tr 212|

Dựa vào quan niệm về phân chia giai cấp, phân tầng xã hội của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, trong lịch sử xã hội đã tồn tại các kiểu phân tầng xã hội khác nhau Đó là phân tầng

xã hội trong xã hội đẳng cấp và phân tầng xã hội trong xã hội có giai cấp

Trang 20

Phân tầng xã hội trong xã hội đẳng cấp thể hiện ở ranh giới giữa các tầng lớp

xã hội và được duy trì một cách nghiêm ngặt, địa vị của mỗi người được ấn định ngay từ đầu, bị quy định ngay lúc mới sinh bởi nguồn gốc, dòng dõi của cha mẹ mình Điển hình cho kiểu phân tầng này là ở Ân Độ trước đây ở nước

ta cũng có hiện tượng này trong thời kì phong kiến, nó được biểu hiện qua câu

ca dao “ Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa" Phân tầng xã hội trong xã hội có giai cấp là hiện tượng phổ biến trên thế giới hiện nay Theo kiểu phàn tầng này thì địa vị của con người trong xã hội chủ yếu phụ thuộc vào địa vị cúa họ trong nền kinh tế; ngoài ra, địa vị của các cá nhân trong xã hội còn phụ thuộc trực tiếp vào nghề nghiệp và thu nhập của họ [xem: 54, tr.82]

ở Mỹ, người ta sắp xếp các thành viên trong xã hội thành những giai cấp khác nhau trên cơ sở thu nhập và nghề nghiệp của họ Đa sô' các nhà xã hội học đều thừa nhận ở Mỹ có các giai cấp sau: Giai cấp thượng lưu (1% -> 3% dân số), trung lưu lớp trên(10 ->15%), trung lưu lớp dưới (30 -> 35%), giai cấp lao động (40 -> 45%), giai cấp hạ lưu (20 -> 25%)

ở Việt Nam, từ thời kì dựng nước Văn Lang - Âu Lạc đến thời kì đầu

độc lập (thế kỉ X), xã hội vẫn thuộc loại hình công xã nông thôn (hay còn gọi

là phương thức sản xuất châu Á) xã hội Việt Nam khi đó bao gồm 3 tầng lớp chính: Tầng lớp thống trị (quý tộc, quan lại và một sô' hào trưởng); tầng lơp nông dàn công xã (đây là nhóm người giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội, họ có nghĩa vụ đóng góp đối với nhà nước thông qua tầng lớp thống trị ở công xã và là những người tương đối' tự do); tầng lớp nô tỳ (nhóm người phục vụ trong các gia đình quý tộc, hào trưởng) [xem: 32, tr.21- 24].Vào thời kì phong kiến, từ thế kỉ XI-XV, bức tranh toàn cảnh của sự phân tầng xã hội ở Việt nam gồm 2 mảng chính là vua - quan và bình dân Vua quan là đẳng cấp bên trên, cầm quyền và thống trị Đại bộ phận còn lại là đảng cấp bình dân bị trị ở bẽn dưới (họ vừa là thần dàn vừa là những người bị bóc lột) Đó là những người làm ruộng nơi làng xã và nộp tô thuế, là nông dân tiểu tư hữu và địa chủ bình dàn là thríthíi r n n» và thương nhân

P i a i Ũ n r ' ẽ i nf ị ( r - í a i A U À M(~1I

ĐẠI HỢỌ ouăẽ ©IA HÀ NỌI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Ư I A / iU /l

Trang 21

Từ thế kỉ XVI đến giữa XIX (1858), bức tranh toàn cảnh của sự phán

tầng xã hội ở Việt Nam được nhìn nhận theo hai góc độ cơ cấu là giai cấp và

đẳng cấp, bao gồm:

Xét theo cơ cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam khi đó thì giai cấp phong kiến (địa chủ) và nông dân là 2 giai cấp trung tâm của xã hội Còn xét theo cơ cấu đảng cấp (tiêu chuẩn để phàn biệt đẳng cấp là sự kết hợp các yếu

tố về chức tước, tuổi tác và địa vị) thì ở nông thôn có 3 đắng cấp chính: quan viên (quan lại văn võ, nho sĩ), dân chính cư (dân đinh) và dân ngụ cư; còn ở đô thị được phân chia thành tầng lớp quan liêu (vua quan thuộc triều đình trung ương và chính quyền địa phương), thợ thủ công- thương nhàn (bộ phận đông đảo và là đẳng cấp bị trị) và nho sĩ

Như vậy, các cơ cấu giai tầng (giai cấp và tầng lớp ) trong xã hội Việt Nam ở thời kì phong kiến luôn có sự đan xen và chồng chéo nhau, thể hiện tính đa chiều rất rõ Sự phàn chia các cơ cấu này dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau: chức tước, địa vị, quyền lực, tài sản, nghề nghiệp, tuổi tác, học vấn Những tiêu chí này, xét đến cùng, cũng đều do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định

Trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc (1858 - 1945), cơ cấu giai tầng

xã hội cũ vẫn giữ nguyên và xuất hiện thêm một số tầng lớp mới là giai cấp công nhân và giai cấp tiểu tư sản dân tộc (nho sĩ và trí thức mới) Như vậy, bổ sung vào tính đa chiều trong phân tầng xã hội ở giai đoạn trước, trong thời kỳ này đã xuất hiện thêm chiều cạnh phân tầng xã hội theo lý thuyết giai cấp cúa C.Mác Sự bổ sung đó đã làm cho tính đa chiều trong phân tầng xã hội ở Việt Nam ngày càng phức tạp thêm

Xã hội Việt Nam thời kỳ từ 1945 đến trước khi đổi mới đã có sự giảm dần cơ cấu nhiều giai tầng và thu gọn lại trong kết cấu giai cấp bao gồm: công nhân, nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa Các giai cấp này tương ứng với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể đối vói tư liệu sản xuất

Đây là “kết cấu giai cấp hình thức" [32, tr.27], các giai cấp này không có sự

đối lập và xung đột về ý thức giai cấp, vì cơ sở kinh tế quy định kết cấu giai

Trang 22

cấp thời kỳ này là chế độ công hữu duy nhất Đa số dãn cư trong các giai tầng

xã hội đều sống trong tình trạng nghèo đói, mặc dù vẫn có sự chênh lệch mức sống vật chất giữa các tầng lớp, nhưng sự chênh lệch đó không lớn Kết cấu hình thức này được xây dựng theo lý thuyết hướng tới một xã hội không còn giai cấp (chủ nghĩa cộng sản) Như vậy, chiều cạnh phân tầng xã hội theo lý thuyết giai cấp của các nhà sáng lập Mác- Lênin là cái giữ địa vị thống trị tuyệt đối

Có thể nói, khi đất nước ta chưa bước vào thời kỳ đổi mới, xã hội Việt Nam là một xã hội nông nghiệp trồng lúa nước, nông nghiệp luôn đóng vai trò

cơ sở của nền kinh tế quốc dân, gia đình nông dân là tế bào, là đơn vị nền tảng của xã hội Quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, kể cả khu vực nông thôn

và thành thị, là sự phát triển dựa trên trục cơ bản là kinh tế tiểu nông, nên xã hội mang nặng “tính bình quân"[ 32, tr.29] Trong xã hội vẫn luôn diễn ra tình trạng phân hoá giàu- nghèo, phân tầng xã hội, nhưng ranh giới giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội không rạch ròi và mang tính tương đối Trong thời

kỳ đổi mới hiện nay, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường và thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế nên các giai cấp hình thức trước đổi mới đã có sự biến đổi Cùng với đó, tình trạng phân hoá giàu nghèo trong xã hội ta cũng có nhiều thay đổi.Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tình tạng phàn hoá giàu- nshèo ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng, “là cái trục trung tàm của phân tầng

xã hội" [50, tr.6] Có nhà nghiên cứu còn khẳng định rằng, ở nước ta hiện nay đang tồn tại một cách khá phổ biến sự phân tầng xã hội theo mức sống (tức là phân hoá giàu- nghèo) Hiện tượng phân hoá giau- nghèo diễn ra ở mọi nơi, ở

cả nông thôn, đô thị và các vùng- miền địa lí khác nhau, nơi nào mà kinh tế càng phát triển, thị trường hàng hoá sôi động thì nơi đó, phàn tầng xã hội, phân hoá giàu - nghèo diễn ra càng rõ ràng hơn Tuy nhiên, do các giai tầng

xã hội định hình trong xã hội ta hiện nay theo nghĩa đầy đủ của phân tầng xã hội lại không rõ, nên các nhà nghiên cứu ít dùng thuật ngữ phàn hoá giai cấp, phân tầng xã hội và thay vào đó, họ thường sử dụng thuật ngữ bất bình đẳng

Trang 23

và phàn hoá giàu- nghco Họ thường sử dựng khái niệm phân hoá giàu- nghèo theo mức sống để thể hiện trạng thái phàn tầng xã hội hiện nay và sử dụng các tiêu chí như mức sống (thu nhập, chi tiêu, tài sản) để nghiên cứu phân hoá xã hội Mặt khác, trong nhận thức của đa số dân cư và trên báo chí hàng ngày, khi nói về sự phân hoá giàu- nghèo, chúng ta thường thấy xuất hiện những thuật ngữ, như khác biệt giàu - nghèo, phân cực giàu - nghèo, phán hoá giàu - nghèo, phân tầng xã hội, phân tầng mức sống Điều đó cho thấy, trong xã hội

ta hiện nay đã xuất hiện sự phân chia thành các bộ phận rạch ròi trong cuộc sống và sự khác biệt về chất giữa các bộ phận đó Sự phân hoá giàu - nghèo trong đời sống dân cư Việt Nam hiện nay là một thực tế [ xem:3i& tr 33] Do vậy, việc đánh giá sự phân hoá giàu- nghèo trong xã hội ta hiện nay theo chiều cạnh phân tầng xã hội được coi là hợp lý Song, cũng cần phải nhìn nhận, đánh giá thực trạng phàn hoá giàu- nghèo đó theo những yếu tố khác cho phù hợp với thực tiễn lịch sử - cụ thể ở nước ta hiện nay

Tóm lại, nói tới phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay chính là đề

cập tới một nội dung cơ bản của vấn đề phân tầng xã hội Phân hoá giàu -

nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, thể hiện nét rõ nhất của phân tầng xã hội, phản ánh quá trình phân chia x ã hội thành các nhóm x ã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau, th ể hiện sự chênh lệch về tài sản, thu nhập, mức sống giữa các nhóm xã hội đó Phân hoá giàu - nghèo chính là

sự phân hoá tài sản, nó biểu hiện nét rõ nhất của phân tầng xã hội, vì ngóài biểu hiện về mặt tài sản, nó còn biểu hiện cả ở mặt quyền lực và uy tín xã hội Phân hoá giàu - nghèo biểu đạt nội dung kinh tế, có nguồn gốc, có căn nguyên kinh tế Với tư cách một hiện tượng phổ biến ó tất cả các quốc gia, dân tộc trong tiến trình phát triển, phân hoá giàu - nghèo không bao giờ là một hiện tượng kinh tế thuần tuý mà là một hiện tượng kinh tế - xã hội Điều này được hiểu theo nghĩa kinh tế và xã hội có sự liên kết chỉnh thể, nương tựa biểu hiện, tác động và chế ước lẫn nhau trong hoạt động thực tiễn và trong đời sống cúa con người, của xã hội Kinh tế và xã hội luôn có quan hệ biện chứng với nhau Do vậy, phàn hoá giàu - nghèo vừa có mặt kinh tế, vừa có mặt xã hội

Trang 24

trong nội dung của nó, trong sự phát sinh, phát triển của nó Và ở mỗi thời điểm, mỗi vùng, mỗi nước khác nhau, chi sô' đánh giá giàu, nghèo cũng có sự khác nhau và đó là một vấn đề mà chúng ta cần phải tính đến khi phân tích thực trạng phân hoá giàu- nghèo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1 2 Thực trạng và nguyên nhân của sự phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay

1.2.1 Những biểu hiện và sự tác động của phân hoá giàu- nghèo ở nước

ta hiện nay.

1.2.1.1 Những biểu hiện của phân hoá giàư-nghèo ở nước ta hiện nay.

Sau gần 20 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn, thu nhập và mức sống của dàn cư tăng lên đáng kể Theo kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2002 của Tổng cục Thống kê thì thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế ở khu vực thành thị đạt 626 nghìn đồng/tháng, tăng 21,1% và ở khu vực nông thôn đạt 275 nghìn đồng/tháng, tăng 22,2% so với năm 1999 Thu nhập của nhóm 20% số hộ giàu (thu nhập cao nhất) đạt

877 nghìn đồng/ tháng, tãng 18,2%, nhóm 20% số hộ nghèo đạt 108 nghìn đổng/tháng, tăng 11,7% Mức chi tiêu cho đời sống bình quân một người/ một tháng năm 2001-2002 là 268 nghìn đồng, bằng 75% thu nhập và tăng 21,4%

so với năm 1999; trong đó chi tiêu của khu vực thành thị là 460 nghìn đồng/người/tháng, tăng 26,3% và ở khu vực nông thôn là 210 nghìn đồng/người/tháng, tăng 18% so với năm 1999 Mức chi tiêu của nhóm 20% số

hộ nghèo tăng 11%, nhóm 20% số hộ giàu tăng 18% so với năm 1999 Ngoài

ra, nhóm hộ gia đình thuộc loại trung bình khá và giàu còn chi cho các nhu cầu ngoài ăn uống tương đối cao, sự chênh lệch giữa các nhóm giàu và nghèo

về khoản chi này biểu hiện khá rõ Nhóm 20% số hộ giàu có mức chi không phải cho ăn uổng gấp 7,6 lần so với nhóm 20% số hộ nghèo; trong đó chi về nhà ở, điện, nước gấp 10,6 lần, chi thiết bị đồ dùng gia đình gấp 7,8 lần, chi đi lại và bưu điện gấp 16 lần, chi văn hoá, thể thao giải trí gấp 104 lần [ xem: 53, tr.42- 431- Như vậy, có thể nói, với những chênh lệch trên, tình trạng phân hoá giàu- nghèo ở nước ta hiện nay vẫn ỉà vấn đề đòi hỏi chúng ta phải quan tàm Bởi lẽ:

Trang 25

Thứ nhất, khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa cúc khư vực dân

cư có xu hướng ngày càng gia tăng Xu hướng này thể hiện rõ giữa thành thị

và nông thôn Khoảng cách về thu nhập và chi tiêu của các hộ trong hai khu vực đều có chiều hướng gia tăng Sự chênh lệch về mức sống đựơc thể hiện rõ giữa thành thị và nông thôn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khoảng cách về thu nhập bình quàn đầu người/ tháng giữa dân cư khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng gia tăng: từ 2,55 lần (1994) lên 2,63 lần (1995); từ 2,7 lần (1996) lên 3,7 lần (1999) và xuống 2,3 lần (2002) Khoảng cách chênh lệch về chi tiêu giữa 2 khu vực này dao động ở mức 2,5 lần đến 3 lần trong những năm gần đây Cụ thể, năm 1995 là 2,5 lần, 1996 là 2,57, 1999 là 3,1 và 2002 là 2,2 lần [ Xem: 53, tr.43- 44]

Khoảng cách về thu nhập và chi tiêu cúa các hộ trong hai khu vực không những cao, mà còn có xu hướng tăng dần theo thời gian do tốc độ tăng thu nhập dân cư thành thị hàng năm thường cao hơn dân cư nông thôn Tính

ổn định của dân cư nông thôn còn thấp, nhất là nông dân, vì nguồn thu của họ phụ thuộc rất nhiều vào thòi tiết và giá cả nông sản Trong những năm qua và hiện nay thòi tiết diễn biến rất phức tạp, bão lũ, hạn hán, sâu bệnh xảy ra thường xuyên đã có ảnh hưởng xấu đến kết qủa sản xuất nông, lâm nghiệp và thuý sản Giá nông sản không ổn định và có xu hướng giảm dần, trong khi giá vật tư nông nghiệp và hàng hoá ở thị trường nông thôn đều cao hơn khu vực thành thị, kể cả những mặt hàng, sản phẩm do Nhà nước quản lý như điện, nước, thuỷ lợi Mặc dù những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách này, nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng ngày càng giãn ra giữa các mặt hàng nông sản và cổng nghiệp, bất lợi vẫn ở phía người nông dân

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2000, ở nước ta chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 5% có mức thu nhập cao nhất với nhóm 5% có mức thu nhập thấp nhất là vào khoảng 25 lần; còn giữa nhóm 20% có mức thu nhập cao nhất với nhóm 20% có mức thu nhập thấp nhất là

Trang 26

15 lần Tính riêng trong khu vực nông thôn, khoảng cách đó là 6,3 lần, riêng Bắc Trung bộ là 6,9 lần Nhìn chung, sự giãn cách về thu nhập ở nước ta trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh so với thời kì trước đổi mới [xem: 15,

tr 112-113]

Chương trình khảo sát mức sống của các hộ gia đình được Tổng cục thống kê tiến hành năm 2004 có kết quả sơ bộ như sau [65, cập nhật 2/04/2005]:

Về thu nhập của dân cư, năm 2003-2004, thu nhập bình quân đầu người /tháng theo giá hiện hành đạt 484.000đ, tăng 36% so với 2001-2002

Ở khu vực thành thị, thu nhập đạt 795.000đ, tăng 27,8%

Khu vực nông thôn đạt 377.000đ, tãng 36,9% so với năm 2001-2002

Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm của cả nước đã giảm từ 9,9% xuống còn 7,8% Mức chi tiêu cho đời sống năm 2003-2004 của cả nước đạt 370.000đ/người/tháng theo giá hiện hành, góp phần giảm số hộ nghèo trong cả nước xuống còn 24,1% Tuy nhiên, cũng theo kết quả khảo sát, hệ sô' chênh lệch

về thu nhập bình quân một người/tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất thời kì 2003-2004 so với các năm trước là 13,5 lần (2001-2002 là 12,5 lần) ( cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004 được cải tiến trên cơ sở những nội dung của cuộc điều tra mức sống hộ gia đinh năm 2002, có bổ sung hai nội dung mới là đất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và các ngành nghề phi nông, làm nghiệp, thuỷ sản)

Thứ hai, sự phân hoá thu nhập và đời sôhg trong nội bộ dân cư tìữig khu vực, tìữig vùng vẫn còn lớn và có xu hướng tăng nhanh Kết quả điều tra của tổng

cục Thống kê trong những năm gần đày cho thấy, khoảng cách về thu nhập và chi tiêu giữa nhóm hộ giàu (gồm 20% số hộ có thu nhập cao nhất) và nhóm hộ nghèo ( gồm 20% số hộ có thu nhấp thấp nhất) có xu hướng gia tăng cách biệt

Bảng: Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ

nghèo từ năm 1994 đến năm 2002 [xem: 53, tr.45]

Đơn vị tính: lần

1994 1995 1996 1999 2002

Trang 27

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 6,1 6,4 6,4 7,86 7,14

Nếu so sánh thu nhập của 10% số hộ có thu nhập cao nhất với 10% số

hộ có thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch giữa 2 nhóm này nãm 2001-

2002, chung trong cả nước là 13,86 lần, trong đó khu vực thành thị là 14,22 lần khu vực nông thôn là 9,4 lần Sự chênh lệch về thu nhập như trèn dẫn đến gia tăng tình trạng bất bình đẳng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo trong xã hội, thể hiện qua hệ số GINI ở nước ta, năm 1999 là 0,39; năm 2002 tăng lên 0,42 ( Hệ sô' GINI là thước đo xác định sự bất bình đẳng nhận giá trị trong khoảng từ 0 (khi tất cả mọi người có mức chi tiêu hoặc thu nhập như nhau) đến 1 ( khi 1 người nắm giữ mọi thứ của xã hội) Hệ số GINI càng tiến gần 1 thì sự bất bình đẳng trong phân phối càng lớn Đối với hầu hết các nước đang phát triển, hệ sô' GINI chi tiêu hoặc thu nhập thường nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,6 Hệ số này bằng 0 là không có bất bình đẳng) Như vậy, cùng với sự tăng thu nhập của tầng lớp dân cư trong những năm đổi mới, sự bất bình dẳng

về thu nhập vẫn có xu hướng gia tăng Đây chính là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm giải quyết để thu hẹp khoảng cách giàu- nghèo

Mặt khác, mức chi tiêu cho đời sống và nhà ở của các tầng lớp dân cư cũng có sự phân hoá, chênh nhau Cụ thể, mức chi tiêu không phải cho ăn uống của nhóm hộ giàu năm 2002 gấp 7,6 lần nhóm hộ nghèo và xu hướng này tăng dần qua các năm Do vậy, các hộ giàu có điều kiện giải quyết nhà ở,

Trang 28

phương tiện đi lại, sinh hoạt tốt hơn nhiều so với nhóm hộ nghèo Năm 2002,

tỷ lệ chi tiêu ngoài ăn uống của nhóm hộ giàu là 50,5%, còn nhóm hộ nghèo

là 29,8% Chỉ tiêu cho ăn uống của nhóm hộ giàu đã cao hơn nhiều so với nhóm hộ nghèo, nhưng tốc độ tăng lại còn nhanh hơn Nãm 2002, mức chi tiêu của nhóm hộ giàu cao gấp 4,5 lần nhóm hộ nghèo so với 4,2 lần năm

1999 Tốc độ tăng chi tiêu của nhóm hộ giàu năm 2002 so với năm 1998 là 18%, trong khi đó nhóm hộ nghèo chỉ tăng 11%

Trong nội bộ khu vực nông thôn, sự chênh lệch thu nhập bình quân đẩu người cũng biểu hiện rõ Chẳng hạn như thu nhập bình quân đầu người của

nông dân ở Thái Bình và Hà Nội [xem: 11, tr ] 85J:

Thu nhập bình quân đầu người / tháng của từng nhóm:

Trang 29

GDP bình quân đầu người/ năm Thời kỳ 1991 - 1999 [xem: 48 lr.90j:

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 tính theo tiền

VN(lOOOđ)

1.131 1.593 1.92 2.348 3.011 3.430 3.830 4.760 5.180 Quy USD

Chất lương nhà ở của 2 nhóm giàu và nghèo,1998

% trong nhóm % chia theo mỗi nhóm

Nghè0 giữa giàu tổng Nghèo Giàu (1) (2,3,4) (5) l->5

Nhà nhiều tầng/căn hộ cao 0,4 22,0 1,2 71,5 100 tầng kép kín

Tỉ lệ hộ có các loại đồ dùng lâu bền, 1998

Trang 30

Nghèo Gi ưa Giàu (1) ( 2,3,4) (5)

Giải trí (xem phim, video, TDTT) 4,5 24,3

Mua đồng hổ đeo tay, đồ trang sức, phấn son 5,5 32,3

là 24% Điều này cũng thể hiện rõ sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo Một số khoản chi tiêu khác cho thấy, sinh hoạt mang nét truyền thống vẫn còn quan trọng đối với mọi người Mặc dù nhóm giàu có tới 46% hộ có khoản chi cho sách, báo, tạp chí, nhưng mức chi chí cao hơn chút ít so với chi tiêu cho ma chay, cúng lễ, hiếu hỉ Điều đó chứng tỏ niềm tin vào những sinh hoạt mang nét truyền thống vẫn quan trọng như viết, đọc sách, báo, tạp chí Đối với những hộ nghèo, chi tiêu cho cưới xin và ma chay lón gấp 30 lần so với các khoản chi tiêu cho sách báo, tạp chí

Trang 31

Sự phân bỏ' hộ giàu và hộ nghèo theo mô hình địa lý là: hầu hết hộ nghèo sống ờ nông thôn (96%), trong đó gần 1/3 (32%) cư trú ở nóng thôn miền núi và trung du phía Bắc Còn một sô' lượng đáng kể người nghèo tập trung ở vùng nông thôn và đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Gần 2/3 (63%) số người giầu sốnơ ở các vùng đô thị, trong đó 1/3 sống ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Nói cách khác, 4/5 dân số của hai thành phố lớn nhất trong nước thuộc nhóm giàu, trong khi chí có dưới 10% dàn sổ của các vùng nông thôn thuộc nhóm này Khoảng cách chênh lệch giàu

- nghèo giữa 7 vùng của cả nước cũng có xu hướng tăng lên do tốc độ tãng trưởng ở các vùng này là khác nhau: Vùng tăng trưởng nhanh nhất là vùng Đông Nam Bộ, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh Vùng nghèo nhất là vùng Trung du phía Bắc, vùng giàu nhất là vùng Đông Nam Bộ [xem: 60, tr 48j.Qua những biểu hiện trên có thể thấy rằng, cốt lõi của sự gia tăng tình trạng phân hoá giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay là sự gia tăng khoảng cách

về mức sống giữa nông thôn và thành thị, và do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng

Chênh lệch thu nhập giữa các vùng trong cả nước cũng có xu hướng tăng lên: Nếu lấy mức thu nhập của cả nước là 100% thì hệ sô' giữa các vùng

khác so với cả nước trong hai nãm 2002 và 2004 như sau: So sánh 10% số hộ

có mức thu nhập cao nhất so với 10% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ

sổ chênh lệch đã tăng lên qua các năm Nếu xét hệ số GINI thì bất bình đảng cũng tăng lên, năm 1999 là 0,390; năm 2002 là 0,420; năm 2004 là 0,413 Nếu xét theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới thì tỉ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập cúa toàn bộ dàn cư cùa nước

ta năm 1999 là 18,7%; 2002 là 17,98%; 2004 là 17,8%, tức là bất bình đẳng

dù còn ở mức lớn hơn 17% (nhỏ hơn 12% là bất bình đẳng, từ 12-17% là bất bình đẳng, vừa và lớn hơn 17% là tương đối bình đẳng) nhưng đã biểu hiện sự bất bình đẳng tăng lên [3, cập nhật 15/4/2005]

Việt Nam vẫn là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người/năm vào loại thấp trên thế giới Sự phân hoá giàu - nghèo ngày càng tăng Theo kết

Trang 32

quả điều tra của Tổng cục Thống kẽ (theo chuẩn nghèo cũ), nếu so sánh 20% nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm 5) với 20% nhóm hộ có thu nhập thấp nhất ớ vùng nông thôn (nhóm 1) thì sự chênh là 7,3 lần (1996) đã tãng lẽn11,23 lần (1998) Chênh lệch về mức sống giữa dân cư thành thị và nông thôn hiện nay khoảng 5,7 lần [xem: 22, tr.2].

Cuộc khảo sát mức sổng hộ gia đình 2004 do tổng cục Thống kê tiến hành với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc và Ngàn hàng thế giới mà kết quả sơ

bộ đã được công bô' cho thấy: thu nhập thực tế bình quân năm thời kì 2002-

2004 tăng 11%, cao hơn so với các thời kì trước Tuy nhiên, nếu tính bằng đô-

la theo tỷ giá hối đoái trên thị trường thì thu nhập bình quân nhân khẩu 1 ngày của năm 2002 mới đạt 0,77 đô-la (thấp xa so với chuẩn nghèo cũ của thế giới) thì năm 2004 đã đạt trên 1 đô-la Nếu so với chuẩn nghèo mới (2 đô-la/ngày) thì chưa có khu vực nào và vùng nào đạt được, ngay cả thành thị (1,64 đô-la)

và Đông Nam Bộ (1,69 đô-la) [3, cập nhật 15/4/2005] Qua đó, có thể nói, thu nhập của dân cư có tăng lên nhưng tỷ lệ nghèo đói vần cao

Theo Báo cáo phát triển con người nãm 2004, với sự khảo sát ở 177 quốc gia, UNDP đã xếp Việt Nam vào hàng thứ 112 với chỉ số HDI là 0,691, trong đó chỉ số thu nhập là 0,52, chỉ số giáo dục là 0,82 và chỉ sô' tuổi thọ là 0,73 Còn về chỉ sổ HPI, từ năm 1997 đến nay đã có những thay đổi lớn Năm

2004, Việt Nam đứng thứ 41/95 trong bảng xếp hạng HPI-1 với giá trị là 20,0% [ xem: 52, tr.23-24]

Kết quả sơ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004 của Tổng cục Thống kê tính toán tỷ lệ (%) hộ nghèo cho năm 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 (200 nghìn đổng/người/tháng cho khu vực nông thôn, 260 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị) là:

Trang 33

Chia theo vùng Đổng bằng sông Hổng 18,2 12,9

du lịch, dầu khí, bưu điện, tàu viễn dương, hải quan, công an kinh tế, phòng thuế, V V Đương nhiên, nhóm những người giàu ở khu vực nhà nước không chỉ là do lợi thế nghề nghiệp, mà còn là do biết làm ăn, liên doanh, liên kết với bèn ngoài và những nguyên nhân khác nữa

Nhóm người giàu có ở khu vực ngoài quốc doanh bao gồm nhiều thành phần khác nhau: giới kinh doanh tư nhân, buôn bán, đại lí sản xuất Đặc đièm nổi bật của nhóm này là khả năng tiếp thị tốt, số đông làm nghề buôn bán, buôn bán kết hợp với dịch vụ hoặc dịch vụ thuần tuý Nhìn chung, đây là nhóm xã hội năng động, có trình độ học vấn phổ biến là phổ thông trung học, tron° đó có một sô' có trình độ đại học Đa số có vị trí buôn bán thuận tiện

Ở nông thôn ngoài một sô' quan chức trở nên giàu có nhờ có ưu thế về nhiều mặt như quyền lực, uy tín, khả năng huy động lao động, tư liệu sản xuất, v.v còn phải kể đến một bộ phận xã hội giàu có khác đang nổi lên ngày một đôn® đảo - đó là các chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, chủ hộ gia đình sản

Trang 34

xuàt, kinh doanh tông hợp, đa năng, da phương, ở nông thôn, còn xuất hiện cac nhóm trội vượt Các nhóm xã hội “trội vượt" này thường xuất hiên ớ những địa bàn cư trú thuận tiện cho sản xuất, kinh doanh, chẳng hạn như ven

đô thị, ven cảng, ven sông, ven đường quốc lộ, ven tụ điểm lớn về kinh doanh, dịch vụ, ven thị trấn, thị tứ hoặc gần điểm nút giao thông (ngã ba, ngã tư); hay

ở những địa phương có nghề truyền thống, “có bí quyết", “bí truyền" và những nghề gia truyền đặc biệt, [xem: 50, tr.57-59]

Các hộ gia đình giàu có ở nông thôn chủ yếu là nhờ phát huy được ưu thế

về đất đai, lao động, tiền vốn, điều kiện sản xuất, kinh nghiệm lao động, trình độ

kĩ thuật, địa bàn cư trú, khả năng tiếp thị, sự nhạy bén về thị trường, V V

Người nghèo chủ yếu là những nông dân có trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp cận thông tin, kĩ năng chuyên môn bị hạn chế Người nghèo thường

có ít đất, hoặc không có đất Hộ nghèo thường là các hộ có nhiều con hoặc có

ít lao động Nghèo do bị tách biệt về địa lí và về xã hội, dễ bị tổn thương bởi những khó khăn mang tính thời vụ hay những bất thường xảy ra đối với gia đình Những người dân nhập cư thành thị không có hộ khấu và gặp nhiều khó khăn

Trong thực tế, công nhân làm việc trong các xí nghiệp tư nhân hoặc liên doanh với nước ngoài thì giàu hơn làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước Trí thức có tham gia các dự án, chương trình hợp tác quốc tế thì thu nhập cao hơn trí thức khác, nông dân có ngành nghề phụ gắn với thủ công nghiệp thì giàu hơn nông dân thuần nông Công nhân các doanh nghiệp nhà nước (nhất là doanh nghiệp làm ăn khó khăn), những hộ nông dân, đặc biệt là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng đời sống gặp khó khăn, được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới ở mức thấp Điều đó càng cho chúng ta thấy tính đa dạng của phân hoá giàu-nghèo ở nước ta hiện nay.Như vậy, phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay được xem xét trên nhiều phương diện, từ mức độ giàu, nghèo tới mức độ chênh lệch giàu- nghèo giữa các nhóm, không chỉ xét về mặt số lượng mà cả về chất lượng cuộc sống, không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần Phân hoá giàu- nghèo diễn ra ờ mọi

Trang 35

địa bàn, ờ mọi tầng lớp, nhóm xã hội, trong mọi nghề nghiệp, trong suốt quá trình phát triển Với kết luận này, cho phép ta khẳng định rằng, tình trạng nghèo và phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay đã trở thành vấn đề nổi cộm, cần được quan tâm và tìm ra hướng giải quyết với những giải pháp hĩru hiệu.

1.2.1.2 Tác động của phân hoá giàu-nghèo ở nước ta hiện nay

Với những biểu hiện trên, sự phàn hoá giàu- nghèo hiện nay tác động như thế nào trong sự phát triển của đất nước? Trước hết, chúng ta cần phân định

rõ xem người giàu và người nghèo có những ảnh hưởng ra sao?

Nhìn lại lịch sử xã hội loài người, chúng ta thấy, khi xã hội tồn tại hai cực giàu và nghèo trong cùng một hình thái kinh tế- xã hội nhất định thì trong

xã hội đó, người giàu và người nghèo bao giờ cũng đối lập nhau về quyền uy

và lợi ích thiết thân nhận được từ những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội Nghèo đã từng bám theo gót chân phát triển của nhân loại qua các thời đại Giàu có thể đưa con người ta tới đỉnh vinh quang nhất, nhưng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới những cuộc đấu tranh phi nghĩa Đói nghèo đã từng cướp

đi mạng sống của nhiều người như lịch sử đã từng diễn ra ở nước ta năm 1945 (khoảng hai triệu người đã chết vì đói) Ngày nay, nghèo đói không gây nên

sự chết chóc của nhiều người nhưng nó tạo nên cuộc sống bất hạnh cho nhiều người, tạo nên sự nghèo hèn, tụt hậu về kinh tế đối với cả một đất nước, một dân tộc

Khi người giàu ngày càng nhiều nên không phải là một hiện tượng xấu, tài sản của người giàu có thể là một phần tài sản để cải thiện cuộc sống cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo thoát khỏi nghèo hèn khi người giàu đầu tư tài sản vào sản xuất và qua đó, giải quyết việc làm cho người nơhèo giúp người nghèo cải thiện cái nghèo hiện tại Song, đày là con đường đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và mang nặng tính chủ quan

Chúng ta phải nhìn nhận thế nào về tầng lớp người giàu đang ngày càng nhiều lên? Phải chăng, người giàu đã trở thành một tầng lớp xã hội chủ yếu và được xã hội tôn kính Ở Mỹ, năm 2001 người ta đã chọn ra 100 nhà tỷ phú có

Trang 36

độ tuổi từ 40 đến 45, người trẻ nhát 30 tuổi, người già nhất ở độ tuổi 70 [xem:

61, tr.202] Trong các nhà tý phú đó, có một số sáng nghiệp ở nước ngoài, còn phần lớn ià ớ trong nước; họ bao gồm đủ các thành phần, có trình độ vãn hoá

từ trung cấp đến giáo sư, tiến sĩ Còn ở nước ta thì sao?

Những năm gần đây, tầng lớp người giàu đã có ảnh hưởng khá lớn đối với xã hội ta Họ có đú nhà lầu, xe hơi, bất động sản và tham gia đủ các hoạt động xã hội, giữ những vị trí quan trọng trong kinh doanh và điều hành các cơ cấu xã hội; họ trở thành động lực cho việc thúc đẩy sức bán và mua của xã hội, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài Theo đà đi lên của kinh tế thị trường, những người tài, có trình độ sẽ có cơ hội làm giàu nhiều hơn Lớp người giàu xuất hiện ngày càng nhiều đã thể hiện sự thay đổi một phần nào đó tiêu chí đánh giá sự phát triển của xã hội Thậm chí đã có người coi tầng lớp người giàu là nhàn tố tích cực tạo nên sự phồn vinh, hưng thịnh của đất nước, cúa dàn tộc Những chân lý mà triết học Mác đã khẳng định là: Con người trước hết phải đảm bảo ăn, mặc, ở, sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, V V ; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; cơ sờ hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất đều nói lên vai trò của vật chất nói chung, của sự giàu có về của cải nói riêng

Và như vậy, một khi trong xã hội ngày càng nhiều lên sô' lượng người giàu sẽ đưa cuộc sống con người đến một chất lượng sống tốt hơn và ngược lại

Từ những ảnh hưởng của giàu, nghèo nói trên, có thể nói, phân hoá giàu- nghèo luôn có tác động hai mặt tích cực và tiêu cực trong xã hội ta hiện nay, mặt tích cực thể hiện ở chỗ: Không phải mọi sự phàn hoá giàu- nghèo đều dẫn tới hậu quả xấu hoặc đều dẫn tới phân tầng giai cấp, dẫn đến tình trạng suy thoái về nhân cách Phân hoá giàu- nghèo theo nghĩa chính đáng đã được khá nhiều nsười coi là yếu tố có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội Nó động viên người lao động hăng hái sản xuất, tích cực cống hiến sức lực phát huy tính sáng tạo, năng động trong sản xuất, kinh doanh Từ đó hình thành nên nhiều doanh nhân giàu có, nhiều nhà khoa học, nhiều kĩ thuật gia cho xã hội, cho đất nước

Trang 37

Còn mặt tiêu cực thể hiện ở chỗ: bất cứ quốc gia nào, sự phán hoá giàu - nghèo theo nghĩa là sự bất công xã hội đều trở thành một lực cản lớn đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội Nó còn được xem là một nhân tổ dẫn đến xung đột xã hội Một xã hội tiến bộ không thể thiếu sự công bằng (công bằng được hiểu theo nghĩa là mọi người được đôi xử ngang nhau khi có cùng cống hiến).Bên cạnh đó, khi sự chênh lệch giàu - nghèo quá lớn sẽ dẫn tới mâu thuẫn giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo, thậm chí có thể gây nên

sự bất ổn về chính trị Người giàu vì mục đích giàu thèm, có thể bất chấp phương tiện để làm giàu, còn người nghèo vì mục tiêu thoát khỏi nghèo, vì mong muốn có cuộc sống bằng những người giàu, họ có thể làm bất cứ điều

gì, kể cả phạm pháp Điều này luôn dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội và làm suy giảm giá trị đạo đức, lối sống của con người, làm giảm niềm tin cùa nhân dân đối với chú nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng

Phàn hoá giàu- nghèo làm cho xã hội phân thành hai cực - người giàu

và người nghèo Đó là mầm mống của sự chia rẽ trong nội bộ tầng lớp dân cư Phân hoá giàu - nghèo, một mặt thúc đẩy cả người giàu lẫn người nghèo đều phải cô' gắng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn và rèn luyện phẩm chất để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội Nhưng mặt khác, nó cũng dẫn đến tình trạng chênh lệch về học vấn, về tay nghề chuyên môn và khiến cho tình trạng suy thoái về phẩm chất, đạo đức ở một số người ngày càng trở nên trầm trọng hơn

Phân hoá giàu - nghèo không chi tạo ra sự chênh lệch về mức sống, về trình độ học vấn, về sức khoẻ giữa các nhóm dân cư, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực con người, mà nó còn gây tác động xấu đến môi trường xã hội

Có thể nói, phân hoá giàu- nghèo, một mặt kích thích nền kinh tế phát triển vì cả người giàu lẫn người nghèo đều mong muốn có thu nhập cao, trở nên ơiàu có Mặt khác, nó gây khó khăn cho Nhà nước trong việc ổn định kế hoạch phát triển kinh tế, cân đối thu nhập giữa các ngành, các vùng kinh tế, cản trở viêc phát huy nôi lưc tông hợp cua mọi tâng lơp dân cư

Trang 38

Đứng trẽn góc độ cúa chủ nghĩa duy vật biện chứng để xcm xét vấn đé này, có thể khẳng định chắc chắn rằng, tình trạng phân hoá giàu - nghèo là một trong những mặt trái của nền kinh tế thị trường, có những ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội của con người, nhất là tính bình đẳng trona; xã hội - một mục tiêu của tất cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới cũng như của nhân dân ta Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định rằng, công bằng và bình đẳng là một mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, xã hội mà trong đó “ mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ” [42.tr.97], rằng “ chủ nghĩa xã hội làm sao cho dân giàu, nước mạnh” [41.tr 226] Theo đó, với bản chất của chú nghĩa xã hội, thì về

cơ bản chúng ta không được phép để cho tình trạng phân hoá giàu- nghèo diễn ra với mức ngày càng tăng, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn

Chúng ta cần phải làm gì khi mà sự giàu có là một khối nam châm mà sức hút của nó là không thể nào cưỡng lại; còn sự nghèo khó là một “chất gáy

ô nhiễm" [14, tr 16], có tiềm năng tàn phá dữ dội mà người ta không thể cách

ly nó ra Đó là điểu mà chúng tôi muốn đề cập tới trong phần những vấn đề đặt ra và nêu ra giải pháp để khắc phục tình trạng phân hoá giàu - nghèo trong nền kinh tế thị trường ớ nước ta hiện nay

1.2.2 Nguyên nhân của sự phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay

Gần đây, sự phàn hoá giàu- nghèo ở một số nước trên thế giới cũng đã được khảo sát trong nhiều công trình nghiên cứu và các nhà nghiên cứu đã rút

ra những kết luận về nsuyẽn nhân của sự phân hoá giàu- nghèo là: Do thiếu n<mồn lực và công nghệ; do sự tập trung phần lớn đất đai và công nghệ vào một số ít người thuộc tầng lớp giàu có; do trình độ giáo dục và kĩ năng nghề nghiệp không đồng đều; sự di dân từ nông thôn ra đô thị; do chính sách thiên

về thành phố Còn đối với nước ta thì sao? Với thực trạng phân hoá giàu - n°hèo nói trên, có thể khẳng định do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất phàn hoá giàn - nghèo là một hiện tượng rất yếu của kinh tế thị (rường.

Trang 39

Trong những năm trước đổi mới, chúng ta chủ trương tồn tại chê độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức là sờ hữu toàn dân và sở hữu tập thể Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất hầu như bị triệt tiêu Nền kinh tế miền Bắc nước ta (từ sau năm 1954) được vận hành theo mô hình kế hoạch hoá tập trung Trong mô hình đó, toàn bộ hoạt động kinh tế, từ sản xuất đến phân phối

và tiêu dùng, được quyết định bởi một cơ quan trung ương Việc sản xuất cái

gì, như thế nào và cho ai là do Nhà nước quyết định Sự khác biệt về khả năng của con người phụ thuộc vào các hình thức giáo dục và đào tạo nghề nghiệp Tuyệt đại đa số lao động có việc làm Do đó, sự phân hoá giàu - nghèo ở nước

ta thời kỳ này biểu hiện không rõ nét

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định nền kinh tế mà chúng ta cần xây dựng là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế ấy đòi hỏi phải có những chủ sở hữu thật sự, cụ thể Với một xã hội có những đặc điểm như Việt Nam hiện nay, việc thực hiện một mô hình kinh tế mà trong đó có nhiều hình thức

sờ hữu khác nhau, trong đó bao gồm cả sở hữu tư nhân, là một phương án tối

ưu, có khả năng thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động Điều đó đã được thực tế chứng minh Chính C.Mác và Ph.Ảng ghen cũng đã cho rằng: “Sở hữu

tư nhân là hình thức giao tiếp cần thiết ở một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Hình thức giao tiếp đó không thể bị xoá bỏ, và là điều kiện cần thiết cho sự sản xuất ra đời sống vật chất trực tiếp, chừng nào chưa tạo ra được những lực lượng sản xuất, mà đối với chúng sở hữu tư nhân trở thành xiềng xích hoặc trở ngại" [35 tr.5 14] Mặc dù các ông đưa ra quan điểm này để giải thích thực trạng lực lượng sản xuất ở một số nước châu Âu thế kỉ XIX, nhưng quan điểm ấy vẫn còn phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay

Nhữno thành tựu của gần 20 năm đổi mới đất nước vừa qua đã chứng minh cho tính đúng đắn của sự vận dụng chính sách đa dạng hoá các hình thức

sở hữu của Đ ản° ta Hiện nay có ba hình thức sở hữu cơ bản: sở híh.1 nhà nước,

sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân Tương ứng với các hình thức sở hữu là các

Trang 40

thành phần kinh tế Chính sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế cùng với các quy luật kinh tế thị trường của nó đã tạo ra những thay đổi mang tính bước ngoặt trong nền kinh tế, trước hết là biến đổi cơ cấu kinh tế, tiếp đến là biến đổi cơ cấu thành phần kinh tế đã tác động mạnh đến toàn bộ cơ cấu xã hội - giai cấp làm xuất hiện một tầng lớp mới những nhà kinh doanh cá thể và tư bản Họ

là những người giàu lẽn trong quá trình đổi mới cả ở thành thị lẫn nông thôn.Chúng ta chấp nhận kinh tế thị trường là chấp nhận cả mặt trái của nó, phân hoá giàu-nghèo là một trong những biểu hiện của mặt trái đó Từ khi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường đến nay, tình trạng phân hoá giàu- nghèo càng bộc lộ rõ nét Kết quả điều tra trên quy mô toàn quốc do Tổng cục thống kè và Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm và Viện Xã hội học tiến hành từ năm 1990- 1995 đã cho thấy, sự cách biệt giàu- nghèo tãng mạnh Điều đó đã khiến cho không ít người, đặc biệt là những người đang phải quản

lý các quá trình phát triển kinh tế- xã hội, tỏ ra băn khoãn, lo ngại vì cho rằng như vậy là công bằng xã hội đã bị vi phạm nghiêm trọng Tuy nhiên, phân tích

tỉ mỉ kết quả điều tra cho thấy, trừ một sô' giàu lèn nhanh chóng bằng các thủ đoạn bất hợp pháp, còn lại thì các hộ giàu và hộ nghèo đều là những người lao động, đều tạo ra thu nhập trước hết và chủ yếu bằng sức lao động của chính mình, trong đó hộ nào có điều kiện hơn, có sức lao động hơn, có kinh nghiệm

và tài năng sản xuất kinh doanh hơn, hộ ấy sẽ giàu hơn, còn ngược lại sẽ nghèo hơn Qua khảo sát các hộ trong các năm 1993-1994 tại Quảng Nam -

Đà Nẵng: 91,2% số người được hỏi đã cho rằng, sự phân hoá giàu - nghèo đang diễn ra là điều bình thường Con số ấy ở thành phô' Hồ Chí Minh là 72,9%, ở Hà Nội và Hải Phòng là 80,2% [xem: 55 tr.9]

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn đòi hỏi phải lấy hiệu quả làm trọng đã buộc các chủ thể kinh tế phải tính toán lỗ, lãi, thiệt, hơn, phải năng động và nàng cao tay nghề chuyên môn, phải ứng dụng khoa học, kĩ thuật vào sản xuất Do nhạy bén với kinh tế thị trường, do xuất thân từ những gia đình có truyền thống buôn bán, kinh doanh và do có nhiều ưu thế xã hội khác , nhiều người đã tập trung vào tay

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo phát triển của Việt Nam nủm 2000 (1999): Tấn công nghèo đói báo cáo chung của nhóm công tác chuyên gia chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát triển của Việt Nam nủm 2000" (1999): "Tấn công nghèo đói
Tác giả: Báo cáo phát triển của Việt Nam nủm 2000
Năm: 1999
2. Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 (2003), Báo cáo chung của các nhà tài trợ Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát triển Việt Nam 2004
Tác giả: Báo cáo phát triển Việt Nam 2004
Năm: 2003
3. Báo Điện n?-Thời báo kinh tế Việt Nam (15/4/2005), số 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Điện
4. Báo Nhân dân (2005), Tập trung sức giải quyết việc làm và xoá đói, giảm nghèo, tr. 1-2 số 18177 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân dân
Tác giả: Báo Nhân dân
Năm: 2005
5. Báo Nhân dân số 18198 (26-4-2005), Sơ kết 3 năm thực hiện NQTƯ5 (khoá IX) về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, (tr. 1 và 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân dân
8. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh (Đồng chủ biên - 2003), Giới và công rác giảm nghèo, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới và công rácgiảm nghèo
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
10. Bộ Lao động, Thương binh Xã hội (2004), Tài liệu rập huấn dành cho cán bộ làm công rác xoá đói giảm nghèo cấp tỉnh và huyện, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu rập huấn dành cho cánbộ làm công rác xoá đói giảm nghèo cấp tỉnh và huyện
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh Xã hội
Nhà XB: Nxb. Lao động xã hội
Năm: 2004
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( 2002 ), Kỷ yếu Khoa học nghiên cứii Kinh t ế nông nghiệp và phát triển nòng thôn (1996 - 2002 ), Nxb.Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Khoa học nghiêncứii Kinh t ế nông nghiệp và phát triển nòng thôn
Nhà XB: Nxb.Nông nghiệp
12. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại công văn số 2685/VPCP- QHQT, ngày 21-5-2002 và cụnô văn số 1649/CP-QHQT ngày 26-11-2003, Hà Nội, thỏng 11- 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo
13. Phạm Như Cương (1997), Tham nhũng và chống tham nhũng nhìn từ góc độ nhà nước, Tạp chí Triết học, sô' 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Phạm Như Cương
Năm: 1997
14. DAVIDS. LANDES (2001), Sự giàu và nghèo của các dán tộc Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự giàu và nghèo của các dán tộc
Tác giả: DAVIDS. LANDES
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 2001
15. Đoàn Minh Duệ, Đinh Thế Định (2003), Kết hợp giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn Bắc Trung bộ trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn Bắc Trung bộ trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả: Đoàn Minh Duệ, Đinh Thế Định
Nhà XB: Nxb. Nghệ An
Năm: 2003
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1991
17. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thử IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthử IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
20. Mạc Đường (2004), Nghèo đô thị và cuộc chiến chống đói nghèo ở thành phô'H ồ C hí Minh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghèo đô thị và cuộc chiến chống đói nghèo ở thành phô'H ồ C hí Minh
Tác giả: Mạc Đường
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 2004
21. Lương Việt Hải (2002), Sự phân hoá giàu nghèo trong kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức ở nước ta, Tạp chí Triết học, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Lương Việt Hải
Năm: 2002
22. Nguyễn Thị Hằng (2001), Bước tiến mới của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2001
23. Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh t ế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh t ế thị trường ởViệt Nam hiện nay
Tác giả: Trần Thị Hằng
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 2001

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w